Nhịp điệu cao xa của đức tin bền vững
by Kooi F. Lim
Nguyễn Văn Hòa Việt dịch
Kuala Lumpur, Malaysia - Có thời gian dành cho sự tĩnh lặng và có thời gian dành cho sự dao động. Có những khoảnh khắc khi chỉ một hơi thở đơn độc dừng lại có thể tuông ra một dòng kiến thức như thác lủ. Và cũng có những khoảnh khắc khi những xúc động dồn dập làm tê liệt tất cả cảm giác và tạo ra những điều mơ hồ không có ý nghĩa.
Nếu một người nào đó nói với bạn một buổi hòa tấu âm nhạc tầm thường đã có một sức mạnh xé tan sự trầm lặng nhàm chán, và nâng cao niềm tin vào thiên đường của bạn tựa như một con đại bàng tự do đang bay vọt lên trong bầu trời mở rộng, liệu bạn có tin được không?
Điều gì sẽ xảy ra nếu buổi hòa nhạc đó được trình diễn bởi những người trẻ trung vui nhộn mà tấm lòng mở rộng của họ mang theo thông điệp của một nhà hiền triết cổ xưa với ý định đơn thuần cho thấy kết quả cuối cùng phải là một kinh nghiệm sâu sắc về lòng vị tha vô bờ bến?
Nhưng làm thế nào có thể khai sáng một buổi hòa nhạc?
Tuy nhiên, buổi hòa nhạc được trình diễn là buổi hòa nhạc “Tiếng Gọi của Tình Thương,” được tổ chức kết hợp với “Quỹ Cứu Trợ Thảm Họa ở Haiti.” Sự nhảy múa không ngừng của ánh sáng, âm thanh, và chuyển động không thể nào che lấp được nhịp điệu thâm sâu của Giáo Pháp tràn ngập trong hội trường HGH ở Sentul, Kuala Lumpur, tựa như một thiên thần quyến rủ đang liên tục rãi ra những vì sao khắp mọi nơi.
Nếu “Đạo Pháp Tạo cảm hứng cho âm nhạc” có bất kỳ một ý nghĩa gì, thì đây chính là nghĩa đó. Cuối cùng, người ta có thể nói với đầy đủ ý nghĩa rằng đêm nay thật sự đã chứng kiến sự trưởng thành của Phât giáo Mã Lai qua việc trình diễn nghệ thuật cho cộng đồng.
Giống như một câu hỏi sâu sắc trong thiền luận, buổi hòa tấu “Tiếng Gọi của Tình Thương” khích bác khán giả tựa như một vị sư già khôn khéo thách thức mọi người bên trong cố mở ra bức thông điệp. Hãy quên đi giọng ca ngọt ngào. Bạn có nghe được tiếng người ca sĩ kêu gọi lòng vị tha hay không? Âm thanh của một cánh tay quơ quào trong im lặng là gì? Lắng nghe tiếng thì thầm kêu gọi tình thương của những thân hình cụt chân đang nhảy ra từ hang động Đôn Hoàng. Bạn nghe được gì?
“Hương thơm của loài hoa giấy"
Nếu có một thứ gì phân biệt được buổi trình diễn này với bất cứ những buổi hòa tấu khác trước đây thì đó là sự sáng tạo trong trang phục của những nghệ sĩ. Sức thu hút thật là vô bờ, và mỗi một màn trình diễn cũng thật là thích hợp. Thật là rất đúng cung cách.
Tất cả các trang phục màu đen của tổ chức i.gemz được may cắt rất là đúng cách, sự cố gắng hiện đại hóa của tổ chức rất đáng được ca ngợi, cũng như tổ chức đã khuyến khích cho trổi nhạc pop. Trên thực tế, giống như gừng già, sự trưởng thành của tổ chức tạo ra phiên bản “Thiên Thần trong trái tim tôi” sâu sắc và đầy ý nghĩa, một bài đạo ca rất đáng yêu, rất được thế hệ hiện tại ưa thích.
Màn trình diễn âm nhạc “Fe Tian” tại hí viện Dua Space Dance vừa phấn khởi lại vừa rực rở. Kể từ khi ban nhạc vũ Trung Mã chuyên nghiệp đầu tiên trở thành chuyên nghiệp, việc tiếp nhận cả kỷ thuật hiện đại lẫn vũ điệu trung quốc xưa của ban nhạc vũ đã tạo ra một sự hòa hợp độc đáo giữa tân tiến và cổ truyền, phối hợp được tinh thần và vật chất. Đây là một thí dụ điển hình cho thấy một tổ chức chuyên nghiệp đã thành công mang đến cảm hứng nhờ vào biết hội nhập và biết pha trộn những giá trị tôn giáo và văn hóa.
Từ những vũ điệu Dunhuang đầy giá trị, sự duyên dáng yên lặng đầy trang trọng của “ việc truyền bá giáo pháp không lời” đã được mang đến. Được thành lập bởi Tzu Chi, nhóm vũ nữ này trình diễn những vũ điệu tiêu biểu cho giáo pháp qua việc xử dụng thủ hiệu thay cho ngôn từ. Thật vậy, điều gì là ngôn ngữ của cánh tay di động không lời?
Và trong khi những tổ chức được ưa chuộng từ lâu như i.Gemz, D2Y và MOD đã phần nào tạo dựng được những lý lẻ cho sự tồn tại của các bài đạo ca Phật giáo địa phương, việc trình diễn kế tiếp đã chứng minh hùng hồn được sức mạnh thuần nhất của điều có khả năng có thể là nhịp điệu của thế hệ mới về âm nhạc Phật giáo. Một phần là đạo ca, một phần là hổn hợp của nhạc rock-pop và nhạc mới, tiếng trống trầm hùng của các tay trống Dandelion đã đưa khán giả gần độ say mê.
Họ không ngừng đánh nhịp với những cái trống nhỏ ashiko, tạo ra những điệu ngựa phi nước đại, tràn đầy năng lượng như muốn kêu gọi các vị thần linh thức tỉnh những con người trần thế và dẫn họ đi trên con đường cao quý. Nếu bất cứ khi nào có bất kỳ một động lực gì có thể để cho âm thanh của giáo pháp hướng dẫn cuộc sống trơ trọi của con người, thì sức mạnh sáng tạo kỳ diệu của Dandelion chắc chắn sẽ là khuôn mặt âm nhạc mới của động lực đó.
Ca đoàn Thanh Niên Phát Triển Đạo Pháp (D2Y) đã tỏ lòng tôn kính vua nhạc pop Michael Jackon, và đã yêu cầu chúng ta hãy nhìn vào "Người Trong Gương." Chúng ta thấy gì? Liệu "Ngày Mai Có Đẹp Hơn Không?" như ca đoàn đã hát trong bản nhạc thứ nhì của họ .
Và khi [một giọng hát, một lời ca, những trang phục mới mẻ của trường dạy Giáo Pháp ngày chúa nhật thuộc học viện Phật Giáo và của Hội Bồ Đề cùng với các màn đơn ca của ca sĩ Fo Guong Shan và Winnie Ho đã hoàn tất] những màn trình diễn theo thứ tự đã hoàn tất, ai cũng thấy rỏ được nghệ thuật của các ca sĩ Phật Giáo - cả ca sĩ chuyên nghiệp lẫn ca sĩ tài tử - đã bước vào một lãnh vực mới.
Họ không còn chỉ hát những bài ca Phật Giáo trong trang phục áo thung và quần Jean, mà họ đã hiểu thấu đáo được những dụng cụ đầy năng lực có thể đưa giáo pháp đến với quần chúng, đó là âm nhạc và phong cách.
Như dòng chữ cuối cùng trong "bí kíp" đã nói, tất cả những việc này hầu như đều vô nghĩa. Một cánh hoa hồng nhạt có nghĩ gì đối với tiếng ve sầu và đối với mùi vị của cà phê? Nhưng, những thứ này có sự tương quan nội bộ thật là kỳ diệu. Nhìn ở phía ngoài, những thứ này có thể là vô nghĩa. Nhưng nếu chúng ta nhìn xa hơn cái mà chúng ta thấy và nghe và nếm, chúng ta chỉ "thấy, nghe và nếm."
Tăng ni với trí tuệ thông thái gọi điều này là cuộc sống trong hiện tại. Những người khác gọi nó là pháp thuật bình thường, pháp thuật của chánh niệm bình thường.
Tương tự như vậy, khi chúng ta chìm trong những màn ca diễn tuyệt vời do một ca đoàn Phật Tử trẻ đầy tài năng trình diễn, chúng ta cần phải nhìn vượt khỏi tài năng và tuổi trẻ đó. Đây là những hạt giống của những người truyền bá giáo pháp có khả năng.
Nhờ vào âm nhạc, họ không những chỉ mang đến giáo pháp cho các thính giả. Quan trọng hơn thế nữa, họ tạo ra một cơ hội duy nhất hòa hợp năng lực và sáng tạo để mang đến một khung trời hoàn toàn mới lạ chỉ có thể thực hiện được nhờ vào sức mạnh của mọi người.
Khung trời mới này báo trước một tương lai sáng lạng của thế hệ sắp đến này. Đó là một tương lai có sức sống, với những cá nhân đầy tự tin có một ý thức về mục tiêu và đường hướng. Nếu được nuôi dưỡng cẩn thận, họ sẽ mang đến một niềm tin bền vững, một bước đầu tiên sơ khởi có thể phát triển vững chắc một nền tảng căn bản cho giáo pháp.
Sức mạnh của âm nhạc, giống như bất kỳ lợi khí nào, nếu được sử dụng có hiệu quả không bao giờ có thể bị đánh giá thấp. Và với các cuộc biểu hiện được mang đến bởi những tài năng tại buổi trình diễn "Tiếng Gọi của Tình Thương", các Phật tử trẻ tuổi của nước này đã chứng minh có rất nhiều hy vọng.
Đối với đất nước Mã Lai, những người lớn tuổi bây giờ có vẻ như có thể cảm thấy nhẹ nhàng. Phật Pháp cuối cùng đã bị phá vỡ bức tường của ngôi chùa và hiện đang lây lan vào tất cả các góc cạnh của đất nước.Với đức tin bền vững và âm nhạc, và phong cách - đó là cuối cùng đã xảy ra
No comments:
Post a Comment