"Vâng lời khuyên giải thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đã dàu MẠCH TƯƠNG".
(Câu 237, 238. Kiều sau giấc mơ thấy Đạm Tiên)
"MÀNH TƯƠNG phơn phớt gió đàn
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình."
(Câu 255, 256. Kim Trọng tương tư Kiều)
"SÔNG TƯƠNG một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kiạ"
(Câu 365, 366. Tâm trạng Kim, Kiều)
MẠCH TƯƠNG để chỉ nước mắt của người đàn bà. Sách Tương Xuyên chép rằng:
Vua Thuấn đi tuần thú phưo8Ng Nam, bằng hà ở đất Thương Ngộ Hai bà vợ của nhà vua là Nga Hoàng và Nữ Anh (hai chị em ruột ) thương tiếc chồng đến sông Tiêu Tương than khóc thảm thiết. Nước mắt của hai bà rơi vào bụi trúc bên bờ sông khiến tất cả những cây trúc đều nổi vân lên rất đẹp. Từ đó về sau, tất cả trúc trên bờ sông Tiêu Tương đề có vân.
Tiêu Tương là chổ sông Tiêu và sông Tương hiệp lại trong tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Sông TươNg phát nguyên từ Dương Hải thuộc tỉnh Quảng Tây, chảy đến tỉnh Hồ Nam, qua huyện Trường Sa vào Động Đình hồ.
Tiêu Tương là một danh thắng của Trung Quốc. Hoạ sĩ Tống Địch có vẽ tám bức tranh tả cảnh Tiêu Tương là:
1. Bình sa lạc nhạn (Đàn nhạn đáp xuống bãi cát)
2. Sơn thị bình lam (Chợ chiều dưới chân núi)
3. Viễn phố qui phàm (Thuyền ở xa trương buồm về)
4. Ngư thôn tịch chiếu (Bóng chiều ở xóm chài)
5. Yên tự văn chung (Nghe tiếng chuông chùa trên núi)
6. Động đình thu nguyệt (Trăng thu trên hồ Động Đình)
7. Giang thiên một tuyết (Tuyết rơi trên bờ sông về chiều)
8. Tiêu Tương dạ vũ (Mưa đêm trên sông Tiêu Tương)
Về tích hai bà vợ của vua Thuấn khóc chồng, người đời sau có lập đền thờ hai bà ở Đông Tương. Và nàng Lý Thục làm bài "Ban trúc oán" như sau:
"Vua Thuấn băng, hai phi dõi lối
Xuân phương Nam đến tận Tương Sơn.
Lệ thương tưới trúc trên cồn,
Sông Tương đốm trúc vẫn còn đến naỵ
Miếu Cữu Nghé, sớm mây thăm thẳm,
Non Thương Ngô, ác lặn trời chiềụ
Sông cồn chứa hận còn nhiều,
Dòng còn cuộn cháy thưở nào hết đây"?
MÀNH TƯƠNG: Tấm mành che cửa làm bằng trúc có vân ở bờ sông Tiêu Tương. Vì nước mắt của hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh làm cho trúc trên bờ sông Tiêu Tương nổi đốm nên những người thợ làm mành cửa ở vùng Hồ Nam thường đến sông mua loại trúc có vân ấy để làm thành mành.
Bởi tích M.ach Tương bi thiết như trên, nên Mành Tương là tấm màn che ngụ ý chỉ sự cách trở yêu thương của trai gáị
SÔNG TƯƠNG (Tương Giang): một con sông xuất phát từ huyện Ninh Lăng tỉnh Hồ Nam.
Tích Sông Tương dùng để chỉ sự chia cắt tình yêu của đôi trai gáị Ngoài điển tích hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh khóc chồng là vua Thuấn trên bờ sông Tương, nước mắt làm cho các bụi trúc nổi vân, thì sông Tương còn có một truyện tích như sau:
Đời nhà Chu thời Ngũ Quý, nàng Lương Ý Nương là con gái Lương Tiêu Hồ thường đi lại giao thiệp với Lý Sinh, người anh bà con cô cậu với nàng. Hai người có sự liên hệ khắng khít nên yêu nhaụ Tình yêu của họ ngày càng thắm thiết tưởng như không thể nào rời ra đưỢc.
Vào tiết trung thu năm nọ, hai người cùng đi chơi thưởng trăng thu rồi tư thông với nhaụ Việc bị bại lộ, Lương Tiêu Hồ cả giận đuổi Lý Sinh về nhà chàng, cắt đứt mối tình bất chính với nàng Lương Ý Nương. Nhà của Lý Sinh ở tận trên phía Bắc sông Tương, còn gia đình nàng Lương Ý Nương thì ở dưới phía Nam sông Tương. Từ đó hai người cách xa nhau luôn cả ba năm dàị Cả hai cùng ôm mối khổ đau của nỗi tuyệt tình trong lòng.
Vì quá thương nhớ người yêu, cứ mỗi chiều chiều nàng Lương Ý Nương thường ra bờ sông Tương nhìn dòng nước chảy mà thổn thức ngậm ngùi... Nàng Lương khóc than thương nhớ người yêu, rồi dùng hai bàn tay bụm nước sông Tương mà uống. VÀ nàng tưởng tượng rằng ở trên mạn bắc đầu sông Tương, người yêu của nàng là Lý Sinh cũng cùng tâm trạng với ngàng, cũng ra bờ sông để thương nhớ nàng và uống nước sông Tương như nàng vậỵ
Nỗi đau khổ cực cùng của mốiu tuyệt tình đã khiến nàng Lương Ý Nương làm nên một bài thơ bất hủ như sau:
"Nhân đạo TươNg giang thâm
Vị để Tương giang bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn.
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy"
(Người bảo sông Tương sâu
Chưa bằng lòng mong nhớ
Sông sâu còn có đáy
Lòng nhớ lại không bờ
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà không thấy
Cùng uống nước sông Tương).
=======
Một điển tích thứ hai về Tương giang diễn tả mối tuyệt tình của nàng kỹ nữ Vương Ấu Ngọc cũng rất thương tâm. Chuyện như sau:
Thành Hoành Dương treT^n bờ Tương giang là một thành phố thương mãi nổi tiếng thời nhà Đường. Nơi đây có rất nhiều kỹ viện. Trong số những kỹ nữ thời danh hồi ấy, Vương Ấu Ngọc là một kỹ nữ trội nhất của vùng Tưo8Ng giang. Nàng Vương chẳng những trội về nhan sắc, lại có tài đàn hát rất giỏi và có nhiều tiền của . Nhiều đạt quan quý nhân, nhiều khách phong lưu văn mặc từ kinh đô Tràng An đổ xô về Hoanh Dương của vùng Tương giang đê/ tìm cuộc vui với kỹ nữ Vư*ng Ấu Ngọc. Nhưng không phải ai tìm đến nàng Vương cũng tiếp, mặc dù nàng chỉ là một kỹ nữ. Nhiều người đã khuyên nàng, với tài sắc như thế, nàng nên về kinh đô Tràng An để dễ bề tiến thân hơn; nhu(*ng nàng Vương không cho những lời khuyên ấy là phải! Trong thâm tâm, Vương Ấu Ngọc đâu có muốn mình luôn là một đóa hoa trong chốn phong trần, mà nàng chỉ mong kiếm được một tấm chồng xứng đáng đê/ tạo lập hạnh phúc gia đình; hiềm gì chưa gặp được bạn tri kỷ tri âm...
Một chiều kia, có một khách hào hoa phiều lãng tên Liễu Phú từ Lạc Dương tới và đã gặp kỹ nữ Vương Ấu Ngọc. Chỉ qua một đêm thờ va rượu, Liễ và Vương đâu quyến luyề'n nhau và không còn muốn rời xa nhau nữạ Vương Ấu Ngọc đề nghị tự nguyện làm vợ Liễu Phú, nhưng Liễu lặng thinh không đáp.
Sáng hôm sau hai người chia taỵ Liễu Phú thay vì xuôi thuyền đi Lĩnh Nam như ý định trước kia thì bây giờ không đi nữạ Chàng ở lại Hoành DươNg và neo thuyên trên một khúc Tương giang vắng vẻ, nhưng cũng không trở lại kỹ viện để gặp nàng Vương. Lý do là Liễu đã cạn tiền.
Mấy hôm sau, Vương Ấu Ngọc được tin Liễu Phú vẫn còn ở lại HOành Dương nên nàng tức tốc đi tìm. Rồi nàng cũng gặp được chàng trên một khúc sông Tương vắng vẻ. Hai người ôm nhau mừng mừng tủi tủi .... Cùng ngồi trên thuyên thả trôi chầm chậm trên dòng Tương giang, Liễu Phú giải thích lý do chàng nín lặng khi nghe Vương đề nghị cuộc sống lứa đôị Liễu Phúc không ngần ngại thố lộ chuyện đời tư của mình cho người yêu nghẹ Thì ra trước đây vì một chuyện bất bình, Liễu Phú can tội sát nhân có một người đàng bà chứng kiến. Người đàn bà ấy buộc Liễu phải lấy bà ta làm vợ nếu không thì bà ta sẽ đi tố cáo Liễụ Vì không muốn vương vào vòng tù tội nên Liễu PHú đành chấp nhận lấy người đàn bà ấy làm vợ, sống chung với nhau ở Trường Sa; nhưng chẳng có hạnh phúc gì cả.
Nghe xong chuyện của người yêu, Vương Ấu Ngoc. bằng lòng bỏ ra hai trăm vạn tiền cho Liễu Phú giải quyết dứt khoát với người đàn bà ấy để chung sống với nàng. Để có được số tiền đó Vương Ấu Ngọc phải bán hết tư trang của nàng cộng với số tiền nàng dành dụm bấy lâụ
Liễu Phú trở về Trường Sa dứt khoát với vợ rồi quay lại Hoành Dương chung sống với Vương Ấu Ngọc. Bấy giờ tiền bạc của cải đã hết sạch, Vương Ấu Ngọc đành phải lưu lại kỹ viện để tiếp khách. Tuy nhiên, cuộc sống của Vương và Liễu rất hạnh phúc. Vương định rằng vài bốn năm sau, khi đã dành dụm đưo8.c một số vốn kha khá thì nàng sẽ giã từ kỹ viện đễ cùng Liễu Phú xây dựng một cuộc sống vợ chồng bình thường như bao nhiêu cặp vợ chồng bình thường khác trên đờị
Hai người hư*?ng hạnh phúc với nhau chưa đư*.c bao lâu thì Liễu Phú nhận được tin cha chàng qua đờị Vậy là Liễu phải về Lạc Dương để cư tang chạ Lúc chia tay nhau, Vương Âu Ngọc nói:
- Thiếp sẽ chờ chàng, dù thời gian bao lâu thiếp cũng vẫn chờ.
Sau đó Vương Ấu Ngọc cũng dành dụm được một số ít của cải, nàng mạnh dạn rời bỏ kỸ viện, mướn một căn nhà nhỏ ở ngoại vì thành Hoành Dương sống âm thầm chờ đợi Liễu Phú, với nghề may thuê vá mướn.
Liễu Phú đi đã nửa năm mà chẳng có một tin tức gì cho Vương Ấu Ngọc khiến nàng sầu khổ vô cùng. Bạn be của Vương cho rằng Liễu Phú là kẻ bạc tình, khuyên Vương nên trở lại kỹ viện thi thố tài năng. Vương Ấu Ngọc không nghe và nhất định bênh vực người yêu, cho rằng Liễu Phú không phải là một kẻ bạc tình bội nghĩạ
Rồi một năm trôi qua, Liễu Phú vẫn bặt vô âm tín. Bấy giờ Vương Ấu Ngọc cắt một lọn tóc bỏ vào phong thư thuê người về La,.c Dương tìm Liễu Phú. Niều ưu uất của sự tương tư đã làm cho Vương Ấu Ngọc bắt đầu tiều tụy, võ vàng...
Về phần học Liễu, quả thật chàng không phải là kẻ bạc tình. Khi từ giả Vương Ấu Ngọc về tới Lạc Dương thì Liễu bị bắt hạ ngục, vì sự tố cáo của người đàn bà mà chàng dứt khoát trước kiạ Thế là từ đó chàng bị cắt đứt hoàn toàn với bên ngoài thì làm sao liên lạc với Vương Ấu Ngọc được ?
Người được Vương Ấu Ngoc. thuê đi tìm Liễu Phú cũng chẳng biết tung tích của chàng ở đâu nên đành về không. Vương Ấu Ngọc quá đau khổ nên một ngày kia nàng ngã bê.nh. Tiền bạc ngày một vơi đi mà bệnh tình thì trầm trọng thêm chớ không thuyên giảm
Chuyện tình khổ đau của VươNg Ấu Ngọc được lan truyền khắp vùng Tương giang. Nhiều tay phú thương vốn si mê nàng từ lâu, nay nhờ mai mối đến xin kết hôn với nàng nhưng tất cả đều bị Vương từ chốị Nàng nhất định giữ lòng chung thủy với Liễu Phú. Tiền bạc cạn sạch, Vương đành ôm đàn ra đứng ở đầu chợ đàn hát kiếm ăn độ nhật.
Giữa lúc ấy thì có một thương nhân từ Lạc Dương tới, tìm Vương Ấu Ngọc và trao cho nàng một bài từ của Liễu Phú gởi cho nàng. Bài từ rằng:
"Nhân gian tối khổ, tối khổ thị phân ly
Quân đi ngã, ngã ái quân, thanh tháo nga đầu nhân độc lập
Hoa thuyền đông khứ lỗ thanh trì
Sở thiên đê, hồi vọng xứ lưỡng y y
Hậu hội dã tri câu hữu nguyện, vị tri hà nhật thị giai kỳ, tâm hạ sự loạn như ti,
Hảo thiên lương dạ hoàn hư hoá, cô phụ ngã, lưỡng tâm tri nguyện quân gia, ai trường tại nhất song phị"
(Điều khổ nhất nhân gian là cánh phân ly
Tôi yêu em, em yêu tôi, ngọn cỏ xanh mướt đầu sông, một mình đứng ngóng trông con thuyền lặng lẽ xuôi về đông, tiếng bơi chèo chầm chậm.
Trời nước Sở nặng u buồn, người đứng vọng phía xa lòng cô tịch,
Ngày nào gặp nhau chúng ta sẽ hiểu, nhưng bao giờ chúng ta mới được hội ngộ, tâm sự rối như tơ,
Hôm nay đêm mai trôi mãi, dù em có phụ tôi thì tâm hồn tôi vẫn nguyện được cùng em như chim liền cánh).
Biết người yêu vẫn còn tưởng nhớ đến mình, Vương Ấu Ngọc lấy làm sung sướng lắm và nàng đã học thuộc bài từ của chàng. Nàng hy vọng một ngày nào đó sẽ được tái ngộ người yêụ Hàng ngày Vương Ấu Ngọc vẫn ôm đàn ra chợ hát ca với niềm phấn khởi trong tâm hồn, mặc dù bệnh tình của nàng không hề thuyên giảm. Nàng hát bài từ của Liễu Phú khiến ai nghe cũng mũi lòng khó cầm được nước mắt.
Nửa tháng sau ngày nhận được tin tức người yêu, Vương Ấu Ngọc trút hơi thở cuối cùng vì bịnh tình đã quá trầm tro.ng. Trong cây đàn của người kỹ nữ tài sắc ấy, người ta tìm thấy bài từ ai oán của người yêu nàng...
Tin Vương Ấu Ngọc từ trần khiến cả htành Hoành Dương xônn xaọ Từ bạn bè cho đến những kẻ ái mộ nàng lâu nay, không ai là không tỏ lòng thương tiếc. Người ta chun g tiền xây cho nàng một ngôi mộ tuyệt đẹp, dựng một tấm bia đơn giản: "Liễu thị phu nhân chi mộ".
Nguồn:http://www.vietcyber.com/
No comments:
Post a Comment