Sunday, January 6, 2019

Cổ Học Tinh Hoa

Câu nói “Có Đức " ý nghĩa như thế nào?

Đối với một người bình thường mà nói, sự ít nhiều của “đức” quyết định năng lực lớn nhỏ, mức độ của hạnh phúc, hướng đi và tầng thứ của luân hồi.
Đối với người tu tập, sự ít nhiều của “đức” đã quyết định mức độ khó dễ trong việc tu tập của người tu, thành quả có thể đạt được.
Câu nói “trên đầu ba thước có Thần linh”, “làm chuyện trái với lương tâm ở trong phòng tối, mắt Thần lại thấy rõ như ánh điện”. Chính là nói khắp nơi đều là con mắt của trời, con mắt khắp trời đều đang nhìn xuống mặt đất này. Từ đây có thể thấy người xưa cho rằng cái gì là “đức”? Chính là không kể có người đang dõi nhìn bạn hay không, có pháp luật truy cứu bạn hay không, hành vi của bạn nếu phù hợp với đạo trời, thì mới là “đức” thật sự.
Lão Tử nói: “Vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quý Đức“, ý là muôn vật đều tôn trọng Đạo và quý trọng Đức; muôn vật nếu không có Đạo thì không thể sinh, không có Đức thì không thể thành được. Vạn vật trong cõi trời đất sở dĩ có thể sinh tồn và phát triển, đều là bắt nguồn từ sự dưỡng dục của đạo đức. Đức là một loại vật chất cao năng lượng nhìn không thấy, sờ không được nhưng lại thật sự tồn tại.
Có thể nói chữ “Đức” quyết định hết thảy mọi thứ của con người, sâu cạn nhiều ít của đức hạnh quyết định phúc phận và vận mệnh của con người. Cũng chính như “có đức mặc sức mà ăn” mà cổ nhân thường nói đến.
Đối với người thường mà nói, không có “đức” thì người ta sẽ không có phúc khí; đối với người tu , không có đức thì người ta không thể tu tập lên trên được, bởi vì tu  là “lấy đức diễn hóa ra công”. Vậy nên “tâm tính” (bao gồm cả “đức” trong đó) là thứ cơ bản nhất, then chốt nhất khiến người tu tiến đến tầng cao hơn.
Cát hung họa phúc của con người có liên quan chặt chẽ với đức, có đức là phúc, không có đức chính là họa, đây chính là “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân“, ý rằng trời không thiên vị, thường giúp người lành.
Trong điển tịch cổ đại, “Thượng Thư – Sách lược Cao Đào” miêu tả 9 đức – 9 đức tính của Thánh nhân: “Khoan nhi lật, nhu nhi lập, nguyện nhi cung, loạn nhi kính, nhiễu nhi nghị, trực nhi ôn, giản nhi liêm, cương nhi tắc, cường nhi nghĩa”. (Tạm dịch là: khoan dung đại lượng nhưng cũng nghiêm túc cung kính, tính tình ôn hòa nhưng lại có chủ kiến, cẩn thận tỉ mỉ nhưng cũng trang trọng nghiêm túc, có tài trị quốc nhưng cũng thận trọng, giỏi lắng nghe ý kiến của người khác nhưng cũng cương nghị quyết đoán, hành vi chính trực nhưng thái độ ôn hòa, khoáng đạt giản dị nhưng cũng chú trọng cả những việc nhỏ, cương trực nhưng cũng vẹn toàn, kiên cường dũng cảm nhưng cũng phù hợp đạo nghĩa).
Trong quyển “Thượng Thư – Hồng Phạm”, nói đến ba phẩm đức khác: “Nhất viết chính trực, nhị viết cương khắc, tam viết nhu khắc”. (Tạm dịch: một là cương trực thẳng thắn, hai là lấy cứng rắn giành thắng lợi, ba là lấy mềm dẻo giành thắng lợi).
Trong quyển “Chu Lễ – Địa Quan”, lại có giảng đến 6 phẩm đức: “Tri, nhân, thánh, nghĩa, trung, hòa”; (tri: tri thức, hiểu biết; nhân: nhân nghĩa; thánh: sáng suốt: nghĩa: chính nghĩa; trung: chính trực; hòa: khiêm hòa).
Khổng Tử trong “Luận Ngữ” giảng “nhân, lễ, nghĩ, trí, tín”. Người xưa vô cùng tôn kính trời đất thần linh, có thể tuân giữ đạo đức, vậy nên có phẩm đức tốt, phúc phận lớn.
Con người hiện nay thường coi nhẹ đạo đức, nhìn nhận đạo đức một cách nông cạn. Hơn nữa còn cho rằng hai chữ “đạo đức” chỉ là một loại thuyết giáo, vốn không có nội hàm chân thật, chỉ nói ngoài cửa miệng mà thôi. Từ đó mà không thể thật lòng thành tín, không biết hàm nghĩa thâm sâu của đạo đức cũng như năng lượng vật chất và tinh thần to lớn của nó. Vậy nên con người hôm nay ngày càng rời xa đạo, thiếu hụt đức, phúc phận mỏng manh, gặp nhiều chuyện không được như ý.
Bài sưu tầm tựa theo bài trên Net

No comments:

Post a Comment