Cảnh chém giết vô biên, ta ngồi chẳng cách mảy lông.
Cát Đăng Tập
Câu này có nghĩ rằng trong một đất nước có cảnh chém giết lẫn nhau không cùng tận như vậy, ta và người tuy cách xa nhau vời vợi nhưng thạt ra chẳng bằng đầu sợ lông. Tương truyền câu này là lời tựa cho bộ Hoa Nghiêm Luận của trưởng giả họ Lý, nó đối với câu "Mười đời xưa nay, chẳng rời một niệm trước sau", và được dùng rất nhiều trong thiền môn để thể hiện tâm cảnh của thiền giả.
Quật Gia Trí Tử hoàng hậu của Tha Nga Thiên Hoàng nghe Hoằng Pháp Đại Sư dạy rằng bên nhà Đường Trung Quốc có giáo lý của Phật Tâm Tông rất cao diệu. Bà bèn sai sứ sang nhà Đường, đến bái yết thiền sư Tề An, môn hạ của Mã Tổ và được vị này cử người cao đệ Nghĩa Không sang Nhật. Hoàng hậu cho xây dựng Đàn Lâm Tự cho Nghĩa Không trú ngụ và đích thân đến tham vấn thiền yếu với vị này. Nghĩa Không chỉ lưu lại một thời gian ngắn rồi trở về nước, nhưng tương truyền rằng chính hoàng hậu đã nhờ trình lên cho Tề An bài Hoà Ca nói về chỗ sở ngộ của mình và được ấn khả cho. Bài ca ấy như sau:
"Mây vươn bên kia núi Đại Đường ấy khói lửa bốc chốn này."
No comments:
Post a Comment