Một Khả Bả
Một Khả Bá, hay một ba tỷ, nghĩa là không thể nắm bắt được, không có chỗ để nắm bắt. Thiền sư Sum Điện Ngộ Do (1834-1915), bậc anh kiệt của thiền môn thời cận đại, là đất cao đức đã từng làm quán thủ Vĩnh Bình Tự trong vòng 25 năm, thường ngày khi người ta hỏi gì ông cũng chỉ trả lời mấy tiếng "một khả bả" mà thôi. Việc này trở nên nổi tiếng, nên tương truyền người ta đã khổ tâm tìn biết bao nhiêu cách làm cho thiền sư trả lời kiểu khác, nhưng kết cuộc cũng chỉ câu trả lời trên thôi.
Có một hôm nọ, Y Đằng Bác Văn (1841-1909) nhà chính trị gia có công lao lớn với chính phủ Minh Trị Duy Tân, thông qua sự giới thiệu của tiến sĩ văn học tỉnh thượng Triết Thứ lang (1855-1944), đến viếng thăm thiền sư. Trong khi cả ba người đang ngồi nói chuyện chơi qua lại, Y Đằng bèn kể cho mọi người nghe chuyển bản thân ông trước thời Minh Trị Duy Tân đã thỉnh thoảng có mấy lần suýt chút nữa rơi vào tử địa, rồi nói rằng:
- Nghe người ta bảo là trong thiền tông có câu "đứng trên đầu ngọn sanh tử mà vẫn được đại tự tại", tôi đây cũng đã từng thoát qua dưới lưỡi đao rồi. Dưới con mắt thiền tăng như qúi vị thì nghĩ như thế nào ?
Có nghĩa ông ta muốn nói rằng xưa nay với hình thức thiền vấn đáp mà ngồi trên tấm bồ đoàn như các thiền tăng như vậy thật ra chẳng ích lợi gì cả. Đang chú tâm lắng nghe câu chuyện củaY Đằng , khi ấy con mắt của thiền sư bỗng sáng quắc lên. Ông buông liền một câu rằng:
- Con người cũng vậy, cứ đem chuyện quá khứ của mình mà nói thì không ra gì !
- Quả xin thưa ngài ! Y Đằng cúi đầu bái phục đáp.
Đây là câu chuyện về một khả bả mà căn cứ trên diệu dụng của vô tâm của thiền sư.
No comments:
Post a Comment