Thursday, November 29, 2018
Truyện ngắn Nam Cao - Trăng sáng
Truyện ngắn Nam Cao
Trăng sáng
Ðiền có bốn cái ghế mây. Tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ có bốn cái ghế mây này là có giá. Không phải Ðiền mua. Tính Ðiền rất ghét mua. Từ ngày ra ở riêng đến giờ, Ðiền mới mua có một lần. ấy là một cái giường bằng gỗ bưởi của một người cô nghèo khó. Người cô cần tiền để lấy thuốc ngã nước cho chồng. Còn Ðiền thấy cũng cần một cái giường. Tháng ba vừa rồi vợ Ðiền mới sinh một con trai. Nghĩa là bây giờ Ðiền có những hai con. Cả nhà đúng bốn người, bốn người chất cả vào một cái giường! Giá mùa rét thì cũng được, chen chúc nhau một tý càng ấm áp. Nhưng mùa nực, còn gì là vệ sinh?
Năm chừng mười họa, Ðiền cũng còn nghĩ rằng: nên theo phép vệ sinh. Bởi Ðiền là người có học hẳn hoi. Ðiền đã có lần làm một ông giáo trường tư trong ngót ba năm, mà Ðiền có bốn cái ghế mây vừa mới nói. Năm ngoái đây, cái trường vẫn thuê Ðiền dạy lớp nhất, lấy hai chục bạc lương một tháng, đột nhiên phải dẹp. Dẹp để nhường lại mấy căn nhà cho người ta dùng vào việc khác, cần cho lúc này hơn. Ông hiệu trưởng còn chịu của Ðiền nửa tháng lương. Tiền học tháng cuối cùng thì chưa thu được. Chỗ anh em biết tính thế nào cho tiện? Giá ông xoay được, thì ông trả phắt Ðiền chục bạc, cho đẹp mặt cả đôi bên. Nhưng ông không xoay được. Mà chẳng lẽ Ðiền phải thiệt? Thôi thì... thôi thì... - biết nói ra sao bây giờ? - Ông cười một cách ngượng nghịu bảo Ðiền:
- Thôi! Thế này này, ông Ðiền ạ! Giá ông không ngại, thì ông đem bộ ghế mây về quê mà dùng. Lão hàng phở nó trả có bảy hào một cái. Hôm nọ, chỉ căng mây lại cho hai cái cũng đã mất một đồng. Bán cho lão thì phí đi. Mà ở nhà ông chưa có ghế...
Lúc ấy, Ðiền phải cố giữ, cái mặt mới không xị xuống. Thật ra thì Ðiền chán lắm. Ðiền chẳng muốn lấy bốn cái ghế tý nào. Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!... Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không róc cả ra như là da thằng hủi. Trông đủ thảm. Ðiền phải bỏ ra bảy hào chịu lấy một cái vé tàu hỏa để tải mình về quê đã đủ xót ruột lắm rồi, còn phải nợ mà bỏ tiền ra tải bốn cái ghế già nua ấy nữa. Nhưng từ chối thì không tiện. Ra sự rằng mình dỗi. Có lẽ tủi lòng ông hiệu trưởng. ấy là một điều mà Ðiền chẳng muốn, bởi ông với Ðiền là chỗ bạn nghèo với nhau. Họ bị tủi vì người ngoài đã lắm. Chẳng nên để người nọ bị tủi vì người kia... Ðiền đang nghĩ một cớ gì để thoái thác. Thì ông lại bảo:
- Ông nên đi tàu thủy. Có đắt mới đến năm hào. Năm hào với năm xu màn là năm hào rưỡi. Vậy cho rằng có phải trả tiền cước bốn cái ghế, thì cũng chỉ bằng tiền tàu hỏa thôi. Mà rộng rãi. Ông để hai cái ghế ra, một cái để ngồi, một cái gác chân, ung dung như ngồi nhà ông vậy. Tội gì đi tàu hỏa mà chen chúc.
Kể thì cũng là một ý hay. Như thế tránh được cả cái nạn huých khuỷu tay vào ngực nhau để tranh một cái vé đi xe lửa. Tránh được cả cái nạn ngồi lên đùi người khác và để người khác ngồi lên đùi mình. Và ngửi mùi mồ hôi với mùi phân lợn của những toa tàu hạng tư ... Nhưng...Ông hiệu trưởng không đợi Ðiền phải nói ra. Ông đã đoán mà hiểu trước. Nên ông bảo:
- Còn cái sự chuyển những cái ghế thì không ngại. Tôi sẽ bảo thằng nhỏ buộc hai cái làm một, dùng cái đòn gánh nước, gánh ra tàu cho ông. Còn từ bến màn về nhà ông, sẽ thuê một thằng bé nào độ năm xu, hay một hào.
Ðiền nhẩm tính. Như vậy, tất cả có già giặn lắm mới tốn chừng đồng bạc. Nghĩa là tiêu quá đằng kia hai hào. Hai hào bốn cái ghế mây! Cho có xộc xệch nữa cũng còn rẻ chán... Ðiền ưng thuận. Thế là bốn cái ghế mây của ông hiệu trưởng mà lão hàng phở trả có bảy hào một chiếc, được đi tàu thủy về quê của Ðiền.
Và thế là Ðiền có bốn cái ghế mây. Ðiền không biết giá. Nhưng Ðiền đoán chừng mua mới thì cũng đắt. Bây giờ, mỗi chiếc có khi tới ba bốn đồng. Ba bốn đồng một chiếc! Thế nghĩa là cả bộ đáng giá ngót hai chục bạc. Xóm Ðiền cũng chả nhà nào có những đồ đạc đắt tiền như thế. Vợ Ðiền quý lắm. Thị rất xót xa khi thấy những ông khách cục súc, sau khi đã nắc nỏm khen bộ ghế vừa đẹp vừa thanh, liền đặt cái mông đít to bành bạnh như cái vại lên mặt ghế, khiến mấy sợi mây lún xuống, rồi co cả hai chân bẩn thỉu lên, ngả cái lưng to như lưng trâu tựa vào vành ghế, khiến cái vành ghế phai oải hẳn về đằng sau. Như thế phỏng còn gì là ghế? Có mà ghế sắt cũng phải hỏng, đừng nói gì ghế mây!... Một hôm thị bàn với chồng rằng:
- Này, cậu ạ! Người nhà quê họ vô ý lắm. Mình có của thì mình phải giữ gìn. Hay là ta đem cất những cái ghế mây đi, kẻo để ai vào cũng leo lên ngồi chồm chỗm, mấy chốc mà vứt đi?
Thoạt nghe, Ðiền phải bật cười. Ðiền nghĩ đến tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi. Và mua ghế để chẳng cho ai ngồi sốt. Ðiền đã toan phản đối. Nhưng nghĩ ngợi một giây, Ðiền lại bằng lòng. Vợ Ðiền thế nào chả hơn Ðiền trong cái môn lo liệu việc nhà? Vả bây giờ Ðiền chỉ là một kẻ ăn nhờ. Vợ Ðiền phải lo cho chồng từ năm xu húi cái đầu. Thị đã phải gánh lấy tất cả cái ách gia đình, thì cũng nên để cho thị có quyền trong gia đình một tý. Kẻo thị lại bảo: dẫu có hỏng cái gì, Ðiền cũng không phải bỏ tiền thay, nên điền không xót ruột... Từ hôm ấy, bốn cái ghế mây được treo lên bốn cái mỏ móc buộc ngoài đầu chái. Chỉ những khi có khách khứa nào sang trọng, Ðiền mới ra bê vào.
Nhưng những buổi tối có trăng thì dù chẳng có ai, Ðiền cũng khuân đủ bốn cái ghế ra sân. Rồi Ðiền gọi vợ, con ra. Vợ bế con nhỏ ngồi một chiếc. Con lớn một chiếc. Còn một chiếc Ðiền dùng mà gác chân. Họ ngồi ghế, đợi trăng lên. Nếu con nhỏ không khóc, con lớn không bắt gãi thì hạnh phúc thật hoàn toàn. Gió thổi tan những lo lắng, chua cay chất ở lòng. ánh trăng êm xoa nước mát lên da. Da mềm dịu. Những nét cau có chìm đi tất cả. Trán vợ Ðiền hóa phẳng phiu, mặt thị tươi hẳn. Thị trẻ ra mười tuổi. Những phút thảnh thơi ấy, sao mà thị hiền dịu thế! Ðáng yêu đến thế! Ðiền không nhận ra một chút gì ở thị nó có dính dáng đến người đàn bà cau có vẫn ngoác mồm ra mắng con, mắng con ở, mắng mèo, mắng chó khiến nhà cứ om lên suốt ngày. Thị cúi xuống đứa con nhỏ, đồng thời ngước đôi mắt âu yếm nhìn con lớn. Ðứa con lớn cười với thị. Thị cười với nó. Thị cười với chồng. Ðiền nhìn vợ, nhìn con, lòng sung sướng. Ðiền mỉm cười với giăng.
Ðiền rất yêu giăng. Cái ấy cũng là thường, bởi óc Ðiền đẫm văn thơ. Có đọc văn thơ, mới biết giăng là một cái đẹp và quý lắm. Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn. Trăng, ơi trăng! Cái vú mộng tròn đầy mà thi sĩ của muôn đời mon man! Ðiền không ân hận chút nào. Hai thân Ðiền bán cả ruộng, vườn đi để cho Ðiền đi học chẳng phí đâu. Ðã đành các người chỉ có cái mục đích con làm nên ông phán, ông tham để ấm thân; các người hoàn toàn thất vọng khi thấy con leo cau đến tận buồng mà lại hỏng ăn. Ðiền tạng yếu quá, không được nhận vào công sở; và các người đã vội cho là tiền con đi học thật là tiền vất xuống sông. Nhưng Ðiền tin rằng: cái học thức của Ðiền tuy chẳng giúp Ðiền kiếm nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Ðiền nhiều lắm. Chỉ nói một cái nhờ nó mà Ðiền đọc nổi văn thơ, và nhờ văn thơ mà hiểu được cái đẹp của gió, của giăng. Và Ðiền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Ðiền. Ðối với thị, giăng chỉ là ... đỡ tốn hai xu dầu! Dầu lạc lúc này mỗi chai lít hai đồng. Mới biết các nước đánh nhau cũng có thiệt cho con nhà nghèo thật. Mỗi tối, thị đốt đèn một lát. Nhưng một lát cũng đủ tốn hai xu rồi. Những tối có trăng đỡ tốn hai xu. Hai xu chẳng là bao nhưng mười cái hai xu đã được hai hào; mười cái hai hào đã được hai đồng bạc; và mười cái hai đồng bạc... chao ơi! Nếu cứ tính toán mãi thế, thì biết đến bao giờ cũng được? Sao thị lại cứ phải luôn luôn tính toán? Những kẻ chỉ suốt đời tính toán là những kẻ tự làm khổ thân suốt đời... Ðiền vẫn trách vợ Ðiền như thế đấy. Ðiền có ngờ đâu chính Ðiền cũng một tật. Và ngay lúc này đây, lúc ngồi ngắm trăng để tạm quên những cái lo nhỏ nhen của kiếp người, Ðiền cũng còn tính vẩn vơ. Ðiền thấy giời rộng quá và sao nhiều quá. Ðiền nhớ đến câu thơ của một thi sĩ Tây phương ví khoảng trời sao như một cánh đồng. Nếu trời là một cánh đồng thì cánh đồng ấy thật bao la. Và Ðiền chỉ cần được một mảnh bằng cái mảng ở sau nóc nhà Ðiền kia, cũng đủ cho Ðiền không còn phải lo sinh kế nữa. Ðiền sẽ trao cho vợ Ðiền cai quản. Còn Ðiền lúc ấy có thể rảnh rang theo đuổi cái mộng của Ðiền...
Ðó là một cái mộng văn chương. Ðã có một thời, Ðiền chăm chỉ đọc sách, viết văn. Ðiền nao nức muốn trở nên một văn sĩ. Ðiền sẽ nguyện cam chịu tất cả những thiếu thốn, đọa đày mà văn nhân nước mình phải chịu. Ðiền vẫn thường bảo với một người bạn cùng chí hướng: Ðiền sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn... Nhưng viết luôn mấy năm trời, Ðiền chẳng kiếm được đồng nào. Trong khi ấy Ðiền vẫn phải ăn. Nhà Ðiền kiết xác xơ. Các em Ðiền không được đi học. Mà cũng không được ăn no nữa. Sự túng thiếu đưa đến bao nhiêu là lục đục. Bố Ðiền bỏ nhà đi. Mẹ Ðiền gồng thuê, gánh mướn kiếm tiền nuôi hai đứa con thơ. Những đứa con lớn, đứa đi ở bế em, đứa đi ở chăn trâu, đứa đi xin những cái hoa chuối, những nắm khoai đội đi chợ xa bán để kiếm vài xu ăn cho khỏi chết. Ðiền thấy mình ích kỷ. Sự nghiệp mà làm gì nữa? Bổn phận Ðiền phải nghĩ đến gia đình. Ðiền phải gây dựng lại gia đình! Ðiền phải tạm quên cái mộng văn chương để kiếm tiền. Ðiền đi dạy học. Chao ôi! Dạy học lấy mỗi tháng có hai mươi đồng. Bà mẹ Ðiền tưởng thế đã là phong lưu lắm. Bà bắt Ðiền cưới vợ. Vợ Ðiền là một con nhà khá giả, lấy Ðiền vì Ðiền là người có học. Rồi Ðiền có con. Cái gia đình lớn của Ðiền đã chẳng được nhờ Ðiền, bây giờ lại thêm một gia đình con con nữa. Không một phút nào Ðiền không phải nghĩ đến tiền. óc Ðiền đầy những lo lắng nhỏ nhen. Một đôi khi chợt nhớ lại cái mộng xưa, Ðiền lại thở dài. Ðiền tự an ủi: Có tiền rồi sẽ viết. Nhưng Ðiền biết: chẳng bao giờ Ðiền viết nữa, bởi chắc chắn là suốt đời Ðiền cũng không có tiền...
Tối nay lại có giăng. Nhưng Ðiền chỉ đem có hai cái ghế ra sân. Vợ Ðiền hôm nay luật quật suốt cả ngày. Con ở xin đi ăn giỗ một hôm. Thị lại phải dệt vải lấy tấm vải để mai đi bán về đưa lãi nợ. Dệt xong thị vội vàng đi đòi món tiền. Về đến nhà, con bé khóc hết hơi. Con lớn thì lem luốc, mũi dãi nguếch ngoác bôi đầy mặt. Nhà cửa còn bề bộn. Con ở vẫn chưa về. Mình thị biết xoay sở làm sao kịp? Thị thấy lòng sôi lên sùng sục, thị giậm chân bành bạch kêu trời. Thị đánh con lớn, chửi con nhỏ, quăng cái chổi, đá cái thúng, và càu nhàu trống không. Rồi thị bế con đi nằm sớm. Ðứa con lớn thút thít khóc chán cũng lăn ra ngủ. Mình Ðiền ngồi ngoài sân. Ðiền cố thản nhiên. Nhưng da mặt cứ rồm rộm; nó có vẻ dày lên và tê tê. Ðiền thấy gần như tủi cực. Vợ Ðiền có lẽ rất yêu Ðiền. Nhưng thị chỉ biết rằng người ta cần ăn cơm, mặc áo và uống thuốc khi đau ốm. Thị chỉ cố lo cho chồng ba thức ấy. Thị nhịn ăn để chồng ăn. Thị nhịn mặc cho chồng mặc. Thị bán đến cả yếm, áo để lo thuốc thang cho chồng. Thị tưởng thế là chồng sung sướng lắm. Nhưng không phải, Ðiền đã quen với những tình cảm nồng nàn và những lời nói vuốt ve. Nét mặt cau có, ngân ngữ cục cằn, và nhất là cái lối yêu quá đơn sơ - có thể nói thô sơ - của vợ Ðiền làm cho Ðiền khổ. Ðiền thấy cái đời tình cảm của Ðiền thiếu thốn. Ðiền không được yêu ai. Còn sống trong cái gia đình này mãi, giữa những lo lắng nhỏ nhen này mãi, lòng Ðiền sẽ cạn. Cạn luôn cả nguồn thơ quý báu, mà Ðiền vẫn ao ước có ngày lại khơi... Trên kia, giăng nhởn nhơ như một cô gái non vừa mới có nhân tình. Gió nhẹ nhàng đặt trên lá những bước chân vũ nữ. Những tàu lá chuối láng trăng đưa đẩy... Ðiền nghĩ đến những người đàn bà nhàn hạ, vừa tắm bằng một thứ nước thơm tho, mặc áo lụa xanh, ngả tấm thân mềm trên chiếc ghế xích đu và đưa đẩy đôi chân thưỡn thẹo...
Tại sao Ðiền lại vụt nghĩ đến những hình ảnh lả lơi ấy? Chính Ðiền cũng không thể hiểu. Có lẽ Ðiền ước ao một cái mái tóc thơm tho, một làn da mát mịn, một bàn tay ve vuốt. Có những người đàn bà đẹp, yêu rất khéo, bởi họ được ăn ngon, mặc đẹp, chăm sóc thịt da và chẳng làm gì cả. Phải rồi, vợ Ðiền chỉ là một kẻ tục tằn. Thị chẳng đáng cho Ðiền yêu quý. Cũng chẳng đáng cho Ðiền thương hại. Ðiền phải đi. Ði để giữ cho lòng mình tươi lâu. Ðiền sẽ làm bất cứ cái gì đó để có ăn. Rồi Ðiền bình tĩnh viết. Có như vậy Ðiền viết mới ra hồn được. Lời phải đẹp. ý phải thanh cao. Ngọn bút của Ðiền mới khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng. Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa...
Ðiền lại thấy hiện ra cái bóng dáng yêu kiều của những người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những cái ghế xích-đu nhún nhảy... Những người ấy sẽ đọc văn Ðiền. Lòng họ đẹp thêm lên. Họ sẽ yêu Ðiền. Họ sẽ gửi cho Ðiền những bức thư xinh xinh ướp nước hoa. Tưởng tượng của Ðiền tỏa rộng ra như một ánh trăng. Ðiền nghĩ đến những cuộc tình duyên lãng mạn với những người đàn bà đẹp chỉ biết trang điểm và yêu đương. Những tiếng gắt gỏng ở trong nhà lại đưa ra. Vụt cái, trăng mất đẹp. Ðiền cúi mặt, bẽn lẽn như bị bắt gặp làm việc xấu. Ðiền lắng tai nghe. Tiếng vợ Ðiền gay gắt hỏi:
- Làm sao thế?
Ðứa con gái vừa mếu máo vừa đáp lại.
- Con đau bụng.
- Giời ơi là giời!
Ấy là tiếng vợ Ðiền rên lên. Rồi thị mắng con:
- Ăn bậy lắm! Chết là phải, còn kêu ai?
Ðứa con không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra Ðiền nghe một vài tiếng nức nở như tiếng người nôn oẹ, Ðiền vẫn ngồi cúi mặt. Một nỗi chua xót gần như là thuộc về thể chất, ứ lên trong lòng Ðiền. Nó dâng lên đến cổ, xông lên óc. Nước mắt Ðiền ứa ra.
Vợ Ðiền gượng nhẹ đặt đứa con đang ngủ mệt xuống võng. Thị cầm một con dao ra vườn moi mấy nhánh gừng về rửa sạch, giã ra. Thị vắt thêm vào đấy nửa quả chanh. Thứ thuốc bách bệnh của con nhà nghèo chỉ gồm có thế. Thị gạn lấy nước đem lại cho con. Con bé mới ngửi thấy hơi gừng đã sợ. Nó mím chặt môi. Dỗ thế nào nó cũng không chịu uống. Thị phải bế nó, đặt nằm ngửa trên đùi, một tay thị đỡ đầu, một tay thị kề chén nước gừng vào tận môi con. Con bé mím môi thật chặt. Bực mình thị quát:
- Há mồm ra!
Con bé khóc. Thế là cốc nước gừng đã dốc tuột vào mồm nó. Nó giãy lên như đỉa phải vôi. Nó phun phè phè. Nó gào lên. Bao nhiêu nước gừng bắn ra áo mẹ. Thằng cu con giật mình, khóc thét lên. Vợ Ðiền tức quá, phát đen đét vào lưng con bé ốm và quăng nó xuống giường như quăng một con mèo:
- Kệ cha mày! Cho mày chết đi!
Con bé vừa gào vừa van lạy:
- Con lạy bu; Con cay lắm! Con lạy bu! Cay mồm...
- Mày câm ngay không tao tát cho vỡ mặt.
Nó vẫn không chịu lặng. Thị sừng sộ, chực vồ lấy nó:
- Mày có câm không nào?
Nó sợ quá đành phải nín. Nhưng những tiếng rên nho nhỏ vẫn còn thoát ra... Ðiền thương con lắm. Vút cái, Ðiền thấy Ðiền không thể nào đi được. Ðiền không thể sung sướng khi con Ðiền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời...
... Sáng hôm sau, Ðiền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.
Truyện ngụ ngôn ý nghĩa
Lo trước chắc ăn
Vào những ngày hè, Kiến vừa đi dạo hết cánh đồng vừa thu nhặt các hạt lúa mì, lúa mạch để dự trữ lương thực cho mùa đông. Bọ Rầy thấy thế liền chế giễu Kiến phải làm chi cho cực trong lúc các loài vật khác được nghỉ ngơi vui chơi, đắm say vào các cuộc hội hè. Kiến vẫn cứ lặng thinh làm việc.
Khi mùa đông đến, trời mưa dầm dề, Bọ Rầy không tìm được thức ăn, đói lả, bèn đến hỏi Kiến vay lương thực. Kiến bảo: "Chị Bọ Rầy ạ, giá trước đây chị cứ lo làm, đừng quở trách gì tôi thì bây giờ đâu đến nỗi chị phải chịu ngồi đói meo!".
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
BÀN TAY CỦA MOKUSEN
Mokusen Hiki sống trong một thiền viện của tỉnh Tamba. Một trong số thiền sinh của ông than phiền về tính keo kiệt của vợ anh ta.
Mokusen đến thăm vợ của vị thiền sinh và giơ nắm đấm của ông ra trước mặt bà ấy.
"Ông ám chỉ gì với cái đó vậy?" người đàn bà ngạc nhiên hỏi.
"Tỷ dụ nắm tay của ta cứ luôn luôn như thế đó. Bà gọi nó là cái gì?" ông hỏi.
"Dị dạng," người đàn bà trả lời.
Rồi ông xòe bàn tay thẳng ra trước mặt bà ấy và hỏi: "Tỷ dụ như nếu nó cứ luôn luôn như thế đó. Là gì?"
"Một loại dị dạng khác," người vợ nói.
"Nếu bà hiểu được nhiều như vậy," Mokusen kết luận, "bà là một người vợ tốt." Xong ông ra về.
Sau lần viếng thăm của ông, người vợ này phụ giúp chồng bà trong việc tiêu pha cũng như dành dụm.
Sức Khỏe Thiền định, giảm căng thẳng tức
Thiền định, giảm căng thẳng
“Thiền định” ngày càng trở nên phổ biến và được xem như là một phương pháp cải thiện sức khỏe tâm thần và thể chất, nhưng hầu hết các nghiên cứu nhằm hỗ trợ hoặc minh chứng cho những lợi ích của thiền định đều chủ yếu tập trung vào các chương trình đào tạo trong thời gian lâu, thông qua nhiều tuần.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới từ Đại học Carnegie Mellon, lần đầu tiên đã chứng minh được rằng ngay cả thời gian thực tập thiền định ngắn – chỉ cần 25 phút mỗi ngày trong ba ngày liên tiếp – cũng có thể giảm thiểu những căng thẳng tâm lý.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychoneuroenocrinology, khảo sát cách thức thiền định có thể ảnh hưởng đến khả năng “nới lỏng” các căng thẳng của con người.
“Ngày càng có nhiều người tập thiền để giảm căng thẳng, nhưng chúng ta biết rất ít về việc cần thiền bao nhiêu để giảm căng thẳng và đạt được lợi ích cho sức khỏe”- tác giả J.David Creswell, giáo sư liên kết về tâm lý học tại Đại học Carnegie Mellon cho biết
Thời gian thiền định ngắn cũng cho kết quả rất tốt
Để tiến hành nghiên cứu, Creswell và đội ngũ các nhà nghiên cứu mời 66 người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 30 tham gia vào một thí nghiệm kéo dài ba ngày. Một số người tham gia đã thông qua một chương trình đào tạo thiền ngắn. 25 phút một lần trong ba ngày liên tiếp, người tham gia đã được dạy các bài tập để giúp bản thân theo dõi hơi thở của mình và tập trung nghĩ về bản thể lúc đó.
Theo một bản tin của trường Đại học Carnegie Mellon, những người tham gia trong nhóm thứ hai hoàn thành một chương trình đào tạo kinh nghiệm trong ba ngày, khi đó họ được yêu cầu phân tích phê bình thơ nhằm nâng cao các kỹ năng giải quyết vấn đề.
Sau khi kết thúc hoạt động đào tạo, tất cả người tham gia được yêu cầu hoàn thành bài phát biểu và các bài tập toán căng thẳng trước một hội đồng đánh giá nghiêm khắc. Mỗi cá nhân đã báo cáo các mức độ căng thẳng của họ để đáp ứng với những nhiệm vụ căng thẳng này, và cung cấp các mẫu nước bọt để đo cortisol, thường được gọi là hormone stress.
Những người tham gia được huấn luyện thiền định ngắn gọn đã báo cáo giảm sự cảm nhận căng thẳng với bài phát biểu và các bài tập toán học, chỉ ra rằng thiền định đã thúc đẩy khả năng phục hồi tâm lý căng thẳng. Thú vị hơn, về mặt sinh học, những người tham gia thiền định đã cho thấy phản ứng lớn hơn của cortisol.
“Khi bạn bước đầu tìm hiểu thiền định, bạn phải tập trung, như là trong một nhiệm vụ căng thẳng”- Cresswell, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology nói.
“Và, những nỗ lực hoạt động nhận thức này có thể dẫn đến việc cảm thấy bớt căng thẳng hơn trong nhiệm vụ, nhưng cái giá phải trả về mặt sinh lý là việc sản sinh cortisol cao hơn”.
Thiền hơn cả dược phẩm
Creswell và các cộng sự đang thử nghiệm khả năng quán niệm có thể trở thành tự động và dễ sử dụng với đào tạo thiền quán niệm lâu dài, như thế có thể dẫn đến giảm phản ứng cortisol.
Ngoài Creswell, nhóm nghiên cứu bao gồm Laura E. Pacilio Carnegie Mellon và Emily K. Lindsay và Kirk Warren Brown của Đại học Liên bang Virginia, Quỹ Cơ hội Pittsburgh Khoa học Đời sống Nhà kính.
Trong bài viết trên EmaxHealth, Lana Bandoim nói rằng các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài và lợi ích chi tiết hơn, nhưng chuyên gia khuyến cáo rằng ngày càng có nhiều người xem xét thiền (hơn cả dược phẩm) như một cách để giảm căng thẳng:
Dữ liệu từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho thấy, khoảng 77% người Mỹ bị căng thẳng. Tiền bạc và công việc là nguyên nhân gây ra căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của họ, đồng thời 48% thừa nhận rằng nó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ một cách đáng kể và tiêu cực. Thiền định có thể không hoàn toàn phát huy tác dụng cho tất cả mọi người trong điều trị căng thẳng, nhưng các chuyên gia đề xuất rằng chúng ta có thể xem nó như là một phương thức để lựa chọn.
Bài sưu tầm
Truyện cười trong ngày
SỢ VỠ MẬT…
Hai người cùng sợ vợ, lâu ngày thành bệnh, một người khạc ra đờm đỏ, một người khạc ra đờm xanh. Họ rủ nhau đi tìm thầy chạy chữa. Thầy bảo:
- Ðờm đỏ, may còn hi vọng, chứ đờm xanh thì chịu, không sao chữa được nữa. Nên về mà lo hậu sự đi thôi.
Cả hai cùng hỏi thầy:
- Sao đờm xanh, đờm đỏ lại khác nhau như thế?
Thầy nói:
- Ðờm đỏ tự phổi ra, họa còn có phương cứu chữa, chứ đờm xanh là mật vỡ
mất rồi, còn chữa thế nào cho lành được.
Hai người cùng sợ vợ, lâu ngày thành bệnh, một người khạc ra đờm đỏ, một người khạc ra đờm xanh. Họ rủ nhau đi tìm thầy chạy chữa. Thầy bảo:
- Ðờm đỏ, may còn hi vọng, chứ đờm xanh thì chịu, không sao chữa được nữa. Nên về mà lo hậu sự đi thôi.
Cả hai cùng hỏi thầy:
- Sao đờm xanh, đờm đỏ lại khác nhau như thế?
Thầy nói:
- Ðờm đỏ tự phổi ra, họa còn có phương cứu chữa, chứ đờm xanh là mật vỡ
mất rồi, còn chữa thế nào cho lành được.
Tuesday, November 27, 2018
Truyện ngắn - Cậy Trông
Cậy Trông
Năm 1981, nhạc sĩ vĩ cầm người Anh, Peter Cropper được mời đến Phần Lan trình diễn một buổi hòa nhạc đặc biệt của Peter, Viện Hàn Lâm nhạc hoàng gia đã tặng ông chiếc vĩ cầm vô giá tên là Stradivarius được chế tạo cách đó 285 năm, để ông sử dụng trong các buổi hòa nhạc. Chiếc nhạc cụ quý hiếm này mang tên nhà chế tạo vĩ cầm người Ý Antonio Stradivivari. Nó được cấu tạo bằng 80 phiến gỗ đặc biệt với 30 lớp sơn bóng cũng đặc biệt. Âm thanh phát ra hết sức rõ ràng, du dương.
Nhưng khi Peter Cropper đến Phần Lan, một cơn ác mộng kinh khiếp không thể tin được đã xảy ra. Vì khi bước lên sân khấu trình diễn, Peter bỗng trượt chân ngã xuống làm chiếc vĩ cầm vỡ tan ra từng mảnh. Thế là Peter trở về Luân Đôn mà tâm trí khủng hoảng cực độ.
Một người chuyên sửa đàn dày dạn kinh nghiệm tên là Charles Beare tình nguyện cố gắng hết sức phục hồi đàn cho Peter. Ông miệt mài làm việc ngày đêm với chiếc đàn vỡ. Thế rồi cuối cùng ông đã lắp được toàn bộ các mảnh vỡ lại để làm thành chiếc đàn nguyên vẹn như trước.
Giây phút thử nghiệm hồi hộp đã đến, mọi người đều nín thở chờ xem âm thanh tiếng đàn phát ra. Beare trao chiếc vĩ cầm cho Peter. Người nhạc sĩ vô cùng hồi hộp cầm chiếc đàn lên, bắt đầu chơi nhạc. Mọi người có mặt ở đấy không dám tin vào tai mình nữa, bởi vì chẳng những âm thanh của chiếc vĩ cầm vẫn tuyệt hảo như xưa mà xem ra hiện giờ còn xuất sắc hơn trước khi nó bị vỡ.
Những tháng sau đó, Cropper đã mang chiếc vĩ cầm đi trình diễn vòng quanh thế giới. Hằng đêm, chiếc vĩ cầm mà mọi người nghĩ rằng sẽ vĩnh viễn bị hư phế đã mang lại cho Cropper biết bao lời hoan hô nồng nhiệt từ phía thính giả hâm mộ.
Truyện ngụ ngôn ý nghĩa
Không thấy ai cả
Ở nước Tề có anh chàng rất thèm kiếm được vàng. Một hôm, anh ta mặc áo quần, đội mũ tử tế đi đến chợ bán vàng, thừa lúc chủ hiệu sơ ý, anh ta quào hốt một số vàng bỏ túi rồi quay trở về, giữa đường bị quan tuần bắt lại. Quan hỏi anh ta:
- Mọi người ở đó, tại sao anh dám quào hốt cướp số vàng của người ta?
Anh chàng trả lời:
- Khi tôi thò tay quào hốt, thì trước mắt tôi chỉ thấy vàng, ngoài ra không còn thấy ai cả!
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
CUỘC DU NGOẠN GIỮA ĐÊM
Rất nhiều thiền sinh đã học thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền Sư Sengai. Một người trong số các môn đồ thường thức dậy ban đêm, trèo qua tường chùa, và đi đến thị xã với sự ăn chơi trụy lạc.
Sengai, thanh tra khu nhà ở tập thể, phát hiện người thiền sinh này vắng mặt một đêm và cũng phát hiện cái ghế cao anh ta dùng để trèo tường. Sengai đem cái ghế đi và đứng vào nơi đó.
Khi người đi lang thang đó trở về, không biết rằng cái ghế là Sangai, anh ta để chân mình lên đầu vị thiền sư và nhảy xuống đất. Phát hiện được việc gì mình đã làm, anh ta thất kinh.
Sengai nói: "Trời thì rất lạnh vào buổi sáng sớm. Hãy cẩn thận đừng để anh bị cảm lạnh."
Người thiền sinh không bao giờ dám đi ra ngoài vào ban đêm nữa
Tri Thức - Bạn có thể lây lan stress cho người khác
Bạn có thể lây lan stress cho người khác
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Neuroscience, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu tác động của stress ở các cặp chuột đực và cái.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện stress có thể lây lan. Họ cho biết, nếu vợ hoặc chồng của bạn gặp phải những vấn đề gây căng thẳng, bạn cũng có khả năng bị stress theo.
Nghiên cứu trên chuột cho thấy stress làm thay đổi não bộ ở mức độ tế bào: “Những thay đổi về não liên quan đến stress có thể gây ra nhiều bệnh về tâm thần như PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương), rối loạn lo âu và trầm cảm”.
Jaideep Bains, Giáo sư sinh lý và dược lý học tại Đại học Calgary, cho biết: “Các nghiên cứu gần đây cho thấy căng thẳng và cảm xúc có thể lây lan. Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết liệu nó có để lại hậu quả lâu dài hay không”.
Trong nghiên cứu, một con ở mỗi cặp được tiếp xúc với một chút căng thẳng nhẹ. Sau đó, họ đã kiểm tra phản ứng của một số tế bào cụ thể, đặc biệt là các tế bào thần kinh CRH (Corticotropin-releasing hormone) kiểm soát phản ứng của não đối với stress. Kết quả phát hiện ra các mạng lưới bên trong não của những chuột bị stress và cả bạn ghép đôi của nó đều bị thay đổi như nhau.
Nhóm nghiên cứu cho biết sự hoạt hóa của các tế bào thần kinh CRH làm phóng thích tín hiệu hóa học – loại pheromone (tín hiệu hóa học giữa các con cùng loài) do chuột bị stress phát ra để cảnh báo bạn tình.
Chuột nhận được tín hiệu này có thể truyền cảnh báo đến các con khác trong bầy. Theo các nhà nghiên cứu, việc lan truyền tín hiệu căng thẳng tiết lộ cơ chế chủ chốt trong truyền tải thông tin. Đó có thể là yếu tố quan trọng để hình thành mạng lưới xã hội ở nhiều loài. Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện này cũng có thể xuất hiện ở người.
Bains nhấn mạnh: “Chúng ta luôn sẵn sàng truyền tải căng thẳng của mình cho người khác, tới mức đôi khi chính mình cũng không nhận ra. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy một số triệu chứng stress có thể xuất hiện ở gia đình và người thân của những người mắc PTSD”.
Truyện cười trong ngày
VĂN HAY..
Một thầy đồ đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh nói:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, văn tứ dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép, nhưng cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được.
Một thầy đồ đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh nói:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, văn tứ dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép, nhưng cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được.
Monday, November 26, 2018
Truyện ngắn - Hạnh Phúc ở Đâu?
Hạnh Phúc ở Đâu?
Nếu bạn vẫn thắc mắc "Hạnh phúc ở đâu?", hãy thử đọc câu chuyện ngắn này.
Một nhóm 50 người tham dự một buổi hội thảo nhỏ. Trước khi bắt đầu, vị diễn giả yêu cầu họ tham gia một hoạt động tập thể để khởi động. Ông đưa cho mỗi người một quả bóng và yêu cầu họ viết tên mình lên bóng bằng một chiếc bút dạ. Sau đó, số bóng được thu hết lại rồi bỏ sang một phòng khác.
50 người này được gọi sang căn phòng chứa bóng và yêu cầu tìm đúng quả bóng có ghi tên họ chỉ trong 5 phút. Tất đều lao vào tìm kiếm điên cuồng, xô đẩy nhau tứ phía và trở nên hỗn loạn nhưng vẫn chẳng mấy ai tìm được đúng bóng của mình khi thời gian kết thúc.
Sau đó, vị diễn giả lại yêu cầu mỗi người tự nhặt lên bất kỳ một quả bóng nào rồi chuyển nó cho người có tên ghi trên bóng. Chỉ trong vòng 5 phút, ai nấy đều đã có được quả bóng của chính mình.
Lúc này, vị diễn giả mới giải thích về những gì ông yêu cầu. Nó cũng giống như trong cuộc sống, mỗi người đều hối hả đi tìm kiếm hạnh phúc của mình, nhưng thực ra lại không biết chính xác chúng ở ngay bên mình.
Hạnh phúc của chúng ta thường nằm ở chính hạnh phúc của người khác. Hãy trao cho những người xung quanh hạnh phúc, rồi bạn cũng sẽ có được hạnh phúc cho chính mình, cũng như câu chuyện trên khi mọi người náo loạn đi tìm bóng mà không hề biết rằng chỉ cần trao bóng cho nhau là họ cũng sẽ tìm được bóng của chính mình. Hãy cứ cho đi rồi sẽ đến lúc bạn nhận được. Đây chính là mục đích cuộc sống của chúng ta.
Truyện ngụ ngôn ý nghĩa
Gấu, Sư tử và Cáo
Hươu non bị chết tươi vì ăn phải bã độc.
Sư tử và Gấu nhìn thấy xác Hươu liền tranh nhau miếng mồi. Hai con mãi đánh nhau nên không thấy Cáo cũng mò đến. Lợi dụng lúc Sư tử và Gấu không chú ý tới mình, Cáo tha Hươu vào bụi ăn một bữa no rồi ngấm độc ngã lăn ra chết.
Vật nhau một hồi, Sư tử và Gấu không thấy Hươu đâu nữa liền buông nhau đi tìm mới thấy Cáo chết vì thịt Hươu nhiễm độc. Sư tử và Gấu lúc đó mới bảo nhau rằng:
- Đáng đời cho con Cáo láu lỉnh và tham lam kia, nhờ nó mà hai ta khỏi chết.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
LƯ HƯƠNG
Một người đàn bà ở thành phố Nagasaki tên là Kame là một trong số ít người làm ra những cái lư hương ở Nhật Bản. Một cái lư để đốt như thế là một tác phẩm nghệ thuật chỉ được dùng trong phòng uống trà trước bàn thờ gia đình.
Kame, người cha của bà trước thời bà cũng là một nghệ nhân như vậy, thích uống rượu. Bà cũng hút thuốc và kết bạn với nam giới hầu hết thời gian. Mỗi khi bà kiếm ra được chút ít tiền bà liền mở tiệc mời các nghệ sĩ, thi sĩ, thợ mộc, công nhân, những người có năng khiếu và ưa tiêu khiển. Trong sự tụ họp của họ bà tường trình về những sáng tạo của bà.
Kame cực kỳ chậm chạp trong việc sáng tạo, nhưng khi tác phẩm của bà hoàn thành thì nó luôn luôn là một kiệt tác. Những cái lư hương của bà được trân trọng giữ gìn trong những gia đình mà những nữ chủ nhân không bao giờ uống rượu, hút thuốc hay giao du một cách tự do với phái nam.
Thị trưởng của thành phố Nagasaki có lần yêu cầu Kame vẽ mẫu hình một cái lư hương cho ông. Bà trì hoãn làm chuyện đó đến gần nửa năm trời trôi qua. Vào thời gian đó thì ông thị trưởng, nay đã được thăng chức lên một nhiệm sở ở một thành phố xa xôi, đến viếng thăm bà. Ông ta thúc hối Kame khởi sự làm cái lư hương của ông.
Sau cùng có được cảm hứng, Kame đã làm cái lư hương. Sau khi nó được hoàn tất bà đặt nó lên bàn. Bà ngắm nhìn nó thật lâu và thận trọng. Bà hút thuốc và uống rượu trước cái lư như nó là bằng hữu của riêng mình. Suốt cả ngày bà quan sát nó.
Cuối cùng, cầm một cái búa lên, Kame đập nát nó ra từng mảnh. Bà thấy nó không phải là một tác phẩm sáng tạo hoàn hảo mà tâm trí bà mong muốn.
Cổ Học Tinh Hoa
Đối nhân xử thế dùng “Thành” làm gốc
Một lần, Khổng Tử cùng với mấy người đệ tử của ông đàm luận về cách đối nhân xử thế.
Tử Lộ nói: “Người khác dùng thiện ý để đối đãi với ta, ta sẽ dùng thiện ý để đối đãi với hắn. Người khác dùng không thiện ý đối đãi với ta, ta cũng dùng không thiện ý để đối đãi với hắn”.
Khổng Tử nghe xong, bình luận: “Đây là cách làm của những kẻ man rợ thấp kém không có đạo đức lễ nghĩa”.
Tử Cống nói: “Người khác dùng thiện ý để đối đãi với ta, ta cũng dùng thiện ý đối đãi với hắn. Người khác dùng không thiện ý đối đãi với ta, ta sẽ chỉ dẫn hắn hướng thiện”.
Khổng Tử bình luận: “Đây là cách làm giữa những người bạn”.
Nhan Tử nói: “Người khác dùng thiện ý để đối đãi với ta, ta cũng dùng thiện ý đối đãi với hắn. Người khác dùng không thiện ý đối đãi với ta, ta dùng thiện ý đối đãi với hắn và chỉ dẫn hắn hướng thiện”.
Không Tử nghe xong lại bình luận: “Đây là cách làm nên có giữa những người thân. Nếu như có thể đem cách này mở rộng ra, dùng thành tâm đối đãi với người trong thiên hạ thì mới thực sự là thiện chí giúp người”.
Truyện cười trong ngày
PHẢI BẰNG HAI..
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
- Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
-Thầy lý: Xòe mười đầu ngón tay ra và nói “Nhưng mà nó phải bằng hai mày..”
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
- Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
-Thầy lý: Xòe mười đầu ngón tay ra và nói “Nhưng mà nó phải bằng hai mày..”
Sunday, November 25, 2018
Truyện ngắn - Cá Đuối
Cá Đuối
Nguyễn Viết Tân
***
Con cá đuối to lớn đại chang như cái nia thì ngư dân gọi là con cá "đuối biềng", chẳng biết tại sao người ta đặt tên nó hay ho làm vậy. Còn con cá có cái mỏ quặp xuống hai bên, hình thù giống như con chim đại bàng đang bay trên trời, oai phong như máy bay tàng hình B1 thì lại kêu là con Đuối Ó.
Ở bờ biển California vào mùa hè, cá đuối hay nằm phục kích để bắt mồi dưới cát chỗ nước không sâu lắm, ai đạp lên mình nó là nó cong đuôi lên "chơi" liền.
Bởi vậy nếu đi tắm biển chúng ta phải cẩn thận, ngộ nhỡ bị nó đâm, hãy nặn máu ra nhiều nhiều cho bớt nọc độc, phải lấy ngay một điếu thuốc lá đang cháy mà hơ thật sát vô vết thương, rồi chở đi bác sĩ hay bịnh viện liền để được chích thuốc chống phong đòn gánh tetanos và thuốc trụ sinh.
Nói đến vụ cá đuối đâm, tôi có một kỷ niệm nhớ đời:
Số là năm 1980, sau khi ở trại Songkhla -Thái Lan được 3 tháng thì gia đình tôi có danh sách đi Bangkok, mà nghe người ta nói thì ở trên trại chuyển tiếp này phát nước rất hạn chế, mỗi người chỉ được 5 lít, nên buổi chiều trước khi đi một ngày, tôi vọt ra bãi biển tắm cho đã đời chứ mai mốt không có nước, chỉ kì khô, kì hòm mà thôi.
Bơi xa bờ chừng 100m, chân tôi chạm vào một cồn cát và nếu không có từng đợt sóng thì cũng không đến nỗi nước ngập vô mũi.
Đang dập dờn sóng nước thì tôi đạp nhằm cái gì mềm mềm nhão nhão, trong lòng thầm nghĩ: "À thì ra mấy đứa thiếu niên đem da gà, da heo ghim vô một cái đũa mà cắm vòng vòng nơi cồn cát này để dụ bắt ốc hương đây".
Tôi đã từng thấy họ lặn bắt được cả sô ốc mà mang vô bờ.
Bụng nghĩ như vậy nên tôi dí chặt chân xuống để lấy toạ độ, sau đó lặn xuống bắt mấy con ốc hương mà chơi, ai dè đó là một con cá đuối nằm vùi dưới cát để rình bắt mồi.
Nó cong đuôi lên, quất vào mu bàn chân tôi một cái đau điếng. Tôi dỡ hổng giò lên khỏi mặt nước mà coi, thì một vòi máu phọt ra gần khe cẳng cái và ngón kế tiếp.
Bàn chân đau tê dại liền, tôi đành bơi ngửa bằng hai tay và một chân vô bờ.
Mấy người trên bờ thấy vẻ mặt tôi đau khổ quá, họ nhào tới hỏi han và trong nhóm người này có mấy người là gốc ngư dân, nên họ bày cho tôi là đái ngay vào vết thương, để không thôi nó làm độc.
Tôi đi cà nhắc về lều, trong người gây gây lạnh. Ngủ chừng nửa giờ thì mấy người bạn còn kẹt lại trại Songkhla mời tôi đi uống một chầu cà phê để chúc thượng lộ bình an.
Uống xong tôi không đứng lên được nữa, anh bạn bèn dìu lên bệnh xá xin Bác Sĩ chích cho một mũi trụ sinh.
Đêm đó tôi thức trắng, nhưng sáng hôm sau cũng phải ráng lê bước, trèo lên xe buýt mà đi Bangkok.
Từ phía nam nước Thái lên tới Bangkok xa lắm, xe nghỉ mấy lần tại các nhà hàng mà tôi không xuống xe được, nhằm lúc vắng người len lén đái vô cái chai mà thôi, không nhúc nhích ăn uống gì được.
Xe vô trại chuyển tiếp thì cái chân tôi sưng lên như cái chân voi, đành xin lên bệnh xá của trại. Ông BS hỏi tại sao bị như vầy, tôi dùng hết mớ ngôn ngữ ba rọi để tả cho ông ta nghe "Đoạn đường chiến binh". Ông ấy ồ lên rồi vác ra một cuốn sách có hình tôm cua cá ghẹ.
Tôi chỉ vào con cá đuối rồi nói:
-That's it.
Ông ta gật gù:
-Stingray.
Nói đoạn ông lấy hai bàn tay vuốt dọc cái chân voi một phát, thì trời ơi một vòi máu lẫn mủ phụt ra từ vết thương, tôi suýt té đái trong quần.
Ông nói cái gai đâm trúng ngay động mạch, nên nọc độc chạy lên quá đầu gối, bị nhiễm trùng nặng lắm.
Y tá bơm thuốc trụ sinh vào nước biển rồi chuyền cho tôi liên tiếp trong ngày đêm đó tới mấy bình.
Cái khổ nhứt là khi nhờ người ta dìu vào cầu tiêu, vì khi lấy hơi để rặn thì đau quá trời quá đất.
Ông BS khi đi khám từng bịnh nhân, hỏi tôi có bị problem gì không, tôi nói không đi restroom được. Ổng hỏi sao không nhờ người khác dìu đi, nhưng tôi chỉ biết chữ restroom mà thôi, chứ không biết động từ ỉa nói ra làm sao. Thiệt khổ quá trời.
Hai ngày sau họ đưa tôi lên xe cứu thương và chạy tới bịnh viện lớn. Vợ con tôi không biết đâu mà hỏi thăm thì may quá, một anh bạn thân có vợ đẻ nên được cho đi theo xe Ambulance đến nhà thương. Anh đi ngáo nghến dòm vào từng phòng thì nhìn nhấy tôi.
Nỗi mừng biết mấy chi cân.
Thế là ngày hai buổi, anh mua cá lóc thịt heo ở chợ gần đó, đem về trại làm thức ăn rồi đem qua cho vợ và cho tôi. Được mấy bữa, anh thông báo là vợ con tôi đã khám sức khoẻ và ngày mai hay mốt sẽ đi Philippines. Tôi tá hoả xin Bác sĩ cho tôi về trại. Ông nói tuỳ đấy, nhưng cái chân coi chừng bị cưa, vì mấy bữa nay cứ vuốt một cái là mủ máu lại phọt ra có vòi.
Tôi nhất định đòi về, vì có thể lần sau họ lại có chuyến qua tuốt Indonesia thì tôi lạc mất vợ con hay sao.
Thế là "Độc Cước Đại Hiệp" đành xin một cái nạng, để cùng vợ con lên máy bay đi Phi Luật Tân.
Qua đó rồi, hàng ngày tôi vẫn phải đi bịnh viện chích thuốc, mấy tháng sau mới hết, và chỗ vết thương đã lành da rồi mà sau hơn 20 năm nó thỉnh thoảng lại tê tê, ngứa ngứa, không gãi không chịu được.
Khi tôi kể chuyện này cho bạn hữu nghe trên trang Không Quân Cánh Thép, có người nói tôi còn hên hơn ông Steve Erwin (Crocadile Hunter), ông ta là nhà Hải Dương Học bên nước Úc, quen với bao nhiêu độc vật như cá sấu, rắn rết, mà sau cùng sanh nghề tử nghiệp, cách đây vài năm, lúc đang quay phim dưới biển, con cá đuối ó đã đâm trúng tim phổi ông.
Ông qua đời lúc còn sung sức, mới 44 tuổi!
Người khác lại kể rằng có cô bạn đã từng bị cá đâm, cái mặt sưng to lên gấp hai, cả người lốm đốm như cái nấm rơm, nếu không được chở ngay đến Trung Tâm Chống Ngộ Độc (Anti-Poison Center) thì có thể chết rồi.
Thỉnh thoảng trong siêu thị Việt Nam có bán những miếng cá đuối cắt giống như những miếng pizza trông rất ngon lành, nó được lột da cả hai bên, màu thịt nâu hồng, ở giữa có lớp gân sụn ăn rất dòn, nhưng xin quí vị đừng có thấy nó ngon quá mà mua nhiều, chỉ nên rinh về chừng một vài pound, vì thực ra những loài độc vật như hùm beo rắn hết hay cá đuối, thế nào trong thịt nó cũng tránh sao khỏi có chút nọc độc(?)
Cá đuối có thể dùng để nấu cà ri, hay nấu canh chua, ăn lúc còn nóng rất ngon, nhưng nếu có dư, ta nên đổ bỏ, đừng để hôm sau ăn thừa rất dễ bị trúng thực. Người nào nói thịt cá đuối ăn ngon bổ, mát mẻ, ăn rồi tối ngủ khỏi... đội nón là nói láo đó, nó độc tàn canh. Người ta đồn ai có chứng phong, ăn cá này sẽ bị cùi!
Từ ngày rời Thái Lan tôi thù con cá đuối, bởi vậy bây giờ mỗi lần câu nó lên, nó biết tôi căm thù nên dùng hết sức trì sát bụng xuống đáy biển, có khi đứt dây, có khi sức nó yếu hơn, bị kéo bung lên mặt nước thì nó sàng qua lạng lại như cái dĩa bay, đôi khi phải giòng nó vô sát bờ vì nó nặng quá.
Kéo lên rồi, tôi dùng kềm cắt cái gai cứng như thép nguội phía trên cái phao câu vất vô thùng rác, rồi mới quăng cu cậu “đuối biềng”trở về biển cả.
Thôi nhé, từ nay mày có muốn đâm ai cũng cóc đâm được nữa!
Truyện ngụ ngôn ý nghĩa
Đồng cỏ tuyệt vời
Có một anh chàng chỉ quen sống ở đồng cỏ. Một hôm có người bạn đến mời anh ta du ngoạn. Hai người phi ngựa đến bên hồ nước rộng lớn. Anh ta nhìn thấy thảm xanh mênh mông trên mặt hồ, mừng rỡ nói với bạn: "Ôi, một vùng đồng cỏ chưa hề có dấu chân ai, ta phải phi ngựa đi hết thảm xanh này để rồi về đuổi ngựa đến nuôi. Một vùng đồng cỏ thật tuyệt vời!".
Anh bạn liền cười ngăn lại:
- Đây là hồ, trên thảm xanh dưới nước sâu, chứ đâu phải là đồng cỏ. Nghe vậy anh ta nhìn xuống chân mình thì thấy nước trong xanh, in bóng ngựa của hai người. Lúc đó anh ta mới nhận ra là hồ nước.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
TRONG CÕI MỘNG
"Thầy dạy học của chúng tôi quen với giấc ngủ mỗi buổi trưa," một đệ tử của Soyen Shaku kể. "Bọn trẻ chúng tôi hỏi thầy tại sao thầy làm như vậy thì ông bảo với chúng tôi là: ‘Ta đi vào cõi mộng để gặp các vị thánh hiền thời xa xưa như ngài Khổng Tử thường làm.’ Khi ngài Khổng Tử ngủ, ngài thường nằm mơ thấy các vị thánh hiền thuở trước và sau đó kể lại cho các đệ tử nghe về những vị này.
"Một ngày nọ trời nóng dữ dội do vậy vài đứa chúng tôi ngủ một giấc ngắn. Thầy học của chúng tôi la mắng chúng tôi. ‘Chúng con đi vào cõi mộng để gặp các vị thánh hiền thuở xa xưa tương tự như ngài Khổng Tử đã làm vậy,’ chúng tôi biện minh. ‘Các vị thánh hiền đó nhắn nhủ điều gì ?’ thầy học của chúng tôi hỏi. Một đứa trong bọn chúng tôi trả lời: ‘Chúng con đã đi vào cõi mộng và đã gặp các vị thánh hiền rồi hỏi các ngài đó rằng thầy học của chúng con có đến đấy vào mỗi buổi trưa hay không, nhưng các ngài nói rằng các ngài chưa hề bao giờ trông thấy một người nào như vậy cả."
Sức Khỏe
Chống Đãng Trí Bằng 4 Bí Quyết Đơn Giản
Chế độ dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở mỗi người. Bởi vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày chúng ta cần chú ý bổ sung đủ các nguồn dinh dưỡng sau.
Các chất béo
Các chất dinh dưỡng tạo thành những chất hoá học quan trọng trong não như Phosphatidyl choline và DMAE, phosphatidyl serine và pyroglutamate.
Nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho não là cá (đặc biệt là cá trích) và trứng, tiếp đến là gan, đậu nành, đậu phộng và các loại đậu khác.
Chất béo thiết yếu trong một số thực phẩm có tác dụng cấu tạo màng tế bào thần kinh. Chất béo thiết yếu, đặc biệt là Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo (basa, trích, hồi, thu, cá ngừ). Ngoài ra, ăn 3 bữa cá béo trong 1 tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ đau tim.
Vận động cơ thể thường xuyên
Thường xuyên vận động cơ thể sẽ giúp phát triển khối cơ, giảm khối mỡ, xương chắc, hạn chế mất cơ, giảm tích mỡ, hạn chế loãng xương khi có tuổi, giúp giữ dáng vóc trẻ trung.
Vận động còn giúp cơ thể tăng tuần hoàn đến các cơ quan, làm da dẻ hồng hào, tăng khả năng hoạt động trí não. Mỗi người nên áp dụng các hình thức vận động phù hợp với sức khoẻ của mình.
Vitamin và chất khoáng
Có vai trò tham gia các hoạt động chuyển hoá và chống ôxy hoá tế bào não. Khi thiếu vitamin B, đặc biệt là acid folic và vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, dẫn đến thiếu cung cấp ôxy cần thiết cho não.
Vitamin B1, B2, B3 giúp não sử dụng ôxy để sinh năng lượng trong mỗi tế bào. Ba loại vitamin B liên quan đến trí nhớ là B3, B5, B12. Các vitamin B hoạt động cùng với nhau bằng nhiều cách để giúp cho não sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh. Điều cần nhớ, các vitamin B nên dùng chung với nhau, do đó, nếu muốn bổ sung một loại vitamin B thì cũng nên dùng dạng B complex hoặc multi-vitamin.
Kẽm cũng có liên quan đến trí nhớ. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến giảm trí nhớ. Kẽm có nhiều trong thịt cá, hải sản (đặc biệt có nhiều trong hàu). Lưu ý, cần hạn chế uống rượu mạnh vì đó là tác nhân gây tổn thương não.
Tập luyện trí não thường xuyên
Thường xuyên rèn luyện trí não bằng cách giải câu đố, hoặc suy nghĩ những điều mới mẻ là cách tác động tích cực lên khả năng trí nhớ não. Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc còn trẻ sẽ giúp củng cố nhận thức cho những năm về sau.
Những người ít hoạt động thể lực và trí não khi ở vào độ tuổi trung niên có nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3 lần so với những người thường xuyên có những hoạt động này. Do đó, tăng hoạt động trí não ở giai đoạn trưởng thành sẽ có tác dụng bảo vệ não lâu dài.
Truyện cười trong ngày
CHẾT MỘT NGÀN NĂM..
Một anh có tính hay nịnh kẻ quyền quý. Một hôm đến nhà ông quan nọ nói nịnh:
- Hôm qua con nằm chiêm bao thấy ngài sống một ngàn năm, mừng quá, sang báo tin ngài rõ.
Ông quan nghe xong có vẻ buồn, nói:
- Sách nói chiêm bao thấy sống là chết, thấy chết là sống, vì người ta thức là thuộc “dương” mà ngủ thì thuộc “âm”, âm dương trái nhau, anh chiêm bao như thế thì tôi khó lòng toàn vẹn được.
Anh kia nghe, sợ quá, vội nói chữa:
- Bẩm vâng, đúng như thế đấy ạ ! Con nói lộn, chứ thực là chiêm bao thấy
ngài chết một ngàn năm cơ ạ !
Một anh có tính hay nịnh kẻ quyền quý. Một hôm đến nhà ông quan nọ nói nịnh:
- Hôm qua con nằm chiêm bao thấy ngài sống một ngàn năm, mừng quá, sang báo tin ngài rõ.
Ông quan nghe xong có vẻ buồn, nói:
- Sách nói chiêm bao thấy sống là chết, thấy chết là sống, vì người ta thức là thuộc “dương” mà ngủ thì thuộc “âm”, âm dương trái nhau, anh chiêm bao như thế thì tôi khó lòng toàn vẹn được.
Anh kia nghe, sợ quá, vội nói chữa:
- Bẩm vâng, đúng như thế đấy ạ ! Con nói lộn, chứ thực là chiêm bao thấy
ngài chết một ngàn năm cơ ạ !
Saturday, November 24, 2018
Truyện ngắn - Câu Chuyện Miếng Bánh Mì Cháy
Câu Chuyện Miếng Bánh Mì Cháy
Lúc tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ mình vẫn nướng bánh mì cháy khét. Điều đó đôi khi khiến tôi phải xị mặt vì không được ăn ngon khi đã quá đói…
Tôi còn nhớ, một hôm mẹ tôi trở về sau một ngày làm việc dài. Và bữa tối hôm đó lại là những mẩu bánh mì nướng khét đen như than. Tôi khá bất ngờ, chỉ biết ngồi nhìn những lát bánh mì, rồi đợi xem có ai nhận ra điều bất thường này và lên tiếng hay không.
Ngạc nhiên thay, ba tôi vẫn ăn miếng bánh của mình một cách bình thường và hỏi han về việc học của tôi như mọi ngày. Chẳng nhớ mình đã nói gì, nhưng điều tôi nghe được từ cuộc nói chuyện hôm đó của ba với mẹ đã khiến bản thân tôi có được một bài học khắc sâu mãi không quên.
Tôi nhớ mang máng mẹ đã xin lỗi ba về mẩu bánh mì cháy. Và trái ngược với những gì tôi lo sợ, ba chỉ nhẹ nhàng nói rằng: "Em à, anh thích ăn bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi và ba ngồi cùng nhau một lúc trước giờ ngủ. Khi tôi hỏi ba có thực sự thích ăn bánh mì cháy không, ba nhẹ nhàng khoác vai tôi và bảo:
- "Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày rồi, mẹ đã rất mệt. Một miếng bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai. Nhưng những trách móc cay nghiệt, dù vô tình cũng có thể khiến người khác tổn thương rất nhiều. Con biết không, cuộc đời luôn đầy rẫy những điều mình không mong muốn. Con người cũng không thể nào trọn vẹn được. Bản thân ba cũng có lỗi lầm, cũng khá tệ trong nhiều việc, ví dụ như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay kỷ niệm của một số người khác…
Truyện ngụ ngôn ý nghĩa
Cú và chim Gáy
Một con chim Gáy gặp một con Cú Mèo.
Chim Gáy hỏi:
- Chị định đi đâu đó?
Cú Mèo nói:
- Tôi sắp đi sang ở bên hướng đông rồi.
Chim Gáy liền hỏi:
- Tại làm sao chị phải ra đi?
Cú Mèo trả lời:
- Ở đây, thiên hạ ghét tiếng kêu của tôi, nên tôi phải tìm đường sang bên ấy.
Chim Gáy lại nói:
- Hay là chị có thể đổi tiếng kêu của mình được không? Chị không đổi tiếng kêu thì sang bên ấy, thiên hạ nghe tiếng kêu của chị cũng lại ghét bỏ mà thôi. Đâu cũng vậy mà!
- Cứ như ý chị, chi bằng tôi rút cổ, thu cánh lại im lặng suốt đời là khỏi đi đâu.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
GUDO VÀ HOÀNG ĐẾ
Hoàng đế Goyozei đang học thiền với Gudo. Hoàng đế hỏi: "Trong Thiền, chính tâm là Phật. Vậy có đúng không?"
Gudo trả lời: "Nếu tôi nói đúng, thì ngài sẽ nghĩ rằng ngài hiểu mà không hiểu gì cả. Nếu tôi nói không, thì tôi lại nói ngược với một sự kiện mà ngài hiểu rất rõ."
Vào một ngày khác hoàng đế hỏi Gudo: "Người giác ngộ đi về đâu khi người đó chết?"
Gudo trả lời: "Tôi không biết."
"Tại sao thiền sư lại không biết?" hoàng đế hỏi.
"Bởi vì tôi chưa chết," Gudo trả lời.
Hoàng đế chần chừ như để hỏi thêm về những điều tâm của ngài không thể hiểu thấu. Do vậy Gudo đập trên sàn nhà với bàn tay của mình như để thức tỉnh hoàng đế, và ngài giác ngộ!
Hoàng đế tôn kính Thiền và trưởng lão Gudo hơn bao giờ hết sau khi ngài giác ngộ, và ngài còn cho phép Gudo đội mũ trong cung đình vào mùa đông. Khi Gudo ngoài tám mươi tuổi thường hay ngủ thiếp đi vào giữa buổi thuyết giảng của mình, và vị hoàng đế thường lặng lẽ lui vào một căn phòng khác để cho người thầy kính yêu của ngài có thể hưởng sự nghỉ ngơi mà tấm thân già nua của thầy cần như vậy.
Điển Hay Tích Lạ
Khúc Hậu Đình Hoa
"Hậu Đình Hoa" nghĩa là "Hoa ở sân sau". Đây là một tập thơ chọn lọc rồi phổ thành âm điệu cho các cung nữ, phi tần hát của Trần Hậu chủ đời Hậu Trần, thời Nam Bắc triều (420-587).
Trần Hậu chủ (583-587) tên Trần Thúc Bảo, là một ông vua nổi tiếng tài tử phong lưu. Hậu cung lúc nào cũng có hàng ngàn mỹ nhân tuyệt sắc. Trong số đó có hai nàng là Khổng Quý Tần và Trương Lệ Hoa được nhà vua sủng ái.
Hai nàng Quý Tần và Lệ Hoa chẳng những có sắc đẹp lộng lẫy, người mẫn tiệp lại có tài thi phú, thường cùng Hậu chủ cùng các bực thi văn tài danh trong triều xướng họa mỗi khi có yến tiệc linh đình.
Vì yêu người đẹp tài hoa nên Hậu chủ phải tổn phí nhiều tiền của, cho dựng trước điện Quang Chiếu ba tòa lầu lớn. Ba tòa lầu này dùng toàn bằng gỗ trầm hương. Cửa lớn, nhỏ đều dát toàn ngọc ngà, rèm châu, trướng gấm lộng lẫy. Ba lầu ấy đặt tên là Lâm Xuân, Kết Ỷ và Vọng Tiên (có bản chép là Vọng Xuân).
Dưới lầu, trồng toàn cây quý, hoa lạ, ngào ngạt mùi hương. Lại chất đá xây thành núi gọi là núi Nghinh Phong; tháo nước làm thành hồ gọi là hồ Ngoạn Nguyệt.
Hằng đêm, Trần Hậu chủ bày yến tiệc, họp các mỹ nhân uống rượu tại lầu Lâm Xuân cùng với các học sĩ ngâm thơ xướng họa. Một khi có những bài thơ hay, thích, nhà vua cho chép lạai thành tập và phổ vào khúc đàn để những cung nữ hát xướng suốt đêm, nên được gọi là Trường Dạ Ẩm.
Những bài thơ, những khúc nhạc lả lướt ấy được chép thành 3 tập là: Nghinh Xuân nhạc, Ngọc Thu và Hậu Đình Hoa. Riêng tập Hậu Đình Hoa toàn sưu tập những bài bay bướm, bóng bẩy, dâm đãng. Chính Trần Hậu chủ cũng làm một khúc hát Hậu Đình Hoa:
Nguyên tác là:
Lệ vũ phương lâm đối cao các
Trân trang điểm chất bản khuynh thành,
Ánh hộ ngưng kiều sa bất tiến,
Xuất duy hàm thái tiếu tương nghinh.
Yêu cơ kiểm tự hoa hàm lệ,
Ngọc thu lưu quang chiếu Hậu Đình.
Nghĩa:
Bóng rợp hương thơm chốn lâu các,
Nghiêng thành vẻ đẹp với mầu tươi.
Ngoài cửa dịu dàng khoan dạo bước
Trước màn chào đón mỉm môi cười,
Má hồng tựa đóa hoa đầy móc
Cây ngọc sân sau chiến sáng ngời
(Bản dịch của Phan Thế Roanh)
Suốt đêm ngày, Trần Hậu chủ bỏ cả việc triều chính, say sưa bên cạnh Trương Lệ Hoa, Khổng Quý Tần và những mỹ nữ ca hát bên tiệc rượu làm cho đất nước càng suy đồi.
Vua nhà Tùy (589-617) là Văn Đế thừa dịp nhà Hậu Trần suy vi, sai tướng Lý Uyên và Dương Tố đem quân sang vây Đại Thành. Giữa lúc ấy, Trần Hậu chủ còn đương say khươt trên lầu Kết Ỷ.
Quân Tùy đánh phá, đột nhập thành. Quân Hậu Trần chạy tán loạn. Có người phải lấy nước đổ vào mặt Trần Hậu chủ cho tỉnh dậy và yêu cầu ra hàng để cứu quân lính khỏi chết oan. Hậu chủ nói:
- Sau lầu, trẫm có đào sẵn giếng sâu.
Đoạn, Hậu chủ dắt Trương Lệ Hoa, Khổng Quý Tần và độ mươi mỹ nhân khác đến giếng, ôm nhau nhảy xuống tránh nạn.
Quân Tùy lùng tìm nhà vua trong nội cung không thấy, liền ra sau điện Cảnh Dương, thấy có giếng sâu và có tiếng người thì thầm ở dưới, liền cho thả dây xuống dò. Bỗng thấy dây nặng, chúng lấy làm lạ, kéo lên.
Thì ra hai nàng tiên tuyệt sắc Khổng Quý Tần và Trương Lệ Hoa nắm đầu dây ấy mà lên. Một tên lính già chỉ hai nàng nói:
- Trần Hậu chủ chết và mất nước cũng vì hai ả này ta chẳng nên mó đến.
Quân Tùy nghe nói liền đâm chết cả hai người đẹp vứt xác xuống giếng, lấp đá lại. Giếng ấy về sau gọi là giếng "Son Phấn".
Riêng về Trần Hậu chủ, có sách nói là được cứu sống, nhưng sau thấy quân sĩ giết mấy hai nàng Khổng, Trương nên buồn rầu, sinh bịnh nhớ thương mà chết.
Nhà Hậu Trần bị diệt vong, người ta cho rằng sở dĩ nước mất nhà tan cũng do khúc hát "Hậu Đình Hoa" ấy, vì có tính cách ủy mỵ, dâm dật. "Hậu Đình Hoa" chỉ về khúc ca vong quốc.
Đỗ Mục, một thi hào nổi tiếng đời nhà Đường (618-907), nhân một đêm ghé thuyền trên bến Tần Hoài, gần một quán rượu. Đêm đã khuya, hơi sương mù như khói tỏa trên mặt nước. Bãi cát chiếu sáng lồng trong ánh trăng xanh. Bấy giờ trong quán, khách còn đang say sưa ăn uống, bên cạnh những ả buôn son bán phấn hát xướng để mua vui cho khách. Lắng nghe giọng hát réo rắt bên kia sông đưa sang, Đỗ Mục xúc cảnh sinh tình:
Khói bay, nước lạnh, khói trăng pha,
Thuyền đậu sông Tần cạnh Tửu gia.
Hận nước gái buôn không biết rõ,
Cách sông còn hát "Hậu Đình Hoa".
(Bản dịch của Quốc Ấn)
Nguyên văn:
Yên lung hàn thủy, nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng "Hậu Đình Hoa".
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều ở nước ta, cũng có câu:
Vườn Tây Uyển khúc trùng thanh dạ,
Gác Lâm Xuân điệu ngã Đình Hoa.
Thừa ân một giấc canh tà,
Tờ mờ nét ngọc, lặp lòe vẻ son.
Truyện cười trong ngày
TỨ CHỨNG NAN Y..
Xiển làm thuốc. cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một hôm, vua đang nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào. Vua ngạc nhin hỏi có việc gì. Xiển đáp:
- Hạ thần nghe nói Hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là “tứ chứng nan y”, nên vội vàng vào thăm Hoàng thượng.
Vua khó chịu nói:
- Thiên hạ ác miệng nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn khỏe mạnh, có việc gì đâu! À thế “tứ chứng nan y” là những bệnh gì?
Xiển tâu: – Dạ “tứ chứng nan y” họ nói đó là què, mù, câm điếc.
Vua nổi giận:
- Ðộc ác đến mức ấy là cùng! Trẫm mà biết kẻ nào bịa chuyện phao đồn ra đầu tiên thì Trẫm sẽ cắt lưỡi chứ không tha!
Xiển nói:
- Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì lại thấy là có nguyên do cả đấy ạ!
Vua hỏi: – Nguyên do như thế nào?
Xiển giả bộ rụt rè: – Xin Hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới dám nói.
Vùa bằng lòng. Xiển nói:
- Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im, nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họn lầm tưởng là ngài điếc.
Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người nhưng không đủ lý lẽ để bắt tội được.
Subscribe to:
Posts (Atom)