TRẠNG BÙNG, ÔNG TỔ NGHỀ DỆT VIỆT NAM
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình
Ở nước ta vào thời Hậu Lê có một danh sĩ lỗi lạc là ông Phùng Khắc Khoan, người thời bấy giờ gọi là “Trạng Bùng.” Khi vua Lê Thái Tông vừa lên ngôi, thì con cháu nhà Mạc chạy sang Yên Kinh kêu ca với vua nhà Minh rằng họ Trịnh cướp ngôi của nhà Mạc, chớ không phải con cháu nhà Lê phục nghiệp.
Để cho vua Minh biết rõ thực hư, vua Thế Tông liền sai Trạng Bùng Nguyễn Khắc Khoan làm Chánh sứ, ông Nguyễn Nhâm Thiện làm Phó sứ đem ấn tín và lễ vật sang Yên Kinh cầu phong.
Trong chuyến sang Tàu này, lúc qua Ba Thục, Trạng Bùng thấy người Tàu dệt ra những tấm lụa láng bóng trông rất đẹp. Ông liền quan sát cách thức họ kéo tơ, xe chỉ dệt thành lụa và hình dáng của chiếc khung cửi như thế nào, ông ghi chép kỹ.
Đến sau khi đi sứ trở về, Trạng Bùng bèn đem những điều mắt thấy tai nghe ra thực hành.
Trước hết ông dạy dân Nam cách trồng dâu nuôi tằm, dần dần đến việc ươm tơ, xe chỉ và cách dệt thành những tấm lụa. Từ đó, nghề dệt bắt đầu truyền bá đi khắp trong nước. Dần dần có nhiều làng, dân chúng chỉ sống thuần bằng nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa.
Riêng về Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã giỏi về văn chương thi phú, ông còn được dân nước ta coi là ông Tổ của nghề dệt.
No comments:
Post a Comment