Chùa Phra Dhammakaya - Thái Lan
Minh Hạnh sưu tầm và dịch thuật
Là một ngôi chùa truyền thống Phật Giáo đã đóng vai quan trọng trong cộng đồng người Thái. Ngôi chùa là trung tâm giảng dậy luân thường đạo ly' và thực hành thiền quán để có thể giúp đỡ con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội. Thực chất thật của ngôi chùa thi` không kiếm thấy ở b ên trong chùa mà là phục vụ cho đại chúng. Được chia làm hai thành phần như sau. Những người thích được vào chùa hàng ngày để làm công quả, nghe thuyết pháp, mong được những lời khuyên bảo cho những vấn đề khó khăn của họ. Thành phần thứ hai là những người chán cuộc sống gia đi`nh và muốn vào chùa để có cuộc sống tu tập. Thành phần sau thi` thường phải mất thời gian dài thử thách học tập sau đó mới được chính thức chấp nhận.
Chùa Phra dhammakaya là một trong 40,000 ngôi chùa tại Thái Lan. Ngôi chùa này duy tri` truyền thống của ngôi chùa nhưng biểu thị đặc điểm bởi sự gắn bó với thiền phái Dhammakaya của thiền định và giá trị của sự thích nghi tới đời sống xã hội.
Truyền thống Dhammakaya bắt đầu thành lập từ năm 1916 khi đại sư của chùa Wat Paknam là Thiền Sư Phra Monkolthempmuni, người đắc pháp thiền định và ngài quyết định phục nguyên truyền thống thiền định của Đức Phật. Thiền định là một pháp luyện tâm trí và đã trở thành pháp tu phổ biến ở Thái Lan nhờ sự giảng dậy của đại sư. Một trong những vị đệ tử nổi tiếng của đại sư là Sư bà Khun Yay Ubasika (Jan Kohn.nok.yung).
Chùa Phra Dhammakaya được Sư bà Khun Yay thành lập vào năm 1970 sau khi đại Sư Phra Monkolthempmuni viên tịch, khi Sư bà thấy rằng chùa Wat Paknam tại thành phố Bangkok trở nên quá nhỏ để đáp ứng số lượng đông đảo tín đồ đến tham dự các khóa tu Thiền ngày càng tăng . Sư bà Khun Yay cùng đệ tử là Thiền Sư Dhammajayo và Thiền Sư Dattajivo đã có ý muốn tiếp tục phát triển truyền thống Thiền Dhammakaya và thiết lập một ngôi chùa tôn nghiêm cho đại chúng trở về an trú trong thế giới hỗn loạn, bất an này.
Ngôi chùa được xây vào ngày Magha Puja, tức là ngày 20 tháng 2 năm 1970, trên một miếng đất rộng 80 acre do tín nữ Prayat Phaetayapongsa Visudhathibodi cúng dường. Địa điểm này, khoảng 16 cây số về phía bắc của phi trường Vọng Các, khởi thủy được gọi là 'Soon Buddacakk.patipatthamm'. Một cánh rừng đã được kiến tạo để thay thế cho những ruộng lúa khô cằn, đó chính là khuôn viên dành cho người hành thiền. Những toà nhà nơi đây được xây dựng rất giới hạn và nặng phần nghệ thuật, dễ bảo trì, sạch sẽ và chắc chắn. Vào tháng 12 năm 1977 công chúa Maha Chakri Sirindhorn đã nhân danh vua Thái Lan để đặt viên đá đầu tiên cho toà chánh điện. Việc này ghi dấu chính thức ngày khởi công xây ngôi chùa - Wat Phra Dhammakaya.
Đến năm 1982 thì chánh điện xây hoàn tất
Trong thời gian ngôi chùa được xây cất, Giáo hội Dhammadayada đã có một khoá thực tập thiền cho hàng trăm thiền sinh. Con số thiền sinh gia tăng đều đặn, 200 Tăng tu sĩ và 200 Sa Di, 90 cư sĩ nam và 160 cư sĩ nữ tham dự. Cũng trong thời gian này, trong những buổi tu học vào những ngày Chủ Nhật và những buổi lễ lớn số người tham dự lên tới 20,000 người. Do sự đông đảo của Phật tử mà sảnh đường Sapha Dhammakaya đã được xây cất.
Mặc dù nhận thức rằng việc xây trung tâm là quan trọng, chùa vẫn luôn luôn đặc biệt đặt sự tu tập vào tầm quan trọng. Trong 20 năm qua trung tâm Dhammakaya là nơi thu hút Phật tử ở Thái Lan và khắp nơi trên thế giới trở về tu học. Tổ chức Dhammakaya có 15 trung tâm và 22 chi nhánh tại các tỉnh của Thái Lan và hai trung tâm ở nước ngoài.
Từ khi truyền thống Dhammakaya bắt đầu, nội tâm thanh tịnh do sự hành thiền đã phản ảnh nguyện vọng phát triển hoà bi`nh trên thế giới. Hiển nhiên rằng công việc này cần đến sự tham gia của mọi người chớ không phải chỉ một ngôi chùa và một số tăng lữ. Với ly' do này, ngôi chùa đã được phát triển song song với tổ chức hổ trợ giáo hội Dhammakaya để thuận tiện cho các sinh hoạt rộng lớn hơn được góp tay bởi công chúng và bởi những hội viên cư sĩ của giáo hội. Với mục đích trên, chùa Phra Dhammakaya dự trù xây trung tâm Phật đài Dhammakaya trên mẫu đất rộng 1000 acres vào năm 1985 để ngỏ hầu tiếp ứng cho các nhu cầu của cộng đồng thế giới./.
No comments:
Post a Comment