Quê Tôi Thời Thơ Ấu
Duy Nhất
Quê Tôi xa cách nghìn trùng
Ôi sao nhớ mãi mái trường thân yêu
Thầy Cô, bằng hữu đâu rồi
Ghi sâu tâm tưởng thương hoài ngàn năm.
Cuộc đời là một do`ng sông, ta trôi như con đò. . . Ngày hôm qua đã trôi đi, có chăng chỉ co`n lại những kỹ niệm, những ky' ức của thời thơ ấu. Và ngày hôm nay khi chúng ta bước vào đời thì những dư âm ngọt ngào của ngày hôm qua vẫn còn, nó sẽ sống mãi bên ta. Tôi cũng muốn gởi đến những người bạn tuổi thơ ấu của tôi những lời thân thương và cảm mến nhất.
Trước hết tôi muốn nhắc đến bạn Nguyễn Văn Hoà, người bạn đã gắn liền với tôi từ thuở thơ ấu. Tôi co`n nhớ lúc còn nhỏ tôi rất làm biếng ăn. Mẹ tôi thường xách hai đứa ra đút cơm ăn chung với nhau để tạo nên một không khí ganh đua bắt buộc tôi và Hoà phải ăn nhiều hơn. Có lần tôi thèm kẹo, Hoà bảo tôi mang em tôi đi đổi kẹo. Tôi tưởng thật chạy ngay vào giường em tôi đang ngủ, vội vả bế em tôi đi đổi kẹo. May quá, mẹ tôi bắt gặp, thế là tôi bị rầy và bị một trận đòn nên thân. Chúng tôi lớn lên hồn nhiên trong tuổi trẻ, chia phe, chạy trốn, cút bắt, đánh đáo, tạc hình, bày ra đủ trò chơi đặc biệt, miễn sao dzui là được rồi. Hoà lớn hơn tôi vài tháng, thế là phải cắp sách đi học trước tôi một lớp. Thời gian sau, nhà tôi dọn xa hơn nhà Hoà khoảng vài trăm thước, trong chu vi thánh thất Cao Đài, gần tiệm thuốc bắc của ông thầy Chanh. Nơi đây tôi bắt đầu học lớp năm "Đồng Ấu" thế là coi như chúng tôi chia tay một thời gian ngắn, để lo tập đọc và đánh vần. Bẳng đi một thời gian, 3, 4 năm sau gia đình tôi lại dời về ngả ba Cây Rừng, chúng tôi lại liên lạc với nhau, nhưng Hoà trên tôi một lớp, hai đứa đón nhận những bạn mới cùng lớp với nhau.. Thành ra thỉnh thoảng chỉ chào hỏi nhau, chúng tôi ít có dịp chơi chung với nhau. Ngày tháng trôi qua chúng tôi lên trung học lại càng xa nhau hơn nữa. Vi` sau khi trường trung học cấp I, Tiến Đức đóng cửa, chúng tôi khăn gói từ giả Dầu Tiếng, lên Saigon học, mỗi đứa một nơi, chỉ gặp lại nhau vào dịp ba tháng hè. . .
Trong những năm trung học, chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu xôi động và ác liệt, với lệnh tổng động viên, bạn tôi đã chọn kiếp sống biển cả hải hồ của Hải Quân, tôi chọn kiếp sống không gian, đi mây về gió, Không Quân. Oan nghiệt thay những năm cuối cùng của cuộc chiến 1970-1975, chúng tôi nằm trong quỉ đạo quay cuồng của vận nước, đành phải chấp nhận thua cuộc và tan hàng, mỗi đứa một nơi để đi ti`m tự do. Trong sự ti`nh cờ tôi lại có dịp gặp lại bạn tôi trên xứ người. Thật là một nổi vui mừng và may mắn. Đúng là quả đất tro`n, tất cả đều đồng qui tại một điểm.
Trở lại thời thơ ấu đi học nơi trường đình, tôi có ba khuyết điểm là nhát đo`n, nhát gái, và ưa nghịch ngầm. Tôi co`n nhớ khoảng năm 1955 tôi vào lớp năm, vi` ba tôi làm giấy khai sanh cho tôi trể nên tôi vào lớp chậm hơn ba tháng. Tôi nghỉ rằng có lẽ mình sẽ là thằng lớn nhất trong lớp, nhưng không ngờ lại có những người bạn lớn hơn tôi đến 5, 6 tuổi. Lớp tôi học là lớp đồng ấu do thầy giáo Lắm phụ trách. Thầy có tật nơi chân. Thầy rất nghiêm và dữ. Buổi đầu tiên nhập học, tôi thấy rét ngay liền, khi thấy một hàng các bạn cùng lứa với tôi đang quỳ dưới bảng viết, và đang xoè tay ra cho thầy dùng thước bảng nạp vào. Lúc đó thâm tâm tôi suy nghỉ: "Không khá nổi, một là ta phải cố gắng học hành, hai là ta nói với cha mẹ xin học trường khác." Nhưng giải pháp xin học trường khác không bao giờ xảy ra được, vi` cả vùng Dầu Tiếng, chỉ có trường này mà thôi. Nếu không học thi` ở nhà. Vi` thế tôi phải chấp nhận giải pháp cố gắng học hành để khỏi bị ăn đòn của thầy giáo Lắm.
Rồi buổi ban đầu cũng qua đi, tôi làm thân với số bạn bè mới cũng như cố gắng học hành để khỏi bị phạt. Nhờ tập dợt nhiều ở nhà nên chữ viết tôi rất đẹp. . . Lúc sau thầy thương tôi, thường kêu lên bảng đọc bài và viết bài lên bảng. Khi được thầy thương mến tôi đâm ra nghịch ngợm. Tôi co`n nhớ một buổi sáng cuối năm học, nghĩa là tôi sắp lên lớp tư, tôi lén vào lớp học thật sớm, trong trạng thái hồi hộp và run run, tôi dùng tay trái viết lên bảng, vi` biết rằng nếu viết bằng tay phải, thầy sẽ nhận ra tuồng chữ của tôi, với y'- định sẽ viết: "Thầy Giáo Quẹo" Xui cho tôi, vi` run quá, tôi quên không biết đánh vần chữ "Quẹo" thành ra tôi chỉ viết được hai chữ "Thầy Giáo." Xoay sở không biết làm sao thuận tay phải, tôi vẽ nguệch ngoạc một người cẳng thấp, cẳng cao, trong đó cẳng phải cong cong giống như chân của Thầy. Tôi thản nhiên bước ra cửa lớp và đến hàng thức ăn, ngồi ăn sáng một cách khuây khoả, coi như bi`nh thường, như mọi ngày. Sau ba hồi trống trường, tôi lặng lẽ bước vào lớp học. Thật là cảnh tượng một lớp học ngột ngạt, yên lặng như tờ. Các bạn tôi, người nào cũng gục mặt dưới bàn, tôi cũng trong hoàn cảnh đó. Thầy hỏi: "Em nào viết lên bảng những chữ và hi`nh này? Đứng lên nhận lỗi." Bạn nào cũng yên lặng, không ai đứng lên nhận lỗi cả. Thầy nói: "Cha, tụi bây ngon quá hen." Nhi`n lên bảng một lát, Thầy gọi ngay Go`n, bạn tôi, lên bảng quỳ gối trước. Có lẽ vi` nét chữ tay trái của tôi giống nét chữ của Go`n. Hơn nữa Go`n là thằng bạn chịu đo`n và li` nhất lớp. Thế là Thầy đập vào tay và mông Go`n khoảng 20 cái thước bảng. Go`n không khóc, không phân trần, thật là oan và tội nghiệp cho bạn tôi. Viết ra đây sau 48 năm trôi qua, tôi không biết Thầy và bạn ở phương trời nào, "cho em có lời tạ lỗi cùng Thầy và bạn."
Những năm tiểu học, cuộc sống êm đềm như do`ng nước trôi. Tôi cố gắng học hành để khỏi phụ lo`ng cha mẹ và cũng một phần tôi sợ cây thước bảng của các thầy đáp lên tay. Sợ nhất là thầy Hoà, nhưng may mắn là tôi không bị đo`n của thầy trong suốt niên học. Dễ thương nhất là cô Mai, thầy Chưởng, thầy Cơ mà tôi luôn luôn có một cảm ti`nh và kính mến riêng biệt.
Vào những dịp Tết Trung Thu, trường hay tổ chức cộ đèn và chấm điểm cho những đèn học sinh nào lớn và đẹp nhất trong đêm đó. Bọn chúng tôi, Cường, Minh, Tâm, Bôn, Nhân chia phe ra đứng rãi rác phía sau của đoàn rước đèn, lợi dụng tranh tối tranh sáng, dùng những viên sỏi, chọi vào những ngọn đèn to và đẹp nhất đêm đó, làm cho đèn của họ bị rách nát. Cũng may mà không có ai bị thương cả. Thật là một tro` chơi vô y' thức và nguy hiểm của chúng tôi thời bấy giờ.
Những khoảng thời gian tôi lên lớp nhi`, lớp nhất, và trung học cấp một, tôi lại có dịp học chung với những bạn gái. Tính ti`nh tôi rất rụt rè và nhút nhát, mỗi lần có dịp các bạn gái hỏi bài vở, tôi thường bị các bạn trai trêu chọc vi` tôi chết nhát. Chưa nói được gi`, khuôn mặt tôi đã đỏ gay như gấc. Tôi muốn nhắc tới những người bạn xưa cùng lớp với tôi ngày đó như Ngọc, Nữ, Kim Hoàng, Hanh, Thu, Ánh, Bích Loan,... và v.v.... nếu các bạn đọc nơi trang này, xin các bạn thứ lỗi cho, cũng vi` tính nhút nhát mà tôi gần như trở thành kém thân thiện với các bạn.
Ôi những kỹ niệm vui đẹp nơi quê nhà, biết bao giờ tôi ti`m lại được! Có chăng chỉ là qua những giấc mơ. Cách đây không lâu, tôi có dịp đọc một đoạn kinh Bát Nhã của nhà Phật. Tôi nhận thấy và ti`m ra cả một triết ly' thâm sâu và chí ly', trong đó chỉ có tám chữ bao gồm tất cả sự hiện hữu, "có" và vô thường, "không", đó là: "Sắc tức thị không, không tức thị sắc." Quả thật có những cái gi` hàng ngày trước mặt ta, nhưng không bao giờ ta ti`m và thấy được. Ngược lại có những sự kiện đã trôi qua, ta lại trông thấy một cách rỏ ràng như trước mắt ta.
Giờ đây gần nữa thế kỹ trôi qua, bao nhiêu vật đổi sao dời, lo`ng tôi lúc nào cũng hướng về quê hương yêu dấu. Vi` quê hương mỗi người chỉ có một, như là chỉ có một mẹ mà thôi. Tôi muốn mượn mấy vần thơ của thi sĩ Đổ Trung Quân trong tựa đề "Bài Học Đầu Cho Con" để gởi đến Thầy, Cô, bạn hữu và đồng hương.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như chỉ là một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Quê hương là gi` hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gi` hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rượt bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đo` nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vo`ng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Duy Nhất
No comments:
Post a Comment