Vì sao “đại nạn không chết, tất có hậu phúc”?
Những câu nói của người xưa phản ánh những quy luật khách quan dựa trên những hiện tượng thực tế.
“Đại nạn không chết, tất có hậu phúc”, đây là một câu nói của người xưa (cổ ngữ) đã rất quen thuộc với tất cả mọi người, hay còn gọi là câu “tục ngữ”. Những câu cổ ngữ đó được mọi người truyền tụng cho đến nay đều là bởi vì nó nhất định có chứa đạo lý trong đó. Đều là được mọi người đúc kết lại qua việc quan sát những hiện tượng trong cuộc sống hàng ngàn năm qua, là những quy luật khách quan dựa trên những hiện tượng có thật trong thực tế mà tổng kết ra.
Nếu như quy luật tổng kết không chính xác, mọi người cũng sẽ không nói ra, cho dù mọi người có nói ra thì cũng sẽ không được tin tưởng và không được lưu truyền. Cho nên “người gặp đại nạn không chết sau này tất sẽ có phúc”, dù cho không phải là chính xác 100% thì phần lớn cũng đều là như vậy, đây là sự thật khách quan và cũng là quy luật khách quan.
“Ngẫu nhiên” và “Tất nhiên”
Một số người đối với điều này sẽ có chút nghi vấn, “đại nạn không chết” đây là ngẫu nhiên, “tất yếu có phúc” đây là tất nhiên, ngẫu nhiên và tất nhiên tại sao lại có sự liên hệ với nhau? Nói cách khác, “đại nạn không chết” có nghĩa là người đó có vận may. Ngẫu nhiên một lần được vận may (gặp đại nạn không chết), chẳng lẽ tất nhiên lại liên tiếp được vận may (tất có hậu phúc) sao? Giống như một người ngẫu nhiên trúng giải thưởng lớn, chẳng lẽ về sau này lại tiếp tục trúng thưởng sao? Làm gì có đạo lý như thế!
Kỳ thực, điều này bề mặt xem ra là không có đạo lý nhưng trên thực tế thì lại rất có đạo lý, mấu chốt không phải là nằm ở “ngẫu nhiên”, mà là ở “tất nhiên”. Chúng ta lát nữa sẽ phân tích điều này một cách cẩn thận.
Câu cổ ngữ “gặp đại nạn không chết, tất có hậu phúc” ẩn chứa nội hàm ‘nhân quả báo ứng” ở bên trong, đây chính là bí mật của nó, nắm giữ được quy luật này, chúng ta sẽ có thể đoán được cuộc đời sau này của một người, chúng ta sau này có gặp phải đại nạn hay không? Có gặp đại nạn mà qua khỏi hay không? Có thể có hậu phúc hay không? Những điều này chúng ta chỉ cần nhìn xem cách ứng xử và hành động của một người như thế nào là sẽ biết ngay!
Bài sưu tập trên net (Đại Kỷ Nguyên)
No comments:
Post a Comment