Tuesday, May 31, 2016
Chuyện ngắn - Chuyện con vịt
Chuyện con vịt
Mùa hè, mẹ gửi Andrew về quê chơi với bà ngoại. Được cậu Billy cho một cái giàn thun, Andrew khoái lắm. Nhưng nhớ lời cậu dặn, nó chỉ dám tập bắn ở trong rừng cây phía sau nhà. Andrew lang thang suốt buổi sáng ở trong rừng, nhưng nó chẳng bắn được chút gì cả. Buồn rầu, Andrew thất thểu về nhà ăn trưa. Vào tới sân, thấy bầy vịt của bà ngoại đang rượt nhau kêu quàn quạc trong sân. Andrew cúi xuống nhặt một hòn sỏi và bắn đại một phát. Chẳng may, viên sỏi trúng ngay giữa đầu một con vịt, nó lăn đùng ra giữa sân, giãy đành đạch mấy cái rồi nằm ngay đơ. Andrew hoảng hốt nhìn quanh: không có ai cả. Nó vội nhặt con vịt và nhét vào trong đống củi. Yên trí với bí mật của mình, Andrew ngồi vào bàn ăn trưa, mà không biết rằng đã có ít nhất một cặp mắt nhìn thấy chuyện xảy ra với con vịt.
Sau bữa ăn trưa, bà ngoại vừa cất đồ ăn dư vào chạn vừa dặn Sally, chị họ của Andrew, con gái chú Billy:
- Bữa nay tới lượt con rửa chén đó.
- Nhưng Andrew nó hứa làm thay con rồi. - Sally vội đáp và nhìn Andrew bằng ánh mắt khiến nó đang đỏ mặt toan cự cãi bỗng đâm ra chột dạ.
- Thật không Andrew? - Bà ngoại hỏi, không quay đầu lại.
- Con à?
Andrew vừa mở mồm thì Sally hích một cái đau điếng vào sườn nó và khẽ thì thầm qua kẽ răng:
- Con vịt. Nhớ không?
- Con nhận lời chị ấy rồi. - Andrew đáp bằng giọng hậm hực.
Ngủ trưa dậy, ông ngoại rủ Andrew và Sally đi câu, nhưng bà ngoại bảo:
- Sally, cháu ở nhà giúp bà nấu nồi xúp cho bữa tối.
- Nhưng Andrew thích ở nhà nấu xúp hơn là đi câu đấy chứ! Bà hỏi nó xem có đúng như vậy không?
Sally trả lời bằng giọng mát mẻ. Andrew toan cãi thì Sally tằng hắng mất tiếng. Nó đành nghẹn ngào trả lời:
- Cháu sẽ ở nhà giúp bà.
Cứ thế, suốt ngày hôm đó, Andrew luôn bị Sally dằn vặt bởi chuyện con vịt.
Tối đến, mệt mỏi, Andrew nằm lăn trên chiếc đi-văng trong phòng khách và ngủ thiếp đi. Lúc nó thức dậy, ai đó đã tắt đèn và phủ trên người nó một tấm chăn. Andrew nằm im, đầu nó nhớ lại chuyện trong ngày. Nhiều lúc nó muốn nói thật với bà ngoại về chuyện con vịt, nhưng nó lại sợ bà ngoại sẽ mách mẹ nó, rồi thì sang năm mẹ nó sẽ không cho nó về chơi với ông bà nữa thì sao? Còn Sally thì quá quắt quá, không biết bao giờ nó mới thoát khỏi bàn tay quái ác của Sally? Biết làm sao đây? Nó chỉ muốn chết quách cho rồi. Andrew thổn thức.
Chợt một bàn tay to mềm của bà ngoại đặt lên vai nó, giọng êm ái của bà ngoại thì thầm:
- Nói đi con. Có điều gì con cứ nói ra cho nhẹ nhõm trong lòng.
- Con vịt... Cháu... Con vịt... - Andrew lắp bắp.
Bà ngoại im lặng. Hít một hơi dài, Andrew nói một mạch:
- Cháu lỡ tay bắn chết một con vịt rồi bà ạ!
- À, ra chuyện con vịt. Lúc đầu thấy thái độ của cháu với Sally bà hơi ngạc nhiên, nhưng bà đã hiểu cả khi lùa bầy vịt vào chuồng và thấy thiếu một con. Nhưng bà muốn chờ cháu tự nói ra. Câu chuyện ngày hôm nay là một bài học cho cháu đó: Che giấu tội lỗi của mình, cháu sẽ không bao giờ có được sự thanh thản và cháu sẽ trở thành sự nô lệ của cái xấu.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Có còn hơn không
Người đánh cá quăng chài, kéo lên được chú cá con. Cá van xin được thả ra vì nó còn nhỏ tẹo, đợi khi nó lớn thì người hãy bắt. Nhưng người đánh cá bảo:
- Quả là tao ngốc mới buông tha cho mày khi mày nằm trong tay tao. Thói thường, có ngay được lợi nhỏ, hơn là lợi lớn không chắc chắn.
Tri kiến giác ngộ - Minh triết trong đời sống
Huệ Huyền nơi đây không sanh tử.
(Chánh Pháp Sơn Lục Tổ Truyện)
Có vị trăng đến hỏi Hòa Thượng Quan Sơn rằng:
- Con đến đây cũng chỉ muốn được giải quyết vấn đề sanh tử việc lớn ( Sanh Tử Đại Sự).
Khi ấy Hòa Thượng thét lên tiếng thật to và nói rằng:
- Huệ Huyền ta nơi đây không có sanh tử.
Tương truyền Đại Đăng Quốc Sư, thầy của Quan Sơn, xưa kia đã từng nhập bọn với nhóm người đi khất thực nơi Cầu Ngũ Điều, và sống cuộc đời bôn phóng trong mấy năm trường sau khi đại ngộ. Một chân của ông bị tật, nên không thể ngồi theo thế kiết già được. Đến khi lâm chung, ông bảo với chân mình rằng:
- Từ lâu nay ta đã khổ công nghe lời ngươi rồi, nay ngươi hãy nghe theo lời ta.
Nói xong, ông đưa tay bẻ gãy chân mình, ngồi kiết già mà thoát hóa.
Một hôm nọ, nhân dịp chuẩn bị lên đường đi hành cước phương xa, Quan Sơn cho gọi Thọ Ông lên bảo rằng:
- Ta nay đi hành cước.
Cả hai người đi đến nơi có cái giếng tên Phong Thủy Tuyền, cùng nghỉ chân dưới một gốc cây đại thụ. Khi ấy Quan Sơn vội vã ban lời giáo huấn để lại cho Thọ Ông rằng:
- Nơi ta đây không có sanh tử.
Nói xong ông đứng sừng sững như vậy mà thị tịch. Đây cũng là hình thức lâm chung của hai đời cha truyền con nối mà Quan Sơn còn giữ lại.
Bí ẩn biển hồ - Pleiku
Bí ẩn Biển Hồ – Pleiku
Nguồn: Sức khỏe và đời sống
Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Tơ Nueng, là một miệng núi lửa khổng lồ nằm ở phía bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai quanh năm ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngăn ngắt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của con người, cả người sở tại và du khách.
Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì chả có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển. Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ: Thương thương quá suốt một đời thiếu nước nên cái ao tù cũng thành biển của em... Vì thế có một cái “ao” trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng ở dưới quốc lộ I nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín ấy thì người ta gọi là “biển” cũng đúng thôi. Đối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửa khổng lồ (xung quanh thành phố Pleiku là hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ, nhưng lớn nhất vẫn là Biển Hồ và Hàm Rồng). Rất đối xứng, một bên nhô lên, bên thụt xuống, lại cũng khiến một ông nhà thơ so sánh nó như Yo Ni và Lin Ga. Diện tích của Hàm Rồng và Biển Hồ cũng tương ứng nhau, hình dáng cũng tương tự nhau nếu nhìn từ máy bay, giống như kiểu bứng phần lõm của Biển Hồ đặt vào Hàm Rồng vậy, tức là nếu bê Hàm Rồng thả xuống Biển Hồ thì sẽ khít lịt, không còn dấu vết. Một cuộc tạo sơn vĩ đại nào đó đã làm việc này. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ... không có đáy, nó thông xuống... biển Quy Nhơn. Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt chính nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Cái sự mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng khó giải thích thật. Xung quanh Biển Hồ được vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào các triền thoai thoải của nó để làm nhà, lập làng. Năm nhiều bù năm ít, mỗi năm khoảng một người, toàn là thanh niên học sinh, chết đuối làm những bí ẩn về Biển Hồ càng tăng lên...
Nhưng bây giờ thì một số bí ẩn của Biển Hồ đang được giải mã, khiến nó trần trụi hơn, bớt lung linh huyền ảo hơn.
Hiện nay người ta xác định chính xác diện tích của Biển Hồ là 240 ha, là hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực. Các kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy nước ở đây có chất lượng tốt nhất trong tất cả các thuỷ vực mặt nước lớn tại Tây Nguyên cũng như toàn quốc. Chính vì thế, Biển Hồ là một tài nguyên mặt nước dồi dào, cả trữ lượng và chất lượng đều bảo đảm, có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển thành phố Pleiku. Người ta cũng đã dùng máy hồi âm định vị để xác định Biển Hồ được hình thành bởi 3 túi trũng từ các dãy núi xung quanh. Hai túi lớn thông nhau qua một eo khá rộng và có độ sâu tương tự nhau là 16 mét. Túi trũng còn lại có độ sâu khoảng 12 mét. Trước người ta đồn rằng, đáy Biển Hồ có những cái vực rất sâu, hun hút như giếng, giờ xác định là nó khá bằng phẳng. Cũng có thể đây là kết quả của việc bồi lắng sạt lở diễn ra khá mạnh vào mùa mưa liên tục các năm vừa qua. Toàn bộ trữ lượng nước của Biển Hồ vào khoảng 25 đến 30 triệu m3, xê dịch giữa mùa khô và mùa mưa chứ nó không “nguyên si, không đổi” như lời đồn. Nhưng nguyên việc có một cái hồ nước vĩ đại đến ba chục triệu mét khối lơ lửng trên tầng trời như thế đã là kỳ diệu lắm rồi...
Ngoài việc chính hiện nay là cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Pleiku thì một thời người ta “quây” Biển Hồ lại bán vé du lịch. Nhưng rồi làm không đến nơi đến chốn, sự đầu tư không tương ứng với khai thác nên nguồn nước ô nhiễm, người ta thôi tổ chức bán vé mà để mặc, ai muốn vào thì vào, chả chỉnh trang quy hoạch gì. Khách đến Pleiku bao giờ cũng háo hức đòi ra Biển Hồ, ra xong loay hoay chụp kiểu ảnh, đứng thẫn thờ hoang mang chưa tới 5 phút thì rút vì... chả hiểu gì cả (không có ai đứng ra thuyết minh về nguồn gốc, sự tích Biển Hồ) cũng chả thấy có gì cả, ngoài... nước. Mà nước thì ở đâu chả có. Thỉnh thoảng lại có vụ học sinh chết đuối mà kinh hoàng nhất là vụ 11 cháu học sinh lớp 12 nghỉ ôn thi, rủ nhau thuê một chiếc thuyền đi chơi trên Biển Hồ, thuyền lật, 6 cháu chết. Cũng không phải là không có nguy cơ ô nhiễm Biển Hồ như báo chí đã có lần cảnh báo. Ấy là các làng đồng bào dân tộc ở xung quanh Biển Hồ ngày càng nhiều. Toàn bộ rác thải sinh hoạt của họ, kể cả mồ mả, đều có đường xuống Biển Hồ. Rồi việc không tổ chức du lịch nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm người vào thăm, ngoài số vào rồi về ngay, vẫn còn khá đông thanh niên mang theo đồ nhậu ra đây “chiến đấu” và Biển Hồ lại hứng lấy những gì họ thải ra...
Để cho Biển Hồ xứng đáng là hòn ngọc của Tây Nguyên, là một thắng cảnh mang tầm quốc gia và vẫn bảo đảm phục vụ dân sinh, thiết nghĩ còn nhiều việc phải làm. Những bí ẩn quanh nó chỉ càng làm lung linh huyền ảo hơn thắng cảnh có một không hai này...
Văn Công Hùng
Chuyện cười trong ngày
Người lười nhất
Bố hỏi con:
- Lớp học của con, bạn nào lười nhất?
- Con không biết bố ạ!
- Bố nghĩ con phải biết chứ. Con nghĩ xem, trong khi tất cả các bạn đều chăm chú làm bài, thì ai ngồi ngó nghiêng nhìn ra ngoài?
- Thầy giáo ạ!
Bố hỏi con:
- Lớp học của con, bạn nào lười nhất?
- Con không biết bố ạ!
- Bố nghĩ con phải biết chứ. Con nghĩ xem, trong khi tất cả các bạn đều chăm chú làm bài, thì ai ngồi ngó nghiêng nhìn ra ngoài?
- Thầy giáo ạ!
Sunday, May 29, 2016
Chuyện ngắn - Tha thứ mãi mãi
Tha thứ mãi mãi
Lisa ngồi trên sàn với chiếc hộp trước mặt. Cái hộp cũ kĩ đựng 1 tờ giấy kẻ ô vuông. Và đây là câu chuyện đằng sau những ô vuông...
- Các con phải tha thứ cho anh chị em mình bao nhiêu lần... - Cô giáo trường Chủ Nhật đọc to luôn câu trả lời cho cả lớp nghe: "70 nhân 7 lần! "
Lisa kéo tay Brent - em trai cô:
- Thế là bao nhiêu lần...
Brent viết số 490 lên góc vở Lisa. Brent nhỏ bé, vai hẹp, tay ngắn, đeo cặp kính quá khổ và tóc rối bù. Nhưng năng khiếu âm nhạc của cậu làm bạn bè ai cũng phục. Câụ học pianô từ năm lên 4, kèn darinet năm lên 7 và giờ đây cậu đang chinh phục cây đèn Oboa. Lisa chỉ giỏi hơn em trai mình mỗi 1 thứ: bóng rổ, 2 chị em thường chơi bóng rổ sau giờ học. Brent thấp bé lại yếu, nhưng nó không nỡ từ chối vì đó là thú vui duy nhất của Lisa giữa những bảng điểm chỉ toàn yếu với kém của cô.
Sau giờ học, 2 chị em lại chạy ra sàn bóng rổ. Khi Lisa tấn công, Brent bị khuỷu tay Lisa huých vào cằm. Lisa dễ dàng ghi điểm. Cô hả hê với bàn thắng cho đến khi nhìn thấy Brent ôm cằm.
- Em ổn cả chứ... Chị lỡ tay thôi mà!
- Không sao, em tha lỗi cho chị - Cậu bé cười - Phải tha thứ 490 lần và lần này là 1, vậy chỉ còn 489 lần nữa thôi nhé!
Lisa cười. Nếu nhớ đến những gì Lisa đã làm với Brent thì hẳn 490 lần đã hết từ lâu lắm.
Hôm sau, 2 chị em chơi bắn tàu trên giấy. Sợ thua, Lisa nhìn trộm giấy của Brent và dễ dàng "chiến thắng".
- Chị ăn gian! - Brent nhìn Lisa nghi ngờ.
Lisa đỏ mặt:
- Chị xin lỗi!
- Được rồi, em tha lỗi - Brent cười khẽ - Thế là chỉ còn 488 lần thôi, phải không...
Sự độ lượng của Brent làm Lisa cảm động. Tối đó, Lisa kẻ 1 biểu đồ với 490 hình vuông:
- Chúng ta dùng cái này để theo dõi những lần chị sai và em tha lỗi. Mỗi lần như vậy, chị sẽ gạch chéo 1 ô - Miệng nói, tay Lisa đánh dấu 2 ô. Rồi cô bé dán tờ biểu đồ lên tường.
Lisa có rất nhiều cơ hội đánh dấu vào biểu đồ. Mỗi khi nhận ra mình sai, Lisa xin lỗi rất chân thành. Và cứ thế... Ô thứ 211: Lisa giấu sách Tiếng Anh của Brent và cậu bé bị điểm 0. Ô thứ 394: Lisa làm mất chìa khoá phòng Brent... Ô thứ 417: Lisa dùng thuốc tẩy quá nhiều làm hỏng áo Brent... Ô thứ 489: Lisa mượn xe đạp của Brent và đâm vào gốc cây. Ô 490: Lisa làm vỡ chiếc cốc hình quả dưa mà Brent rất thích.
- Thế là hết - Lisa tuyên bố - Chị sẽ không có lỗi gì với em nữa đâu.
Brent chỉ cười: "Phải, phải"
Nhưng rồi vẫn có lần thứ 491. Lúc đó Brent là sinh viên trường nhạc và cậu được cử đi biểu diễn tại đại nhạc hội New York. Một niềm mơ ước thành hiện thực.
Người ta gọi điện đến thông báo lịch biểu diễn nhưng Brent không có nhà, Lisa nghe điện: " Hai giờ chiều ngày mùng 10 nhé! " Lisa nghĩ mình có thể nhớ được nên cô đã không ghi lại.
- Brent này, khi nào con biểu diễn... - Mẹ hỏi.
- Con không biết, họ chưa gọi điện báo ạ! Brent trả lời.
Lisa lặng người, mãi mới lắp bắp:
- Ôi!... Hôm nay ngày mấy rồi ạ...
- 12, có chuyện gì thế...
Lisa, bưng mặt khóc nức lên:
- Biểu diễn... 2 giờ... mùng 10... người ta gọi điện... tuần trước...
Brent ngồi yên, vẻ mặt nghi ngờ, không dám tin vào nhữnng gì Lisa nói.
- Có nghĩa là... buổi biểu diễn đã qua rồi......... - Brent hỏi.
Lisa gật đầu. Brent ra khỏi phòng, không nói thêm lời nào. Lisa về phòng, ngậm ngùi khóc. Cô đã huỷ hoại giấc mơ của em cô, làm cả gia đình thất vọng. Rồi cô thu xếp đồ đạc, lén bỏ nhà đi ngay đêm hôm đó, để lại 1 mảnh giấy dặn mọi người yên tâm.
Lisa đến Boston và thuê nhà sống ở ngay đó. Cha mẹ nhiều lần viết thư khuyên nhủ nhưng Lisa không trả lời: "Mình đã làm hại Brent, mình sẽ không bao giờ về nữa". Đó là ý nghĩ trẻ con của cô gái 19 tuổi.
Rất lâu sau, cô vô tình gặp lại người láng giềng cũ: bà Nelson.
- Tôi rất tiếc về chuyện của Brent... - Bà ta mở lời.
Lisa ngạc nhiên:
- Sao ạ...
Bà Nelson nhanh chóng hiểu rằng Lisa không biết gì. Bà kể cho cô nghe tất cả: xe chạy với tốc độ quá cao, Brent đi cấp cứu, các bác sĩ tận tâm nhưng Brent không qua khỏi. Ngay trưa hôm đó, Lisa quay về nhà.
Cô ngồi lặng yên trước chiếc hộp. Cô không thấy tờ biểu đồ ngày xưa kín đặc các gạch chéo mà lại có 1 tờ giấy lớn:
"Lisa yêu quý,
Em không muốn đếm những lần mình tha thứ, nhưng chị lại cứ muốn làm điều đó. Nếu chị muốn tiếp tục đếm, hãy dùng tấm bản đồ mới em làm cho chị.
Yêu thương,
Brent"
Mặt sau là 1 tờ biểu đồ giống như Lisa đã làm hồi bé, với rất nhiều ô vuông. Nhưng chỉ có 1 ô vuông đầu tiên có đánh dấu và bên cạnh là dòng chú thích bằng bút đỏ: "Lần thứ 491: Tha thứ, mãi mãi! "
Nhữn chuyện ngụ ngôn hay -
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.
Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.
"Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên"
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Thâm Ân Phật Tổ khó báo đáp
(Chánh Pháp Sơn Lục Tổ Truyện)
Đằng Nguyên Đằng Phòng ( 1296 - 1380 ), vị trung thần của Nam Triều, ban đầu là đệ tử cư sĩ của Đại Đăng Quốc Sư (Daitõ Kokushi ), đến năm 39 tuổi ông xuất gian, theo hầu Vô Tướng Đại Sư Quan Sơn Huệ Huyền ( Kanzan Egen), vị tổ khai sơn Diệu Tâm Tự (Myõshin-ji), chuyên tham cứu công án "vốn đã tròn thành Phật". Một ngày nọ, ông hoát nhiên đại ngộ. Khi ấy, ông trình lên thầy bài kệ đại ngộ như sau:
"Tâm nầy đã ngộ trường không mất, lợi ích trời tận tương lai , thâm ân Phật tổ khó đền đáp, ruột ngựa thai lừa sống một mai."
Khi ấy Vô Tướng Đại Sư hỏi rằng:
- Tâm ấy ở đâu vậy?
- Thưa, tròn đầy khắp hư không. Đằng Phòng đáp.
- Thế thì lấy gì để làm cho lợi ích trời người chứ? Đại Sư hỏi lại.
- Đi đến tận cùng sông nước, ngồi nhìn mây hiện trăng lên.
- Làm sao báo đáp thâm ân chư Phật tổ? Đại sư hỏi.
- Đầu đội trời, chân đạp đất. Đằng Phòng trả lời.
- Thế sao chẳng chun vào ruột ngựa, thai lừa đi? Đại Sư hỏi tiếp.
Khi ấy Đằng Phòng im lặng lạy ba lạy. Vô Tướng Đại Sư cười sảng khoái bảo:
- Thượng nhân hôm nay đã đại ngộ triệt để rồi đó!
Nhân Vật Đằng Phòng nầy chính là Thiền Sư Thọ Ông Tông Bật, vị tổ thứ hai của Diệu Tâm Tự.
Điển Hay Tích Lạ - Giấc Mộng Nam Kha
Giấc mộng Nam Kha
Trong tiếng Hán có một câu thành ngữ “Giấc mộng Nam Kha”, được dùng để hình dung cõi mộng hoặc một không tưởng không thể thực hiện được của một người nào đó. Thành ngữ này có nguồn gốc từ cuốn tiểu thuyết “Tiểu sử Nam Kha Thái Thú” của tác giả Lý Công Tá đời Đường Trung Quốc thế kỷ 9 công nguyên.
Một người tên Thuần Vu Phần, ngày thường thích uống rượu. Trong sân nhà ông có một cây hòe lớn rễ sâu cành rậm, một đêm giữa hè, trăng tỏ sao thưa, gió thổi hiu hiu, chỗ dưới cây hòe là một chỗ hóng mát tốt.
Vào ngày sinh nhật của Thuần Vu Phần, người thân và bạn bè đều đến chúc thọ, ông vui mừng quá, và uống nhiều chén rượu. Sau khi người thân và bạn bè về nhà, Thuần Vu Phần ngà ngà say hóng mát dưới cây hòe, bất giác ngủ quên.
Trong giấc mơ, nhận lời mời của hai sứ thần, Thuần Vu Phần bước vào một lỗ cây. Trong lỗ có thời tiết tốt đẹp, là một thế giới riêng biệt, có nước Đại Hòe. Lúc đó, kinh thành đang tổ chức cuộc thi lựa chọn quan chức, ông cũng đi đăng ký. Ông đã thi ba cuộc, viết văn rất suôn sẻ. Khi công bố kết quả cuộc thi, ông đứng đầu bảng. Tiếp theo nhà vua tổ chức thi đình. Nhà vua nhìn thấy Thuần Vu Phần vừa đẹp trai, vừa tài ba lỗi lạc, nên hết sức ưa thích, rồi chọn ông là trạng nguyên, và gả công chúa cho ông. Trạng nguyên trở thành phò mã, nhất thời việc này được truyền thành giai thoại ở kinh đô.
Sau khi lấy nhau, vợ chồng hết sức đằm thắm. Không lâu, Thuần Vu Phần được nhà vua cử đến quận Nam Kha làm thái thú. Thuần Vu Phần cố gắng làm việc và quý mến nhân dân, thường đến địa phận quận Nam Kha điều tra nghiên cứu, kiểm tra công tác của bộ hạ, công tác hành chính ở các địa phương đều rất liêm khiết và có trật tự, nhân dân địa phương hết sức khen ngợi. Ba mươi năm trôi qua, thành tích của Thuần Vu Phần đã nổi tiếng khắp toàn quốc, và ông đã có 7 con, 5 trai 2 gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Nhà vua mấy lần muốn điều động Thuần Vu Phần về kinh thành đảm nhiệm chức vụ cao hơn, nhưng sau khi được biết, nhân dân địa phương kéo nhau lên phố, ngăn lại xe ngựa của thái thú, thỉnh cầu ông tiếp tục làm quan thái thú quận Nam Kha. Thuần Vu Phần cảm động trước sự yêu mến của nhân dân, đành phải lưu lại, và trình thư lên nhà vua giải thích rõ tình hình. Nhà vua rất vui mừng trước thành tích công tác chính trị của ông, và ban thưởng cho ông nhiều vàng bạc châu báu.
Một năm, nước Thiện La cử quân đội xâm phạm nước Đại Hòe, các tướng quân nước Đại Hòe thừa lệnh chặn đánh địch, bất ngờ bị đánh bại nhiều lần. Tin thua trần truyền tới kinh thành, nhà vua bị choáng, khẩn cấp triệu tập quan chức văn võ thương lượng cách đối phó. Nghe nói quân đội mình nhiều lần bị đánh bại ở tiền tuyến, địch hết sức mạnh mẽ đã tiến gần kinh thành, các đại thần sợ hãi đến nỗi tái mặt, đại thần này nhìn đại thần kia, đành chịu bó tay.
Nhìn thấy thần sắc của đại thần, nhà vua hết sức tức giận và nói: “Các ngươi ngày thường ăn ngon ở nhàn, hưởng thụ hết vinh hoa phú quý, một khi nhà nước gặp khó khăn, các ngươi lại trở thành quả bầu không có mồm, hèn nhát khiếp trận, vậy giữ các ngươi phỏng tác dụng gì?”
Tể tướng chợt nghĩ tới ông Thuần Vu Phần, thái thú quận Nam Kha có thành tích công tác xuất sắc, bèn giới thiệu với nhà vua. Nhà vua ra lệnh ngay, điều động Thuần Vu Phần điều khiển quân đội tinh nhuệ toàn quốc đánh địch.
Sau khi nhận được mệnh lệnh của nhà vua, Thuần Vu Phần lập tức dẫn quân xuất chinh. Nhưng ông không biết gì về phép dùng binh, vừa giao chiến với quân địch, đã bị thua liểng xiểng, chiến sĩ và ngựa bị tổn thất nặng nề, ông xuýt nữa bị bắt. Được tin này, nhà vua hết sức thất vọng, ra lệnh truất bỏ mọi chức vụ của ông, giáng xuống làm thường dân, và đưa về quê. Thuần Vu Phần nghĩ tên tuổi anh hùng của mình bị phá hủy hoàn toàn, hết sức xấu hổ và tức giận, kêu một tiếng thật to, ông tỉnh dậy từ giấc mơ. Ông theo cõi mộng đi tìm nước Đại Hoè, hóa ra dưới cây hòe có một lỗ con kiến, những kiến đang cư trú ở đó.
“Giấc mơ Nam Kha” để chỉ những gì tốt đẹp của cuộc đời thường ngắn ngủi, công danh phú quý như giấc chiêm bao.
Chuyện cười trong ngày
Táo nhập khẩu
Trên đường phố Bắc kinh, một người đàn ông rao:
- Ai mua táo không? Táo nhập khẩu đây!
Nghe thế, rất nhiều phụ nữ đến mua. Nhưng khi ăn thì mọi người đều nhăn mặt vì không ngon so với táo nội địa là mấy. Một bà liền nói:
- Táo anh không ngon. Thế này mà gọi là táo nhập khẩu!
Rất bình tĩnh, người đàn ông đáp:
- Thế các bà ăn táo vào trong miệng, không gọi là táo nhập khẩu thì gọi là táo gì?
Trên đường phố Bắc kinh, một người đàn ông rao:
- Ai mua táo không? Táo nhập khẩu đây!
Nghe thế, rất nhiều phụ nữ đến mua. Nhưng khi ăn thì mọi người đều nhăn mặt vì không ngon so với táo nội địa là mấy. Một bà liền nói:
- Táo anh không ngon. Thế này mà gọi là táo nhập khẩu!
Rất bình tĩnh, người đàn ông đáp:
- Thế các bà ăn táo vào trong miệng, không gọi là táo nhập khẩu thì gọi là táo gì?
Saturday, May 28, 2016
Chuyện ngắn - Quê tôi thời thơ ấu
Quê Tôi Thời Thơ Ấu
Duy Nhất
Quê Tôi xa cách nghìn trùng
Ôi sao nhớ mãi mái trường thân yêu
Thầy Cô, bằng hữu đâu rồi
Ghi sâu tâm tưởng thương hoài ngàn năm.
Cuộc đời là một do`ng sông, ta trôi như con đò. . . Ngày hôm qua đã trôi đi, có chăng chỉ co`n lại những kỹ niệm, những ky' ức của thời thơ ấu. Và ngày hôm nay khi chúng ta bước vào đời thì những dư âm ngọt ngào của ngày hôm qua vẫn còn, nó sẽ sống mãi bên ta. Tôi cũng muốn gởi đến những người bạn tuổi thơ ấu của tôi những lời thân thương và cảm mến nhất.
Trước hết tôi muốn nhắc đến bạn Nguyễn Văn Hoà, người bạn đã gắn liền với tôi từ thuở thơ ấu. Tôi co`n nhớ lúc còn nhỏ tôi rất làm biếng ăn. Mẹ tôi thường xách hai đứa ra đút cơm ăn chung với nhau để tạo nên một không khí ganh đua bắt buộc tôi và Hoà phải ăn nhiều hơn. Có lần tôi thèm kẹo, Hoà bảo tôi mang em tôi đi đổi kẹo. Tôi tưởng thật chạy ngay vào giường em tôi đang ngủ, vội vả bế em tôi đi đổi kẹo. May quá, mẹ tôi bắt gặp, thế là tôi bị rầy và bị một trận đòn nên thân. Chúng tôi lớn lên hồn nhiên trong tuổi trẻ, chia phe, chạy trốn, cút bắt, đánh đáo, tạc hình, bày ra đủ trò chơi đặc biệt, miễn sao dzui là được rồi. Hoà lớn hơn tôi vài tháng, thế là phải cắp sách đi học trước tôi một lớp. Thời gian sau, nhà tôi dọn xa hơn nhà Hoà khoảng vài trăm thước, trong chu vi thánh thất Cao Đài, gần tiệm thuốc bắc của ông thầy Chanh. Nơi đây tôi bắt đầu học lớp năm "Đồng Ấu" thế là coi như chúng tôi chia tay một thời gian ngắn, để lo tập đọc và đánh vần. Bẳng đi một thời gian, 3, 4 năm sau gia đình tôi lại dời về ngả ba Cây Rừng, chúng tôi lại liên lạc với nhau, nhưng Hoà trên tôi một lớp, hai đứa đón nhận những bạn mới cùng lớp với nhau.. Thành ra thỉnh thoảng chỉ chào hỏi nhau, chúng tôi ít có dịp chơi chung với nhau. Ngày tháng trôi qua chúng tôi lên trung học lại càng xa nhau hơn nữa. Vi` sau khi trường trung học cấp I, Tiến Đức đóng cửa, chúng tôi khăn gói từ giả Dầu Tiếng, lên Saigon học, mỗi đứa một nơi, chỉ gặp lại nhau vào dịp ba tháng hè. . .
Trong những năm trung học, chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu xôi động và ác liệt, với lệnh tổng động viên, bạn tôi đã chọn kiếp sống biển cả hải hồ của Hải Quân, tôi chọn kiếp sống không gian, đi mây về gió, Không Quân. Oan nghiệt thay những năm cuối cùng của cuộc chiến 1970-1975, chúng tôi nằm trong quỉ đạo quay cuồng của vận nước, đành phải chấp nhận thua cuộc và tan hàng, mỗi đứa một nơi để đi ti`m tự do. Trong sự ti`nh cờ tôi lại có dịp gặp lại bạn tôi trên xứ người. Thật là một nổi vui mừng và may mắn. Đúng là quả đất tro`n, tất cả đều đồng qui tại một điểm.
Trở lại thời thơ ấu đi học nơi trường đình, tôi có ba khuyết điểm là nhát đo`n, nhát gái, và ưa nghịch ngầm. Tôi co`n nhớ khoảng năm 1955 tôi vào lớp năm, vi` ba tôi làm giấy khai sanh cho tôi trể nên tôi vào lớp chậm hơn ba tháng. Tôi nghỉ rằng có lẽ mình sẽ là thằng lớn nhất trong lớp, nhưng không ngờ lại có những người bạn lớn hơn tôi đến 5, 6 tuổi. Lớp tôi học là lớp đồng ấu do thầy giáo Lắm phụ trách. Thầy có tật nơi chân. Thầy rất nghiêm và dữ. Buổi đầu tiên nhập học, tôi thấy rét ngay liền, khi thấy một hàng các bạn cùng lứa với tôi đang quỳ dưới bảng viết, và đang xoè tay ra cho thầy dùng thước bảng nạp vào. Lúc đó thâm tâm tôi suy nghỉ: "Không khá nổi, một là ta phải cố gắng học hành, hai là ta nói với cha mẹ xin học trường khác." Nhưng giải pháp xin học trường khác không bao giờ xảy ra được, vi` cả vùng Dầu Tiếng, chỉ có trường này mà thôi. Nếu không học thi` ở nhà. Vi` thế tôi phải chấp nhận giải pháp cố gắng học hành để khỏi bị ăn đòn của thầy giáo Lắm.
Rồi buổi ban đầu cũng qua đi, tôi làm thân với số bạn bè mới cũng như cố gắng học hành để khỏi bị phạt. Nhờ tập dợt nhiều ở nhà nên chữ viết tôi rất đẹp. . . Lúc sau thầy thương tôi, thường kêu lên bảng đọc bài và viết bài lên bảng. Khi được thầy thương mến tôi đâm ra nghịch ngợm. Tôi co`n nhớ một buổi sáng cuối năm học, nghĩa là tôi sắp lên lớp tư, tôi lén vào lớp học thật sớm, trong trạng thái hồi hộp và run run, tôi dùng tay trái viết lên bảng, vi` biết rằng nếu viết bằng tay phải, thầy sẽ nhận ra tuồng chữ của tôi, với y'- định sẽ viết: "Thầy Giáo Quẹo" Xui cho tôi, vi` run quá, tôi quên không biết đánh vần chữ "Quẹo" thành ra tôi chỉ viết được hai chữ "Thầy Giáo." Xoay sở không biết làm sao thuận tay phải, tôi vẽ nguệch ngoạc một người cẳng thấp, cẳng cao, trong đó cẳng phải cong cong giống như chân của Thầy. Tôi thản nhiên bước ra cửa lớp và đến hàng thức ăn, ngồi ăn sáng một cách khuây khoả, coi như bi`nh thường, như mọi ngày. Sau ba hồi trống trường, tôi lặng lẽ bước vào lớp học. Thật là cảnh tượng một lớp học ngột ngạt, yên lặng như tờ. Các bạn tôi, người nào cũng gục mặt dưới bàn, tôi cũng trong hoàn cảnh đó. Thầy hỏi: "Em nào viết lên bảng những chữ và hi`nh này? Đứng lên nhận lỗi." Bạn nào cũng yên lặng, không ai đứng lên nhận lỗi cả. Thầy nói: "Cha, tụi bây ngon quá hen." Nhi`n lên bảng một lát, Thầy gọi ngay Go`n, bạn tôi, lên bảng quỳ gối trước. Có lẽ vi` nét chữ tay trái của tôi giống nét chữ của Go`n. Hơn nữa Go`n là thằng bạn chịu đo`n và li` nhất lớp. Thế là Thầy đập vào tay và mông Go`n khoảng 20 cái thước bảng. Go`n không khóc, không phân trần, thật là oan và tội nghiệp cho bạn tôi. Viết ra đây sau 48 năm trôi qua, tôi không biết Thầy và bạn ở phương trời nào, "cho em có lời tạ lỗi cùng Thầy và bạn."
Những năm tiểu học, cuộc sống êm đềm như do`ng nước trôi. Tôi cố gắng học hành để khỏi phụ lo`ng cha mẹ và cũng một phần tôi sợ cây thước bảng của các thầy đáp lên tay. Sợ nhất là thầy Hoà, nhưng may mắn là tôi không bị đo`n của thầy trong suốt niên học. Dễ thương nhất là cô Mai, thầy Chưởng, thầy Cơ mà tôi luôn luôn có một cảm ti`nh và kính mến riêng biệt.
Vào những dịp Tết Trung Thu, trường hay tổ chức cộ đèn và chấm điểm cho những đèn học sinh nào lớn và đẹp nhất trong đêm đó. Bọn chúng tôi, Cường, Minh, Tâm, Bôn, Nhân chia phe ra đứng rãi rác phía sau của đoàn rước đèn, lợi dụng tranh tối tranh sáng, dùng những viên sỏi, chọi vào những ngọn đèn to và đẹp nhất đêm đó, làm cho đèn của họ bị rách nát. Cũng may mà không có ai bị thương cả. Thật là một tro` chơi vô y' thức và nguy hiểm của chúng tôi thời bấy giờ.
Những khoảng thời gian tôi lên lớp nhi`, lớp nhất, và trung học cấp một, tôi lại có dịp học chung với những bạn gái. Tính ti`nh tôi rất rụt rè và nhút nhát, mỗi lần có dịp các bạn gái hỏi bài vở, tôi thường bị các bạn trai trêu chọc vi` tôi chết nhát. Chưa nói được gi`, khuôn mặt tôi đã đỏ gay như gấc. Tôi muốn nhắc tới những người bạn xưa cùng lớp với tôi ngày đó như Ngọc, Nữ, Kim Hoàng, Hanh, Thu, Ánh, Bích Loan,... và v.v.... nếu các bạn đọc nơi trang này, xin các bạn thứ lỗi cho, cũng vi` tính nhút nhát mà tôi gần như trở thành kém thân thiện với các bạn.
Ôi những kỹ niệm vui đẹp nơi quê nhà, biết bao giờ tôi ti`m lại được! Có chăng chỉ là qua những giấc mơ. Cách đây không lâu, tôi có dịp đọc một đoạn kinh Bát Nhã của nhà Phật. Tôi nhận thấy và ti`m ra cả một triết ly' thâm sâu và chí ly', trong đó chỉ có tám chữ bao gồm tất cả sự hiện hữu, "có" và vô thường, "không", đó là: "Sắc tức thị không, không tức thị sắc." Quả thật có những cái gi` hàng ngày trước mặt ta, nhưng không bao giờ ta ti`m và thấy được. Ngược lại có những sự kiện đã trôi qua, ta lại trông thấy một cách rỏ ràng như trước mắt ta.
Giờ đây gần nữa thế kỹ trôi qua, bao nhiêu vật đổi sao dời, lo`ng tôi lúc nào cũng hướng về quê hương yêu dấu. Vi` quê hương mỗi người chỉ có một, như là chỉ có một mẹ mà thôi. Tôi muốn mượn mấy vần thơ của thi sĩ Đổ Trung Quân trong tựa đề "Bài Học Đầu Cho Con" để gởi đến Thầy, Cô, bạn hữu và đồng hương.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như chỉ là một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Quê hương là gi` hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gi` hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rượt bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đo` nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vo`ng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Duy Nhất
Những chuyện ngụ ngôn hay - Đại bàng, cáo và người chăn cừu
Đại bàng, cáo và người chăn cừu.
Bầy cừu tha thẩn ăn trên đồng. Một con đại bàng không hiểu từ đâu bay tới lao xuống quắp một chú cừu mang đi. Quạ nhìn thấy thế cũng đâm thèm chén thịt. Nó tự bảo:
- Chẳng có gì đặc biệt cả. Ta cũng làm như vậy, mà còn hay hơn nữa kia. Đại bàng là đứa ngu, nó chộp con cừu non bé tí, chứ ta là ta chọn con cừu đực béo núc kia kìa.
Quạ cắm móng vuốt vào đám lông con cừu đực, muốn cuỗm đi nhưng cuỗm sao nổi. Mà nó cũng chịu không biết làm cách nào gở nỗi móng vuốt ra khỏi đám lông cừu. Người chăn cừu đi tới gỡ chân quạ ra khỏi đám lông cứu, đánh chết quạ rồi ném đi.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Vốn đã tròn thành Phật, sao quay lại làm chúng sanh mê muội?
(Chánh Pháp Sơn Lục Tổ Truyện)
Để thử sức người tu hành, Vô Tướng Đại Sư Hòa Thượng Quan Sơn ( Kanzan 1277 -1360 ), vị tổ khai sơn Diệu Tâm Tự ( Myoshin-ji), thường hay nêu ra công án rằng :
" Vốn đã tròn thành Phật, sao quay lại làm chúng sanh mê muội? "
Có vị tăng hỏi Hòa Thượng Triệu Châu rằng:
- Nơi con chó có Phật tánh hay không?
- Có, Hòa Thượng đáp.
- Nếu ngài bảo có thì cớ sao lại chung vào bao da nầy mà làm súc sanh chứ? Vị tăng kia hỏi ngược lại.
- Ấy chính vì nó biết mà cố phạm phải thôi.
Từ "biết mà cố phạm" vốn có nhiều trong tông môn lắm.
Sự tích nhân gian Việt Nam - Sự tích câu chu đồng
Sự Tích Cây Chu Đồng
(Dân tộc Mường)
Ngày xưa, xưa lắm, khi ông làng Cun Cần chưa có cơm mà ăn, chưa có nhà để ở, ông còn đòi người đi tìm cho được cây chu đồng về để dựng cửa dựng nhà. Trong mường có chàng Tặm Tạch người hay làm, có tài đi săn bắn, chàng đã trèo hết đèo này đến núi khác, chẳng hang cùng ngõ núi nào mà không có dấu chân chàng. Một hôm, Tặm Tạch xách ná lên rừng mường. Chàng đi mỏi chân, chui mỏi cổ hết lùm cây nọ đến lùm cây kia, mà không gặp con chim con thú nào. Mãi mới gặp một chú chim vàng anh đậu ở ngọn trám cao, chàng giương ná lên nhắm bắn. Chim vàng anh van nài:
- Xin ông đừng bắn tôi, ông tha chết thì tôi sẽ mách cho nơi có của.
Tặm Tạch hạ ná xuống bảo:
Được chim hãy dẫn ta đi đến nơi có của!
Chim nói:
Người hãy đi theo hướng cánh chim bay, mà tìm đến chỗ có cây chu đồng.
Tặm Tạch liền đi theo chim vàng anh, nhưng đi hết ba đèo, bảy núi thì chân Tặm Tạch mỏi rời không lê được nữa. Chim vàng anh bảo:
- Người đi theo chim không quen, thế thì người nghỉ lại, ngày mai ta đi tiếp.
Nói rồi con chim bay vút đi, Tặm Tạch đang ngồi để thở thì nghe có tiếng “phì phò” gần đấy. Một chú gấu đen đi lại. Gấu hỏi:
- Ai đấy?
Tặm Tạch bảo:
- Tao đây!
Gấu nói:
- Người hả?
Tặm Tạch bảo:
- Ừ!
Gấu nói:
- Cho tao ăn thịt người nhé?
Tặm Tạch bảo:
- Không được.
Gấu nói:
- Thế thì ta kết làm anh em vậy.
Tặm Tạch nói:
- Thế thì được!
Gấu nói:
- Nhưng ai làm anh, ai làm em?
Tặm Tạch bảo:
- Ta vật nhau, ai được thì làm anh, ai thua thì làm em.
Gấu gật đầu và xông vào vật ngay. Tặm Tạch bảo hãy khoan để mình đi lên đầu đốc, và trói bớt hai tay gấu lại đã mới chịu vật. Gấu thuận cho Tặm Tạch trói hai tay túc là hai chân trước. Cuộc vật lộn kéo dài đến hết buổi sáng thì gấu bị Tặm Tạch xô ngã xuống chân dốc. Gấu chịu làm em. Gấu nói:
- Bây giờ anh muốn gì nào?
Tặm Tạch bảo:
- Em đi ăn quả quen nhiều núi, quen đồi, quen cây, hẳn là biết chỗ có cây chu đồng, em hãy dẫn anh đến nơi đó.
Gấu nói:
- Thế thì cho anh cưỡi lên lưng em để em đưa đi cho chóng.
Gấu và Tặm Tạch đi hết đồi. Đi vòng núi Háo, đi vào núi Riềng, đi đến núi Nam, đi sang núi Khang, núi Khến, lại đến núi Cửa Thổ Xăng Khò, qua núi Ca Da, về núi Mường Ký, Mường Ong, lên núi Lai Li Lai Láng. Đến núi Lai Li Lai Láng, gấu bảo:
- Cây chu đồng đây rồi!
Tặm Tạch cứ việc ngồi trên lưng gấu, gấu đưa đi dạo mấy vòng quanh gốc cây chu đồng. Tặm Tạch nhìn cây chu đồng, quả là cây của cải thật. Bông bằng thau, quả bằng thiếc, cành lá bằng vàng, bằng bạc.
Hôm sau Tặm Tạch về dẫn dân chín bản mười mường về vùng Lan Cun Cần đi chặt cây chu đồng đưa về dựng cửa làm nhà, để cho bản mường có nhà cửa cao rộng.
Bây giờ, hàng nghìn năm vạn đời sau ai đi qua dốc Năm Cây, thuộc xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đều nhìn thấy chóp núi Lai Li Lai Láng vì dưới dòng sông Mã cũng như trên đỉnh núi ấy, còn vết tích rìu đá của cây chu đồng được đẵn chặt từ xa xưa.
Chuyện cười trong ngày
Hết chịu nổi
Một tên trộm lẻn vào nhà tỉ phú nọ khoắng được mớ đồ đạc quý giá xong bèn núp vào chỗ vắng. Ai ngờ đó là phòng nhạc của gia đình. Lúc tám giờ tối, cô gái lớn bắt đầu luyện hát, sau đó một tiếng cậu con kế vào tập violon; 10 giờ, cô gaif thứ nhì dợt pianô; 11 giờ, cậu trai út học thổi kèn, đến 12 giờ 10 phút, cả bốn người con chia bè hợp xướng đồng ca. Tên trộm núp trong tủ áo cố cầm cự tận bốn giờ chiều, cuối cùng quyết định chui ra đặt những thứ lấy được lên bàn, thều thào nói:
"Các người gọi cảnh sát đi!"..
Một tên trộm lẻn vào nhà tỉ phú nọ khoắng được mớ đồ đạc quý giá xong bèn núp vào chỗ vắng. Ai ngờ đó là phòng nhạc của gia đình. Lúc tám giờ tối, cô gái lớn bắt đầu luyện hát, sau đó một tiếng cậu con kế vào tập violon; 10 giờ, cô gaif thứ nhì dợt pianô; 11 giờ, cậu trai út học thổi kèn, đến 12 giờ 10 phút, cả bốn người con chia bè hợp xướng đồng ca. Tên trộm núp trong tủ áo cố cầm cự tận bốn giờ chiều, cuối cùng quyết định chui ra đặt những thứ lấy được lên bàn, thều thào nói:
"Các người gọi cảnh sát đi!"..
Friday, May 27, 2016
Chuyện ngắn - Chim Đa Đa
CHIM ĐA ĐA
Đưa các loại chim chóc vào bài hát thì đã có rất nhiều nhạc sĩ làm, từ những con nhỏ bé như chim sâu, đến những con chim lớn như hải âu, cò trắng. Từ những con có giọng hót véo von như yến oanh, chích chòe, đến những con suốt đời câm như hến.
Nhưng mấy năm trước, có ông nhạc sĩ Võ Đông Điền làm ra bản nhạc Chim Đa Đa, rồi sau thấy ăn khách quá, lại thòi ra một bản mới là Xin Đừng Trách Đa Đa. Nếu bản này mà còn có nhiều người khoái, có lẽ sẽ có bản Chim Đa Đa Tập I, Tập II v v..
Hôm trước trên Đài Radio ở Little Saigon, có thính gỉa đặt câu hỏi rằng chim đa đa nó như thế nào, lớn không, nó hót ra làm sao mà có thể nghĩ rằng nó thay chàng trai, trách người yêu sao không lấy chồng gần, mà lấy chồng xa ? Hôm ấy hầu như không có ai nói về con chim này cho đúng, chỉ phỏng đoán, hay nói xạo mà thôi. Tôi cũng ngứa mép lắm mà gọi vào đài không được, vì đang lái xe, mà lòng thì cứ ấm ức mãi.
Mà nghĩ cũng lạ, chàng trai nào đó âm mưu gì đây , mà muốn nàng lấy chồng gần ? Gần để giúp đỡ (Thí dụ như chở nàng đi khám thai) hay toan tính chuyện gì? Coi chừng có ngày ăn dao phay ! Cứ theo tôi, thì nếu không lấy nhau được, cứ để nàng đi lấy chồng thiệt xa, để lâu lâu nàng về thăm nhà, mình gặp gỡ ít khi bị lộ và nếu lỡ chồng nàng có biết thì mình còn đủ thời giờ để . . chạy. Ai ngu gì mà ở đó chịu chết, đời trai có chết ở sông hồ cũng đáng, ai lại đi chết vì nữ giới?
Đối với nhiều người đã từng quen sống nơi rừng núi hay ruộng vườn, khi dọn về thành phố, họ nhớ nhung nhiều thứ lắm, nhưng nhớ nhiều nhất có lẽ là tiếng chim. Hiện nay có nhiều người mua cuộn băng có tiếng chim hót để nghe cho vơi nỗi nhớ, vì nuôi chim trong lồng coi vậy chứ cũng phiền hà lắm, phải lo thức ăn, nước nôi, làm sạch sẽ chuồng v v..
Suốt cả miền Nam, tôi chưa nhìn thấy con chim đa đa ở đâu ngoại trừ ở Dầu Tiếng, Bình Dương. Con chim này không hót, không thể nói là nó gáy nữa, mà phải dùng từ "kêu". Giọng nó ồ ề như tiếng qụa già, chỉ có mấy chữ đầu đa đa đa.. là nó cất cao giọng, chứ một tràng tiếng về sau thì nó xuống giọng rất trầm như giọng thuốc lào của một ông gìa đang cằn nhằn con cháu:
-Đà, đa đa đa.. đá đá đa đà.. đà đa đá đa.
Giọng kêu này đã bị trẻ con sửa laị :
- Đà đa đa đa , xúc tép kho cà, cà kho cá khô ?
Con đa đa lớn gần bằng con gà, lông nâu, thỉnh thoảng có vài lông màu trắng. Nó thường được nhìn thấy đậu đơn lẻ chứ không ở thành bầy. Từ nhà tôi, nhìn ra con suối, nơi có cái cầu nhỏ bắc ngang, có cây gáo thiệt to, bên này có cây núc nác cụt ngọn, và con chim đa đa thường đứng trên ngọn cây này. Chừng mười lăm phút nó lại kêu lên với giọng rền vang nhưng buồn thảm như thế. Hai bên bờ suối, có loài dây choại, thuộc họ dương xỉ mọc chằng chịt, ngọn non quấn lại trông như con sâu, nhưng luộc ăn ngon hơn ngọn mùng tơi. Dưới làn nước suối trong veo, từng đàn cá lòng tong bơi lội giữa những cây hẹ nước, lâu lâu đàn cá con chạy tán loạn vì anh đa đa nhào xuống gắp một con cá lên đứng trên ngọn cây ăn ngon lành.
Từ đó đến nay, tôi không hề nghe ai nhắc nhớ đến con chim này, kể cả trong sách vở hay văn chương. Cứ so sánh con bìm bịp, trông nó xấu xí hơn đa đa nhiều, nhưng trong ca dao vẫn còn nhắc tới : "Bìm bịp kêu nước lớn rồi".
Những bợm nhậu thì chẳng lạ gì bìm bịp ngâm rượu thuốc, cái bình rượu trước mặt họ có con chim lông nâu đứng chân co chân duỗi như con hạc thờ, lẫn lộn với mấy con rắn hổ mang trông thấy ớn.
Bốn mươi năm vùn vụt qua đi, tôi trở về đứng dưới gốc cây gáo của thời ấu thơ, ngước mắt nhìn lên cây núc nác cụt ngọn, nhưng con chim đa đa nay ở phương nào ?
Dòng suối trong vắt ngày xưa nay chỉ còn là một mương nước đục lờ. Người ta ngăn đập, đào bờ suối, đắp bờ con để tạo thành những mảnh ruộng luá hẹp té hai bên bờ.
Thằng bé mũi dãi nhếch nhác ngày nào, nay tóc đã điểm sương, đứng ngơ ngẩn nhìn, nghĩ đến nỗi biến suy của cuộc đời. Bỗng nghe có tiếng gió xao xác từ rừng cây bạt ngàn vọng về:
Đa đa ơi, ơi hỡi đa đa..
Tân Ngô
Những chuyện ngụ ngôn hay
Sư tử, chó sói và cáo
Con sư tử già ốm nằm trong hang. Tất cả mọi con thú đều đến thăm vị chúa, chỉ có cáo là chưa. Thế là chó sói vui mừng được dịp đặt điều cho cáo trước mặt sư tử. Sói nói:
- Mụ ta chẳng coi ngài vào đâu, mụ không đến thăm chúa lấy một bận.
Vừa lúc đó thì cáo chạy đến. Nó nghe thấy điều sói nói, liền nghĩ bụng: "Đợi đấy, sói a, ta sẽ trả thù mày."
Sư tử quát mắng cáo, cáo liền thưa:
- Xin chúa đừng vội xử tội kẻ bầy tôi cin cho kẻ bầy tôi được nói một lời. Kẻ bầy tôi không đến đây được là bởi vì không còn có lúc nào. Mà không có lúc nào là bởi vì kẻ bầy tôi phải chạy khắp thế gian đi hỏi thuốc cho chúa. Mãi bây giờ mới tìm ra, thế là vội chạy đến đây ngay.
Sư tử bèn hỏi:
- Thuốc gì kia?
- Dạ thưa thuốc thế này ạ: nếu lột da một con sói đang sống, rồi chúa khóac bộ da ấp áp của nó vào...
Sư tử căng bộ da sói ra, cáo bật cười và bảo:
- Thế đây người anh em ạ: không nên xui chúa làm điều ác, mà phải xui làm điều lành kia .
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Ngũ đế tam hoàng là thứ gì?
(Bích Nham Lục)
Khi lần đầu tiên Hoa Viên Thiên Hoàng ( Hanazono Tennõ ) cung thỉnh Đại Đăng Quốc Sư ( Daito Kokushi, 1282 - 1337 ) đến để nghe pháp, vị sứ thần căn dặn Quốc Sư phải mặc đạo phục, ngồi cách bức rèm thưa mà thuyết pháp cho Thiên Hoàng. Quốc Sư ba lần xin được mang y cà sa và ngồi đối diện với nhà vua. Thiên Hoàng cho phep, nhưng khi đối diện với nhà vua thì nhà vua nói rằng:
- Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn, nay lại đối tọa với vương pháp.
Quốc Sư đáp ứng ngay:
- Vương pháp chẳng thể nghĩ bàn, nay đối tọa với Phật pháp.
Nghe câu trả lời nầy, Thiên Hoàng tỏ vẻ hài lòng.
Sau khi rời thầy mình là Hòa Thượng Đường Lâm ( Torin ), Hòa Thượng Tuyết Đàm ( Settan ) đến trú tại Chánh Nhãn Tự ( Shogen-ji ) thuộc vùng Y Thâm, Mỹ Nùng ( Mino ), và phương pháp giáo đồ chúng của ông quá nghiêm khắc đến nỗi thiên hạ ghét đặt cho ông tên là Lôi Tuyết Đàm ( Tuyết Đàm Sấm Sét ). Một hôm, Thoại Tuyền Tự ở Khuyển Sơn ( Inuyama ), Vĩ Trương cung thỉnh ông đến thuyết giảng về hành trạng chư tổ. Khi ấy vì có vị Thành chủ Thành Khuyển Sơn ( Inuyama-yo ) đến nghe, được sắp đặt chỗ ngồi trên cao, và còn có tấm rèm thưa treo phía trước.
Thấy vậy, khi vừa mới vào ngồi trên tòa, Tuyết Đàm đã thật sự tuôn sấm sét xuống.
- Kẻ nào sao mà vô lễ thế! Bộ ngồi trong rèm để lựa lọc lựa đề xướng của ta mà nghe sao hả? Đề xướng của ta chẳng có gì để lọc đâu.
Có nghĩa rằng cho dù bậc vương giả đi chăng nữa cũng chẳng là gì cả dưới con mắt của Thiền giả.
Điển Hay Tích Lạ - Hồ Cầm Chiêu Quân
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt HỒ CẦM một chương.
(câu 31, 32. Tài nghệ của Kiều)
"Quá quan ngày khúc CHIÊU QUÂN
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư giạ"
(Câu 379, 340. Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe).
HỒ CẦM và CHIÊU QUÂN: cây đàn Tì bà và nàng Chiêu Quân. Sở dĩ cây đàn Tì bà được gọi là Hồ Cầm là vì khi nàng Chiêu Quân khi bị cống sang Phiên Quốc (Rợ Hồ) thường dùng cây đàn ấy để giải sầụ
Chiêu Quân tên thật là Vương Tường, người Nam quận đời Hán Nguyên Đế. Mười bảy tuổi đã nổi tiếng nhan sắc nết na; được tuyển vào cung vuạ
Thời bấy giờ số cung nhân quá nhiều, Hán Nguyên Đế không làm sao "dùng" hết và cũng chẳng biết phải chọn ai, bỏ aị Nhà vua bèn sai bọn hoạ nhân của Mao Diên Thọ vẽ hình các cung nhân, để khi nào nhà vua thấy thích nàng nào thì cho đòi nàng ấy và mà "ngự hạnh". Vì vậy, đám cung nhân đua nhau đút lót tiền bạc cho bọn Mao Diên Thọ để được bọn hoạ nhân tô chuốc cho đẹp thêm, hầu được giáp mặt đấng quân vương. Riêng nàng Vương Tường cậy vào nhan sắc hơn người nên không thèm xu phụ, đút lót bọn hoạ nhân. Vì thế bọn hoạ nhân vẻ ảnh nàng xấu đi nên nàng không được nhà vua chiếu cố đến.
Nhân dịp chúa Thiền Vu nướng Hung Ngô vào chầu Nguyên đế, tỏ ý muốn xin một người con gái Trung nguyên làm vợ và được nhà vua bằng lòng ban chọ Vua ra lệnh trong đám cung nhân của ngài ai muốn sang Hung Nô làm vợ Thiền Vu thì ngài cho đị
Vương Chiêu Quân tiến cung đã mấy năm nhưng chưa hề một lần được hưởng ơn mưa móc nên có lòng hờn oán nhà vua, tìn nguyện sang Hồ.
Lúc sắp lên đường, Nguyên đế cho mở tiệc lớn ở sân triều đình, đòi Chiêu Quân đến cho Thiền Vu nhận mặt. Chiêu Quân trang điểm lộng lẫy và xuất hiện. Dung nhan của nàng đã làm cho cả triều thần của Nguyên đế choáng ngợp. Cả Hán Nguyên Đế, bây giờ mới biết được dung nhan thật của chiêu Quân thì cảm thấy tâm hồn ngất ngây, tiếc nuối vô cùng. Nhưng đã lỡ hứa với Thiền Vu rồi nên nhà vua phải giữ uy tín, bấm bụng để cho Chiêu Quân ra đị Hơn nữa, lúc ấy rợ Hung Nô đang ở thế mạnh, Hán Nguyên Đế cũng hơi ớn, không muốn có cuộc ca qua xảy ra giữa hai nước.
Sau cuộc trình diện ở sân triều, Chiêu Quân thay xiêm y bằng nhung phục, ôm đàn tỳ bà cỡi ngựa theo Thiền Vu về đất Hung Nộ Ra khỏi cửa ải, Chiêu Quân gửi về Hán Nguyên Đế một bức thư, lời lẽ như sau:
"Thần thiếp trước kia được tuyển vào dịch đình, những tưởng tấm thân bồ liễu này được nương bóng nhật nguyệt, thì dù có chết cũng còn được thơm lâỵ Chẳng ngờvì thất ý với bọn hoạ nhân, đến nỗi phải nổi trôi ra miền tuyệt vực, thật là một sự oan uổng vô cùng. Nếu như phải bỏ tấm thân hèn này mà đền đáp một chút ơn của đấng quân vương thì thần thiếp cũng không quản ngạị Chỉ tiếc cho công việc truất trắc, nhà vua lại giao cho bọn thợ hèn, để nay thần thiếp phải ngoảnh mặt về phía Nam, trông bóng cửa ải nhà Hán mà không sao khuây được nỗi đớn đaụ Nay ở nhà thần thiếp còn cha và em, cúi xin bệ hạ rũ chút lòng thương chiếu cố ..."
Hán Nguyên Đế xem thư càng thương tiếc Chiêu Quân, rồi đâu ra tức giận bọn Mao Diên Thọ nên hạ lệnh giết chết hết bọn ấỵ
Sống trên đất Hồ, Vương Chiêu Quân còn làm một bài thơ như sau:
"Lá vàng điếm bóng lá xanh
Con chim trên núi đậu cành cây dâu
Chim nuôi lông cánh từ lâu,
Hình dung ngày một thêm màu tươi xanh
Một phen vượt lối mây xanh
Phòng sâu, cung thẳm nép mình ở trong
Tấm thân đã hết vẫy vùng
Ăn ngon khôn chuộc nỗi lòng đau thương.
Biết sao, đi lại trái thường
Chiếc thân con én, đất mường xa baỵ
Ngọn núi cao, nước đong đầy
Mẹ cha có thấu lòng này cho chăng?
Đường xa xa tít muôn trùng
Lòng thơ siết nỗi bâng khuâng ngậm ngùi..."
Vương Chiêu Quân ăn ở với Thiền Vu sinh được một đứa con trai, đặt tên là Thế Vị Khi Thiền Vu chết, Thế Vị nối ngôi cha làm vua Hung Nộ
Theo tục lệ của Hung Nô, cha chết thì con trai phải lấy mẹ làm vợ Chiêu Quân là người Hán tộc làm sao chấp nhận được sự loạn luân ấỵ Nàng hỏi con:
- Mày muốn làm người Hán hay làm người Hung Nô ?
Thế Vị đáp rằng muốn làm người Hồ nên Chiêu Quân uống thuốc độc tự tận. Trên dãy đất Hung Nô mênh mông, tất cả cỏ luôn luôn có màu vàng úa; chỉ riêng cỏ trên nắm mồ Vương Chiêu Quân lúc nào cũng một màu xanh. Truyền thuyết dân gian bảo rằng đó có lẽ do tấm lòng phẫn uất của nàng mà ra...
Chuyện cười trong ngày
Lý do
Bác sĩ Christ vừa mới chuyển lên một bệnh viện ở Detroy. Sau vài hôm, một số bệnh nhân bắt đầu xì xào về phương pháp chữa bệnh của bác sĩ mới. Ông không bao giờ hỏi han bệnh nhân về bệnh tình hoặc triệu chứng mà bắt tay vào chữa trị ngay. Một đồng nghiệp nói chuyện với vợ ông:
- Chồng bà có phong cách chữa bệnh tự tin hiếm thấy!
- Ồ! Phong cách này hình thành từ mấy chục năm ông ấy làm bác sĩ thú y đấy!
Bác sĩ Christ vừa mới chuyển lên một bệnh viện ở Detroy. Sau vài hôm, một số bệnh nhân bắt đầu xì xào về phương pháp chữa bệnh của bác sĩ mới. Ông không bao giờ hỏi han bệnh nhân về bệnh tình hoặc triệu chứng mà bắt tay vào chữa trị ngay. Một đồng nghiệp nói chuyện với vợ ông:
- Chồng bà có phong cách chữa bệnh tự tin hiếm thấy!
- Ồ! Phong cách này hình thành từ mấy chục năm ông ấy làm bác sĩ thú y đấy!
Thursday, May 26, 2016
Chuyện ngắn - Một lời khen
Một lời khen
Tiến sĩ Joel Bawilley - Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ
Cách đây đúng 40 năm, tôi còn nhớ như in khi gia đình tôi chuyển từ vùng núi cao bang Chicago tới một khu phố nghèo ở New York để kiếm sống. New York tráng lệ và sôi động, cuộc sống và tất cả những gì được chứng kiến ở đây khiến một đứa trẻ chín tuổi như tôi cảm thấy sợ hãi. Ba tôi đã cố gắng xin cho tôi vào học tại một trường học nhỏ cách nhà không xa.
Những ngày tháng đầu tiên ở trường mới, tôi hoàn toàn cô độc. Tất cả học sinh đều xa lánh thay vì giúp đỡ tôi hòa nhập. Thậm chí khi tôi chủ động làm quen, chúng bỏ đi, chẳng thèm nhếch mép sau khi đã ném về phía tôi những cái nhìn chế giễu, miệt thị. Vài đứa lớn còn tụ tập lại để bắt nạt tôi.Tôi lờ mờ hiểu rằng ở đây chẳng ai ưa một đứa trẻ da đen con nhà nghèo, gầy gò và quê mùa như tôi cả. Suốt ba tháng, tâm lý sợ hãi và bị bỏ rơi khiến tôi gần như đứng bét lớp, mặc dù chương trình học đối với tôi chẳng khó khăn gì.
Thế nhưng, sau kỳ nghỉ đông mọi sự đã khác khi thầy Sean tới. Thầy được phân công chủ nhiệm lớp tôi thay cho thầy Paul bị nằm viện. Thầy rất nghiêm khắc, nhưng không nặng lời với bất kỳ ai. Dần dần lớp học trở nên có trật tự hơn, và những rắc rối của tôi cũng giảm đi nhiều. Có một điều tôi cảm thấy được an ủi, đó là thầy Sean cũng là người da đen.
Một ngày, đó là ngày mà tôi chẳng thể nào quên, khi thầy Sean công bố kết quả thi giữa kỳ. Thầy nhìn khắp cả lớp, từng người một, và khi tới tôi, thầy dừng lại thật lâu làm tôi cảm thấy run sợ. Nhưng rồi thầy vui vẻ nói: “Bài thi này các em làm rất tốt, nhưng luôn có một người làm tốt nhất. Thầy hoan nghênh tất cả các em”. Khỏi phải nói lúc đó tôi vui như thế nào, vì tất cả các lần thấy Paul đọc điểm thi tôi đều bị than phiền.
Cuối buổi học, thầy nói tôi ở lại. Tôi sợ, rụt rè đến bên thầy, ấp úng: “Thưa thầy…”. “Ồ, Joe, hôm nay em là người làm bài tốt nhất đấy, tuyệt lắm!”. Tôi òa khóc, cái điều mà tôi chưa từng làm từ khi tới đây. Thầy Sean ôm tôi vào lòng: “Đừng sợ, cố gắng lên, có thầy luôn bên em”.
Những lời của thầy Sean đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Lúc nào trong đầu tôi cũng có hình ảnh của thầy đang cổ vũ cho tôi. Và tôi trở lại là tôi, học sinh xuất sắc nhất lớp vào cuối năm học đó, giống như khi tôi còn ở Chicago.
Năm sau, thầy Sean lại ra đi khi thầy Paul khoẻ trở lại. Nhưng lúc nào tôi cũng thấy như có thầy ở bên, và năm đó, cũng như những năm về sau, tôi luôn là người đứng đầu lớp. Mãi sau này, khi tôi học đại học, khi tôi bảo vệ luận án tiến sĩ, và ngay giờ đây khi tôi đang đứng giảng bài trước hàng trăm sinh viên của một trường đại học danh tiếng, không khi nào tôi quên được hình bóng thầy.
Hôm qua, tôi mừng đến phát khóc khi biết được địa chỉ của thầy sau 40 năm xa cách. Tôi đã lái xe một mạch 300km tới thăm người thầy mà tôi kính yêu nhất đời. Gặp lại thầy, tôi bật khóc, những kỷ niệm ngày đó bỗng sống lại như mới. “Ồ, Joe - thầy nói hệt như 40 năm trước – em vẫn yếu đuối như ngày nào”. Tôi lặng người khi nghe thầy kể: “Hôm đó, bài làm em chỉ được điểm B, nhưng em đã cố gắng. Nhìn vào em, thầy thấy lại mình nhiều năm trước. Khi đó, một lời động viên của cô giáo đã giúp thầy vượt qua tất cả. Thầy đã tin rằng em cũng vậy, đó là lý do mà thầy gọi em ở lại hôm ấy. Và thầy không lầm”.
Một lời khen đúng lúc mới kỳ diệu làm sao.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Bơi
Có hai chú ếch bị rơi vào một bát kem tươi rất lớn và rất sâu. Một trong hai chú ếch là kẻ lạc quan, còn chú ếch kia thì ngược lại.
- Chúng ta chết đuối mất - Chú ếch bi quan rên rỉ, rồi kêu lên tuyệt vọng - Vĩnh biệt.
Chú buông xuôi và chìm dần xuống.
Chú ếch còn lại nói kiên định: "Mình không thể nhảy ra nhưng mình cũng sẽ không bỏ cuộc. Mình sẽ bơi đến khi nào kiệt sức, rồi mình chết cũng hài lòng."
Một cách can đảm, chú ếch bắt đầu bơi để thực hiện dự định của mình. Chú ếch càng bơi, chân càng quạt mạnh thì kem tươi càng bị khuấy nên đọng lại thành bơ. Cuối cùng, chú ếch nằm ngay trên mặt bơ. Chú dễ dàng nhảy ra.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Thùng sơn chẳng hiểu
(Bích Nham Lục)
Đen ngòm như thùng sơn thì quả tình hoàn toàn chẳng hiểu gì cả. Ngay chính như Hòa Thượng Lâm Tế cũng bảo rằng:
- Ta đây xưa kia khi chưa khai ngộ cũng đã từng đen thùi cả mặt rồi.
Và ông gọi việc giải thoát khỏi sự mê vọng của chính bản thân mình và hoát nhiên đại ngộ là "đã phá thùng sơn".
Vị Ni Như Đại, có tục danh là Thiên Đại Dã, ban đầu đến tham vấn Hòa Thượng Vô Học Tổ Nguyên ( 1226 - 1286 ) ở Viên Giác Tự, sau đó đến bái yết Thanh Nhất Quốc Sư Viên Nhĩ Biện Viên (1202 - 1280 ) trên kinh đô. Rồi cô dừng chân trú tại Tùng Kiến Tự vùng Mỹ Nùng ( Mino ), hằng ngày chuyên tâm lo châm củi nấu nước cho các Thiền tăng Vân Thủy ( Unsui ). Một hôm, khi đang đội thùng nước trên đầu bỗng đáy thùng toát ra, nước chảy xối xả xuống người cô, và ngây lúc ấy cô hốt nhiên tỉnh ngộ. Cô bèn làm bài ca đạt ngộ rằng:
" Cám ơn thay đáy thùng Thiên Đạt đội trên đầu, như không đọng lại, sao có trăng hiển hiện."
Ngay hôm ấy cô đã đả phá được chính cái thùng sơn và thể nghiệm được cảnh địa của Bổn Lai Vô Nhất Vật ( xưa nay chẳng có vật nào ). Hòa Thượng Bàn Khuê cũng có bài ca như sau:
" Đáy thùng xưa vỡ toang, đất trời một vòng tròn sáng."
Nếu như đáy thùng mà vỡ tang ra, thông thường còn lại vòng tròn của cái thùng. Tuy nhiên, cảnh địa của Chơn Tướng Vô Tướng triệt để thì thậm chí cái vòng tròn kia cũng chẳng còn.
Sự tích chùa Yên Tử
Sự tích chùa Yên Tử – Truyền thuyết về Trần Nhân Tông
Yên Tử là một ngọn núi đẹp nổi tiếng ở nước ta với những con suối trong vắt, lững lờ như vải lụa uốn quanh những rừng trúc, rừng tùng xanh bạt ngàn, thấp thoáng ẩn hiện là những ngọn tháp và đền chùa cổ kính. Nơi đây xưa kia là kinh đô Phật giáo với phái thiền Trúc Lâm nổi tiếng mà người sáng lập là một anh hùng dân tộc – vua Trần Nhân Tông (1258-1308).
Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17 km. Đứng ở độ cao 1068m, trên đỉnh núi, ta có thể bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Ha Long như một bức tranh, xa xa là dòng xông Bạch Đằng cuộn sóng. Dọc con đường hành hương, đến chân núi là suối Giải Oan ngoằn ngoèo lượn khúc, nước trong vắt chảy róc rách qua những viên đá bóng nhẵn.
Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con trai là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Rất nhiều cung tần và mỹ nữ đã đi theo và khuyên ông trở về nhưng không được nên họ lao mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó chùa và con suối mang tên là Giải Oan Cốc. Chùa được trùng tu nhiều lần, ẩn mình trong những lùm cây soi bóng xuống suối trong uốn quanh trước mặt.
Từ Giải Oan Cốc leo ngược mỗi lúc một cao và khó đi. Ven đường là hàng tùng cổ khoảng 700 đến 800 năm tuổi, thân rất to rắn chắc, rễ bò lan mặt đường như những con trăn lớn đang trườn mình thành những bậc thang vững chắc để đi . Đến dốc Voi phục, tục truyền xưa kia vua Trần Anh Tông lên thăm chùa Hoa Yên – nơi tu hành của Trần Nhân Tông, đều phải xuống kiệu leo bộ lên chùa. Bên cạnh dốc Voi phục là Hòn Ngọc, trên đỉnh có nhiều tháp và mộ, vôi lở gạch rêu. Đó là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các vị sư trụ trì chùa Yên Tử.
Qua Hòn Ngọc đến cụm tháp Huệ Quang là tháp của Ngự Giác hoàng Trúc Lâm – Trần Nhân Tông. Tháp có 6 tầng, cao 10m làm bằng đá. Tầng thứ 2 của tháp đặt tượng thờ Trần Nhân Tông được coi là tác phẩm điêu khắc có giá trị nhất ngày nay, được làm bằng đá cẩm thạch, chạm trổ rất đẹp. Pho tượng đạt trình độ điêu khắc cao, toát lên những nét điềm đạm phúc hậu của những bậc siêu phàm giải thoát. Sự kết hợp hài hòa của cụm tháp với cây cối xung quanh, đặc biệt là những cây tùng cổ to lớn toả bóng xuống Tháp vị tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm u trầm, đồ sộ, tạo cho du khách có một tấm lòng thành kính.
Quan khách hành hương đi theo một lối được lót bằng gạch cổ, phiá trên mặt trang trí hình hoa cúc – điển hình cho gạch đời Trần. Lối lên chùa đá được ghép thành bậc, cuối đường là thềm chùa Vân Yên sau này đổi thành Hoa Yên, nhân dân vùng vẫn gọi cái tên xa xưa là chùa Yên Tử. Trước chùa là cây đa già cỗi, khẳng khiu. Phía sau chùa Hoa Yên du khách có thể ghé thăm vết tích của chùa Phổ Đà (dã sử có ghi là trong Phổ Đà Tự là nơi mà Văn Thù Sứ Lợi Bồ Tát đã từng tịnh tọa sau khi đã cải trừ được hết độc tính của tình hoa. Còn gọi là hoa hồng bây giờ. Nếu ai đã từng coi qua bộ phim võ hiệp kỳ tình của Kim Dung là Tiểu Long Nữ thì biết về sự độc tính của Tình Hoa). Thêm vào thì có những ngọn tháp được xây bằng gạch men xanh nhưng đã bị sụp đổ nay chỉ còn một hòn gạch hình đầu sư tử làm di tích cho vẻ đẹp của tháp khi xưa. Từ chùa Hoa Yên men theo sườn núi tới Am Thiền Định được coi là nơi vua Nhân Tông ngồi thiền khi xưa.
Cạnh đó có suối Ngự Dội vốn có tên Long Khê, tục truyền vua Nhân Tông thường tắm ở suối nàỵ. Đi tiếp tới chùa Một Mái có nhiều tượng và hai tháp gạch. Qua chùa Một Mái tới Am Ngọa Vân nay chỉ còn phế tích. Đứng ở đây khách hành hương có thể hướng tầm mắt ra biển, thấy thấp thoáng Vịnh Hạ Long và những dải mây trắng bồng bềnh quấn quanh người mát lạnh, tâm hồn thanh thản lạ thường. Leo lên một đoạn dốc thẳng đứng, du khách được thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp có tên Trúc Lâm. Cả rừng trúc xanh bạt ngàn biếc mắt, khi một làn gió nhẹ đưa mây trắng phủ kín. Tạo nên một khung cảnh nên thơ và một gam màu đầy sống động cho bức tranh Yên Tử.
Rồi rừng trúc lại hiện ra khi mây trắng trôi đi. Cảnh hư hư, thực thực rừng trúc lúc ẩn lúc hiện làm cho khách hành hương thấy mình như lạc vào cõi tiên. Rời chốn thần tiên đến chùa Bảo Sái, cheo leo bên vách núi, đi tiếp đến chùa Vân Tiêu cách xa chân núi 4000m, được coi là danh giới giữa cõi trần và cõi tiên. Từ đây càng lên cao càng mát, nhìn xuống dưới chỉ thấy màu xanh ngắt của rừng cây trùng trùng điệp điệp! Leo cao nữa là đoạn đường khó đi, được coi là quãng đường gian nan nhất khi du khách hành hương đến cõi Phật, dốc đá dựng đứng cheo leo bên vực thẳm.
Đến một vùng đất bằng phẳng, rộng giữa đường. Truyền thuyết rằng: Ngày xưa có một tên ăn trộm tên Yên Kỳ sau khi đã cùng đường bí lối thì giác ngộ nên đã khoác áo đi tu. Sau khi đã mãn phần thì linh hồn đã an trú vào một hòn đá, sừng sững như một nhà sư đang thỉnh tọa để tiếp tục tu hành. Pho tượng kỳ vĩ này như có bàn tay người tạo nên, ở khoảng núi cao giữa trời mây người hành hương có cảm giác như đang gặp được Bồ Tát. Đi tiếp đoạn đường, du khách sẽ gặp những tảng đá lớn, phẳng dốc bắt người đi phải ngoằn ngoèo dưới các tảng đá. Tiếng gió réo va đập vào những phiến đá phát ra âm thanh trầm bổng du dương do hai nhạc công là gió và đá như đang trình diễn một bản nhạc thiên nhiên không dứt. Các phiến đá lớn tạo ra cửa chắn hai bên, nơi đấy được gọi là cổng trời để đi vào thiên đình của tiên Giới.
Cổng còn mang những vết tích từ xa xưa, hình thành nên một ngọn núi có rất nhiều vỏ sò, vỏ ốc, du khách như thấy mình đứng trên ngọn núi vừa nhô lên khỏi mặt biển. Qua cổng trời lên đỉnh núi không xa nhưng khó đi và độ cao khoảng 1.068m cửa núi được đặt ở gần một tảng đá phẳng lớn, trên đó có một ngôi chùa bằng đồng cổ kính tên là Thiên Trúc Tự (chùa Đồng) . Đứng ở đỉnh núi sẽ thấy những đám mây trắng bồng bềnh như suối vờn quanh, hơi nước ngưng lại trên da, tóc thành những giọt sương trong mát lạnh. Không khí trong lành làm cho du khách cảm thấy tiêu tan mọi mệt nhọc, nhẹ nhàng, và thanh thản, khó diễn tả được thành lời, sau quãng đường đầy gian nan, hành bộ tìm đến nơi này.
Chuyện cười trong ngày
Tựa của một cuốn sách
rong chuyến bay đến Viễn Đông. Hai du khách đang cùng nhau trò chuyện.
- Ông thường đi đến Trung Quốc chứ?
- Không, đây là lần đầu tiên.
- Cho tôi tò mò một chút, vì sao ông lại đến đó?
- À ! Do tôi đang thu thập tư liệu để viết một cuốn sách về đất nước này.
- Ồ! Thật tuyệt quá, ông ở lại đó có lâu không?
- Ba ngày thôi.
- Vậy cuốn sách của ông sẽ có tựa là gì?
- "Trung Quốc, hôm qua, hôm nay và ngày mai!".
rong chuyến bay đến Viễn Đông. Hai du khách đang cùng nhau trò chuyện.
- Ông thường đi đến Trung Quốc chứ?
- Không, đây là lần đầu tiên.
- Cho tôi tò mò một chút, vì sao ông lại đến đó?
- À ! Do tôi đang thu thập tư liệu để viết một cuốn sách về đất nước này.
- Ồ! Thật tuyệt quá, ông ở lại đó có lâu không?
- Ba ngày thôi.
- Vậy cuốn sách của ông sẽ có tựa là gì?
- "Trung Quốc, hôm qua, hôm nay và ngày mai!".
Wednesday, May 25, 2016
Chuyện ngắn - Tôi làm nước mắm
Tôi làm nước mắm.
Tác giả: Minh Hạnh,
Ngày 24-5-2016
Vào năm 1997 là năm vừa mới bỏ chế độ bao cấp, một lần về Việt Nam thăm gia đình chúng tôi ra Hà Nội chơi. Tại Hà Nội chúng tôi ghé thăm gia đình người bác, tại đây họ đã đãi vợ chồng chúng tôi ăn chả giò với bún. Chính giữa mâm để một bát nước trong veo như nước lạnh, tôi thấy người chị họ gắp miếng chả giò chấm vào chén nước lạnh đó tôi tò mò hỏi chén nước gì vậy thì người chị họ nói:
"Nước mắm thượng hảo hạng loại ngon nhất, vì là loại thượng hảo hạng nên giá rất mắc hôm nay vì có cô chú đến chơi nên bác sai chị đi mua về đãi cô chú đó, nó trong suốt như nước lã cô ăn thử coi ngon lắm",
Rồi chị đưa tôi coi chai nước mắm trong veo như nước lã nhưng ngoài chai có cái nhãn hiệu ghi là nước mắm thượng hảo hạng. Tôi chấm thử thì chẳng có mùi vị giống như nước mắm mình từng ăn ở trong miền Nam mà chỉ thấy nó mặn chát. Nhưng tôi cũng tin đó là nước mắm thượng hảo hạng đặc biệt của miền Bắc mà miền Nam chúng tôi không làm trong veo và lại trắng tinh như nước lạnh vậy được, thật là thán phục, bởi vì lẽ tôi có bao giờ thấy ai làm nước mắm nên tin, không những tin mà còn thán phục là sao họ hay quá nước từ con cá muối ra mà họ lọc sao mà trong veo vậy nè?.
"Nước mắm thượng hảo hạng loại ngon nhất, vì là loại thượng hảo hạng nên giá rất mắc hôm nay vì có cô chú đến chơi nên bác sai chị đi mua về đãi cô chú đó, nó trong suốt như nước lã cô ăn thử coi ngon lắm",
Rồi chị đưa tôi coi chai nước mắm trong veo như nước lã nhưng ngoài chai có cái nhãn hiệu ghi là nước mắm thượng hảo hạng. Tôi chấm thử thì chẳng có mùi vị giống như nước mắm mình từng ăn ở trong miền Nam mà chỉ thấy nó mặn chát. Nhưng tôi cũng tin đó là nước mắm thượng hảo hạng đặc biệt của miền Bắc mà miền Nam chúng tôi không làm trong veo và lại trắng tinh như nước lạnh vậy được, thật là thán phục, bởi vì lẽ tôi có bao giờ thấy ai làm nước mắm nên tin, không những tin mà còn thán phục là sao họ hay quá nước từ con cá muối ra mà họ lọc sao mà trong veo vậy nè?.
Và tôi nhớ trước năm 1975, một người bạn của mẹ tôi làm nghề buôn bán bác ấy vẫn thường gửi cả thùng bột ngọt bán cho người quen là chủ vựa nước mắm ở Phú Quốc nói là để làm nước mắm nên tôi biết trong nước mắm mình ăn đã có pha bột ngọt trong đó rồi.
Và từ đó tôi không bao giờ thắc mắc bằng cách nào để làm thành nước mắm, ngoại trừ biết trong nước mắm có cá, có muối, có bột ngọt, còn qui trình làm thế nào để thành nước mắm thì tôi hoàn toàn mù tịt.
Cho đến bây giờ, một cơ duyên đưa tôi đến quyết định tự làm nước mắm để gia đình dùng
Trong mấy tuần nay trên mạng internet mỗi ngày đều loan tin cá chết hàng loạt ở miền duyên hải kéo dài từ Thanh Nghệ Tĩnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh) các tỉnh miền Trung VN. Và Nghệ An là một tỉnh nổi tiếng về làm nước mắm. Đọc trang báo mạng tờ Báo Điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam đăng tôi copy nguyên giòng để đăng vào đây: "Tỉnh Nghệ An đề ra mục tiêu đến năm 2020 sản xuất nước mắm đạt 35 triệu lít (tăng 10 triệu lít so với hiện nay) và đưa nghề này phát triển tại các huyện ven biển ở địa phương".
Và có một câu thơ của thi sĩ Cao Bá Quát nói đến vùng đất Nghệ An làm nước mắm khi được mời vào hội thi xã
''Ngán thay cái mũi vô duyên
Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ An''
Thấy hình ảnh cá chết nằm trắng xóa trên bãi biển mà ngán ngẩm, rồi tỉnh Nghệ An sẽ lấy cá ở đâu để phát triển ngành nước mắm? không biết họ có lợi dụng cá chết mà hốt về làm nước mắm bán cho dân ăn không, ai chết mặc ai tiền vào túi tại sao không làm. Than ôi!!!
Và tôi đã nhận được nhiều cú điện thoại từ Houston, Cali, Dallas, News Orleans và ngay tại thành phố tôi ở cũng vậy mọi người đổ xô đi mua nước mắm dự trữ, mua nhanh kẻo hết, mai mốt mua sẽ bị nước mắm có chất độc. Tôi được biết tại các chợ VN người mình đổ xô đến mua nước mắm từng thùng, có nơi phải xếp hàng mà chỉ được mua mỗi người hai chai hay ba chai gì đó. Tôi kiểm soát lại tủ dự trữ thực phẩm khô của mình chỉ còn duy nhất một chai nước mắm Phan Thiết. Tôi nghĩ, nếu bây giờ mình cũng đi chợ VN để mua mấy chai nước mắm thì vô tình tôi cũng nằm trong số những người đầu cơ tích trữ chỉ làm lợi cho gian thương. Thế là, nhân một cô em gái từ Cali gọi và chỉ cách làm nước mắm học từ người bạn và từ internet. Tại sao mình lại không, người ta làm được thì mình cũng làm được.
Qua những tài liệu cô em gái gửi email cộng thêm tôi lục lọi từ trên mạng tôi đọc, tôi nghiên cứu các bài viết qua trang mạng trên internet thật kỹ. Sau một đêm suy nghĩ tôi đi đến quyết định sẽ tự mình làm nước mắm. Vấn đề là, bây giờ kiếm cá cơm tươi ở đâu để muối làm nước mắm. Tôi hỏi thăm mấy bà bạn ở vùng biển có quen với các bạn ghe chài nhờ họ đón mua cá cơm mới đánh về để tôi mua làm nước mắm thì họ cho biết các ghe chài họ đi đánh tôm để bán cho các vựa, ở vựa chỉ mua tôm không mua cá cho nên ghe chài họ không đánh cá, và đôi khi trong lưới có cá thì cũng chỉ để ăn hoặc đem về cho bà con, và nếu có ghe chài có cá thì đó là những con cá loại to như cá thu, cá đối chứ không có cá cơm.
Thế còn tại sao tại các chợ VN bên Cali, Houston và Dallas lại có cá cơm?
Các bạn đó cho biết cá cơm ở mấy chợ VN là cá mang từ Việt Nam qua, cá đã được để đông lạnh rồi gừi sang Mỹ bán.
Trời ạ!!! Thế lại thêm một cái lầm nữa. Sợ nước mắm có hóa chất có chất độc rồi đi mua cá cơm từ Việt Nam qua làm nước mắm lấy thì đúng là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa!!!
Biết như vậy nên chúng tôi quyết định đến tiệm bán cá catfish kiếm mua cá tươi về ngâm muối cho thành nước mắm. Vì là dân lười nên không mua cá tươi về làm mà chỉ đến tiệm bán seafood mua cá họ làm cho mình, do đó tôi không biết làm cá. Mua cá catfish và cá đối (tên tiếng Anh là mullet) tại tiệm seafood họ đánh vảy, lột da, moi ruột sạch và cắt khúc theo ý mình muốn, tôi đã mua 6 pounds catfish và 8 pounds cá đối tuy giá hơi cao nhưng rất tiện. Sau đó tôi ghé chợ Walmart mua 2 lọ bằng thủy tinh có nắp cài kín với giá 6.95 một lọ và 2 hộp muối giá .50 cent một hộp. Với số cá mua ở tiệm seafood của người Mỹ tôi làm được 2 lọ.
Ngày hôm sau những người bạn trong sở ông xã tôi mách cho biết là ngày Chủ Nhật ở thành phố Baton Rouge nơi chúng tôi ở có một buổi họp chợ sáng sớm (họ gọi là chợ chồm hổm) của những người Việt Nam bán cá và rau rất tươi và giá cả rẻ hơn nhiều so với các chợ, thế là buổi sáng Chủ Nhật tôi thức dậy từ 5 giờ sáng chuẩn bị nhờ ông xã chở đi tham quan cho biết sự tình.
Ở đây, xin ghi vài hàng mô tả chợ chồm hổm của thành phố này. Nằm trên một khu đất trống rất rộng của đại lộ Florida vỏn vẹn chỉ có hai hộ; một hộ gồm hai vợ chồng người bán rau, họ đi hai xe một là xe truck và một là xe hơi nhỏ 4 chỗ ngồi, trên hai xe đó họ chở đầy ấp rau tươi, gồm rau muống, rau đay, rau mồng tơi nhưng chủ yếu là rau muống, tất cả đều xanh tươi. Hộ kia bán cá đi chiếc xe van lớn chở rất nhiều thùng loại cách nhiệt (igloo cooler) chứa đủ loại cá, những con cá đông lạnh để trong những bao ziploc cỡ lớn nhất, mỗi bịch cá như vậy khoảng 4 pounds một bịch, cá lớn cá nhỏ đều được dồn vào những bao ziploc và giá đồng đều một bịch $10. Chợ chồm hổm Baton Rouge chỉ có bấy nhiêu người bán thôi nhưng người mua thì rất đông bu quanh hai gian hàng, người lựa rau người lựa cá, đặc biệt là chỉ có mua chứ không có kỳ kèo trả giá, người nhanh tay thì lấy được nhiều bịch nhưng họ lại rất thân thiện thấy tôi chậm tay đứng ngó mấy bà lựa cá chưa lấy được bịch nào thì mấy bà thấy vậy mỗi bà nhường một bịch cho tôi thành ra tôi mua được 4 bịch là 4 loại cá khác nhau. Và tôi đã có một buổi sáng bắt đầu một ngày với không khí trong lành mọi người hòa đồng cùng nhau thật là cuộc sống hạnh phúc yên bình.
Về đến nhà nhìn 4 bịch cá mỗi bịch 4 pounds và là 4 loại cá khác nhau, mua mà không biết loại cá mình mua tên gi thấy nó nhỏ hơn bàn tay của mình và không có vảy, tôi làm thêm được 4 hũ nước mắm nữa. Cộng thêm số cá mua ở tiệm seafood của người Mỹ thì chỗ nước mắm tôi làm kỳ này là 6 loại cá khác.
Tôi bắt tay làm ngay theo công thức với phân lượng 6/1, cứ 6 pounds cá tôi dùng một pound muối. Sau khi trộn muối vào cá xong tôi xếp vào lọ và cài kín nắp rồi phơi ngay nơi cái bàn kính của gian phòng bếp nơi có sunroof. Mỗi khi đi ngang nơi đây nhìn tiến trình của cá tạo thành thứ nước mắm màu cánh dán đang từ từ dâng lên trong hũ tôi thích thú vì người ta làm được thì mình cũng làm được tuy có hơi khác bởi vì nước mắm người ta có tên là nước mắm cá cơm, nước mắm cá thu, nước mắm cá nục v.v... còn nước mắm tôi làm tạm đặt tên là nước mắm cá tạp loại.
Sau khi hoàn thành mấy hũ nước mắm có màu cánh dán thật là đẹp thì tôi đi đến kết luận thứ nước mắm chấm chả giò mà tôi được họ hàng miền Bắc đãi năm 1997 (vừa bỏ chế độ bao cấp) là một thứ nước lạnh pha muối rồi đóng chai ghi nhãn hiệu là nước mắm thượng hảo hạn để lừa người dân. Bây giờ miền Bắc chắc hết dám bán loại nước lạnh giả nước mắm đó nữa mà là nước trà loãng pha muối??? .
Và rồi, những hũ nước mắm tôi vừa làm xong có hơi bất tiện cho chúng tôi là cuối tuần các con các cháu nội về chơi vợ chồng chúng tôi phải khuân mấy hũ cá ngâm muối đang trên tiến trinh ra nước mắm đem dấu vào trong nhà kho, khi các con các cháu ra về chúng tôi lại khuân ra phơi nắng tiếp. Vì nếu các con và các cháu nhìn thấy hũ nước mắm làm bằng cá sống, và cái nước mắm mà chúng thỉnh thoảng được ăn và khen ngon là đây thì chắc chắn chúng sẽ bye bye từ đây không dám ăn nữa vì sợ chết khiếp!!!
Những chuyện ngụ ngôn hay
Chỉ có một người thôi
Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
Bác làm công trở về gặp người chủ.
Người chủ hỏi:
- Ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời:
- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.
Subscribe to:
Posts (Atom)