Tuesday, November 1, 2016

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

NGŨ ĐẾ TAM HOÀNG LÀ THỨ GÌ ? 
BÍCH NHAM LỤC
trích trong tập Mỗi Ngày Một Câu Chuyện Thiền của Thu Nguyệt Long Dận (Tàn Mộng Từ biên dịch&chú giải
Khi lần đầu tiên Hoa Viên Thiên Hoàng (Hanazono Tenno) cung thỉnh Đại Đăng Quốc sư (Daito Kokushi, 1282-1337) đến để nghe pháp, vị sứ thần căn dặn Quốc sư phải mặc đạo phục, ngồi cách bức rèm thưa mà thuyết pháp cho Thiên Hoàng. Quốc sư ba lần xin được mang y ca sa và ngồi đối diện với nhà vua. Thiên Hoàng cho phép, nhưng khi đối diện thì nhà vua nói rằng:

- Pháp pháp chẳng thể nghĩ bàn, nay đối tọa với vương pháp.

Quốc sư đáp ứng ngay:

-Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn, nay đối tọa với Phật Pháp.

Nghe câu trả lời này, Thiên Hoàng tỏ vẻ hài lòng.

Sau khi rời thầy mình là Hòa Thượng Đường Lâm (Torin), Hòa Thượng Tuyết Đàm (Settan) đến trú tại Chánh Nhân Tự (Shogen-ji) thuộc vùng Y Thâm Mỹ Nùng (Mino), và phương pháp giáo dục đồ chúng của ông quá nghiêm khắc đến nỗi thiên hạ ghét quá đặt cho ông tên là Lôi Tuyết Đàm (Tưyết Đàm Sấm Sét). Một hôm, Thoại Tuyền Tự (Zuisen-ji) ở Khuyển Sơn (Inuyama), Vĩ Trương (Owari) cung thỉnh ông đến thuyết giảng về hành trạng chư tổ. Khi ấy vì có vị Thành chủ Thành Khuyển Sơn (Inuyama-jo) đến nghe, nên người ta sắp đặt chỗ ngồi trên cao, thêm vào đó còn có tấm rèm thưa treo phía trước.

Thấy vậy, khi vừa mới vào ngồi trên toà, Tuyết Đàm đã thật sự tuôn sấm sét xuống.

-Kẻ nào sao mà vô lễ thế ! Bộ ngồi trong rèm mà lọc lựa để xướng của ta mà nghe sao hả ? Đề xướng của ta chẳng có gì mà lọc đâu.

Có nghĩa rằng cho dù bậc vương giả đi chăng nữa cũng chẳng là gì cả dưới con mắt của Thiền gia.

No comments:

Post a Comment