Wednesday, February 7, 2018

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

TRĂM NĂM NGHIỀN GIẤY CŨ, NGÀY NÀO MỚI LỘ ĐẦU 
THẦN TÁN LỤC
Lão tăng ở Đại Trung Tự thuộc vùng Phước Châu Trung Quốc có ba người đệ tử. Cả ba đều trở về bổn tự sau cuộc du hành tu tập. Tương truyền một người thì học thi văn trên kinh đô, một người thì học kinh luận ở khắp nơi, nhưng chỉ có người em út Thần Tán thì chẳng học được gì cả. Vì lẽ đó ông ta bị lão tăng ghét bỏ, xem chẳng khác gì kẻ tôi tớ trong chùa.

Một hôm, Thần tán vừa chà lưng cho thầy trong phòng tắm vừa thưa rằng:

- Chánh điện thì rực rỡ nguy ngà, nhưng tượng Phật cho có vẻ thì không ra gì.

- Tượng Phật thì không ra gì, nhưng còn có thể phóng hào quang.

Thế rồi, cũng có hôm nọ khi thầy ông đang im lặng xem kinh dưới cửa sổ, bỗng có con ong muốn bay ra ngoài, nhưng chạm phải khung giấy nơi cửa sổ ấy. Thấy vậy Thần Tán thưa rằng:

-Phòng thì mở toang như vậy mà chẳng chịu ra ngoài, có phá bung giấy kia đi nữa cũng uổng thay, chỉ gẫy xương mà thôi !

Rồi ông làm ra bài thơ rằng:

"Cửa không nào chịu thoát bay ra,
lao vào cửa sổ đau điếng mà,
trăm năm giấy cũ nghiền chi mãi,
biết đến ngày nào lộ mặt qua"

Thầy ông bèn bảo rằng"

- Dầu sao lời người nói có khác với mấy người kia. Chắc chắn người đã từng gặp bậc kỳ nhân nào rồi ! Khi ấy Thần Tán mới kể cho thầy nge rằng mình đã từng tu tập với Hoà Thượng Bách Trượng (749-814) và được đại ngộ. Thầy ong nghe vậy lấy làm hổ thẹn, xin Thần Tán chỉ giáo cho mình, và ông bảo rằng mãi cho đến tuổi này bây giờ mới có thể biết được cốt tủy của Thiền, nên ông vui vẻ mà rơi lệ.

No comments:

Post a Comment