Thiền định, giảm căng thẳng
“Thiền định” ngày càng trở nên phổ biến và được xem như là một phương pháp cải thiện sức khỏe tâm thần và thể chất, nhưng hầu hết các nghiên cứu nhằm hỗ trợ hoặc minh chứng cho những lợi ích của thiền định đều chủ yếu tập trung vào các chương trình đào tạo trong thời gian lâu, thông qua nhiều tuần.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới từ Đại học Carnegie Mellon, lần đầu tiên đã chứng minh được rằng ngay cả thời gian thực tập thiền định ngắn – chỉ cần 25 phút mỗi ngày trong ba ngày liên tiếp – cũng có thể giảm thiểu những căng thẳng tâm lý.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychoneuroenocrinology, khảo sát cách thức thiền định có thể ảnh hưởng đến khả năng “nới lỏng” các căng thẳng của con người.
“Ngày càng có nhiều người tập thiền để giảm căng thẳng, nhưng chúng ta biết rất ít về việc cần thiền bao nhiêu để giảm căng thẳng và đạt được lợi ích cho sức khỏe”- tác giả J.David Creswell, giáo sư liên kết về tâm lý học tại Đại học Carnegie Mellon cho biết
Thời gian thiền định ngắn cũng cho kết quả rất tốt
Để tiến hành nghiên cứu, Creswell và đội ngũ các nhà nghiên cứu mời 66 người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 30 tham gia vào một thí nghiệm kéo dài ba ngày. Một số người tham gia đã thông qua một chương trình đào tạo thiền ngắn. 25 phút một lần trong ba ngày liên tiếp, người tham gia đã được dạy các bài tập để giúp bản thân theo dõi hơi thở của mình và tập trung nghĩ về bản thể lúc đó.
Theo một bản tin của trường Đại học Carnegie Mellon, những người tham gia trong nhóm thứ hai hoàn thành một chương trình đào tạo kinh nghiệm trong ba ngày, khi đó họ được yêu cầu phân tích phê bình thơ nhằm nâng cao các kỹ năng giải quyết vấn đề.
Sau khi kết thúc hoạt động đào tạo, tất cả người tham gia được yêu cầu hoàn thành bài phát biểu và các bài tập toán căng thẳng trước một hội đồng đánh giá nghiêm khắc. Mỗi cá nhân đã báo cáo các mức độ căng thẳng của họ để đáp ứng với những nhiệm vụ căng thẳng này, và cung cấp các mẫu nước bọt để đo cortisol, thường được gọi là hormone stress.
Những người tham gia được huấn luyện thiền định ngắn gọn đã báo cáo giảm sự cảm nhận căng thẳng với bài phát biểu và các bài tập toán học, chỉ ra rằng thiền định đã thúc đẩy khả năng phục hồi tâm lý căng thẳng. Thú vị hơn, về mặt sinh học, những người tham gia thiền định đã cho thấy phản ứng lớn hơn của cortisol.
“Khi bạn bước đầu tìm hiểu thiền định, bạn phải tập trung, như là trong một nhiệm vụ căng thẳng”- Cresswell, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology nói.
“Và, những nỗ lực hoạt động nhận thức này có thể dẫn đến việc cảm thấy bớt căng thẳng hơn trong nhiệm vụ, nhưng cái giá phải trả về mặt sinh lý là việc sản sinh cortisol cao hơn”.
Thiền hơn cả dược phẩm
Creswell và các cộng sự đang thử nghiệm khả năng quán niệm có thể trở thành tự động và dễ sử dụng với đào tạo thiền quán niệm lâu dài, như thế có thể dẫn đến giảm phản ứng cortisol.
Ngoài Creswell, nhóm nghiên cứu bao gồm Laura E. Pacilio Carnegie Mellon và Emily K. Lindsay và Kirk Warren Brown của Đại học Liên bang Virginia, Quỹ Cơ hội Pittsburgh Khoa học Đời sống Nhà kính.
Trong bài viết trên EmaxHealth, Lana Bandoim nói rằng các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài và lợi ích chi tiết hơn, nhưng chuyên gia khuyến cáo rằng ngày càng có nhiều người xem xét thiền (hơn cả dược phẩm) như một cách để giảm căng thẳng:
Dữ liệu từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho thấy, khoảng 77% người Mỹ bị căng thẳng. Tiền bạc và công việc là nguyên nhân gây ra căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của họ, đồng thời 48% thừa nhận rằng nó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ một cách đáng kể và tiêu cực. Thiền định có thể không hoàn toàn phát huy tác dụng cho tất cả mọi người trong điều trị căng thẳng, nhưng các chuyên gia đề xuất rằng chúng ta có thể xem nó như là một phương thức để lựa chọn.
Bài sưu tầm
No comments:
Post a Comment