Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt HỒ CẦM một chương.
(câu 31, 32. Tài nghệ của Kiều)
"Quá quan ngày khúc CHIÊU QUÂN
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư giạ"
(Câu 379, 340. Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe).
HỒ CẦM và CHIÊU QUÂN: cây đàn Tì bà và nàng Chiêu Quân. Sở dĩ cây đàn Tì bà được gọi là Hồ Cầm là vì khi nàng Chiêu Quân khi bị cống sang Phiên Quốc (Rợ Hồ) thường dùng cây đàn ấy để giải sầụ
Chiêu Quân tên thật là Vương Tường, người Nam quận đời Hán Nguyên Đế. Mười bảy tuổi đã nổi tiếng nhan sắc nết na; được tuyển vào cung vuạ
Thời bấy giờ số cung nhân quá nhiều, Hán Nguyên Đế không làm sao "dùng" hết và cũng chẳng biết phải chọn ai, bỏ aị Nhà vua bèn sai bọn hoạ nhân của Mao Diên Thọ vẽ hình các cung nhân, để khi nào nhà vua thấy thích nàng nào thì cho đòi nàng ấy và mà "ngự hạnh". Vì vậy, đám cung nhân đua nhau đút lót tiền bạc cho bọn Mao Diên Thọ để được bọn hoạ nhân tô chuốc cho đẹp thêm, hầu được giáp mặt đấng quân vương. Riêng nàng Vương Tường cậy vào nhan sắc hơn người nên không thèm xu phụ, đút lót bọn hoạ nhân. Vì thế bọn hoạ nhân vẻ ảnh nàng xấu đi nên nàng không được nhà vua chiếu cố đến.
Nhân dịp chúa Thiền Vu nướng Hung Ngô vào chầu Nguyên đế, tỏ ý muốn xin một người con gái Trung nguyên làm vợ và được nhà vua bằng lòng ban chọ Vua ra lệnh trong đám cung nhân của ngài ai muốn sang Hung Nô làm vợ Thiền Vu thì ngài cho đị
Vương Chiêu Quân tiến cung đã mấy năm nhưng chưa hề một lần được hưởng ơn mưa móc nên có lòng hờn oán nhà vua, tìn nguyện sang Hồ.
Lúc sắp lên đường, Nguyên đế cho mở tiệc lớn ở sân triều đình, đòi Chiêu Quân đến cho Thiền Vu nhận mặt. Chiêu Quân trang điểm lộng lẫy và xuất hiện. Dung nhan của nàng đã làm cho cả triều thần của Nguyên đế choáng ngợp. Cả Hán Nguyên Đế, bây giờ mới biết được dung nhan thật của chiêu Quân thì cảm thấy tâm hồn ngất ngây, tiếc nuối vô cùng. Nhưng đã lỡ hứa với Thiền Vu rồi nên nhà vua phải giữ uy tín, bấm bụng để cho Chiêu Quân ra đị Hơn nữa, lúc ấy rợ Hung Nô đang ở thế mạnh, Hán Nguyên Đế cũng hơi ớn, không muốn có cuộc ca qua xảy ra giữa hai nước.
Sau cuộc trình diện ở sân triều, Chiêu Quân thay xiêm y bằng nhung phục, ôm đàn tỳ bà cỡi ngựa theo Thiền Vu về đất Hung Nộ Ra khỏi cửa ải, Chiêu Quân gửi về Hán Nguyên Đế một bức thư, lời lẽ như sau:
"Thần thiếp trước kia được tuyển vào dịch đình, những tưởng tấm thân bồ liễu này được nương bóng nhật nguyệt, thì dù có chết cũng còn được thơm lâỵ Chẳng ngờvì thất ý với bọn hoạ nhân, đến nỗi phải nổi trôi ra miền tuyệt vực, thật là một sự oan uổng vô cùng. Nếu như phải bỏ tấm thân hèn này mà đền đáp một chút ơn của đấng quân vương thì thần thiếp cũng không quản ngạị Chỉ tiếc cho công việc truất trắc, nhà vua lại giao cho bọn thợ hèn, để nay thần thiếp phải ngoảnh mặt về phía Nam, trông bóng cửa ải nhà Hán mà không sao khuây được nỗi đớn đaụ Nay ở nhà thần thiếp còn cha và em, cúi xin bệ hạ rũ chút lòng thương chiếu cố ..."
Hán Nguyên Đế xem thư càng thương tiếc Chiêu Quân, rồi đâu ra tức giận bọn Mao Diên Thọ nên hạ lệnh giết chết hết bọn ấỵ
Sống trên đất Hồ, Vương Chiêu Quân còn làm một bài thơ như sau:
"Lá vàng điếm bóng lá xanh
Con chim trên núi đậu cành cây dâu
Chim nuôi lông cánh từ lâu,
Hình dung ngày một thêm màu tươi xanh
Một phen vượt lối mây xanh
Phòng sâu, cung thẳm nép mình ở trong
Tấm thân đã hết vẫy vùng
Ăn ngon khôn chuộc nỗi lòng đau thương.
Biết sao, đi lại trái thường
Chiếc thân con én, đất mường xa baỵ
Ngọn núi cao, nước đong đầy
Mẹ cha có thấu lòng này cho chăng?
Đường xa xa tít muôn trùng
Lòng thơ siết nỗi bâng khuâng ngậm ngùi..."
Vương Chiêu Quân ăn ở với Thiền Vu sinh được một đứa con trai, đặt tên là Thế Vị Khi Thiền Vu chết, Thế Vị nối ngôi cha làm vua Hung Nộ
Theo tục lệ của Hung Nô, cha chết thì con trai phải lấy mẹ làm vợ Chiêu Quân là người Hán tộc làm sao chấp nhận được sự loạn luân ấỵ Nàng hỏi con:
- Mày muốn làm người Hán hay làm người Hung Nô ?
Thế Vị đáp rằng muốn làm người Hồ nên Chiêu Quân uống thuốc độc tự tận. Trên dãy đất Hung Nô mênh mông, tất cả cỏ luôn luôn có màu vàng úa; chỉ riêng cỏ trên nắm mồ Vương Chiêu Quân lúc nào cũng một màu xanh. Truyền thuyết dân gian bảo rằng đó có lẽ do tấm lòng phẫn uất của nàng mà ra...
No comments:
Post a Comment