Ôm cây đợi thỏ
Vào một ngày hơn hai ngàn năm trước, có một người nông phu nước Tống, lúc đang nhổ cỏ bên bờ ruộng, bỗng thấy một con thỏ vụt chạy qua rất nhanh và đâm đầu phải một gốc cây lớn.
Người nông phu thấy thế bèn lại xem, thì thấy con thỏ đáng thương kia đã chết, bác liền nhặt nó lên và đem vào chợ bán, thoáng chốc, bác đã bán được con thỏ. Trên đường về nhà, bác cầm túi tiền vừa đi vừa nghĩ: “Làm ruộng vất vả quá, chi bằng ngồi bên gốc cây đợi nhặt thỏ, không phải làm lụng gì cả, thật khỏe biết mấy! Nếu ngày nào mình cũng nhặt được một con đem bán thì sẽ kiếm được nhiều tiền hơn làm ruộng”. Nghĩ thế bác liền quyết định không trông nôm thửa ruộng nữa, ngày ngày ngồi bên gốc cây đợi thỏ. Ngày đầu không thấy thỏ đến, bác nghĩ hôm sau nhất định nó sẽ đến. Cứ thế, bác ngồi đợi từ ngày này qua ngày khác, đợi mãi…đợi mãi… nhưng cuối cùng chẳng thấy thỏ đâu. Ruộng lúa của bác vì không có người chăm sóc nên đều chết rụi cả, cuộc sống vì thế ngày càng trở nên khốn khó hơn.
Câu thành ngữ “Ôm cây đợi thỏ” ví cho người chỉ biết căn cứ vào kinh nghiệm hữu hạn của mình trong quá khứ mà không chịu thay đổi cải tiến, hoặc ví cho người tối ngày chỉ mơ tưởng ảo huyền mà không lo làm việc thì tìm đâu ra thành quả như ý.
Ý nghĩa:
Muốn có công việc tốt thì tự mình phải đi tìm, nếu cứ ngồi ở nhà chờ đợi thì làm sao có được công việc như ý
No comments:
Post a Comment