Màu hoa lê
"Cớ sao trằn trọc đêm khuya
MÀU HOA LÊ HÃY DẦM DỀ GIỌT MƯA ?"
(Câu 225, 226. Kiều thổn thức một mình)
Hai câu 99 và 100 trong bài thơ Trường Hận ca (1) của thi sẽ Bạch Cư Dị (2) đời Đường:
"Ngọc dung tịch mịch lệ lan can
Lê hoa nhất chi xuân đái vũ"
có nghĩa là: "Mặt ngọc ủ ê, nước mắt dầm dề như hoa lê mùa xuân bám mấy giọt nước mưa". Nguyễn Du đã lấy hai câu ấy dịch thành "Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa".
NGYM đã dịch hai câu thơ trên như sau:
"Nét rầu, hồng lệ lâm ly
Hạt mưa gieo nặng cành lê, não nùng".
Còn Vô Danh thì dịch như sau:
"Vẻ ngọc buồn tràn nước mắt
Ngày xuân mưa trĩu một cành lê".
======
(1) TRƯỜNG HẬN CA: Vua Đường Huyềng Tông sùng ái Dương Quý Phị
Tướng An Lộc Sơn cũng mê đắm nhan sắc Dương Quý Phi nên nổi loạn, khiến nhà vua và triều thần phải bỏ kinh đô Tràng Anh chạy vào đất Ba Thục. Đến gò Mã Ngôi, quân sĩ không chịu tiến vì cho rằng bởi Dương Quý Phi nên mới có loạn. Đường Huyền Tông phải chiều theo ý tướng sĩ giết Tể tướng Dương Quốc Trung và cho thắt cổ Dương Quý Phi Nhà thơ Bạch Chư Dị viết bài Trường Hận ca để tả lại nỗi hận về chuyện ấỵ
(2) BẠCH CƯ DỊ (772 - 846) tự Lạc Thiên, người Hạ Khuê, Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây; là một nhà thơ lớn thời Thịnh Đường.
Năm 27 tuổi đời Nguyên Hoà, ông đỗ Tiến sĩ và nhậm chức Hàn Lâm học sĩ. Ông làm quan tánh cương trực, hay vạch lỗi kẻ khác nên bị nhiều đồng liêu ghét.
Trong thời gian cư tang mẹ, Bạch Cư Dị có làm bài thơ "Thưởng Hoa". Kẻ thù của nhà thơ biết được nên tâu với vua Đường Hiến Tông rằng Bạch là một vị quan to mà "bất hiếu" làm tổn thương danh giáọ Thế là Bạch Cư Dị bị đày đi làm Tư mã ở đất Giang Châụ Sau đó ông đi làm Thứ sử ở Tô Châu, rồi Hàng Châụ Cuối cùng cũng được về triều và được thăng Hình bộ Thương thự
Bạch Cư Dị là người tánh tình phóng khoáng, thích nhà hạ và rượụ Khi về hưu thường chống gậy rúc đi chơi ở Hương Sơn, uống rượu say rồi ngâm thơ nên tự lấy cho mình hai biệt hiệu là Hương Sơn cư sĩ và Túy Ngâm tiên sinh.
Ông để lại cho đời một tập thơ gồm 71 quyể, chứa gần 4000 bài thợ Hai bài thơ nổi tiếng nhất và được truyền tụng rộng rãi của Bạch Cư Dị là Tỳ Bà Hành và Trường Hận Ca
Nguồn: www.vietcyber.com
No comments:
Post a Comment