Wednesday, March 15, 2017

Cổ Học Tinh Hoa - Thân trọng hơn thiên hạ

THÂN TRỌNG HƠN THIÊN HẠ

Nước Hàn, nước Ngụy muốn lấn đất của nhau, Tử Hoa Tử đến ra mắt vua Chiêu Nghi nước Ngụy, thấy vua có dáng lo buồn mới hỏi rằng: “Giá bây giờ cả bao nhiêu nước họp nhau, đính ước một câu và khắc câu ấy trước mặt vua rằng:

“Giá bây giờ cả bao nhiêu nước họp nhau, đính ước một câu và khắc câu ấy trước mặt vua rằng: “Tay trái lấy thiên hạ thì hỏng mất tay phải; tay phải lấy thiên hạ thì hỏng mất tay trái”. Hỏng mất một tay mới lấy được thiên hạ, thế thì nhà vua có bằng lòng lấy thiên hạ không?”

Vua Chiêu Hi nói: “Thế thì ta chẳng lấy thiên hạ làm gì”.

Tử Hoa Tử thưa: “Nhà vua nói phải lắm. Cứ xem như thế thì hai cánh tay trọng hơn cả thiên hạ, thì cái thân ta trọng hơn hai cánh tay ta lại đáng trọng hơn biết là bao! Nước Hàn so với cả thiên hạ bé nhỏ thấm vào đâu! Miếng đất tranh nhau so với cả nước Hàn bé nhỏ thấm vào đâu! Thế mà sao chỉ vì lo không tranh được miếng đất nhỏ ấy, mà nhà vua đến nỗi ủ dột, buồn rầu, mất ăn, mất ngủ, thương sinh quá như vậy?”

Vua Chiêu Hi nói: “Phải lắm. Người dạy bảo quả nhân cũng nhiều, nhưng chưa từng thấy ai dạy bảo quả nhân được những lời như thế.”

Tử Hoa Tử bàn như thế mới thực là người biết điều khinh, điều trọng ở đời vậy.

GIẢI NGHĨA
Hàn: một nước lớn trong bảy nước thời Chiến Quốc ở vào trung bộ Hà Nam bây giờ.

Ngụy: cũng là một nước lớn về thời đại ấy, ở vào bắc bộ Hà Nam và phía nam Sơn Tây bây giờ.

Tử Hoa Tử: một nhà học thuyết giỏi nước Ngụy đời vua Chiêu Hi. .

LỜI BÀN
Mất một cánh tay mà được cả thiên hạ còn không muốn, huống chi hại cả cái thân mà được một miếng đất cỏn con lại còn muốn hay sao! Thế mới hay, tất cả mọi người, trên tự vua chúa dưới đến thường dân ai ai cũng biết trọng cái thân mình, quí thân mình hơn cả ngoại vật, nhưng tiếc thay những kẻ có quyền thế trong tay thường chỉ biết mến một cái thân mình, còn cái thân của người, của bao nhiêu người lại nỡ đem ra sát hại để thỏa chút lòng tham muốn, cầu lợi rất đáng khinh bỉ. Nếu ai cũng biết thương sinh là hại, sát sinh là bất nghĩa, thì còn đâu là những sự chiến tranh hại kể có đến muôn, triệu tính mệnh sinh linh! 

No comments:

Post a Comment