Thực vật bị thương cũng cảm thấy đau đớn
Các nghiên cứu mới nhất của Đại học Wisconsin Hoa Kỳ cho biết, khi thực vật bị tổn thương, sẽ tiết ra một chất tương tự như vật chất dẫn truyền thần kinh của con người, nó kích thích hormone stress của thực vật, khiến cho các bộ phận khác của thực vật chuyển vào trạng thái phòng vệ sự tổn thương.
Các nhà nghiên cứu đầu tiên đã biến đổi gen một cây rau cải, làm cây này phát sáng khi hàm lượng khoáng chất trong thân cây tăng lên. Các nhà nghiên cứu theo dõi và ghi chép lại quá trình phát sáng của nó, và đã phát hiện ra kết quả đáng ngạc nhiên rằng, khi cây rau cải gặp kích thích (ví dụ như khi bị thương hay đụng nhẹ) thì nó sẽ tiết ra một chất có chứa canxi, và phát ra ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi chúng ta ngắt lá cây, thì vết thương tại đó sẽ tiết ra một hormone phòng vệ, trong quá trình đó, canxi sẽ được truyền qua các tế bào của thực vật, đồng thời cũng cảnh báo các bộ phận khác của cây về sự nguy hiểm sắp đến, phải sẵn sàng bảo vệ chính mình, cơ chế phòng vệ này cũng tương tự như khi con người cảm thấy đau đớn. Nhưng thực vật nhạy cảm hơn chúng ta nghĩ nhiều, một con sâu bướm cũng đủ để làm cho lá cây có phản ứng.
Tuy nhiên, mặc dù thực vật đã phát ra thông báo “thấy đau”, nhưng vẫn không thể tự thoát khỏi được, các nhà nghiên cứu tin rằng vai trò của phản ứng này là để giúp cây tránh các loài côn trùng có hại, bởi vì khi phát đi thông báo “thấy đau”, thì cây sẽ thải ra mùi hôi để làm giảm nguy cơ bị côn trùng ăn. Ngoài ra cũng có một số thực vật, như cỏ, sẽ phát ra hormone thu hút ong bắp cày, và để cho ong bắp cày giúp nó đuổi đi các côn trùng khác.
Tham gia cuộc nghiên cứu này có Tiến sĩ thực vật học Simon Gilroy, ông cho biết mặc dù thực vật có cảm giác đau đớn nhưng không có nghĩa chúng là một loài động vật màu xanh, thực vật chỉ có cùng một hệ thống hoạt động tương tự như động vật mà thôi, các chất mà thực vật tiết ra cũng chỉ là một chất dẫn truyền thần kinh như động vật thôi.
Thực tế thì thực vật có nhiều “khả năng kỳ diệu” mà con người không biết. Nó biết tranh giành lãnh thổ, tìm thức ăn, thoát khỏi những kẻ săn mồi, và để con mồi rơi vào bẫy. Thậm chí chúng còn có chức năng đọc vị, có thể biết ai đang nói dối.
No comments:
Post a Comment