Thursday, November 28, 2019
Truyện ngắn - Bí quyết kiếm thuật
Bí quyết kiếm thuật
Có một anh học trò đến gặp Takahara Bokuden, kiếm khách nổi tiếng dưới thời Mạc phủ Ashikaga. để học đánh kiếm. Takahara lúc đó đã về hưu và đang sống trong núi, đồng ý cho anh theo học. Người học trò giúp ông kiếm củi, gánh nước từ con suối gần bên, bửa củi, đốt lò, nấu cơm và quét nhà quét vườn, nói chung là lo việc nhà cửa cho ông. Không hề có một buổi dạy thực sự nào về kỹ năng sử dụng kiếm cả. Sau một thời gian, anh học trò tỏ ra không hài lòng vì anh đến đây không phải là làm đầy tớ cho ông thày già mà là để học kiếm thuật. Do đó, một hôm anh đến cạnh thày và xin ông dạy cho. Takahara đồng ý.
Kết quả là anh học trò từ đó không làm được việc gì mà cảm thấy an toàn. Sáng sớm khi anh bắt đầu nấu cơm, Takahara đã có thể hiện ra và đập cho anh một gậy từ sau lưng. Giữa lúc anh đang quét nhà, anh cũng có thể bị ăn đòn kiểu đó bất cứ ở đâu và không biết từ hướng nào. Anh không còn được bình an trong tâm hồn. Anh lúc nào cũng ở trong trạng thái phòng thủ. Phải mất một vài năm như thế trước khi anh đủ sức tránh né được ngón đòn cho dù nó đến từ đâu. Tuy vậy, Takahara vẫn chưa lấy làm bằng lòng về trình độ của anh.
Một hôm khi thấy Takahara đang xào rau ăn cơm trên một cái lò. Anh học trò thấy thế và không bỏ qua cơ hội tốt. Cầm lấy một cây gậy lớn, anh phang xuống đầu Takahara lúc đó đang cúi mặt xuống chảo xào nấu. Thế nhưng cây gậy của anh đã bị thày chặn lại bằng cái nắp vung. Điều này đã làm anh tìm ra được bí quyết của kiếm thuật được Takahara giữ kín và hoàn toàn xa lạ với anh cho đến hôm ấy. Đó là lần đầu tiên anh cảm thấy biết ơn tấm lòng quí hóa vô vàn của Takahara.
Bí quyết tuyệt luân của kiếm đạo nằm ở chỗ kiến tạo nên một khung sườn hay một cấu trúc trong tâm hồn giúp cho chúng ta lúc nào cũng sẵn sàng đối phó nhanh chóng với những đột biến đến từ bên ngoài. Trong khi kỹ năng đóng một vai trò rất lớn, nó vẫn chỉ là một cái gì giả tạo, tập đắc được là nhờ có ý thức và biết tính toán.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Tiếc Thay một tách trà
Vào khoảng thời Ngũ Đại của Trung Quốc, khi Thiền Sư Chương còn đang theo tu tập với Hòa Thượng Đầu Tử, ông là người chuyên đốn cây làm củi. Một hôm, sau khi làm củi xong, Hòa Thượng Đầu Tử bèn thường cho ông uống một tách trà. Hòa Thượng vừa rót trà vừa bảo rằng:
- Sum la vạn tượng thảy điều ở nơi đây. Đây là trà quan trọng. Nếu ngươi uống với vô ý thức thì không biết có chuyện gì rắc rối xảy ra đây.
Tuy nhiên, Thiền Sỹ Chương muốn khoa trương chút nội lực của mình, nên trong khi Thầy mình nói chưa xong thì ông đã đưa tách trà ra mà thổ lộ Thiền cơ rằng:
- Sum la vạn tượng ở nơi nào đây?
Lúc ấy, Hòa Thượng Đầu Tử điềm tĩnh nói rằng:
- Thế thì nhà ngươi vẫn thật sự chưa có mặt trong đây.
Truyện cười trong ngày
Nguồn Gốc Khác Nhau
Trong lớp giáo lý, thầy giảng bài:
- "Tổ tông loài người là ông Ađam và bà Evà..."
Tèo đứng lên trả lời: "Thưa thầy, nhưng Bố em bảo con khỉ mới là tổ tiên của ta."
Cả lớp ồn ào, bàn cãi. Ông thầy bèn đập tay lên bảng thật lớn yêu cầu giữ trật tự và nói:
- "Em tèo, rất tiếc, lúc này chúng ta không bàn về gia đình của em!!!"
Trong lớp giáo lý, thầy giảng bài:
- "Tổ tông loài người là ông Ađam và bà Evà..."
Tèo đứng lên trả lời: "Thưa thầy, nhưng Bố em bảo con khỉ mới là tổ tiên của ta."
Cả lớp ồn ào, bàn cãi. Ông thầy bèn đập tay lên bảng thật lớn yêu cầu giữ trật tự và nói:
- "Em tèo, rất tiếc, lúc này chúng ta không bàn về gia đình của em!!!"
Wednesday, November 27, 2019
Truyện ngắn - Số phận con người phải chăng đã được định sẵn từ trước
SỐ PHẬN CON NGƯỜI PHẢI CHĂNG ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH SẴN TỪ TRƯỚC?
Có thể nhìn ra, có thể chứng kiến sự việc trước sau 80 năm, có hai người khác nhau đều nhờ một cuốn sách mà đăng khoa bảng, tuổi thọ và lộc vận đều có thể nhìn ra, như vậy số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?
***
Ngãi Dĩnh là trạng nguyên khoa Tân Mão của triều đại Hậu Đường năm Trường Hưng thứ hai (931).
Tương truyền trước khi ông vào kinh ứng thi tiến sĩ, có lần, ở một lữ quán ông gặp một người có bộ dạng thôn học cứu (ý nói người có dáng vẻ học cứu đó ở nông thôn), hèn mọn ti tiện, vô cùng quê mùa. Người này chủ động nói với Ngãi Dĩnh: "Xem ra lang quân hẳn là đi thi, lần này nhất định có thể đỗ đạt."
Ngãi Dĩnh tuy xem thường người này, nhưng người ta có lời tốt, không thể không để ý, đành phải tiếp lời, nói: "Tôi xuất thân nghèo hèn, nhà tại Vận Châu (Huyện Tây Bắc Đông Bình Kinh Sơn Đông Đông), chỗ đó không thầy tốt bạn hiền, lại ít điển tịch (sách cổ), học sinh nay tài sơ học thiển, chẳng qua là đi xem trường thi mà thôi, đâu có dám mộng thi đỗ chứ?"
Người kia lại nói: "Tôi có một quyển sách muốn tặng cho lang quân, giúp lang quân lấy công danh. Xin chờ đợi ở đây, sáng sớm ngày mai sẽ tới dâng tặng." Ngãi Dĩnh bán tín bán nghi ở lại chờ.
Ngày hôm sau, người nọ quả nhiên cầm sách đến. Ngãi Dĩnh nhận lấy xem, là "Tả Truyền" quyển thứ mười, trong tâm vẫn nghi hoặc như trước. Người nọ nói với Ngãi Dĩnh: "Quyển sách này không chỉ có thể giúp lang quân lấy phú quý, qua tám mươi năm sau, cũng lại có người nhờ cuốn sách này mà trèo lên bảng vàng, nhưng tuổi thọ và lộc vận của người đó đều không bằng lang quân. Lang quân hãy nhớ kỹ lời tôi nói."
Ngãi Dĩnh hơi có chút sửng sốt. Nghĩ thầm: Thà tin là có, không thể tin là không. Vì vậy, nghiêm túc cất giữ cuốn sách mà người kia tặng, sau khi vào kinh, cũng thường xuyên lấy cuốn sách đó ra đọc.
Năm này là Thái Thượng Khanh Lý Ngu Cư tiến cử, khảo thí chính là "Chú đỉnh tượng vật phú" (Đúc đỉnh tượng vật), thật đúng là, những gì cần viết đều ở trong cuốn sách kia, cho nên Ngãi Dĩnh hành văn vô cùng thuận tay, xuất bút lên là thành. Lý Ngu rất yêu thích bài thi của ông, liền quyết định cho ông làm trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói đã bước đầu ứng nghiệm.
81 năm sau, khoảng giữa triều đại nhà Tống năm Tường Phù thứ 5 (1012) khoa thi đình (kỳ thi cuối cùng ở cung điện do nhà vua chủ trì), cũng khảo thi chủ đề này, Từ Thích người Âu Ninh (nay là huyện Kiến Âu tỉnh Phúc Kiến) vì học thuộc lòng quyển thứ 10 "Tả Truyền", bài văn làm rất xuất sắc nên đỗ trạng nguyên, lời người học sĩ nông thôn nói lại ứng nghiệm thêm lần nữa.
Ngãi Dĩnh vào triều Hậu Tống làm đến Hộ Bộ Thị Lang, năm 78 tuổi chết tại quê nhà. Nhưng Từ Thích chỉ sống 46 năm, quan chỉ làm đến Hàn Lâm Học Sĩ.
Đến tận đây, lời thôn học cứu nói đã toàn bộ ứng nghiệm, nhưng tiếc Ngãi Dĩnh đã sớm qua đời, không thể nào chứng kiến.
Có thể nhìn ra, có thể chứng kiến sự việc trước sau 80 năm, có hai người khác nhau đều nhờ một cuốn sách mà đăng khoa bảng, tuổi thọ và lộc vận đều có thể nhìn ra, như vậy số mệnh con người chẳng phải đã được định trước rồi sao?
***
Triều Dực triều Thanh tại "Diêm Bộc Tạp Ký" có ghi lại một câu chuyện thế này: vào năm Thanh Ung, tại Triết Đông có một người là Sử Hạt Tử, chuyên dùng phương pháp nắn gân cốt để đoán mệnh cho nam nhân, nghe giọng nói để đoán mệnh cho nữ nhân. Dùng những phương pháp đó để dự đoán phúc họa cho người khác, kết quả cho thấy vô cùng chuẩn xác.
Có một lần, tuần phủ Triết Giang Từ Nguyên Mông đã tìm đến Sử Hạt Tử, muốn anh ta xem mệnh cho cháu mình là Thư Hách Đức. Lúc đó Thư Hách Đức vẫn là một đứa bé, tóc tết bím sừng dê, ngồi bên cạnh còn có thầy dạy riêng cho cậu bé là Uông Do Đôn. Sử Hạt Tử xem mệnh nắn cốt cho cả hai người đó, sau khi xem xong, ông nói rằng hai người này trong tương lai ắt sẽ đạt được phú quý.
Lúc đó, Thư Hách Đức là quý công tử trong gia đình quan lại, tương lai cậu ta sẽ thăng quan tiến chức đương nhiên là việc có thể đoán ra được. Nhưng Uông Do Đôn lại là một người tuy có tài nhưng rất nghèo, về căn bản là không thể nghĩ đến những việc tốt như thế, vì vậy ông cho rằng Sử Hạt Tử vì để giữ thể diện cho học sinh của ông mà nói những lời tốt đẹp về ông.
Buổi tối hôm đó, Sử Hạt Tử sờ vào cặp sách, liền nói với Uông Do Đôn: "Ông hãy cố gắng nỗ lực, trong tương lai danh tiếng quan chức còn hơn cả chủ nhân của ông". Uông Do Đôn càng phát hoảng, không dám nhận. Sử Hạt Tử nói: "Tôi đây không nói lời xằng bậy. Ông là một thư sinh nghèo, tôi nịnh nọt ông thì được gì cơ chứ? Chính vì số mệnh của tôi đã định, tương lai tôi sẽ gặp phải một tai nạn lớn, cần phải chịu đựng trong nhiều năm. Đợi đến khi ông lên làm quan, nạn của tôi sẽ cần nhờ đến tiên sinh giải trừ giúp. Tại đây xin có lời nói trước, hi vọng tiên sinh đừng quên lời nói ngày hôm nay, đến lúc ấy nhất định phải tận lực cứu tôi".
Không lâu sau đó, có người tiến cử Sử Hạt Tử lên Hoàng đế Ung Chính. Hoàng đế Ung Chính trước giờ rất có hứng thú với thuật số, sau khi Sử Hạt Tử bói mệnh cho Hoàng đế xong, ông đã bói ra được những điều cấm kỵ của Hoàng Đế. Vì sợ Sử Hạt Tử tiết lộ những thông tin này ra ngoài, cho nên đã lưu đày ông ta đến vùng Sơn Hải Quan Ngoại, từ đó đã đi được hơn 10 năm. Sau khi đăng cơ 10 năm, Ung Chính hạ lệnh những ai mắc tội nhẹ chưa đến mức bị lưu đày sung quân đều được sắp xếp miễn giảm tội.
Lúc này Uông Do Đôn đã là cao trung tiến sỹ, được thăng làm hình bộ thượng thư. Uông Do Đôn kiểm tra hồ sơ tội phạm, nhìn thấy tên của Sử Hạt Tử cũng ở trong danh sách, ông đương nhiên vẫn nhớ đến Sử Hạt Tử. Nhưng mà, Sử Hạt Tử là do Hoàng đế đích thân hạ chỉ lưu đày, trong hồ sơ cũng không ghi rõ ông ta đã phạm tội gì, vì thế loại tội phạm này là không được xét trong những trường hợp được đặc xá.
Bạn đồng sự đối với trường hợp của Sử Hạt Tử cũng cảm thấy khó xử, Uông Do Đôn đã xét cho Sử Hạt Tử phạm tội nhẹ chưa đến mức phải lưu đày sung quân, áp dụng đặc ân của Hoàng đế, theo đó thả Sử Hạt Tử quay trở về.
Sau khi Sử Hạt Tử về kinh thành, tiếp tục làm khách lại phủ đệ của Uông Do Đôn, ông tiếp thụ lời giáo huấn, giảm bớt phóng túng, không tùy tiện bói mệnh nói về phúc họa của người khác nữa.
Sau này, con trưởng của Uông Do Đôn là Thừa Hàng muốn tham gia dự thi khoa cử, Uông phu nhân tâm tình rất bức bách mong muốn con mình được đỗ đạt nên đã mời Sử Hạt Tử đến bói mệnh. Sử Hạt Tử nói "Có thể làm đến quan lục phẩm". Quan lục phẩm là soạn sách tại viện hàn lâm cùng các chủ bộ. Lúc đó Uông Do Đôn đang làm việc trong triều đình, con trai ông nếu thi đỗ tiến sỹ, nhất định không thể chỉ được phân đến lục bộ, có nghĩa là con trưởng của ông mà đỗ trạng nguyên, thì việc đảm nhận chức vị soạn sách tại viện hàn lâm là không có gì phải hoài nghi.
Uông phu nhân mừng thầm trong bụng, nhưng không ngờ rằng Uông Do Đôn bị phái đi đảm nhiệm làm quan chủ khảo, như thế con trưởng Thừa Hàng nhất định phải tránh, không được tham gia đợt thi này. Mọi người đều nghĩ rằng dự ngôn của Sử Hạt Tử lần này sai rồi. Nhưng không ngờ vào mùa đông năm đó, Hoàng đế đặc biệt ban tặng cho con trai của Uông Do Đôn, Thừa Hàng được nhậm chức quan chủ sự, thuộc quan lục phẩm.
Dự ngôn của Sử Hạt Tử có độ chuẩn xác thần kỳ đến thế. Tôi ( tức là Triệu Dực triều Thanh) bởi vì năm đó đã là khách tại nhà của Uông Do Đôn nên biết những sự việc này rất rõ. Những sự tình đoán mệnh ứng nghiệm thần kỳ của Sử Hạt Tử còn có rất nhiều, không thể kể hết được.
Trong sách ghi lại, đây là những sự việc do Triệu Dực đích thân nghe được khi làm khách tại nhà của người chủ. Đương thời gia đình chủ nhân vẫn còn là một gia đình nghèo, vậy mà Sử Hạt Tử đã đoán được tương lai chức vụ của Uông Do Đôn còn cao hơn cả chủ nhân, hơn nữa còn đoán được mình sẽ gặp nạn về sau, cần được ông ta đến giúp đỡ. Sự việc cách hiện tại cả mười mấy năm đã quả nhiên ứng nghiệm, nếu như vận mệnh không phải đã được định trước, vậy làm thế nào để giải thích được những hiện tượng phát sinh về sau đây?
***
Theo một đoạn ghi chép lại trong《Mặc Ký》của Vương Trất thời nhà Tống: Thời Ngạn (?~1107,tự là Bang Ngạn, là người ở Khai Phong tỉnh Hà Nam. Tống Thần Tông năm Nguyên Phong thứ 2 (1079) đã là Trạng Nguyên.
Sau khi Thời Ngạn trúng cử Trạng Nguyên, từng xử lý các hoạt động vận tải của tỉnh Giang Đông. Có một ngày, khi ông đang đi giám sát trên thuyền qua một con sống lớn, đột nhiên có một cơn gió mạnh, ông bèn để chiếc thuyền dừng lại tại một ngọn núi nhỏ ở ven sông, lúc đó ông chỉ mang theo 2, 3 người đi cùng lên núi. Ngọn núi nhỏ rất dốc, bọn họ loay hoay trong đám bụi cỏ để tìm đường đi tiếp.
Khi đến được lưng chừng núi, họ đột nhiên phát hiện trên đỉnh núi có một miếu tự nhỏ, và rất nhanh sau đó có một vị lão tăng đi xuống núi đón tiếp, vị lão tăng hỏi: "Người đến đây chẳng phải là Trạng Nguyên hay sao ?" Thời Ngạn cảm thấy vô cùng kinh ngạc, trong tâm nghĩ ... mình không hề đem theo tùy tùng, khu vực này lại hoang vu hẻo lảnh, mình cũng chưa từng đi qua đây, lão tăng này làm sao mà biết ta đến đây nhỉ ?
Lão tăng nhìn thấy vẻ kinh ngạc của vị Trạng Nguyên, bèn giải thích: "Có một người viết lên bức tường đằng sau Phật điện của tự viện, người đó viết: 'vào ngày này tháng này năm này Trạng Nguyên sẽ đến đây'. Tôi nhớ sự việc này đã xảy ra nhiều năm trước rồi. Ngày hôm nay chính là thời gian được viết trên tường, cho nên tôi đã dậy từ rất sớm và đã đợi khá lâu rồi". Lúc này Thời Ngạn mới thú thực, thừa nhận mình chính là người mà vị lão tăng đang đợi, nhưng trong tâm vẫn không thực sự tin vào lời ông ta lắm.
Bọn họ cùng nhau đi lên núi, đến đằng sau Phật điện, quét sạch bụi ở bức tường phía sau thì phát hiện thực sự có dòng chữ để lại, nội dung trên tường so với những lời vị lão tăng nói không hề sai chệch. Ở phía dưới còn có ghi thời gian mà những dòng chữ ấy được viết lên, lạ ở chỗ thời gian dòng chữ được viết lên là lúc mà Thời Ngạn vẫn còn chưa được sinh ra. Anh ta lại nhìn sang bên cạnh còn một dòng chữ nhỏ "Sau đó ba mươi năm, làm quan tứ phẩm" Thời Ngạn bèn ghi lại tất cả những nội dung trên đó rồi quay về chiếc thuyền để trở về. Anh ta đã kể với mọi người rất nhiều lần về lai lịch bất minh của những dòng chữ ấy.
Đến năm đại quan nguyên (1107),Thời Ngạn được làm Kinh Sư tại Bộ Thượng Thư, chính là quan tứ phẩm, tính từ lúc đọc được dòng chữ kia đến lúc bấy giờ vừa đúng tròn 30 năm.
Qua sự việc này chúng ta có thể thấy, phải chăng số mệnh của con người từ khi sinh ra đã được định sẵn cả rồi?
Tác giả: Thái Nguyên
Biên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh
nguồn: truyenngan.com
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Uống trà đi
(Triệu Châu Lục)
Hòa Thượng Triệu Châu Tùng Thẩm hỏi hai vị tăng mới đến tham vấn rằng:
- Hai ngươi đã từng đến đây chưa?
- Thưa chưa từng đến.
- Uống trà đi.
Lần khác Hòa Thượng lại hỏi mấy vị tăng mới đến rằng:
- Các ngươi đã từng đến đây chưa?
- Thưa đến rồi.
- Uống trà đi.
Thấy vậy vị Viện Chủ bèn thưa rằng:
- Bạch Hòa Thượng, đối với người mới đến tham học mà Hòa Thượng dạy "uống trà đi" thì không sao cả, còn mấy người trước kia đã từng đến đây rồi sao Hòa Thượng cũng bảo họ "uống trà đi"?
Triệu Châu mới lớn tiếng gọi:
- Thầy Viện Chủ!
- Dạ, Viện Chủ đáp.
- Thầy uống trà đi. Triệu Châu nói.
Như vậy đối với người mới đến hay đã từng đến tham học, Hòa Thượng Triệu Châu đều không phân biệt và mời uống trà. Khi thọ nhận tách trà nầy với vô tâm thì có thể nói rằng vị ấy đã thấu triệt được cốt tủy của Thiền. Như chúng ta cũng đã biết, ngày nay hình thức Cha-no-yu vốn phát xuất từ Trà Lễ trong Thiền Môn. Thiền sư Nhất Hưu Tông Thuần đã Truyền trao nghi thức này lại cho Châu Quang và Thiên Lợi Hưu là người thành công trong việc hình thành nên Trà Đạo.
Chính Lợi Hưu đã từng nói rằng :"Cha-no-yu nghĩa là biết cái gốc của việc chỉ đun nước sôi, khuấy trà rồi uống mà thôi." Nếu như chúng ta quên đi cái gốc mà Lợi Hưu đã từng nhấn mạng thì Trà Đạo không còn ý nghĩa nữa. Tuy nhiên chỉ có mấy chữ chỉ mà thôi ấy cũng không dễ làm.
Truyện cười trong ngày
NGƯỜI MẪU CHẠY MẤT
Cô giáo gọi Thomas đứng lên khiển trách:
- Bài văn tả con chó của em chữ rất xấu, giấy bẩn và chưa làm xong, tại sao vậy?
- Thưa cô, em đã cố gắng ghì nó lại để tả, nhưng được một nửa thì nó cắn em và chạy mất ạ!
Cô giáo gọi Thomas đứng lên khiển trách:
- Bài văn tả con chó của em chữ rất xấu, giấy bẩn và chưa làm xong, tại sao vậy?
- Thưa cô, em đã cố gắng ghì nó lại để tả, nhưng được một nửa thì nó cắn em và chạy mất ạ!
Tuesday, November 26, 2019
Truyện ngắn - Băng ghế nhỏ yêu thương
BĂNG GHẾ NHỎ YÊU THƯƠNG
Đó là một chiếc ghế dài rất rất bình thường. Chẳng có điều gì đặc biệt về nó cả. Chỉ là một băng ghế gỗ ở công viên với cái lưng cong, các thanh gỗ màu xanh da trời đã xỉn lại và mục. Nó được đặt ngay cạnh con đường mòn chạy bộ nhìn ra một chỗ trũng nhỏ dẫn đến một cái ao, cũng chẳng có gì đáng lưu ý đến việc nó có quan trọng hay không.
Có một ông lão vẫn đến đây và ngồi trên chiếc ghế ấy hầu hết vào mỗi sáng thứ 7 và Chủ nhật.
Thỉnh thoảng ông ta sẽ mang đến một bữa ăn nhẹ để ăn trưa, và ông luôn mang theo một chai nước, một túi hạt cho những chú sóc, và một chút bánh mì cho mấy con vịt bầu. Ông ấy cũng đem đến những thứ mà bạn không thể nào nhìn ra được: từ bi, trí tuệ, lòng tốt, sự hài hước và những trải nghiệm được hình thành bởi thời gian. Ông đã sống cuộc đời này lâu nhất một cách có thể và yêu thương tất cả những gì ông có thể dành tình cảm đó cho chúng.
"Ông ơi, sao ông ngồi đây được cả ngày trời vậy?"
Một cậu bé khoảng 12 tuổi cất tiếng. Cậu ta nhìn thấy ông lão mỗi lần cậu đến công viên này chơi trượt ván. Hôm nay là lần đầu tiên cậu nói gì đó với ông lão.
Ông lão mỉm cười.
"Vậy cháu thì sao? Làm thế nào mà cháu có thể trượt ván được cả ngày thế?"
"Bởi vì nó vui, và cháu thì chơi nó rất giỏi."
"Ồ, đó là lý do vì sao ta ngồi ở đây. Nó cũng vui và ta cũng rất giỏi về nó."
"Cái quái gì chứ," cậu ta thầm nghĩ, "Đừng nói là ngồi trên ghế cả ngày cũng vui đấy chứ?"
"Ông lẩn thẩn mất rồi! Không đời nào ngồi đó mà lại vui vẻ, thoải mái được."
"Ta lẩn thẩn ư? Cháu là người làm được những thủ thuật đáng kinh ngạc trên rào chắn rồi bị văng ra khỏi ván trượt, lăn trên nền xi măng không cần một tí sự bảo vệ nào. Một cú kinh điển như thế mà cháu không hề nhớ gì về nó sao?"
Cậu bé vừa tự hào vừa tức giận. Cậu ta vui vì ông lão đã nhận ra được kĩ xảo đó khó đến mức nào, nhưng cậu ta cũng tức giận quá chừng vì cậu biết cú ngã đó làm cậu đau đớn ra sao, và cũng bởi cậu chẳng thể nhớ ra được thủ thuật mình.
"Cháu vẫn chưa nhớ ra được."
"Cứ từ từ thôi". Ông lão cười.
"Ông có nghĩ là cháu bị chấn động hay là bị gì đó không?"
"Không. Ta biết rằng cháu sẽ bị chấn động. Chỉ là ta không biết nó tệ ra sao thôi."
"Ông biết gì đó về trượt ván không?"
"Không nhiều, nhưng ta biết Tony Hawk đội mũ bảo vệ. Ta biết Mullen, Gonzalez và Burnquist , đều đội mũ bảo vệ. Và ta biết, cháu cũng nên thế."
Cậu bé đá bật tấm ván của mình lên, bước tới bên chiếc ghế dài và nói chuyện cùng ông lão. Cậu ta đã rất ngạc nhiên rằng ông lão biết rất nhiều những người trượt ván nổi tiếng. Cậu rất ghét một nửa chiếc bánh sandwich cá ngừ ông lão mang theo. Trong suốt hai giờ sau đó, cậu ta đã thú nhận với ông lão rằng cậu không học được, cậu có hai người anh trai, và mẹ cậu thì làm hai công việc, và mua một chiếc nón bảo vệ là điều không thể. Cậu thậm chí còn không đủ khả năng chi trả cho những chiếc bánh xe mới của tấm ván.
"Cháu sẽ đến đây vào ngày mai chứ?"
"Chắc chắn rồi, cháu luôn trượt ván vào Chủ nhật."
"Được thôi, vậy gặp lại cháu sau."
Ngày hôm sau, Chủ nhật, ông lão vẫy cậu bé lại bên băng ghế.
"Đây. Ta nghĩ cháu có thể thích những thứ này."
Trong túi là một chiếc mũ bảo hiểm, một bộ đầy đủ bánh xe, và 5 tấm đề can của những người trượt ván nổi tiếng mà họ đã chuyện trò về chúng vào ngày hôm qua.
"Ôi chúa ơi, cháu cảm ơn ông nhiều lắm. Wow. Thật là bá cháy!"
" Ồ, ta còn muốn cháu đưa thứ này cho mẹ cháu nữa."
Ông lão chìa ra một chiếc túi khác. Trong chiếc túi này, có một hộp sô-cô-la siêu bự, và một tấm thiếp.
"Cái này để làm gì vậy ông? Ông không biết mẹ cháu."
"Không. Nhưng ông thì chẳng bao giờ thiếu sô-cô-la cho phụ nữ. (cười hóm hỉnh) Nếu mẹ cháu đang một mình nuôi ba người con cùng lúc, bà ấy sẽ không nhận được nhiều niềm vui. Với hộp lớn sô-cô-la này, bà ấy có thể chọn những cái bà ấy muốn ăn, khi nào ăn, tin ta đi, điều đó sẽ giúp mẹ cháu thư giãn. Còn tấm thiệp này dành cho bà ấy, không phải cho cháu."
"Dù sao đi nữa... Cháu sẽ đưa cho mẹ. Cháu cảm ơn ông ạ."
Một vài tuần sau đó, cậu bé trượt ván nhìn thấy ông lão trên băng ghế, và cậu đến ngay cạnh ông nói chuyện.
"Mẹ cháu nhờ cháu cảm ơn ông về hộp bánh, mẹ cháu đã khóc khi đọc tấm thiệp của ông. Mẹ giữ chặt nó trong lồng ngực và bảo cháu chắc chắn phải nói lại với ông điều này."
Ông lão cười mỉm rồi gật đầu từ tốn.
"Ông đã viết gì trong tấm thiệp thế? Mẹ cháu không nói cho cháu biết. Mẹ chắc hẳn đã phải đọc nó 5 lần vào ngày đầu tiên."
"Ồ, không nhiều. Ta nói với bà ấy rằng bà ấy là một người mẹ vĩ đại, bà ấy đang nuôi nấng một đứa trẻ ngoan, một vận động viên tài năng, và xin đừng lo lắng về tương lai của cháu. Ta nói với bà ấy rằng cháu sẽ trở thành một người giỏi. Khi cháu tìm ra được thứ gì đó thú vị cũng như trượt ván, thì cháu sẽ tiến bộ."
Cậu bé sửng sốt.
"Ông nói với mẹ tất cả những điều đó sao? Làm sao mà ông biết được những thứ vớ vẩn đó sẽ xảy ra chứ? Ông thực sự nghĩ cháu là một vận động viên tài năng à?"
Ông lão cười.
"Cháu có kĩ năng, sự cân nhắc, biết tính toán thời gian, tính nhẫn nại và sức mạnh, ta cho rằng đó là tất cả những điểm nổi bật của một vận động viên. Cháu cũng không được bỏ cuộc, cháu học được từ những khuyết điểm của mình, hoặc những mánh khóe không nên thực hiện, và cháu tìm ra được cách sửa chữa chúng thế nào, hay là làmđược những cú kĩ xảo tuyệt vời.Những phẩm chất đó, là những điều xứng đáng với cháu khi cháu lớn hơn một chút. Cháu sẽ làm được một cách tốt nhất trong cuộc đời này."
5 năm sau, mọi thứ mà ông lão từng nói, đã thành sự thật. Đứa bé ngày ấy không bao giờ trở nên giàu có, nhưng cậu ta đã mở được một cửa hàng ván trượt nhỏ,và sau này thậm chí cho những trận giao hữu và những người thích trượt ván. Anh ta đã làm đủ tốt để mua được một căn nhà nhỏ tặng mẹ và những người anh trai. Và anh vẫn thường dành thời gian ngồi với ông lão trên băng ghế đó.
***
Cô gái đó mới 22, mái tóc bông màu cam, và cơ thể đầy những hình xăm. Cô ta chỉ ngồi xuống băng ghế bởi vì cô thấy mệt. Những giọt nước mắt lặng lẽ rơi, và thành thực mà nói, cô ta thậm chí còn chẳng biết có người đàn ông ngồi cạnh đó.
"Buổi sáng tốt lành, cô gái. Cô ổn chứ?"
"Gì kia? Tôi chẳng sao cả, mà thế thì liên quan quái gì đến nhà ông?"
"Ồ, khi mà tôi nhìn thấy một thiếu nữ xinh xắn thế này, lại có sức nổi bật thế này, nhưng cô ấy lại òa khóc cứ như thể ai đó vừa mở vòi nước, ừm, tôi nghĩ cô ấy có thể muốn được giãi bày."
"Vì sao chứ, ông thì có thể nói được điều gì hay ho với tôi?Ông thậm chí còn không biết tôi!"
"Tôi có thể bắt đầu với sự thật đơn giản thế này rằng cô là họa sĩ và cô độc thân. Tôi có thể bắt đầu với sự thấu hiểu rằng cô muốn chứng tỏ mình với thế giới, nhưng thế giới lại phũ phàng chứng tỏ nó với cô. Hoặc, tôi có thể đơn giản nói cho cô rằng một người xinh đẹp như cô, càng đẹp hơn ở bên trong, cô nên thể hiển nó ra bên ngoài nhiều hơn, chứ không phải che giấu nó đi."
Cô gái nhìn chằm chằm vào ông lão. Bạn có thể thấy được trong ánh mắt cô ta những tia xao động dường như cô đang bị chìm trong từng lời ông lão nói, như thể một người cô độc lang thang trên sa mạc hoang vắng sau nhiều hành trình cuối cùng cũng tìm thấy được những giọt nước đầu tiên. Chưa có một ai gọi tên được vẻ đẹp của cô.Chưa có một ai nói với cô rằng cô xinh đẹp. Còn làm sao mà ông lão biết rằng cô làm nghệ thuật? Cô không bao giờ cho ai đó thấy được nghệ thuật của mình – chưa từng. Làm thế nào mà ông ta biết cô cảm thấy cô đơn? Làm thế nào mà ông ta biết cô muốn chứng minh rằng cô không cần bất cứ ai, trong khi mọi lúc cô ước có ai đó ở bên.
"Ông thực nghĩ tôi xinh đẹp?" , cô gái bẽn lẽn hỏi.
"Ôi trời, dĩ nhiên rồi, chỉ có cháu nghĩ là mình xấu thôi."
"Cháu nghĩ vậy ư?"
"Đúng vậy. Đó là lý do tại sao cháu buồn."
"Hừm, nếu ông giỏi như vậy, thì ông hãy nói xem cháu nghĩ gì."
"Được thôi, cháu nhìn thấy cái đẹp xung quanh mình, đúng chứ? Nó hiện hình trong nghệ thuật của cháu, trong thơ của cháu."
"Làm thế nào mà ông biết được cháu làm nghệ thuật và làm thơ?"
"Bởi vì những người thông minh, tốt bụng, đánh bại nỗi đau bằng qua cách nhìn thấy cái đẹp mà họ giấu đi khỏi thế giới."
Cô gái bắt đầu nức nở. Ông lão nhấn vào tây cô một chiếc khăn tay. Cô gái ôm mặt thổn thức.
"Cháu là một tên vô dụng, một kẻ thấy bài. Những bức vẽ của cháu đều tào lao, thơ cháu viết đều vô nghĩa,và cháu xa lánh những người cháu yêu thương."
Ông lão không nói gì cả. Chỉ ngồi bên cô gái lặng lẽ, và mặc cho cô khóc. Cô gái nói với ông lão mọi thứ. Sự căm ghét đối với cha mình. Sự khinh bi của cô với đồng tính, nhưng nhận ra rằng cô làm điều đó chỉ khiến mẹ mình tổn thương. Cô cho ông lão biết cô ghét đại học đến mức nào, và vì sao cô bỏ học. Cô kể cô làm việc ở Waffle House ra sao, và cô ghét nó. Cô nói với ông cô luôn muốn một chú mèo,nhưng cô lại sợ mình không đủ tốt với nó. Mèo là ước mơ cô chỉ dám nói, chứ không dám thực hiện.
Ông lão đợi cho đến khi cô gái bình tĩnh lại. Ông nói: "Cháu có gương trang điểm chứ?"
"Vâng, ở ngay đây trong bóp của cháu."
"Ta có thể mượn nó không?"
"Ồ, ta không thể đoán được nếu
"Đây ạ, ông muốn làm gì với nó thế?"
"Ồ, ta không thể đoán ra được là nét mặt cháu lúc này giống một ban nhạc rock hơn hay là gấu trúc hơn, hay là trông giống một con sói nữa."
"Gì cơ ạ?"
Ông lão cầm chiếc gương lên. Cô gái nhìn thấy chính mình trong đó, tiếc cười phá ra mà chẳng cần sự nỗ lực nào. Đã lâu lắm rồi cô không biết cười là thế nào nữa. Một nụ cười chân thực. Cái loại cảm giác này đau tận vào trong, và bạn như muốn ngừng thở. Cô lúc này thực giống như đến từ một nhóm nhạc rock của những năm 80, hoặc có thể là một con gấu trúc có khát khao trở thành một ngôi sao rock. Cô lại bật cười. Ông lão cùng cười với cô.
"Đến đây vào ngay mai nhé, cô gái. Ta sẽ có cái này cho cháu."
"Được ạ."
Ngày hôm sau, cô gái đến và ông lão đã ngồi đó với một người phụ nữ khoảng 40. Họ nói chuyện với nhau đầy thân mật, và cô gái tóc cam với những hình xăm cảm thấy nhói lên vì ghen tị. Cô muốn ông lão chỉ nói chuyện với mình. Thêm nữa, họ trông thật thoải mái, tự nhiên khi ngồi cùng nhau trên chiếc ghế. Cô không muốn làm phiền họ. Những gì cô biết lúc này chỉ là có thể người phụ nữ kia là em gái của ông lão. Vì thế cô di chuyển thật chậm trên con đường nhỏ tới băng ghế.
Ông lão nhìn thấy cô, ông cười tươi, vẫy tay gọi cô lại. Người phụ nữ ngoái lại nhìn. Cô gái tóc cam ngạc nhiên khi thấy gương mặt bà ấy thoáng một tia mừng rỡ. Bà ta cũng vẫy tay với cô.
"Ta rất vui khi cháu đã đến. Đây là Amanda Warrick. Bà ấy dạy vẽ tại trường Nghệ thuật. Ta đã bảo bà ấy mang đến một tập giấy vẽ phác thảo. Cháu có phiền không nếu cháu vẽ thứ gì đó cho chúng ta xem?"
"À vâng, cháu bất ngờ quá. Cháu không mang theo bút vẽ. Và cháu cũng không nghĩ ra nên vẽ cái gì nữa."
Amanda mỉm cười, và rút ra từ túi một tập giấy vẽ, một hộp bút chì, và một giá vẽ cầm tay rồi nói:
"Tại sao cô không thử vẽ hai bức tranh? Một cái là hồ nước nhỏ ở đằng kia, trên đường đi chắc cô đã nhìn thấy nó. Và cái con lại là cho những chú mèo con?"
"Dạ? Nhưng cháu không nuôi mèo."
Ông lão thò tay vào chiếc túi giấy bên cạnh mình. Ông bế ra một chú mèo con Calico , đặt nó vào tay cô gái. Cô gái nhẹ nhàng nhận lấy cục bông nhỏ xíu chỉ lớn hơn lòng bàn tay cô, và ôm nó trong lồng ngực mình. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, chú mèo khẽ động đậy rồi nhắm mắt. Ngắm nhìn cuộc sống nhỏ bé đang nằm ngủ trong tay mình, cô gái hỏi ông lão:
"Tên nó là gì vậy ạ?"
"Tùy cháu. Giờ nó là của cháu."
"Cháu sẽ gọi nó là... Palate."
Nhiều năm sau, mèo con giờ đã lớn hơn, mái tóc màu cam của cô gái giờ đã là một mái tóc đen dài với vài sợi tím điểm xuyết, Amanda giờ vừa là cộng sự, vừa là tri kỉ của cô. Ngày ấy, cô đã vẽ ông lão ngồi trên ghế, và bức tranh đó đã giúp cô nổi tiếng. Ông lão đã đến New York, nơi trưng bày một tuyệt tác. Cô gái đứng bên cạnh ông khi ông quay sang cô trong đôi mắt mờ nước.
"Cảm ơn cháu." Đó là tất cả những gì ông có thể nói, và đó cũng là tất cả những gì cô gái muốn nghe. Cô nắm lấy bàn tay già nua của ông khi ông quay lại nhìn bức tranh thêm nhiều lần nữa. Amanda đã chụp được tấm ảnh của thời khắc đó. Nó đã trở thành một bức ảnh nổi tiếng cùng với bức tranh kia.
***
Băng ghế dài vẫn còn đó. Nó vẫn chỉ là một chiếc ghế có dáng vẻ rất rất bình thường, với những tấm gỗ màu xanh. Ông lão không còn ở đó nữa. Thay vào đó là một bức tượng đồng ngồi trên chiếc ghế. Một tấm ván trượt đồng dựa vào nó. Một con mèo nhỏ nhắm mắt nằm trên đùi bức tượng. Tay bức tượng cầm một chiếc khăn tay đồng như muốn đưa cho ai đó ngồi bên cạnh mình, trên mặt ông, là một nụ cười cởi mở, hiền hậu, ấm áp. Một nửa chiếc bánh sandwich cá đang ăn dở, một chút hạt, và một con sóc. Tất cả đều bằng đồng được đặt ngay cạnh ông lão trên băng ghế.
Trên bức tượng mang tên ông lão ấy là chữ ký của hơn nghìn con người đã từng ngồi đó và nói chuyện cùng ông. Biết bao người nữa vẫn đã đến. Ngồi đó. Và nói những điều gì... không ai có thể biết được.
nguồn: truyenngan.com
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Một ngày không làm, Một ngày không ăn
(Truyền đăng lục)
Hòa Thượng Bách Trượng Hoài Hải (748-814) là một Thiền sư nổi tiếng với tư cách là bậc tông tượng đầu tiên chế ra quy củ sinh hoạt cho các Thiền viện. Trong bản Bách Trượng Thanh Quy của người có định ra phần lao động thể lực gọi là Tác Vụ. Nó còn được gọi là Phổ Thỉnh ( chia điều sức lực trên dưới, thỉnh mời toàn thể đại chúng của sơn môn cùng nhau tham gia lao động), và thông thường khi toàn thể đại chúng cùng vào thôn xóm lao động thì gọi là Đạo Phổ Thỉnh.
Ngay cả khi Hòa Thượng tuổi cao, tự bản thân ngài vẫn không hề bỏ một buổi Tác Vụ nào cả. Chúng đệ tử có thỉnh cầu người hãy nghỉ thôi đừng làm, người vẫn tiên phong dẫn đầu mọi người đi làm việc. Một hôm, vị tăng quản lý bè đem giấu chìa khóa phòng của Hòa Thượng, nghĩ rằng nếu như không có dụng cụ thì chắc chắn Hòa Thượng cũng phải nghỉ thôi. Hôm ấy, Hòa Thượng không đi ra làm, và thay vào đó thì người chẳng ăn gì cả. Chúng đệ tử hỏi người rằng:
- Hòa Thượng không dùng cơm sao?
- Ngày nào không làm thì ngày đó không ăn. Hòa Thượng trả lời.
Chính trong Tân Ước Thanh Thư của Thiên Chúa Giáo cũng có dạy rằng: "Đức cha thường làm, cho nên các con cũng phải làm".
Truyện cười trong ngày
Gà trống gáy sớm
Cu Tí hỏi bố:
- Bố ơi, sao gà trống gáy sớm thế?
- Để mọi người nghe thấy tiếng chúng, vì sau đó khi lũ gà mái thức dậy thì chuyện đó là không thể được.
Cu Tí hỏi bố:
- Bố ơi, sao gà trống gáy sớm thế?
- Để mọi người nghe thấy tiếng chúng, vì sau đó khi lũ gà mái thức dậy thì chuyện đó là không thể được.
Monday, November 25, 2019
Truyện ngắn Chuyện để đời
Chuyện để đời
Chuyện xảy ra trong buổi lễ tốt nghiệp cho các Bác sĩ ở Anh năm 1920, có sự tham dự của Thủ tướng Anh thời đó. Trong buổi lễ, như thông lệ, trưởng khoa đứng lên chia sẻ kinh nghiệm với những sinh viên mới ra trường. Lần này ông kể về một sự cố đã xảy ra với ông: "lần ấy đã quá nửa đêm, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa nhà mình. Khi mở ra tôi thấy một phụ nữ lớn tuổi đang hoảng hốt và bà nói với tôi: "Ôi bác sĩ ơi, con tôi đang bệnh rất nghiêm trọng, xin ông hãy cứu nó”!
Tôi vội chạy ra theo bà ta đến nhà họ mà không kịp nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra. Hôm đó là một đêm giông bão và rất lạnh, trời mưa như trút, lái xe rất nguy hiểm nhưng tôi không kịp lo cho mình nữa.
Nhà bà ta ở ngoại ô Luân Đôn, và sau một hành trình khó khăn, chúng tôi mới tìm đến nơi. Bà sống trong một căn phòng nhỏ với con trai. Khi bước vào phòng, tôi thấy cậu bé nằm trên giường kê ở góc phòng và đang rên rỉ vì đau đớn.
Sau khi tôi khám và kê đơn cho đứa trẻ người mẹ đưa cho tôi một ít tiền. Tôi từ chối và nhẹ nhàng nói với bà rằng tôi không thể nhận vì họ cần chúng hơn tôi nhưng tôi sẽ chăm sóc con bà cho đến khi cậu bé khỏe lại. Trưởng khoa kết thúc bài diễn văn bằng câu:
“Đây chính là cách hành nghề y thực sự vì trở thành Bác sĩ tức là đến gần nhất với Lòng Nhân Ái và là một trong những nghề nghiệp gần gũi nhất với Thiên Chúa"!
Ngay khi Bác sĩ trưởng kết thúc bài phát biểu của mình, Thủ tướng đã bước ra khỏi chỗ ngồi và tiến lên bục giảng.
Ông nói với Trưởng khoa: “Hãy cho phép tôi được hôn tay ông. Tôi đã tìm ông suốt hai mươi năm nay vì tôi chính là đứa trẻ mà ông đã cứu trong câu chuyện vừa rồi. Ôi, mẹ tôi sẽ hạnh phúc và yên lòng yên nghỉ. Trước khi lâm chung bà đã tha thiết yêu cầu tôi đi tìm ông để cảm tạ lòng tốt của ông với chúng tôi khi chúng tôi rơi vào cảnh nghèo khổ”. Đứa trẻ đáng thương ngày nào chính là Sir Lloyd George, người đã trở thành Thủ tướng Anh!
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
KẺ CẮP
Vào thế kỷ 12 vị thiền sư Geshe Ben đã nổi tiếng về tánh hào hiệp và tánh liêm chính.
Một lần, trong lúc đi khất thực, một gia đình Phật tử mộ đạo đã thỉnh Ngài tới nhà của họ để cúng dường trai tăng. Ngài rất đói bụng thấy rằng Ngài đã khó khăn chờ đợi trong khi vị gia chủ đang ở một nơi nào đó chuẩn bị bữa ăn. Với sự kinh ngạc hoàn toàn của ông thấy chính ông đã ăn cắp thực phẩm trong hũ khi không ai nhìn thấy. Geshe Ben một cách bất ngờ la lớn lên "Kẻ cắp!Kẻ cắp! Ta đã bắt được quả tang."
Vị gia chủ của ông chạy nhanh vào phòng thấy ông đang mắng nhiết chính ông và đe dọa bàn tay của ông sẽ bị chặt bỏ nếu mà hành động như thế lần nữa.
Truyện cười trong ngày
Thực tế
Anh chàng nọ muốn tạo điều kiện cho cậu bạn thân của mình có được những trải nghiệm thực tế trước khi kết hôn nên nói chuyện với vợ:
– Chồng: vợ ơi, hôm nay anh muốn mời thằng Tuấn về nhà ăn cơm tối.
– Vợ: anh điên à! Nhà thì bề bộn ngập ngụa trong rác bẩn, cả tuần nay em cũng chưa đi chợ lấy gì mà nấu ăn đãi khách. Còn bát đĩa suốt mấy ngày anh có chịu rửa. Thế mà anh còn dầy mặt mời bạn về nhà à?
– Chồng: à, em đừng lo! Thằng bạn anh định lấy vợ. Anh muốn cho nó đi thực tế tìm hiểu trước rồi đưa ra quyết định cuối cùng ý mà.
Sunday, November 24, 2019
Truyện ngắn - Vị thần y
Vị thần y
Vào niên đại 60, tại Bình Nguyên, Hoài Bắc đã xuất sinh được một thần y họ Cổ. Ông có y đức cao thượng, y thuật tinh xảo, khi chữa bệnh thường dùng “nhân quả” để giáo hóa người bệnh khiến cho thể xác và tinh thần của bênh nhân đều khỏe mạnh. Vì vậy, người dân trong vùng gọi ông là “Cổ thiện nhân” (ý chỉ ông là người tốt). Mỗi khi gặp bệnh nhân nghèo, ông chẳng những chữa bệnh không lấy đồng nào mà còn giúp đỡ họ bằng cách cho tiền…
Có một lần, trong thôn có một bà lão đã ngoài 80 tuổi vì tuổi già, cơ thể suy yếu nên bị bệnh nặng. Thần y họ Cổ thấy hoàn cảnh gia đình bà quá nghèo, nên ông không chỉ không thu tiền chữa trị mà còn lấy 60 đồng trong túi áo của mình lặng lẽ đặt vào trong chiếc giày của bà lão. Sau khi vị thần y rời đi, người con trai của bà lão phát hiện ra số tiền 20 đồng mà chị anh ta để ở dưới gối đã “không cánh mà bay”. Người con trai này của bà lão cho rằng thần y là người đã lấy trộm chúng, thế là anh ta chạy theo tới nhà Thần y để hỏi xem có đúng là ông đã lấy trộm không.
Vị thần y nghe xong, liền thừa nhận là mình đã lấy 20 đồng, ông còn lấy trong tủ ra 20 đồng và đưa cho người con trai của bà lão. Anh ta nhận tiền xong còn chửi mắng thần y, đồng thời đá ông 3 cái vào người. Sau khi trở về nhà, anh ta mới biết rằng số tiền 20 đồng kia là do chị gái mình đã lấy cất đi.
Con trai bà lão vừa nghe xong đã vội vàng trở lại nhà thần y, quỳ xuống xin lỗi và hỏi ông một cách khó hiểu: “Thưa tiên sinh, ông không lấy trộm tiền của nhà tôi, tại sao ông lại nhận?”
Vị thần y nghe xong liền trả lời: “Mẹ của cậu bị bệnh nặng không thể tức giận, nếu như không tìm được tiền, bà ấy sẽ sốt ruột lo lắng mà nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ cần bà ấy khỏe mạnh, ta thừa nhận mình lấy chút tiền ấy cũng được. Ta tin rằng chân tướng của chuyện này sớm muộn gì mọi người cũng sẽ biết rõ. Nếu như ta có thể chịu nhục một chút, đổi lại mẹ của cậu được khỏe mạnh thì cũng là xứng đáng thôi”. Sau khi nghe xong những lời này, anh ta cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Một hôm khác, có một cô gái ở thôn bên kia sông đến cầu xin thần y tới chữa bệnh cho mẹ. Khi thần y cùng cô gái này đi tới bờ sông để lên thuyền qua sông thì thuyền đã đông người. Vị thần y vừa bước chân lên thuyền thì người chèo thuyền lại bảo ông xuống. Những người trên thuyền thấy vậy đều nhao nhao yêu cầu người chèo thuyền cho thần y được qua sông nhưng người chèo thuyền vẫn không đồng ý. Cô gái thấy vậy liền quỳ xuống trước mặt người chèo thuyền vừa khóc vừa cầu xin để thần y được qua sông chữa bệnh cho mẹ mình.
Người chèo thuyền vẫn không đồng ý, thần y liền nói: “Được rồi! Mọi người cứ qua sông trước, ta sẽ đợi chuyến sau!” Người chèo thuyền nói: “Ông có chờ đến đêm tôi cũng không chở ông qua sông.” Mọi người thấy quá lạ bèn hỏi người chèo thuyền: “Rốt cuộc là vì sao mà ông lại không chở thần y qua sông?” Người chèo thuyền im lặng không nói lời nào.
Vị thần y và cô gái đành phải đứng trên bờ nhìn đoàn người qua sông mà than thở. Không ngờ, ngay khi đoàn thuyền vừa đến giữa dòng sông thì bị một cơn lốc xoáy lớn làm chiếc thuyền chao đảo, rồi lật khiến mọi người đều rơi xuống sông sâu mà rất nhiều người tử vong.
Người chèo thuyền bơi được lên bờ mới nói cho vị thần y và cô gái nghe:
Đêm hôm qua tôi đã gặp ba giấc mộng. Khi tôi vừa nằm xuống thì thổ địa nói với tôi: “Ngày mai, nếu thần y Cổ qua sông thì đừng chở ông ấy!” Đến nửa đêm, Hà Bá lại nói với tôi rằng: “Ngày mai, nếu thần y Cổ qua sông thì đừng chở ông ấy!” Đến khi trời tờ mờ sáng thì Quan Thế Âm Bồ Tát lại nói với tôi câu y như vậy. Cho nên, tôi đã không dám chở ông qua sông nhưng cũng không thể nói rõ nguyên do cho mọi người. Đến bây giờ thì tôi mới hiểu, tất cả đều là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
ĂN LỜI TRÁCH MẮNG
Một hôm vì xảy ra nhiều tình huống bất thường làm trễ việc sửa soạn bữa ăn tối cho thiền sư Soto, là Ngài Fugai và các thiền sinh của ông. Trong sự vội vã người nấu ăn đi ra vườn với con dao lưỡi cong của anh ta và cắt những ngọn rau xanh, thái nhỏ rau ra với nhau, và nấu canh, không hay biết rằng trong lúc vội vã y đã cắt luôn một phần của một con rắn trong rau.
Đám thiền sinh của Fugai cho rằng họ chưa bao giờ được thưởng thức món canh ngon như vậy. Nhưng đến khi chính vị thiền sư nhìn thấy được cái đầu rắn trong bát của ông, ông liền cho gọi người nấu ăn đến. "Đây là cái gì vậy?" ông cầm cái đầu rắn giơ cao lên mà hỏi.
"Ô, thưa Sư Phụ, xin cám ơn Sư Phụ," người nấu ăn trả lời, cầm lấy miếng đó và ăn nó ngay tức thì.
Cổ học tinh hoa
Dung người được báo
Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng bị gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. người cung nữ nắm lấy, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng:
- Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ thì chính là kẻ ghẹo thiếp...
Vua gạt đi nói:
- Thôi! Không làm gì! Cho người ta uống rượu, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!. Rồi lập tức ra lệnh rằng:
- Ai uống rượu với quả nhân(1) hôm nay mà không say đến dứt đứt giải mũ là chưa được vui.
Các quan theo lệnh, đều dứt giải rmũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy được vui vầy ổn thoả.
Hai năm sau, nước Sở đánh nhau với nước Tấn. Đánh luôn năm trận mà trận nào cũng thấy một viên quan võ liều sống, liều chết xông ra trước mà đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lùi. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đòi viên quan ấy hỏi:
- Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?
Viên quan thưa rằng:
- Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bây giờ mới gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm... Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị dứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy...
Đào Ngột (Sở Sử)
Lời bàn:
Ông vua không làm tội người công thần ghẹo cung nữ thực là có độ lượng, bao dung được lỗi của người. Người ghẹo cung nữ không quên cái ơn đã chịu, tìm cách để báo đáp, thực là có nghĩa, tỏ được cái bụng trung thành với người gia ơn. Có vua ấy tất có tôi ấy, vua tôi như thế thì nước đời nào mất được.
------------------------------
(1) Quả nhân: tiếng vua tự xưng với thần hạ và lấy ý khiêm tốn là người ít đức.
Truyện cười trong ngày
Vẫn có đấy
Chánh án hỏi đương sự đang trong trạng thái run lẩy bẩy:
– Anh có vợ chưa?
– Dạ… rồi!
– Người ấy là ai?
– Bẩm tòa… một người phụ nữ.
– Anh đừng có giỡn mặt ở chốn pháp đình! Thế anh đã nghe nói ai lấy một người… đàn ông chưa?
– Bẩm, dạ có! Thưa tòa! Như… chị tôi ấy!
Chánh án hỏi đương sự đang trong trạng thái run lẩy bẩy:
– Anh có vợ chưa?
– Dạ… rồi!
– Người ấy là ai?
– Bẩm tòa… một người phụ nữ.
– Anh đừng có giỡn mặt ở chốn pháp đình! Thế anh đã nghe nói ai lấy một người… đàn ông chưa?
– Bẩm, dạ có! Thưa tòa! Như… chị tôi ấy!
Saturday, November 23, 2019
Truyện ngắn - Tờ giấy bạc rơi
Tờ giấy bạc rơi
Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 8 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 tuổi. Nhìn dáng vẻ những đứa bé ấy có thể đoán được gia đình chúng không giàu có.
Quần áo chúng không phải loại đắt tiền nhưng sạch sẽ và tươm tất. Và đó là những đứa trẻ biết cách cư xử. Cứ nhìn cái cách từng hai đứa một nắm tay nhau xếp hàng sau bố mẹ chúng thì rõ. Chúng nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ.. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.
Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh diện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: “Cho tôi 8 vé trẻ con, 2 vé người lớn để tôi có thể dẫn cả nhà mình vào xem xiếc.”
Nhưng, khi người bán vé báo giá của 10 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi tay chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi : “Anh nói giá bao nhiêu?”
Người bán vé bình thản lặp lại giá của 10 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 8 đứa con của mình rằng ông không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc!
Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô la và thả xuống đất. Sau đó, ông cúi xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên: “Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông.”
Người đàn ông hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ trong một tình huống ngặt nghèo... Bối rối trong giây lát rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi, chụp lấy tay cha bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô la, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má, đôi môi mấp máy một cách khó khăn: “Cám ơn, cám ơn ông rất nhiều. Điều này thật sự ý nghĩa với gia đình tôi lúc này.”
Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha đón xe buýt về nhà, đơn giản bởi vì số tiền còn lại trong túi cha không đủ để mua vé cho hai cha con. Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha. Những gì cha đã làm lúc đó đáng giá hơn cả ngàn buổi xem xiếc.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
SỰ CÂN ĐỐI CHÍNH XÁC.
Sen no Rikyu, là một trà sư, muốn treo một giỏ hoa trên một cây cột. Ông nhờ một người thợ mộc giúp ông, hướng dẫn người thợ đặt nó cao hơn một chút hay thấp hơn một chút, để phía bên phải hay bên trái, cho đến khi ông ta tìm được chính xác điểm đúng.
"Đó là chỗ thích hợp," cuối cùng Sen no Rikya nói.
Người thợ mộc, để thử vị trà gia, đánh dấu vị trí và rồi anh ta giả bộ quên. Có phải chỗ này không? "Có phải chỗ này không, có thể?" người thợ mộc tiếp tục hỏi, chỉ nhiều nơi khác nhau trên cây cột.
Nhưng cảm nhận của vị trà sư về sự cân đối thật là chính xác đến nổi cho đến khi người thợ mộc tìm lại vị trí chính xác trước thì mới được chấp nhận
Truyện cười trong ngày
Ở đây cũng có
Bác sĩ hỏi bệnh nhân để ghi vào bệnh án: - Ông có uống rượu chứ? Mặt bệnh nhân tươi hẳn lên: - Thưa bác sĩ, ở đây cũng có sao?
Bác sĩ hỏi bệnh nhân để ghi vào bệnh án: - Ông có uống rượu chứ? Mặt bệnh nhân tươi hẳn lên: - Thưa bác sĩ, ở đây cũng có sao?
Friday, November 22, 2019
Truyện ngắn - Nguời giàu hơn Bill Gates?
Nguời giàu hơn Bill Gates?
Có người hỏi Bill Gates, người đàn ông giàu nhất thế giới, có ai giàu hơn bạn trên thế giới này không? Bill Gates đã trả lời, vâng, có một người giàu hơn tôi. Sau đó, Bill thuật lại một câu chuyện.
"Trong thời gian, lúc đó tôi chưa giàu có hay nổi tiếng, tôi đến sân bay New York và thấy một người bán báo. Tôi muốn mua một tờ báo nhưng nhận ra tôi không có đủ tiền lẻ. Vì vậy, tôi đã bỏ ý định mua và trả lại tờ báo. Tôi nói với người bán báo rằng tôi không có tiền lẻ. Người bán báo nói rằng, tôi tặng bạn tờ báo này miễn phí. Tôi đã nhận khi anh ta cứ khăng khăng đưa tôi.
Thật trùng hợp, ba tháng sau, tôi hạ cánh tại cùng một sân bay và một lần nữa tôi lại không có tiền lẻ để mua báo. Người bán báo một lần nữa cho tôi tờ báo. Tôi đã từ chối và nói rằng tôi không thể nhận vì hôm nay tôi cũng không có tiền lẻ. Anh ấy nói, "bạn lấy đi, tôi chia sẻ điều này từ lợi nhuận của mình, tôi sẽ không bị lỗ đâu!". Và tôi đã lấy tờ báo.
Sau 19 năm tôi trở nên nổi tiếng và được mọi người biết đến. Đột nhiên tôi nhớ đến người bán báo đó. Tôi bắt đầu tìm kiếm anh ta và sau khoảng một tháng rưỡi tôi đã tìm thấy anh ta.
Tôi hỏi anh ấy, ông có biết tôi không? - Tôi có biết, ông là Bill Gates.
Tôi hỏi lại ông ấy, ông có nhớ một lần ông đưa cho tôi tờ báo miễn phí không?
Người bán báo nói "Vâng, tôi nhớ. Tôi đã tặng ông hai lần".
Tôi nói, tôi muốn trả ơn sự giúp đỡ mà ông đã mang cho tôi lúc đó. Bất cứ điều gì ông muốn trong cuộc sống của mình, hãy nói với tôi, tôi sẽ giúp ông.
Người bán báo nói, "thưa ông, ông không nghĩ rằng bằng cách đó sự giúp đỡ của ông không còn phù hợp với tôi sao?"
Tôi đã hỏi tại sao? Ông ấy nói, tôi đã giúp ông khi tôi là một người bán báo nghèo và ông đang cố gắng giúp tôi ngay bây giờ đây, khi ông đã trở thành người giàu nhất thế giới. Làm thế nào sự giúp đỡ đó của ông phù hợp với tôi?
Ngay lúc đó, tôi nhận ra rằng người bán báo giàu hơn tôi vì anh ta không chờ đợi trở nên giàu có để giúp đỡ ai đó.
Mọi người cần hiểu rằng những người thực sự giàu có là những người sở hữu một trái tim giàu có hơn là sở hữu nhiều tiền.
Để giúp đỡ người khác, điều quan trọng là cần có một trái tim giàu có.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
TÁNH TÒ MÒ
Vào lúc xưa có một ông lão sống tại đỉnh của một vách núi rất cao và nguy hiểm. Mỗi buổi sáng ông thường ngồi tại bờ núi và nhìn ngắm quang cảnh chung quanh núi rừng. Một ngày kia, sau khi ông ngồi an toạ cho buổi thiền định thông thường, ông nhận biết có một vật gì chiếu sáng tại đáy của vách núi. Lúc đó mặc dù nghĩ rằng vật đó ở bên dưới mình rất xa, ông lão có cặp mắt sắc sảo và có thể chỉ vừa đủ nhận ra nó là cái gì. Nó trông có vẻ giống như khá lớn, cái rương màu đen với những đường viền vàng, đặt ngay trên mặt của một tảng đá. Ông lão nhủ thầm, "Nó từ đâu đến? Cái gì có thể ở bên trong?"
Truyện cười trong ngày
Tuần học đầu tiên
Sau tuần học đầu tiên ở trường, cô bé 6 tuổi bày tỏ với mẹ:
– Con nghĩ mình đang phí hoài thời gian ở cái nơi đó!
– Sao thế con yêu? – mẹ bé hỏi.
– Họ biết con không thể đọc, không thể viết, vậy mà họ lại còn không cho con nói chuyện với các bạn trong lớp nữa.
Sau tuần học đầu tiên ở trường, cô bé 6 tuổi bày tỏ với mẹ:
– Con nghĩ mình đang phí hoài thời gian ở cái nơi đó!
– Sao thế con yêu? – mẹ bé hỏi.
– Họ biết con không thể đọc, không thể viết, vậy mà họ lại còn không cho con nói chuyện với các bạn trong lớp nữa.
Thursday, November 21, 2019
Truyện ngắn - Cơ hội luôn đến khi ta không toan tính và đủ chân chính
Cơ hội luôn đến khi ta không toan tính và đủ chân chính
Hoa Kỳ một ngày mưa rơi xối xả xảy ra một câu chuyện cảm động tại một cửa hàng bách hóa.
Ở cửa hàng bách hóa nọ hôm ấy có một bà lão tiến đến. Do khắp cả người ướt nhèm nên tất cả nhân viên đều không muốn đón tiếp bà.
Nhưng lúc ấy có một người thanh niên trẻ chân thành tiến đến và lịch sự hỏi: “Chào bà, cháu có thể giúp gì cho bà không ạ?”. Bà nở nụ cười hiền đáp: “Không cần đâu, ta chỉ xin trú mưa một chút rồi rời đi ngay.” Đến nhờ trú mưa tại đây như vậy thật ngại, nên bà muốn mua một chút gì đó để coi như trả ơn, loay hoay qua lại hồi lâu nhưng bà vẫn không biết phải mua gì cả. Người thanh niên thấy vậy liền nói: “Bà ơi đừng khó xử, cháu sẽ mang cái ghế đặt ở gần cửa, bà ngồi nghỉ ở đó là được ạ.” Hai tiếng đồng hồ trôi qua, cuối cùng mưa cũng tạnh, bà lão đưa cho chàng trai một tấm danh thiếp, nói lời cảm ơn rồi rời đi.
Vài tháng sau, một cơ hội bất ngờ đến với chàng trai này. Lãnh đạo đã chỉ định cậu đại biểu cho chuỗi cửa hàng bách hóa đến đào tạo nghiệp vụ tại một công ty lớn, lợi nhuận không hề nhỏ. Thì ra, chính bà lão trú mưa ngày trước đã cho cậu cơ hội đặc biệt này. Bà lão đó không phải ai khác, chính là mẹ của ông vua thép Andrew Carnegie.
Sau đó, chàng trai vì phẩm chất tốt đẹp, và niềm đam mê học hỏi và là người có năng lực rất tốt nên đã trở thành phụ tá đắc lực của Carnegie.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
BẮT GIỮ ÔNG PHẬT ĐÁ
Một người lái buôn mang năm mươi cuộn hàng bông gòn trên vai dừng chân lại nghỉ để tránh cái nóng ban ngày dưới một cái chòi ở đó có đặt một tượng Phật lớn bằng đá. Tại đó ông ngủ thiếp đi, và khi ông tỉnh giấc thì hàng hóa của ông đã biến mất. Ông lập tức trình sự việc cho cảnh sát.
Một quan tòa tên là O-oka mở phiên tòa để cứu xét. "Ông Phật bằng đá đó có thể đã lấy trộm số hàng hóa," quan tòa kết luận. "Ông ta chính ra phải chăm lo hạnh phúc của người dân, nhưng ông đã không hoàn thành nhiệm vụ thánh thiện của ông. Hãy bắt giữ ông ấy."
Cảnh sát bắt giữ ông Phật bằng đá và khiêng tượng vào trong tòa án. Một đám đông huyên náo theo sau pho tượng, tò mò muốn biết điều gì vị quan tòa sẽ tuyên xử.
Khi O-oka ra hiện diện trên ghế quan toà ông quở trách những thính giả huyên náo. "Các ngươi có quyền gì mà ở trước tòa án cười cợt và đùa giỡn như thế? Các ngươi phạm tội khinh thường tòa án nên phải phạt tiền và tù giam."
Mọi người vội vàng xin lỗi. "Ta sẽ phải phạt các ngươi một khoản tiền," quan tòa nói, "nhưng ta sẽ khoan hồng khoản đó mỗi người trong đám các ngươi phải mang một cuộn bông gòn đến nạp tòa trong hạn ba ngày. Ai không thi hành lệnh này sẽ bị bắt giữ."
Một trong những cuộn bông gòn mà người dân mang tới liền ngay tức khắc được ông lái buôn nhận ra là của ông, và do đó tên kẻ trộm đã bị khám phá ra một cách dễ dàng. Ông lái buôn thâu hồi lại hàng hóa của ông ta và các cuộn bông gòn được trả lại cho dân chúng.
Truyện cười trong ngày
Thầy đồ làm biếng
Có một thầy đồ rất lười biếng, thường kiếm cớ để không phải dạy dỗ gì cả. Một hôm ông vào lớp hỏi học trò :
– Tụi bây biết hôm nay học cái gì không ?
Cả lớp trả lời :
– Thưa thầy không !
Thầy đồ tỏ vẻ giận dữ :
– Không biết ? Vậy tụi mày tới trường để làm cái gì ? Cút về hết đi !
Đám học trò khúm núm kéo về hết và bàn với nhau là lần sau thầy có hỏi thì sẽ trả lời biết xem thầy tính sao.
Hôm sau, thầy giáo lại hỏi :
– Hôm nay tụi bây biết sẽ học cái gì không ?
Cả lớp đồng thanh trả lời :
– Dạ biết !
– Đã biết hết rồi thì tụi bây còn ở đây làm cái gì vậy? Về hết đi !
Tụi học trò tức lắm, cho nên bàn rằng kì sau thầy có hỏi thì nửa lớp sẽ trả lời có và nửa lớp sẽ trả lời không coi thầy tính sao.
Ngày kế tiếp thầy hỏi :
– Bây biết hôm nay học cái gì không ?
Nửa lớp trả lời :
– Thưa biết !
Nửa lớp trả lời :
– Thưa không !
– Vậy thì đứa nào biết ở lại dạy mấy đứa không biết, còn tao về !
Có một thầy đồ rất lười biếng, thường kiếm cớ để không phải dạy dỗ gì cả. Một hôm ông vào lớp hỏi học trò :
– Tụi bây biết hôm nay học cái gì không ?
Cả lớp trả lời :
– Thưa thầy không !
Thầy đồ tỏ vẻ giận dữ :
– Không biết ? Vậy tụi mày tới trường để làm cái gì ? Cút về hết đi !
Đám học trò khúm núm kéo về hết và bàn với nhau là lần sau thầy có hỏi thì sẽ trả lời biết xem thầy tính sao.
Hôm sau, thầy giáo lại hỏi :
– Hôm nay tụi bây biết sẽ học cái gì không ?
Cả lớp đồng thanh trả lời :
– Dạ biết !
– Đã biết hết rồi thì tụi bây còn ở đây làm cái gì vậy? Về hết đi !
Tụi học trò tức lắm, cho nên bàn rằng kì sau thầy có hỏi thì nửa lớp sẽ trả lời có và nửa lớp sẽ trả lời không coi thầy tính sao.
Ngày kế tiếp thầy hỏi :
– Bây biết hôm nay học cái gì không ?
Nửa lớp trả lời :
– Thưa biết !
Nửa lớp trả lời :
– Thưa không !
– Vậy thì đứa nào biết ở lại dạy mấy đứa không biết, còn tao về !
Subscribe to:
Posts (Atom)