Wednesday, December 31, 2014
Chuyện ngắn - Đừng để hối tiếc
ĐỪNG ĐỂ HỐI TIẾC
Tuần trước tôi đã làm một việc mà 20 học trò già đầu của tôi khó lòng tha thứ,tôi cho họ bài tập về nhà.Với những đứa trẻ, nhiệm vụ tôi giao có lẽ chẵng khó khăn là mấy, chỉ là " thố lộ tình cảm của bạn với ngườI mà bạn thương yêu nhất nhưng chưa bao giờ hoặc đã lâu bạn chưa bày tỏ tình cảm".Tuy nhiên, quá nữa học trò của tôi là những người đàn ông trên 35 tuổi, nên bài tập về nhà tôi giao có thể sẽ quá sức với một số người.
Biết vậy, vào đầu giờ học tôi chỉ hỏi thử trong lớp có ai muốn kể lại chuyện mình đã làm điều đó như thế nào ? Tôi đoan chắc rằng cánh tay đầu tiên giơ lên sẽ là một phụ nữ. Nhưng không, một anh chàng to như con gấu không nói không rằng lúng túng xô bàn ghế ầm ầm đứng dậy. và đây là câu chuyện của người đàn ông nọ: " nói thật lúc cô ra bài tôi giận lắm,người ngoài lấy quyền gì ra lệnh cho tôi làm hay không làm những việc riêng tư ? nhưng dọc đường về nhà, lương tâm không để cho tôi yên.Cô biết đấy, thế là cô nói trúng phóc. Tôi biết người mà tôi phảI nói lời yêu thương là ai. năm năm trước, cha con tôi giận nhau vì một chuyện không đâu.Chúng tôi chỉ gặp nhau một lần vào dịp năm mới khi cả nhà tụ họp, nhưng vẫn lãng tránh nhau.Có việc gì cần, tôi và cha đều nhắn qua mẹ tôi, Bà đã vài lần tìm cách giảng hoà nhưng máu " gà trống" cứng đầu vẫn không dịu xuống."
Trước khi đánh xe vào cổng,tôi quyết định sẽ đến gặp cha và nói với ông rằng tôi rất yêu ông. Nghĩ được thế, người tôi tự dưng nhẹ nhõm như quẳng được cục đá đè nặng trên ngực tôi suốt 5 năm nay.Còn ngái ngủ vì bị tôi đánh thức,nhưng khi nghe tôi thông báo quyết định dàn hoà với cha, vợ tôi nhảy lên ôm hôn tôi.Chúng tôi ngồi bên nhau,cùng uống café và nói chuyện đến gần sáng mới nhắm mắt.
Mặc dù trãi qua một đêm hầu như không ngủ,nhưng sáng hôm sau tôi rất phấn chấn.Tôi đến sở làm việc và chỉ trong hai tiếng đồng hồ, tôi đã thu xếp xong lượng công việc mà những bửa khác tôi phải bỏ ra cả ngày mới xong.Buổi trưa, tôi gọi điện cho Cha. Đáp lại câu hỏi của tôi rằng tối nay liệu tôi có thể tới chổ ông để nói với ông một việc " quan trọng " hay không ?, cha tôi đáp lại nhát gừng : " có việc gì ?". Tôi phải giải thích một hồi và cam đoan là không mất nhiều thời giờ của ông, cha tôi mới chịu gật đầu.
Trước giờ ăn tối, tôi bấm chuông nhà cha mẹ,lòng những thầm mong người mỡ cửa không phải là mẹ tôi như thường lệ.Nếu là bà, chắc tôi sẽ không cầm lòng nỗi và những lời dành cho Cha sẽ lại tuôn ra hết.May thay, Cha tôi đứng sau cánh cửa vừa mỡ ra. Dường như sợ rằng cha tôi ( hoặc cả chính tôi nữa) có thể đổi ý, tôi dấn lên một bước đứng chắn giữa cửa. " cha, con đến chỉ để nói…" Tới đây bổng nhiên giọng tôi nghẹn lại, có cái gì đó dâng lên giửa cổ họng đau nhói : ". . để nói rằng con yêu Cha vô cùng,,.." tôi hít một hơi thật mạnh và nói nốt câu. " Ta cũng vậy con trai ạ…" Cha tôi run run đáp. Những nếp nhăn nơi khoé mắt ông không còn hằn nếp, đôi lông mày rậm giao nhau giửa trán giản qua hai bên. Mắt cha con tôi nhìn xoáy sâu vào nhau,tay nắm chặt tay, mẹ tôi rấm rứt khóc( phụ nữ là thế đấy,vui cũng khóc, buồn cũng khóc).
Nhưng đấy chưa phải là điều quan trọng nhất tôi muốn nói với các bạn. Hai ngày sau cuộc gặp,cha tôi đột ngột qua đời vì một cơn đột quỵ tim. Nếu tôi không nói ra tình cảm của tôi,cha con tôi kẽ đi người ở đều cảm thấy đau khổ.Vậy nên, như các bạn thấy đấy :'chớ nên chần chờ trước những việc cần làm,nếu không một ngày kia bạn sẽ phải hối tiếc".
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Hà Tiện Lời Dạy
Một y sĩ trẻ ở Tokyo tên là Kusuda gặp một người bạn đang nghiên cứu Thiền . Vị y sĩ trẻ này hỏi bạn :
_ “ Thiền là gì ? “.
Người bạn đáp :
_ “ Tôi không thể bảo bạn nó là gì , nhưng điều chắc chắn , nếu bạn hiểu Thiền , bạn không sợ chết nữa . “
Kusuda nói :
_ “ Hay , Tôi sẽ thử coi . Tôi tìm thầy ở đâu bây giờ ? “ .
Người bạn đáp :
_ “ Hãy đến thầy Nanin “.
Vì thế Kusuda đến viếng Nan-in . Anh ta manh theo một lưỡi kiếm sài hai tấc rưỡi để coi thầy Nanin có sợ chết không cho biết . Chợt thấy Kusuda , Nan-in kêu lên :
_ “Ồ chào anh . Anh khỏe không ? Chúng ta lâu lắm rồi không gặp nhau !” .
Việc này khiến Kusuda bối rối , anh ta đáp :
_ “ Trước giờ chúng ta chưa bao giờ gặp nhau mà “.
Na-in đáp :
_ “Ðúng thế . Tôi nhầm anh với một y sĩ khác đã theo học Thiền ở đây “.
Việc bắt đầu như thế , Kusuda mất cơ hội thử thầy , anh ta xin Nan-in học Thiền một cách rất miễn cưỡng . Nan-in bảo :
_ “ Thiền không khó . Nếu anh là y sĩ hãy chữa trị tử tế cho bệnh nhân . Ðó là Thiền “.
Kusuda viếng Nan-in ba lần . Mỗi lần Nan-in đều bảo :
_ “ Một y sĩ không được phí thời giờ ở đây . Hãy về săn sóc bệnh nhân đi “.
Thật là tối mù mù đối với Kusuda , làm sao một lời dạy như thế có thể làm cho ai hết sợ chết được . Vì thế , trong lần viếng thứ tư , anh ta phàn nàn :
_ “ Bạn con bảo rằng một người học Thiền sẽ không sợ chết . Mỗi khi con đến đây thầy đều bảo về chăm sóc bệnh nhân , Con hiểu điều đó lắm . Nếu cái đó là cái được Thầy gọi là Thiền , con không viếng Thầy nữa đâu “.
Nan-in mỉm cười vổ nhẹ Y sĩ :
_ “ Ta xử với anh hơi có nghiêm khắc . Ðể ta cho anh một công án “.
Nan-in giới thiệu cho Kusuda công án : KHÔNG của thiền sư Triệu Châu để vượt qua. Nó là vấn đề giác ngộ tâm đầu tiên trong một cuốn sách gọi là Vô Môn Quan .
Kusuda suy tư về công án “ Không “ này trong hai năm . Sau cùng , anh ta nghĩ rằng mình đã đạt được cái tánh chắc chắn của tâm . Nhưng Nan-n phê bình :
“ Con chưa vào được “.
Kusuda tiếp tục chú tâm thêm một năm rưỡi nữa . Tâm anh ta trở nên yên tịnh . Các vấn đề được hóa giải . Cái Không trở thành chân lý , Kusuda phục vụ bệnh nhân tử tế , và không có ngay cả việc hiểu nó nữa , Kusuda thoát khỏi sự lo âu sống chết .
Rồi khi Kusuda viếng Nan-in . Ông thầy già của Kusuda chỉ mỉm cười .
Cổ Học Tinh Hoa - Giáp Ất Tranh Luận
GIÁP ẤT TRANH LUẬN
Giáp hỏi Ất: "Ðúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong - boong thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay đồng kêu?" Ất đáp: "Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ở như đồng. Giáp hỏi: "Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ở như đồng mà ra không?" Ất nói: "Ðồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở như các đồ vật rỗng mà ra." Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?" Âu Dương Tu
GIẢI NGHĨA
Tiền trinh: tiền đồng, có người cho tiền đồng bên Trung Quốc đem sang ta đầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh nên gọi là tiền trinh.
Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ tiến sĩ làm quan Hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng.
LỜI BÀN
Cứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân, không rõ tiếng kêu là tự chuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mới được. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạm vào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi mà ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng, đen là một. Thế mới hay, lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra, không tài nào gỡ rối. Nên biết được thế nào, thì hay thế, chớ cứ cố chấp nhất câu nệ cho mình là phải, không bết cái phần phải của người, thì là có tính nhân thiên và lượng hẹp. Nói cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật lý thì không tài nào xác thực được.
Giáp hỏi Ất: "Ðúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong - boong thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay đồng kêu?" Ất đáp: "Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ở như đồng. Giáp hỏi: "Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ở như đồng mà ra không?" Ất nói: "Ðồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở như các đồ vật rỗng mà ra." Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?" Âu Dương Tu
GIẢI NGHĨA
Tiền trinh: tiền đồng, có người cho tiền đồng bên Trung Quốc đem sang ta đầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh nên gọi là tiền trinh.
Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ tiến sĩ làm quan Hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng.
LỜI BÀN
Cứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân, không rõ tiếng kêu là tự chuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mới được. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạm vào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi mà ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng, đen là một. Thế mới hay, lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra, không tài nào gỡ rối. Nên biết được thế nào, thì hay thế, chớ cứ cố chấp nhất câu nệ cho mình là phải, không bết cái phần phải của người, thì là có tính nhân thiên và lượng hẹp. Nói cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật lý thì không tài nào xác thực được.
Chuyện cười trong ngày
Tiết kiệm
- Thầy: Em hãy lấy ví dụ minh họa cho tiết kiệm
- Trò: Thưa thầy! Em có 1 chậu nước, đầu tiên em rửa mặt, sau đó vo gạo, rửa bát và sau đó em mang tưới cây ạ.
- Thầy: !!!
- Thầy: Em hãy lấy ví dụ minh họa cho tiết kiệm
- Trò: Thưa thầy! Em có 1 chậu nước, đầu tiên em rửa mặt, sau đó vo gạo, rửa bát và sau đó em mang tưới cây ạ.
- Thầy: !!!
Tuesday, December 30, 2014
Ngày 30-12-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp
Gọi là trí giả ở đời
Biết phân thiện ác, biết lời thật hư
SACCAKA, NỔI TIẾNG LÀ BIỆN TÀI, ĐỊNH ĐẾN TRANH LUẬN VỚI ĐỨC PHẬT VỀ GIÁO LÝ VÔ NGÃ. CUỐI CÙNG ÔNG ĐÃ XẤU HỔ CHẤP NHẬN SỰ NGỤY BIỆN CỦA MÌNH.
Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center
Chuyện ngắn - Con gái út
Con gái út
Họ là một gia đình hạnh phúc có bốn cô con gái cùng học chung một trường. các cô bé đều học giỏi và thân thiện. Nhưng cô con gái út Janice, học sinh của lớp tôi, thì dường như lúc nào cũng bám váy mẹ. Ba cô chị thường đến trường bằng xe buýt mỗi ngày, còn Janice thì lúc nào cũng được mẹ chở đi học và chỉ vào lớp vừa kịp lúc chuông reo. Mẹ nó phải quanh quẩn ở đó cho đến khi con bé có vẻ chấp nhận và tham gia vào một trò chơi nào đó, rồi bà ấy mới rón rén ra về.
Một hôm, mẹ Janice gọi điện thoại xin một cuộc hẹn với tôi để trao đổi một việc. Bà ấy bước vào trông có vẻ mệt mỏi, hình như đang có chuyện phải lo nghĩ. Bà ấy nói bằng một giọng nói nhỏ xíu: “Chồng tôi sẽ đi công tác ở Châu Âu khoảng hai tuần, và anh ấy muốn tôi đi cùng. Tôi đã cố giải thích rằng Janice rất cần có tôi bên cạnh, nhưng anh ấy cương quyết nói rằng con bé sẽ tự lo được nên tôi không còn cách nào khác; tôi phải đi cùng anh ấy. Tôi đã bảo với cô trông trẻ là mỗi sáng cô ấy phải chở con bé đến trường rồi trông chừng cho đến khi nó hòa nhập với các bạn. Để con bé không lo lắng, tôi muốn cô ấy đến đón nó sớm hơn thường lệ. Xin cô giúp đỡ cháu và quan tâm đến cháu hơn trong khoảng thời gian này, được không ạ? Kể từ lúc con bé ra đời cho đến nay, tôi chưa từng rời xa nó ngày nào. Nó còn bé quá, lại yếu đuối nữa, tôi muốn đảm bảo rằng mọi việc đều tốt đẹp cho nó khi tôi đi vắng”.
Rồi bà ấy dừng lại lo lắng, nhưng tôi đã lên tiếng cam đoan với bà ấy rằng chúng tôi sẽ cố hết sức để giúp đỡ cho Janice và quan tâm đến sức khỏe cũng như trạng thái của nó khi không có mẹ bên cạnh. Tôi còn hứa là sẽ đón con bé ngay ở ngoài xe để nó an tâm hơn. Mẹ Janice cảm ơn tôi vì đã thông cảm cho bà ấy.
Sáng thứ Hai, đoán trước thế nào con bé cũng khóc lóc đòi mẹ nên tôi đã lên kế hoạch tổ chức những trò chơi vui nhộn. Đầu giờ, tôi đứng bên ngoài chờ đón Janice, chiếc xe buýt trờ tới, nhưng lần này không phải là ba mà là cả bốn chị em cùng bước xuống xe. Chào tạm biệt các chị, Janice nhảy chân sáo cùng hai đứa bạn chạy vào lớp. Tôi chầm chậm bước vào sau, gọi Janice và hỏi xem nó đi xe buýt cảm thấy thế nào. Con bé vội vàng bảo với tôi ngay: “Lúc nào con cũng muốn đi xe buýt cùng các bạn, nhưng tại vì mẹ luôn cần có con bên cạnh. Chẳng còn ai nhỏ hơn, nên con phải giả bộ làm em bé thêm một thời gian nữa. Còn bây giờ khi mẹ đi vắng rồi, mỗi ngày con sẽ đi học bằng xe buýt, con đã Năm tuổi rồi chứ bộ”.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Cỏ Và Cây Sẽ Giác Ngộ Thể Nào
Vào thời Kamakura , Shinkan học ở trường Tendai sáu năm , và học Thiền bảy năm ; rồi Shinkan sang Trung Hoa chiêm ngưỡng Thiền mười ba năm.
Khi trở về Nhật , nhiều người muốn viếng Shinkan và hỏi nhiều câu hỏi khó . Nhưng khi tiếp khách , thường hiếm khi Shinkan trả lời những câu hỏi của khách .
Một hôm , một Thiền sinh năm mươi tuổi đạo đến nói với Shinkan :
_ “ Tôi đã học ở Tendai về tư tưởng khi tôi còn bé , nhưng có mộ điều tôi không thể hiểu được . Tendai dạy rằng cả đến cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Ðối với tôi điều này có vẻ kỳ lạ quá.”
Shinkan hỏi : “ Bàn luận về cỏ cây sẽ giác ngộ thể nào có ích chi đâu ? Vấn đề làm sao chính ông có thể giác ngộ được; ông có xét thấy điều này không ?”
Người già lạnh lùng : “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này.”
Shinkan kết thúc : “Rồi, hãy về nghĩ thử xem.”
Khi trở về Nhật , nhiều người muốn viếng Shinkan và hỏi nhiều câu hỏi khó . Nhưng khi tiếp khách , thường hiếm khi Shinkan trả lời những câu hỏi của khách .
Một hôm , một Thiền sinh năm mươi tuổi đạo đến nói với Shinkan :
_ “ Tôi đã học ở Tendai về tư tưởng khi tôi còn bé , nhưng có mộ điều tôi không thể hiểu được . Tendai dạy rằng cả đến cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Ðối với tôi điều này có vẻ kỳ lạ quá.”
Shinkan hỏi : “ Bàn luận về cỏ cây sẽ giác ngộ thể nào có ích chi đâu ? Vấn đề làm sao chính ông có thể giác ngộ được; ông có xét thấy điều này không ?”
Người già lạnh lùng : “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này.”
Shinkan kết thúc : “Rồi, hãy về nghĩ thử xem.”
Cổ Học Tinh Hoa - Người Con Có Hiếu
NGƯỜI CON CÓ HIẾU
Thầy Tử Lộ vào hầu đức Khổng Tử, nói rằng: -“Đội nặng đi đường xa thì tiện đâu nghỉ đấy, không đợi chọn chỗ, rồi mới nghỉ. Nhà nghèo, cha mẹ già, thì con làm nên thế nào, hay thế ấy, không đợi có quyền cao, chức trọng, mới chịu làm. Ngày trước Do này, lúc song thân còn, cơm thường đưa dưa muối, dường xa trăm dặm, phải đội gạo về nuôi song thân. Lúc song thân mất, làm quan ở nước Sở, xe ngựa hàng trăm, lương bổng hàng vạn, ăn những miếng ngon, mặc những của tốt, mỗi khi nhớ đến song thân, lại muốn dưa muối, đội gạo để nuôi người như trước thì không sao được nữa! Cha mẹ già như bóng qua cửa sổ. Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, con muốn nuôi, mà cha mẹ không còn sống.
Đức Khổng Tử nói: “Do, nhà ngươi phụng sự song thân rất là phải. Lúc người còn thì hết lòng phụng dưỡng, lúc người mất, thì hết lòng thương tiếc.”
Gia Ngữ
Đức Khổng Tử nói: “Do, nhà ngươi phụng sự song thân rất là phải. Lúc người còn thì hết lòng phụng dưỡng, lúc người mất, thì hết lòng thương tiếc.”
Gia Ngữ
GIẢI NGHĨA
Tử Lộ: Người thời Xuân Thu, học trò đức Khổng Tử, tính hiếu thảo, hùng dũng có tài chính sự.
Bóng qua cửa sổ: Bóng đây là bóng mặt trời, ý nói thời giờ chóng qua cũng như câu ngựa phi qua khe cửa.
Bóng qua cửa sổ: Bóng đây là bóng mặt trời, ý nói thời giờ chóng qua cũng như câu ngựa phi qua khe cửa.
LỜI BÀN
Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, “nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng, lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi”, như thế cũng là bất hiếu, cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kíp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được. Vì rằng làm con mà được còn có cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ở đời, mà cũng là có duyên có phúc nữa.
Chuyện cười trong ngày
Không nhận quà nữa
Sau cuộc họp cuối năm ở cơ quan về, bước vào phòng khách, thả người xuống bộ sa lông mới tậu, đưa tay đón chén sâm ngào ngạt từ tay phu nhân, sếp nhấp một ngụm rồi quay sang nói với bà xã:
- Bà nó đừng ngạc nhiên khi Tết năm nay không có ai đến biếu tôi bánh, mứt, rượu ngoại nữa nhé! Tết năm nay nhà mình tự mua.
- Phu nhân liền thảng thốt hỏi: Sao thế? Ông sắp về vườn rồi à?
- Còn lâu nhé! Cái ghế của tôi vẫn chắc nguyên. Chẳng qua là sáng nay, tôi đã rỉ tai cấp dưới thế này: “Tết năm nay, tớ không nhận đồ vật linh tinh nữa, các cậu cứ quy hết ra tiền, cho vào phong bì cho tớ”. Bà bảo tôi có thông minh không?
Sau cuộc họp cuối năm ở cơ quan về, bước vào phòng khách, thả người xuống bộ sa lông mới tậu, đưa tay đón chén sâm ngào ngạt từ tay phu nhân, sếp nhấp một ngụm rồi quay sang nói với bà xã:
- Bà nó đừng ngạc nhiên khi Tết năm nay không có ai đến biếu tôi bánh, mứt, rượu ngoại nữa nhé! Tết năm nay nhà mình tự mua.
- Phu nhân liền thảng thốt hỏi: Sao thế? Ông sắp về vườn rồi à?
- Còn lâu nhé! Cái ghế của tôi vẫn chắc nguyên. Chẳng qua là sáng nay, tôi đã rỉ tai cấp dưới thế này: “Tết năm nay, tớ không nhận đồ vật linh tinh nữa, các cậu cứ quy hết ra tiền, cho vào phong bì cho tớ”. Bà bảo tôi có thông minh không?
Monday, December 29, 2014
Ngày 29-12-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp
Pháp không làm khó Pháp Vương
Từ hòa kham nhẫn vì thương muôn loài
DẠ XOA ALAVAKA ĐỐI XỬ VỚI ĐỨC PHẬT BẰNG THÁI ĐỘ TRỊCH THƯỢNG VÀ NHỮNG CÂU VẤN NẠN. ĐỨC PHẬT CÀM HÓA BẰNG SỰ NGHIÊM TỪ VÀ GIẢNG GIẢI DIỆU PHÁP.
Chuyện ngắn - Lời hứa
Lời hứa
Chúng tôi đứng dưới chân núi ngước nhìn lên ngọn Shasta và thấy bầu trời tràn ngập những vì sao sáng ngời. Ở đây, ngoài đội chúng tôi ra, còn có một chiếc lều đơn của một anh chàng khoảng chừng hăm hai tuổi, dựng trên một ụ tuyết gần đó.
Thỉnh thoảng, tôi liếc nhìn sang và thấy anh chàng đang gói ghém đồ đạc chuẩn bị cho buổi leo núi sáng hôm sau. Anh ta đặt vào túi một chiếc hộp nhỏ trước, rồi đến hai cái chai và phần ăn trưa. Bắt gặp tôi đang nhìn mình, anh ta đưa tay lên vẫy vẫy. Tôi cũng chào đáp lễ rồi quay lại với công việc chuẩn bị của mình.
Buổi sáng, mặt trời mọc lên trong buổi bình minh trời hanh khô và lạnh buốt. Sau khi ăn sáng, chúng tôi hăm hở chuẩn bị chuyến leo núi của mình. Tôi đi cuối cùng, theo sau những người khác, bước những bước chân thật chậm và cẩn thận.
Một lúc sau, anh bạn trẻ ở lều bên cạnh bắt kịp tôi và đề nghị được đi chung với tôi. Tôi hơi do dự. Thật sự tôi chẳng muốn có một người bạn đồng hành tí nào. Ngoài ra, tôi còn để ý thấy bước chân của anh ta hơi khập khiễng, không chắc anh ta có thể leo lên đến đỉnh hay không nữa. Tôi chẳng muốn bỏ dở mọi nỗ lực chinh phục đỉnh núi của mình chỉ để giúp anh ta.
“Tôi rất vui khi có bạn đồng hành.” Tôi trả lời bất chấp mối nghi ngại của mình. Anh ta tên là Walt, anh ta kể cho tôi rằng đây là lần thứ ba anh ta thử leo lên đỉnh ngọn núi này.
“Năm tôi mười hai tuổi, cha tôi dẫn tôi đến đây và đó là chuyến đi đầu tiên của tôi, nhưng khi đó thời tiết quá xấu, nên chúng tôi buộc lòng phải quay trở lại.”
Rồi anh ta dừng lại, mỉm cười một cách tự hào: “Cha tôi là một người đàn ông tuyệt vời và là một tay leo núi cừ khôi.”
Tôi im lặng bước ngang qua một lối đi ngắn. Anh bạn trẻ lại tiếp tục: “Tôi sinh ra với một chút khuyết tật ở chân trái, nên tôi luôn gặp khó khăn trong đi lại và chạy nhảy. Thế nhưng, cha tôi không để cho chuyện đó cản trở tôi. Khi tôi chỉ còn là một đứa trẻ bé tí, cha đã dẫn tôi đi câu cá. Tôi còn nhớ như in cái lần đầu tiên tôi thả lưỡi câu xuống và kéo lên được một con cá hồi. Cha tôi cứ khăng khăng rằng tôi có thể tự làm sạch con cá đó. Và nó chính là con cá ngon nhất mà tôi từng được ăn.
Chúng tôi cùng dừng lại bên lối mòn để đeo các móc sắt vào. Và khi chúng tôi leo lên cao hơn, anh ta lại tiếp tục câu chuyện của mình.
“Khi tôi được chín tuổi, cha bắt đầu đưa tôi đi leo núi. Chân tôi đã dần cứng cáp hơn và cuối cùng thì cũng theo kịp ông. Hè năm ngoái, ông gọi điện rủ tôi thực hiện cuộc chinh phục đỉnh Shasta này một lần nữa. Từ khi cha mẹ tôi ly hôn, tôi chẳng còn mấy dịp gặp ông, nên khi có cơ hội là tôi chộp lấy ngay.”
Walt dừng lại, nhìn xuống mấy túp lều bên dưới.
“Chúng tôi đã dựng lều ngay tại chỗ chiếc lều của tôi ở bên dưới kia. cả hai chúng tôi chẳng vội vàng gì, chúng tôi chỉ muốn hai cha con có nhiều thời gian được ở bên nhau hơn. Ông bảo với tôi rằng tất cả những gì ông mong muốn là được sống cùng với các con và các cháu của mình. Rồi cha tôi đã im lặng rất lâu, gương mặt ông lộ rõ nét đượm buồn.”
Tôi không nói gì, để giành hơi sức để tiếp tục leo lên. Rồi chúng tôi lên đến một đoạn dốc trơn trợt, nhỏ hẹp, và đầy băng tuyết. Lúc ấy, dường như tôi chẳng còn nhận ra tật khập khiễng ở chân anh ấy.
Anh ta hỏi tôi: “Sao anh không đi trước? Tôi còn nhớ tại chỗ này thường hay có đá lở. Tôi không muốn mình làm rơi đá trúng người anh đâu”.
Mười phút sau, chúng tôi dừng lại để nghỉ ngơi một lát. Lúc đó, tôi mới được biết anh ta tròn hai mốt tuổi, đã lập gia đình, và có một đứa con mới được ba tháng tuổi.
“Lần trước, tôi và cha cũng leo tới đoạn này thì tôi bị trở ốm rất nặng không thể tiếp tục được. Cha đã vác tôi trên lưng và không biết bằng cách nào mà hai cha con đã xuống được bên dưới trước khi ông gọi cấp cứu. Sau đó, đội tìm kiếm cứu hộ đã đưa tôi đến bệnh viện. Và hai cha con tôi đã hứa là sẽ tiếp tục cuộc hành trình dang dở đó vào một lần khác.”
Walt lại nhìn xuống bên dưới, cố giấu đi dòng nước mắt. “Nhưng chúng tôi đã không thực hiện được lời hứa. Cha tôi đã qua đời hồi tháng trước.”
Sau một phút tưởng nhớ, chúng tôi lại tiếp tục tiến lên. Khi gần đến đỉnh núi, chúng tôi dừng lại nghỉ một lần nữa trên một mõm đá nhỏ. Bầu trời thật trong xanh, mặt trời tuy ở cao vút nhưng tôi có thể cảm nhận được hơi ấm của nó lan tỏa khắp nơi.
Cách đó vài mét, Walt ngồi trên một tảng đá, hai tay cẩn thận mân mê chiếc hộp nhỏ mà anh ta đã gói ghém tối qua, miệng thầm thì: “Lần này thì chúng ta đã làm được rồi cha à. Lần trước, cha đã cõng con, lần này thì đến lượt con.
Rồi Walt đột ngột đứng dậy. Từ từ tiến lên đỉnh núi không nói thêm lời nào. Tôi nhìn chằm chằm vào khuôn mặt Walt lúc anh ấy bước ngang qua tôi, gương mặt anh ngời sáng với nụ cười hạnh phúc trên môi. Tôi lặng lẽ bước theo anh ấy.
Cuối cùng, khi lên đến đỉnh, Walt cẩn thận quỳ xuống, kính cẩn lấy chiếc hộp trong túi ra. Anh ta đào một cái lỗ sâu khoảng ba bốn tất dưới lớp tuyết, rải một ít tro của cha mình vào đó, lấp hố lại, rồi đắp những hòn đá chung quanh tạo thành một ngôi mộ nho nhỏ.
Rồi anh ta đứng dậy, lần lượt quay mặt mình về bốn phía và rải hết phần tro còn lại.
Gương mặt Walt tuy đẫm lệ nhưng lộ rõ niềm hạnh phúc và chiến thắng. Anh ta tung nắm tro cuối cùng vào trong gió rồi hét lên: “Chúng ta đã làm được rồi, cha ơi, chúng ta đã làm được! Cha hãy yên nghỉ trên đỉnh núi của chúng ta, cha nhé! Rồi mai này con sẽ quay trở lại và mang theo cháu nội của cha cùng đến để cháu được gặp ông nội một lần nhé!”
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Tim Tôi Bừng Cháy Như Lửa
Soyen Shaku , Thiền sư đầu tiên đến Mỹ châu nói :
_ “ Tim tôi bừng cháy như lửa nhưng mắt tôi nguội lạnh như tro tàn “
. Shaku đã tạo ra những qui luật sau đây để áp dụng suốt đời mình :
_ Buổi sáng trước khi mặc áo quần , hãy thắp hương và thiền định .
_ Hãy nghỉ vào những giờ nhất định .
Hãy ăn vào những giờ nhất định .
Hãy ăn đều độ và đừng bao giờ ăn đến mức thỏa mãn .
_ Hãy tiếp khách cùng một thái độ như khi ở một mình .
Khi ở một mình hãy giữ y một thái độ như lúc tiếp khách .
_ Hãy giữ gìn lời nói và bất cứ nói điều gì phải làm theo lời nói .
_ Khi cơ hội đến đừng để nó qua mất ,
hãy luôn luôn nghĩ hai lần trước khi hành động .
_ Ðừng tiếc nuối quá khứ .
Hãy nhìn về tương lai .
_ Hãy có thái độ không sợ hãi của một anh hùng và trái tim yêu của một trẻ thơ .
_ Lúc ngủ hãy ngủ như đã bước vào giấc ngủ cuối cùng .
Lúc dậy , hãy tức kắc rời bỏ giường lại đằng sau như vứt bỏ một đôi giày cũ .
Cổ Học Tinh Hoa - Cách Phục Lòng Người
CÁCH PHỤC LÒNG NGƯỜI
Mình làm người sang trọng giàu có, thì chớ nên kiêu sa.
Mình là bậc trông minh tài trí, thì chớ nên khinh ngạo.
Mình có sức lực khỏe mạnh, thì chớ nên đè nén người.
Mình ăn nói linh lợi, thì chớ nên dối trá người.
Mình còn kém thì phải học, chưa biết thì phải hỏi.
Ðối với làng nước, thì phải giữ cái trật tự trên dưới.
Ðối với người nhiều tuổi, thì phải giữ cái nghĩa con em.
Ðối với người bằng vai, thì phải giữ cái nghĩa bầu bạn.
Ðối với lũ trẻ thơ, thì phải dạy bảo khoan dung.
Như vậy thì ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai tranh giành với mình. Tâm địa rộng rãi thênh thang như trời đất, thì bao bọc được cả muôn loài.
Hàn Thi Ngoại Truyện
GIẢI NGHĨA
Hàn Thi Ngoại Truyện: là bộ sách chép những câu nói đời xưa, dưới mỗi bài có những chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm.
Hàn Anh là người đời nhà Hán làm bác sĩ đời vua Văn Ðế lấy những ý trong thơ của người ta mà làm Nội, Ngoại truyện gọi là Hàn Thi, bây giờ chỉ còn ngoại truyện mà thôi.
LỜI BÀN
Muốn cho người tâm phục, không phải lấy tiền tài hay quyền thế mà khiến được, tất phải biết cách cư xử với người cho phải đạo thì mới được. Bài này chính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấy. Ðoạn trên cốt ngăn ngừa mấy câu, cái ác tính thường kẻ hơn người hay mắc phải. Ðoạn dưới nói cách ăn ở với mọi bậc người trong xã hội. Nói tóm lại khiêm nhã kính ái là một phương pháp rất hay để ở đời.
Chuyện cười trong ngày
Ấn tượng nhất
Thày giáo hỏi:
- Trong năm học vừa qua, nhân vật nào gây ấn tượng mạnh nhất đối với các em?
- Một học trò trả lời: Thưa thày, Napoleon ạ.
- Trò khác: Thưa thày, Lincoln ạ.
- Đến lượt John, cậu bé cứ ấp úng mãi: Thưa thày.... bố em ạ..., nhất là lúc bố xem điểm tổng kết cuối năm của em.
Thày giáo hỏi:
- Trong năm học vừa qua, nhân vật nào gây ấn tượng mạnh nhất đối với các em?
- Một học trò trả lời: Thưa thày, Napoleon ạ.
- Trò khác: Thưa thày, Lincoln ạ.
- Đến lượt John, cậu bé cứ ấp úng mãi: Thưa thày.... bố em ạ..., nhất là lúc bố xem điểm tổng kết cuối năm của em.
Saturday, December 27, 2014
Ngày 27-12-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp
Gọi là trí giả ở đời
Biết phân thiện ác, biết lời thật hư
SACCAKA, NỔI TIẾNG LÀ BIỆN TÀI, ĐỊNH ĐẾN TRANH LUẬN VỚI ĐỨC PHẬT VỀ GIÁO LÝ VÔ NGÃ. CUỐI CÙNG ÔNG ĐÃ XẤU HỔ CHẤP NHẬN SỰ NGỤY BIỆN CỦA MÌNH.
Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center
Chuyện ngắn - Con trích ré
Con trích ré
Son Nam
Trích trong tuyển tập truyện ngắn Sơn Nam
Ðêm ấy, ngôi nhà lầu của cai tổng Báu rộn rịp khác thường. Hàng chục cây đèn măng xông cháy sáng rực ở ngoài sân và trong phòng khách. Từ bốn hôm trước, bọn gia nhân phải thức khuya dậy sớm để treo bông kết tuột, chuẩn bị ngày gắn huy chương Nông Nghiệp (Mérite agricole) do quan phó tham biện cử hành.
Các thân hào, hương chức hội tề đã tề tựu từ hồi bốn giờ chiều.
Ông tổng Báu mặc áo dài khăn đóng đứng ngoài cửa bắt tay từng người. Mặt trời xuống dần, cảnh vật trở nên âm u. Ông tổng chạy tới lui, quát tháo từng chập:
- Xong chưa! Nhớ un muỗi bốn phía sân. Quan phó tham biện là người Lang Sa. Ổng sợ muỗi lắm. Muỗi cắn... tức là chích nọc vi trùng sốt rét. Hôm trước, ông căn dặn làm thế nào đừng cho muỗi cắn ổng!
Rồi ông tổng nói với tên tổng khậu (đầu bếp):
- Sửa soạn cho xong đi! Chừng một giờ nữa...
Tên tổng khậu đáp:
- Dạ, đâu đó xong xuôi rồi. Bữa này, nhứt định quan phó tham biện hài lòng. Món này đặc biệt... ngon hơn đồ Tây.
Rồi anh tổng khậu chạy vào phòng khách. Anh ta trở ra, mặt mày hơ hãi:
- Chết cha! Ông cho phép tôi sửa soạn ngay giữa sân này... Phải đốt lửa trước để có than...
Ông tổng Báu gật đầu:
- Cứ dọn ngay giữa sân. Nãy giờ, tao nói trừ hao... Còn sớm mà.
Dưới ánh đèn măng xông sáng trưng còn hơn ban ngày, bọn gia nhân hì hục làm việc dưới sự điều khiển của anh tổng khậu. Họ chất hàng bảy tám chục khúc củi, đốt cháy rực trời, theo kiểu... hướng đạo đốt lửa trại, có điều khác là đống lửa ấy dài như hình chữ nhựt. Hồi lâu lửa ngọn hạ xuống, họ đem tới năm ba cần xé đựng đầy vỏ dừa, lolại vỏ dừa tươi, phơi khô.
Mấy ông hương chức hội tề khen nức nở:
- Than vỏ dừa đượm lắm.
Mớ vỏ dừa được tung vào đống lửa. Một mùi thơm thơm bay ra... Trong khi ấy anh tổng khậu đến phía sau nhà, truyền lịnh:
- Ðập đầu con bò con cho mau. rồi cạo lông sơ sơ. Nhớ mổ bụng, đem bộ đồ lòng ra cho sạch. Phải giữ nguyên hình dạng con bò: đuôi, móng, lưỡi, lỗ tai... Mất một món là bọn mình... mất danh dự.
Bọn gia nhân đốt đuốc, đập đầu con bò con. Anh tổng khậu vào nhà bếp thúc hối:
- Nhớ chưa! Bàn thứ nhứt đầy chuối chát; bàn thứ nhì, khế chua; bàn thứ ba, bánh hỏi; bàn thứ tư, bánh tráng; bàn thứ năm, mắm nêm; bàn thứ sáu, muối tiêu.
Mấy chị ở nhà bếp cười dòn! - Ðầy đủ hết rồi. Còn bàn thứ bảy?
Anh tổng khậu nói: - Bàn thứ bảy thì dành riêng để uống rượu. Cứ khiêng lên sau, khi tôi ra lịnh...
Ðống lửa than đã ngún đỏ rực giữa sân.
Hai tên gia nhân cắm sẵn bốn cây nọc, mỗi đầu hai cây tréo lại. Ông tổng Báu cười hì hì:
- Món này đặc biệt lắm, bò gác tréo! Bên Tây, họ chưa ăn uống sang trọng như ở xứ mình.
Một ông hương chức hội tề nói phụ họa:
- Hồi nào tới bây giờ, tôi nghe nói thịt bò gác tréo nhưng chưa nếm lần nào. Ðêm nay, dịp may hiếm có...
bỗng dưng mọi người đều nhảy nhổm. Từ phòng khách có tiếng con chim gì kêu to:
- Ré... ré... ké... ké...
Ông tổng Báu đứng dậy, giận xanh mặt:
- Bà Hai đâu? Tôi căn dặn mấy bữa rày mà cứ để như vầy. Con trích phá đám. Ðêm nay, coi chừng...
Cử toạ cười vang lên. Con trích vừa nhảy vừa bay sập sận ra sân. Nó to bằng con gà tre, lông xanh mướt như lông chim sa sả (chim chả). Cái mồng con trích cứ đưa qua đưa lại, đỏ hói... Ðôi chân đỏ đậm nhảy tới, quơ móng nhọn lễu, bén như dao cạo. Ông Tổng Báu la tiếp:
- Bà Hai đâu?
Bà Hai chính là người vú già nuôi bé Kiều, đứa con gái út của ông tổng. Bà cố sức chạy theo... Con trích cứ “ré” lên, bay vòng quanh đống lửa. May quá, bà Hai chận đầu con trích, ôm vào lòng, nói khẽ với ông tổng như để giải thích, xin lỗi:
- Dạ, cô bé Kiều mở cửa thình lình.
Vừa dứt lời, bé Kiều chạy tới, khóc thút thít:
- Ba ơi! Con trích đâu rồi? Ba rầy con hả?
Ông tổng báu vuốt tóc con:
- Thôi nín đi. Ba rầy bà Hai chớ đâu có rầy con, con lên lầu mà ngủ đi.
Bé Kiều nũng nịu: - Con không ngủ đâu. Tại sao ba nhốt con trích trong lồng. Nó kêu hoài, tội nghiệp nó lắm.
Từ ngoài sân, đứa gia nhân chạy vào, nói giọng nghiêm trang:
- Thưa ông! Ca nô ông phá tham biện tới rồi!
Ông tổng Báu giật mình, nói với bà Hai:
- Ðược rồí Bà thả con trích ra khỏi lồng. Cho con trích vô ở trong phòng với bé Kiều nghe không?
Rồi ông nài nỉ:
- Bé Kiều! Ðêm nay, ba mắc công chuyện. Con ở trong phòng mà chơi với con trích. Kẹo bánh thiếu gì ở trong đó.
Bà Hai ôm con trích, vào phòng khách rồi lên lầu, bé Kiều chạy theo bà. Nó mừng rỡ, ông tổng không nhốt con trích nữa. Nó tha hồ đùa giỡn, bẻ bách bích qui cho con trích ăn...
* * *
Con trích, gọi nôm na là “trích ré” thuộc vào loại chim rừng đẹp nhứt. Nói đúng hơn, nó là loại chim sống ở nơi đồng cỏ hoang dại. Trích bay rất thấp, lủi trong cỏ rất khéo một khi lâm nguy, bay không kịp. Thịt trích ăn khá ngon, nào kém thịt gà. Qua lúc sa mưa, nếu lội bộ qua vùng cỏ mênh mông, ta có thể gặp hàng chục ổ trích, trong mỗi ổ có năm sáu trứng. Như người, trích cất cánh bay bổng hoặc chui xuống cỏ, đứng như chết.
Trích lại có tài đá lộn như gà. Nhiều người nuôi trích để giữ nhà. Mỗi khi gặp người lạ, trích “ré” lên inh ỏi để báo động, rồi chạy tới, vừa cắn, vừa đá, vừa bay... Bị tấn công thình lình, khách lạ khó bề xoay trở, thường chịu rách quần áo, trầy da hoặc đui mắt.
Bé Kiều là con gái út của ông tổng Báu. Ông tổng có đưa con trai lớn, chết vì bịnh ban đen hồi năm ngoái. Bé Kiều là đưá con gái duy nhất còn lại trong gia đình. Mẹ bé Kiều mất khi bé Kiều được đầy tháng. Vì vậy, bé Kiều là hòn ngọc trong gia đình.
Một hôm, lúc dạo xóm với ông tổng, bé Kiều gặp con trích nuôi trong nhà người tá điền. Bé Kiều khóc lóc, đòi đem con trích ấy về nhà nuôi cho bằng được. Ông tổng chiều con, sắm chiếc lồng sơn son để nuôi trích. Nhưng bé Kiều giận lẫy, không muốn nhốt con trích vào lồng.
Con trích trở thành con búp bê được bé Kiều nân niu... Hễ bé Kiều đi đâu là cont rích chạy theo đó như hình với bóng. Thỉnh thoảng, con trích phóng uế nơi phòng khách. Bà Hai đành phải làm công việc lau chùi... và lau chùi không hở tay nếu con trích ăn uống không tiêu. Những lúc ấy, bé Kiều khóc lóc, đòi kiếm thuốc cho con trích uống... Ông tổng Báu đành xuống nước nài nỉ con, hứa mai hứa mốt. Ban đêm bé Kiều để cont rích ngủ bên giường, sợ kẻ trộm lẻn vào nhà bắt con trích cưng.
Ông tổng lắm lúc bực mình và tỏ ra thông cảm với nỗi khổ nhọc của bà Hai:
- Bà đừng phiền, bé Kiều thiếu tình thương của mẹ. Nó gắt gỏng khó tánh, tội nghiệp nó. Vái trời cho con trích sống hoài. Rủi con trích chết, chắc nó mang bịnh theo.
* * *
Buổi gắn huy chương Nông Nghiệp đã cử hành xong. Ông tổng Báu đứng im như một người lính, ưỡn ngực, nín thở. Sau đó, ông xin phép với quan phó tham biện:
- Mang huy chương lúc ăn uống là điều thất lễ với... chánh phủ Lang Sa. Tôi muốn đem cái huy chương này cất trong tủ thờ... Quan phó tham biện cười nhếch mép rồi gật đầu, vỗ tay... Tất cả cử toạ đứng dậy, vỗ tay phụ hoạ hồi lâu mới dứt.
Cai tổng Báu bước ra sân, nói khẽ với anh tổng khậu:
- Ðem món ăn ra giữa sân! Quan phó tham biện hơi ngạc nhiên. Ban nãy ông tổng Báu giới thiệu món ăn duy nhất: thịt bò con. Bây giờ, bốn đứa gia nhân đặt con bò con lên kiệu, khiêng ra sân, gác lên mấy cây tréo, trên đống lửa than đỏ rực.
Trông con bò ngỗ nghĩnh, ngây thơ và nên thơ quá! Nhờ tài khéoléo của anh tổng khậu, con bò như sống lại, nhăn răng cười trên đống lửa hồng! Ban nãy, anh ta đã dùng hai khúc cây nhỏ, chỏi mí mắt khiến con bò vẫn thức tỉnh trong cái chết, đôi mắt tròn xoe, trao tráo!
Anh tổng khậu khoát tay làm dấu hiệu với mấy người nhà bếp.
Họ xúm nhau khiêng bàn, mấy cái bàn riêng biệt đầy chuối chát, khế chua, mắm nêm. Ðâu đó xong xuôi, ông tổng Báu trịnh trọng đứng dậy.
- Thưa quan phó chủ tỉnh, thưa quí anh... hương chức hội tề. Hôm nay là ngày vui, chúng tôi xin đãi tiệc mọn. Muốn ăn món thịt bò gác tréo này, xin quý vị chịu phiền dời gót ngọc dạo chung quanh con bò. Lời tục thường nói: Ngồi một chỗ ăn ít, trái lại, nếu vừa đứng vừa ăn thì ta ăn nhiều hơn...
Quan phó chủ tỉnh nhờ hiểu chút ít tiếng Việt nên gật đầu, vỗ tay. Chờ khi tràng pháo tay chấm dứt, quan phó chủ tỉnh nói to:
- Ông cai tổng là chủ nhà, chủ tiệc. Vậy thì mời ông ăn trước cho mọi người bắt chước theo...
Ông tổng Báu cúi đầu:
- Cám ơn quan lớn.
Quan phó chủ tỉnh rót ly rượu chát để tán thưởng:
- Ông cai tổng uống, uống cạn ly...
Uống xong ly rượu, ông tổng Báu càng cao hứng, nói thao thao bất tuyệt:
- Món ăn này ăn bằng cây dao và đôi đũa. Trước tiên mình cầm dao, đâm lụn vào da con bò... Quả đúng như lời, mũi dao vừa xắn vào da bò là một lỏi thịt đỏ tươi từ từ vọt ra. Ông tổng Báu cắt khúc thịt nửa sống nửa chín ấy, gắp trong đũa.
Ðến bàn thứ nhứt, ông lượm một miếng chuối chát, kế đến, miếng rau sống, miếng bánh tráng rồi ông gói lại, đem chấm tại bàn có mắm nêm. Tràng pháo tay nổi lên... Ông tổng đưa miếng thịt bò vào miệng. Rồi ông đến bàn rượu, nâng lên chén rượu đế!
Cử toạ lần lượt vào tiệc. Họ sáp hàng một, lụi mũi dao vào hông con bò, cắt thịt rồi đi dạo vòng quan con bò, từ bàn chuối chát đến bàn rượu... theo cái vòng lẩn quẩn thú vị. Ðêm càng khuya, bao tử của đám thực khách càng đầy thịt rượu... Lần đầu tiên, được thưởng thức món ăn đầy đủ hương vị “bản xứ thuộc địa miền nhiệt đới,” quan phó chủ tỉnh uống rượu say mèm... Ông ta nói:
- Uổng quá! Phải chi ở chợ... mình mở ra dạ hội khiêu vũ.
Ông tổng Báu chắp tay, kiếu lỗi:
- Dạ, chốn này quê mùa, thiếu gái đẹp...
Ðâu được. Ðàn ông có thể khiêu vũ với đàn ông... Nãy giờ, ăn thịt bò hơi nhiều, ăn chỉ có một thứ.
Bỗng dưng, từ trong phòng khách có tiếng “Ké! Ké! Ré! Ré!” lanh lảnh!
Cử toạ giựt mình và ông tổng Báu như sống trong cơn ác mộng! Trời ơi! Con trích ré của bé Kiều lại chạy xuống, vừa chạy vừa vỗ cánh, vừa vỗ cánh há mỏ, hươi móng.
Tất cả quan khách đều là kẻ lạ! Bản năng con chim rừng ấy thúc dục nó phải liều mạng để báo động, hành hung đánh đuổi... quân thù! Và trong đám quan khách ấy, người xa lạ và khó thương nhất chính là kẻ lớn con, ăn mặc lạ lùng mà hồi nào đến giờ nó chưa từng thấy.
Ông tổng Báu la lên:
- Bà Hai! Tôi giết bà bây giờ. Bộ bà ngủ gục ở trển hả?
Cử toạ xô ghế, đứng dậy... ông phá tham biện cứ ngồi lì một chỗ. Ông ta khòm xuống thấp, dang hai tay ra để chào đón cho chim quá đẹp.
Con trích nhảy tới, đá túi bụi... Ông phó tham biện chủ tỉnh cố gắng chụp nó vào lòng để vuốt ve...
Ông tổng Báu la hoảng:
- Quan lớn coi chừng! Ông tổng vừa dứt lời, quan phó tham biện cau mày, rút khăn mù soa chùi mấy vết máu tươm ra trên làn da tay vừa bị đâm, bị mổ.
Con trích thối lui, thủ thế. Từ phía sau, bé Kiều la lên:
- Trích! Trích! Mầy chạy đi đâu vậy? Nãy giờ tao thức dậy kiếm mầy gần chết! Lạ lắm hả?
Con trích lại phóng tới, mổ vào mặt quan phó tham biện. Tức giận, quan phó tham biện đứng dậy, đá mạnh. Trúng mũi giày da, cont rích đau điếng, té nhào vì mất thế quân bình.
Ông tổng Báu đổ mồ hôi hột vì linh tính như báo trước điềm không may. Ông chạy tới, chụp con trích rồi xin lỗi:
- Quan lớn đừng phiền. Nãy giờ tôi nhốt con trích này ở trên lầu. Chẳng qua lạ sự sơ sót. Ðể tôi lấy thuốc thoa cho quan lớn. Nhưng... đường đường một đấng thượng quan, lẽ nào quan phó tham biện lại chịu thua một con chim nhỏ bé... Ông ta nói:
- Ðưa cho tôi coi!
Tổng Báu run rẩy, nghĩ đến phản ứng của bé Kiều. Con trích ré lên thật to, mổ vào mắt ông phó tham biện. Lần này ông đề phòng trước, chụp mỏ nó rồi vặn cổ. Bé Kiều khóc thét lên:
- Trả cho tôi! Trả lại cho tôi!
Ông phó tham biện đắc thắng, mặt mày vênh váo như vừa giết được kẻ thù. Bé Kiều là đứa con nít quèn, đâu xứng mặt đối thoại với ông ta. Ông ta tiếp tục làm công việc của kè chiến thắng:
- Ðể tôi “rô ti” con trích này, thịt nó ngon lắm. Vừa dứt lời, ông ta quăng xác con trích vào đống than đỏ rực. Bé Kiều từ nãy giờ theo dõi mọi hành động của ông Tây tàn ác. Nó chạy tới để cấu xé ông Tây lạ mặt. may thay, bà Hai chận lại, nài nỉ:
- Tội nghiệp tôi, cô ơi!
Mùi lông trích bay lên khét lẹt, bé Kiều cắn tay bà Hai để giải vây rồi chỉ ngón tay vào mặt quan phó tham biện:
- Chết mẹ mầy! Mầy nướng...
Nhanh như chớp, ông tổng Báu tới bên cạnh bé Kiều, bụm miệng con rồi giả vờ đóng kịch:
- Bà con xem... Thấy con trích cắn quan lớn, bé Kiều nổi giận, đòi nướng con trích, đòi giết con trích cho hả giận... À! Thôi, lên phòng nằm, sáng mai ba kiếm cho con một con trích khác.
Rồi ông nói với bà Hai:
- Ðem bé Kiều lên tầng lầu trên. Còn bà thì đứng lẩn quẩn gần đây, coi chừng nó chạy trở xuống, nói bậy, ở tù cả đám.
Bé Kiều, nổi điên lên. Hai bàn tay bà Hai nhấc nó khỏi mặt đất, bồng nó lên tầng lầu. Rồi bà Hai trở xuống ngồi chận ngay thang lầu. Bé Kiều nhớ tới con trích khôn ngoan hằng đêm ngủ với nó, hằng ngày ăn uống đùa giỡn với nó. Trời! Con trích này chết rồi! Giận quá. Thủ phạm lại là cha nó. Nếu cha nó không trao cho ông Tây thì con trích vẫn sống nhăn. Bé Kiều quyết trả thù. Phải làm một việc mà cha nó khi hay tin sẽ khóc... như nó đã khóc. Nó sực nhớ đến cái hồ nước ở gần nhà bếp. Mọi khi cha nó căn dặn, ngăn cấm không cho nó lại gần. Ðêm nay, lát nữa, nó sẽ bắc ghế, rình lúc người ở nhà bếp sơ ý... Nó nhảy vô hồ nước để trốn. Hồ nước mát lắm. Nhảy vào đó như nhảy xuống sông. Tại sao cha nó ngăn cấm không cho nó tắm dưới sông...
* * *
Tàn bữa tiệc, sau khi quan khách ra về, ông tổng Báu đến tủ thờ, đem cái huy chương Canh Nông ra gắn trước ngực. Rồi ông ta chạy lên lầu để an ủi bé Kiều, khoe khoang với bé Kiều rằng cái huy chương quý hơn con trích. Nếu cần, ông sẵn sàng cho bé Kiều mang cái huy chương để ngủ đêm nay. Ông trố mắt:
- Bé Kiều đâu? Bà Hai.
Bà Hai đáp:
- Dạ, cô bé ở đâu đó mà!
Anh ta cầm đuốc, dựa bên thành hồ, trố mắt... bàn tay rụng rời buông ngọn đuốc...
Bọn gia nhân đốt đuốc, chạy lăng xăng. Hồi lâu, công việc tìm kiếm được chấm dứt vì một đứa gia nhân đã sực nhớ tới cái hồ nước. Anh ta cầm đuốc, dựa bên thành hồ, trố mắt... bàn tay rụng rời buông ngọn đuốc...
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Không Có Yêu Thương Tử Tế
Một bà lão Trung Hoa giúp đỡ một nhà sư hơn hai nươi năm . Bà dựng cho nhà sư một căn lều và nuôi ông ăn uống đầy đủ trong lúc ông thiền định . Cuối cùng bà muốn biết nhà sư đã tiến bộ thế nào trong suốt thời gian qua .
Muốn biết rõ ràng , bà lão đến nhờ một cô gái giàu dục vọng . Bà bảo cô gái :” Hãy đến ông ta và bất ngờ hỏi ông :” Gì nào ?” .
Cô gái dến viếng nhà sư và vuốt ve nhà sư một cách rất tự nhiên rồi hỏi nhà sư đối xử với mình như thế nào .
Nhà sư đáp một cách thơ mộng : _ “ Một cây cổ thụ mọc trên núi đá lạnh lẽo vào mùa đông . Không nơi nào là không ấm áp “ .
Cô gái trở về kể lại tất cả những gì nhà sư đã nói . Bà lão giận dữ than :
_ “ Nghĩ ta đã nuôi dưỡng hắn hai chục năm trời ! hắn không thèm chú ý đến sự đòi hỏi của cô , hắn không có ý định cắt nghĩa điều kiện của cô . Hắn không cần đáp ứng sự đam mê , nhưng ít nhất hắn cũng phải tỏ ra có một chút từ tâm chứ “.
Lập tức bà lão đến đốt rụi căn lều của nhà sư .
Cổ Học Tinh Hoa - Bắt chước nhăn mặt
BẮT CHƯỚC NHĂN MẶT
Nước Việt có nàng Tây Thi nổi tiếng đẹp một thời. Nàng có chứng đau bụng, mà khi nào đau ôm bụng nhăn mặt, thì lại càng đẹp lắm. Có người đàn bà ở cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng mà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tưởng là ma quỷ; nhà giàu thì đóng cửa chặt không dám ra, nhà nghèo thì bồng bế vợ con mà chạy trốn.
Trang Tử
GIẢI NGHĨA
Tây Thi hoặc còn gọi là Tây Tử:
Người con gái nước Việt ở thôn Trữ La, làm nghề dệt vải, cha thì bán củi. Nàng nổi tiếng đẹp, sau vua nước Việt là Câu Tiễn vì thua nước Ngô đem nàng hiến cho vua Ngô là Phù Sai.
Trang Tử: Sách của Trang Chu soạn đến đời Đường gọi là Nam Hoa Chân kinh. Trang Tử, học đạo Lão tử, sau người ta vẫn xưng Lão tử với Trang tử là tổ của Đạo gia.
LỜI BÀN
Chỉ biết nhăn mặt là đẹp. Không biết nét mặt phải thế nào thì nhăn mới đẹp. Thực là đáng tiếc! Kẻ quên phận mình, chỉ muốn bắt chước người thì có khác gì người xấu muốn bắt chước nàng Tây Thi nói trong truyện này không? Ôi! bắt chước là một cái hay, nhưng nếu không chịu suy nghĩ cứ nhắm mắt bắt chước liều như con lừa thổi sáo, con nhái muốn to bằng con bò, thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ, chẳng những không được lợi gì mà lại thiệt đến bản thân.
.
.
Chuyện cười trong ngày
Thú thật
Một giáo sư y khoa đã giảng dạy cho các sinh viên suốt 6 năm học. Sau buổi lễ tốt nghiệp, ông gọi họ lại và bảo:
- Các em ạ, giờ đây, khi các em đã học xong rồi thầy muốn nói với các em thêm một điều: Một nửa những cái thầy dạy cho các em là sai. Nhưng vấn đề là thầy không biết đó là nửa nào.
Một giáo sư y khoa đã giảng dạy cho các sinh viên suốt 6 năm học. Sau buổi lễ tốt nghiệp, ông gọi họ lại và bảo:
- Các em ạ, giờ đây, khi các em đã học xong rồi thầy muốn nói với các em thêm một điều: Một nửa những cái thầy dạy cho các em là sai. Nhưng vấn đề là thầy không biết đó là nửa nào.
Friday, December 26, 2014
Ngày 26-12-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp
Trí nhân gặp được đạo mầu
Một lời cũng đủ bắt cầu qua sông
SĀRĪPUṬṬA (XÁ LỢI PHẤT) HẠNH NGỘ TÔN GIẢ ASSAJI, CHỈ NGHE MỘT CÂU KỆ MÀ ĐẠI NGỘ. SAU ĐÓ TRỞ THÀNH THƯỢNG THỦ THINH VĂN ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ CỦA ĐỨC PHẬT.
Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center
Chuyện ngắn - Sự bình yên
SỰ BÌNH YÊN
Một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng người chỉ thích có 2 bức và ông phải chọn lấy 1.
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là 1 bức tran bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi nàyy trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút trên cao kèm theo sấm chớp đổ xuống, bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xoá. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của 1 tảng đá. Trong bụi cây từ khe nứt con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình.... Bình yên thật sự.....
" Ta chấm bức tranh này ! - Nhà vua công bố - Sự bình yên ko có nghĩa là 1 nơi ko có tiếng ồn ào, ko khó khăn, ko cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên. "
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Tiếng Vỗ Một Bàn Tay
Thiền sư Mokurai silen Thunder chùa Kennin. Ông có một đệ tử tên Toyo, Toyo chỉ mới 12 tuổi. Toyo thấy các huynh đệ đến phòng thăm Thầy vào mỗi buổi sáng và buổi tối để được chỉ dẫn hành thiền để thanh lọc tâm và họ được trao cho những công án hành thiền để mong đạt được tâm định.
Toyo đã mong muốn được học thiền.
"Hãy chờ đợi một thời gian, con còn quá nhỏ."
Nhưng Toyo nhất định đòi học, cuối cùng vị Thiền Sư chấp nhận.
Vào buổi tối với thời gian thích hợp Toyo đã đến phòng thiền của Thiền Sư Mokurai. Toyo gióng chuông để báo hiệu mình đã đến, cung kính bái chào ba lần tại cửa, và đến ngồi yên lặng trước mặt Thiền Sư.
"Con có thể nghe âm thanh của hai bàn tay khi chúng vỗ vào nhau, bây giờ con cho ta biết về âm thanh của một bàn tay." Thiền Sư Mokurai nói.
Toyo bái chào và đi về phòng mình để nghiền ngẫm vấn đề này. Từ cửa sổ phòng Toyo có thể nghe tiếng nhạc của người vũ nữ. Cậu reo lên "Oh, ta đã thấy nó rồi!"
Đêm kế tiếp, khi vị Thiền Sư yêu cầu Toyo diễn tả về âm thanh của một bàn tay, Toyo bắt đầu đánh đàn bản nhạc của người vũ nữ.
"Không, không, cái đó không phải là âm thanh của một bàn tay. Con không hoàn toàn nhận được nó." Thiền Sư Mokurai nói như thế.
Suy nghĩ rằng loại nhạc đó có thể làm trở ngại mình, Toyo dọn đến một nơi hoàn toàn im lặng. Cậu hành thiền tiếp tục. "Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay?" Toyo chợt nghe tiếng nước nhỏ giọt. Toyo tưởng tượng "Ta thấy nó rồi."
Khi lần kế tiếp Toyo diện kiến vị Thiền Sư, cậu đã diễn tả tiếng nước nhỏ giọt.
"Cái đó là gi`?" Thiền Sư Moturai hỏi. "Nó là âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là âm thanh của một bàn tay. Con hãy cố gắng nữa đi."
Toyo lắng tâm trong thiền định để cố gắng nghe âm thanh của một bàn tay. Nó nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng âm thanh đã bị loại bỏ.
Nó nghe tiếng khóc của con cú. Cũng bị loại bỏ.
Âm thanh của một bàn tay không phải là những con châu chấu.
Hơn mười lần Toyo đến thăm vị thiền sư Mokurai với những âm thanh khác nhau. Tất cả đều không đúng. Hầu như một năm Toyo suy nghĩ cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay.
Cuối cùng Toyo nhập vào thiền định và vượt qua tất cả âm thanh.
"Ta không còn thâu thập được thêm gì nữa, do đó ta đã đạt tới âm thanh trong không âm thanh."
Toyo đã hiểu được âm thanh của một bàn tay.
Cổ Học Tinh Hoa - Cách Dùng Pháp Luật
CÁCH DÙNG PHÁP LUẬT
Qúi Cao làm quan sĩ sư nước Vệ có làm án chặt chân một người.
Sau nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cửa thành, gặp người giữ cửa thành, lại chính là người mình chặt chân ngày trước.
Người ấy bảo: “Kia có chỗ tường đổ”.
Quí Cao nói: “Người quân tử không trèo tường”.
Lại bảo: “Ở đây có lỗ hổng”.
Quí Cao nói: “Người quân tử không chui lỗ hổng”.
Lại bảo: “Ở đây có cái nhà”.
Quí Cao mới chạy vào nhà ẩn. Bởi vậy mà quân đuổi theo không thể bắt được.
“Trước ta theo phép nước mà chặt chân người, nay ta gặp nạn chính là cái dịp để người báo thù mà người ba lần chỉ lối cho ta trốn, thương ta như thế nghĩa là làm sao?”
Người giữ thành nói:
“Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay xở pháp luật, ý muốn nới tay, tôi cũng biết. Lúc án đã định, đem ra hành hình, nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế, há có vị riêng gì tôi, đó là tâm địa quân tử tự nhiên như vậy…Thế cho nên tôi muốn cứu ông”.
Đức Khổng Tử nghe chuyện này, nói rằng: “Cũng là một cách dùng pháp luật, mà có lòng nhân từ thì gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. Như Quí Cao là người làm quan biết dùng pháp luật vậy.”
Sau nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cửa thành, gặp người giữ cửa thành, lại chính là người mình chặt chân ngày trước.
Người ấy bảo: “Kia có chỗ tường đổ”.
Quí Cao nói: “Người quân tử không trèo tường”.
Lại bảo: “Ở đây có lỗ hổng”.
Quí Cao nói: “Người quân tử không chui lỗ hổng”.
Lại bảo: “Ở đây có cái nhà”.
Quí Cao mới chạy vào nhà ẩn. Bởi vậy mà quân đuổi theo không thể bắt được.
“Trước ta theo phép nước mà chặt chân người, nay ta gặp nạn chính là cái dịp để người báo thù mà người ba lần chỉ lối cho ta trốn, thương ta như thế nghĩa là làm sao?”
Người giữ thành nói:
“Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay xở pháp luật, ý muốn nới tay, tôi cũng biết. Lúc án đã định, đem ra hành hình, nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế, há có vị riêng gì tôi, đó là tâm địa quân tử tự nhiên như vậy…Thế cho nên tôi muốn cứu ông”.
Đức Khổng Tử nghe chuyện này, nói rằng: “Cũng là một cách dùng pháp luật, mà có lòng nhân từ thì gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. Như Quí Cao là người làm quan biết dùng pháp luật vậy.”
GIẢI NGHĨA
Sĩ sư: tên một chức quan đời nhà Chu; coi xét việc hành ngục.
Chuyện cười trong ngày
VỊ HỌC GIẢ NỔI TIẾNG VÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG
Chán ngắt vì chuyến bay dài, một học giả nổi tiếng đánh thức người đàn ông nằm ngủ kế bên hỏi ông ta có muốn chơi một trò chơi không. “Tôi sẽ hỏi ông một câu hỏi,” ông ta giải thích, “và nếu ông không biết câu trả lời, ông trả tôi 5 đô la.Sau đó ông hỏi tôi một câu hỏi, và nếu tôi không biết câu trả lời, tôi sẽ trả ông 50 đô la.”
Khi người đàn ông đồng ý chơi, học giả hỏi:”Khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng là bao nhiêu?” Không có ý kiến gì, người đàn ông đưa ông ta 5 đô la. “Ha!” học giả cho biết, “384.392 kilômet. Bây giờ tới lượt ông.”
Người đàn ông im lặng trong giây lát. Sau đó ông ta hỏi:”Cái gì đi lên đồi với ba chân và xuống đồi với bốn chân?”
Lúng túng, học giả bóp trán trong một tiếng mà không có kết quả gì.
Cuối cùng ông ta lấy bóp ra và đưa 50 đô la. “Được rồi, câu trả lời là gì?” ông ta hỏi.
Người đàn ông nói:”Tôi không biết,” lôi ra một tờ 5 đô la, đưa cho học giả và nằm ngủ trở lại.
Thursday, December 25, 2014
Ngày 25-12-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp
Có già, bệnh, chết tang thương
Ắt là phải có con đường thoát ly
MỘT LẦN DẠO BỐN CỬA THÀNH, THÁI TỬ TẬN MẮT THẤY ĐƯỢC HÌNH ẢNH NGƯỜI GIÀ, NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI CHẾT VÀ MỘT TU SĨ.
Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center
Chuyện ngắn - con của rừng
Con của rừng
Tác giả: Nguyễn Kiên
bài sưu tầm trên NET
Khe Nước Đục thuộc Lũng Sỏi nhưng nhiều người Lũng Sỏi còn chưa nghe nói đến tên. Nó là vùng đất trũng nằm sâu trong chân núi, từ đó rỉ ra dòng nước đục, mùa mưa thì lênh láng còn mùa khô chỉ lõng bõng trên lớp mùn lưu niên. Rừng ở đây chỉ còn gỗ tạp xen giữa những vạt lau sậy và cỏ tranh che phủ những bãi lầy. Chú Gôi câm ở Khe Nước Đục, nương náu trong rừng, sống nhờ rừng. Ngoại hình của chú hơi dị thường: đầu to, chân tay ngắn, vẻ mặt ngờ nghệch. Không thể đoán biết chú còn trẻ hay đã già. Chú đi hái măng, đào củ, kiếm cây thuốc nam và đủ thứ linh tinh khác. Ngày phiên chợ chú ra khỏi rừng, cưỡi trên chiếc xe đạp không chuông không phanh, không chắn bùn chắn xích (người ta gọi là xe đạp cởi truồng), phía sau thồ hai sọt hàng kềnh càng, ra chợ bán. Gặp ai chú cũng cười cười, tiếng ú ớ phát ra từ trong cuống họng kèm theo cử chỉ và đôi mắt nhấp nháy. Nếu có chuyện gì nghiêm trọng cần bày tỏ hoặc thề thốt, chú mở to mắt, đấm đấm vào ngực trái, dằn giọng “ôi, ôi”, có nghĩa là chú xưng tên chú lên. Có nhiều chuyện được thêu dệt quanh cuộc sống một mình tách biệt của Gôi. Rằng Gôi là con của thần linh, ai làm gì nghĩ gì Gôi cũng biết, chỉ có điều chú không nói ra được (hay là không được nói ra) mà thôi. Cũng có lời đồn ngược, rằng Gôi là đứa con hoang, bị bỏ rơi trong rừng sống như muông thú và chim chóc, mà lại là con chim con thú tật nguyền.
Người trong vùng thường đứng ngoài xa ngó mông lung vào. Khe Nước Đục, chỉ những ai bị tình thế xô đẩy mới đâm đầu vào. Chẳng hạn như Ngưỡng, người từng được mệnh danh là “nhân vật đang lên” nhưng ông ta tự tóm tóc mình định lôi mình lên thật nhanh, thành sa cơ lỡ bước. Ngưỡng bị vỡ nợ, ông ta mang theo một khối đắng cay, trốn vào Khe Nước Đục. Cũng chẳng biết trốn vào đây thì giải quyết được gì nhưng ông ta cần một chỗ vắng lặng và ông ta cứ đi sâu mãi vào trong rừng. Rừng gỗ tạp, chỗ mau chỗ thưa với rất nhiều bụi rậm và gai góc. Ngưỡng như lạc vào cõi âm u, bị gai góc cào xé tơi bời, đầu óc ông ta bị tê dại dần đi. Rồi đột nhiên rừng mở ra một khoảng trống, cỏ mọc xanh um, bầu trời trên cao cũng mở ra, xanh như mê hoặc. Cứ tự nhiên Ngưỡng nhập vào cỏ, ông ta định băng qua vạt cỏ sang mé rừng bên kia. Nhưng cỏ lún dưới chân ông ta, càng lúc càng lún, nghe có tiếng nước ùng ục đùn lên, bắn vọt lên. Ngưỡng đã ra khá xa. Ông ta hoảng, định quay lùi nhưng vệt đường cũ không còn dấu vết. Cỏ bị quần nát vì bước chân quẩn quanh của Ngưỡng, dập dềnh chìm xuống dưới lớp bùn ngầu đục. Ông ta sa vào đúng cái hút của bãi lầy. Lớp bùn phía dưới đặc quánh và trơn trượt, bùn ngập ngang gối rồi ngang bắp đùi, khẽ cựa quậy là chìm sâu mà đứng yên cũng từ từ chìm. Tình cảnh của Ngưỡng thật bi đát, ông ta đến đây không phải để chết, vậy mà phải chết vô tăm tích giữa bãi lầy này sao? Ngưỡng tuyệt vọng kêu lên: “Cứu... cứu tôi sa lầy!” Tiếng kêu của Ngưỡng tan vào mênh mông, chỉ có đàn chim gì nhỏ xíu kiếm ăn trên bãi cỏ bay túa vào trong rừng.
Trời đã về chiều, trên những ngọn cây cao còn vệt nắng nhạt nhưng dưới thấp đã tối mờ. Chú Gôi câm đang buổi đi rừng, lưng đeo sọt, tay cầm con dao phát vừa đi vừa phát cành lá loà xoà hai bên lối mòn. Chú câm nên điếc (hoặc điếc nên câm), để bù lại chú giao tiếp với thế giới bằng đôi mắt tinh tường. Chú dừng bước, nhìn về phía bìa rừng thấy đàn chim như những đốm đen nhỏ xíu vụt qua trong nắng chếch ngọn cây, biết ngay là đường bay của chúng không bình thường. Chú có linh cảm đàn chim gửi tới chú lời kêu gọi, rằng nơi bãi lầy được che phủ bằng thảm cỏ mượt ngoài bìa rừng kia có ai đó, hoặc con chim, con thú nào đó, đang cần đến chú.
Chú Gôi câm đã cứu Ngưỡng thoát khỏi cái chết sa lầy bằng cách chú ném cho ông ta một cành cây làm cái đòn trượt để ông ta nhoai lên rồi dẫn dắt ông ta bò lên bờ. Ngưỡng bị tán loạn hồn vía, mãĩ một lúc sau mới hồi tỉnh, ông ta thở dốc và níu chặt lấy Gôi, vái Gôi lia lịa: “Chú đã cứu mạng tôi, ơn này tôi sẽ nhớ suốt đời!”. Gôi phát ra những tiếng ú ớ trong cuống họng. Ngưỡng biết là Gôi câm nhưng ông ta vẫn nói:
“Tôi không muốn chết. Chết vào đúng lúc tôi vỡ nợ, tức là tôi thất bại thì uổng quá, thiên hạ sẽ chê cười tôi. Tôi phải sống để làm lại, để đua tranh với đời, bây giờ thì cái ý chí tranh đua của tôi tăng gấp đôi. Nhờ chú cứu tôi, coi như cho tôi thêm một cuộc đời nữa. Chú tên gì, nói cho tôi biết để hàng ngày tôi nhớ đến chú, thầm gọi tên chú”.
Gôi nhìn thẳng vào Ngưỡng, đôi mắt chú sáng lấp lánh trên khuôn mặt ngơ ngơ, vẻ như chú hiểu và chẳng hiểu Ngưỡng nói gì. Nhưng khi Ngưỡng nhắc lại: “Chú tên gì?” thì chú hiểu, chú đặt tay lên ngực trái, dằn giọng phát ra âm thanh trang trọng: “Ôi! Ôi!”. Mãi về sau này nhờ có người mách bảo Ngưỡng mới biết tên chú là Gôi.
Thời gian trôi qua dường như không để lại dấu vết gì trên khuôn mặt chú Gôi câm. Chú vẫn ngơ ngơ, không trẻ cũng không già, thấp thoáng ẩn hiện trong Khe Nước Đục. Một phiên chợ Gôi đạp cái “xe đạp cởi truồng” thồ hàng ra chợ bán. Trên đường về gặp trời mưa chú phải trú lại ngang đường. Cơn mưa lai rai, vừa ngớt chốc lát lại đổ nước xuống ào ào. Tự nhiên Gôi cảm thấy sốt ruột, bụng dạ không yên. Chú có linh cảm tiếng mưa vừa ngăn cản lại vừa thúc giục chú phải mau về nhà. Gôi xông ra ngoài mưa đạp xe theo sự thúc giục mơ hồ đó... Nhà Gôi, đúng hơn là gian lều tuềnh toàng thêm một mái vẩy thành chái bếp, chênh vênh trên sườn dốc ở bìa rừng. Trời mới nhập nhoạng trong nhà đã tối thui. Hóa ra cái linh cảm về sự thúc giục trong lòng Gôi là đúng: Có người đang cần đến chú, người ấy đang ngồi co ro sau đống củi .Chú giơ cao ngọn đèn, ú ớ trong cuống họng. Người ấy đứng lên, gầy gò, đầu trọc, lúng túng trong bộ quần áo cũ nát và lấm lem. Chú vẫn ú ớ trong cuống họng còn người ấy nói: “Chú làm phúc cho tôi trú nhờ ở đây đêm nay. Chỉ đêm nay thôi... Chẳng giấu gì chú, tôi trốn tù...”. Gôi vẫn ngơ ngơ như sự bộc bạch thật thà của người tù trốn khiến ánh mắt săm soi xét nét của chú dần dịu lại. Trong bếp sẵn có nồi sắn luộc, Gôi đang đói mà người tù trốn chắc còn đói hơn, chú nhón khúc sắn luộc đưa cho ông ta và nhón một khúc khác cho mình. Người tù trốn không ăn ngay, ông ta nói: “Trại tù cách đây không xa, đã có lần tôi ở trong nhóm tù đi chặt gỗ thông thấy chú ở trong rừng: Chú tên là Gôi...”. Điều này thì Gôi hiểu ngay, chú gật gật đầu, một tay khẽ đấm đấm vào ngực trái của mình, cổ họng phát ra âm thanh trang trọng: “Ôi! Ôi!...” như là sự xác nhận. Người tù trốn vẫn nói lảm nhảm, với chính mình hơn là nói với Gôi: “Tôi là người tử tế, bởi mắc án oan nên phải đi tù. Tù lâu rồi. Mà vợ tôi lại không được thăm nom. Tôi thương cô ấy, nhớ cô ấy lắm. Tôi trốn tù chỉ cốt để vợ chồng trông thấy nhau một lần, rồi lại vào tù thôi. Chứ làm sao mà thoát ra, gỡ ra được!” Gôi vẫn ngơ ngơ, chỉ có điều chú biết rõ, qua cái nhìn câm của chú, là người ngồi trước mặt chú đang đói, chú giơ khúc sắn lên ú ớ ra hiệu: “Hãy ăn đi, ăn đi!”... Rồi chú ăn trước, người tù trốn cũng ăn ngon lành. Bên ngoài, trời lại mưa. Gôi theo thói quen chỉ khép cánh cửa liếp chứ không cài then nhưng người tù trốn được nằm chung giường với chú, ngủ một giấc thật say.
Ít hôm sau, chú Gôi câm bị bắt về đồn công an thị trấn. Hỏi cung chú thật khó, chú chỉ ú ớ trong cuống họng và ra hiệu tay nhưng cuối cùng biên bản cũng được lập. Chú nhận chú có cho một người lạ mặt ngủ nhờ qua một đêm mưa, người ấy trọc đầu, đúng thế, còn ngườí ấy có là tù hay không tù chú không rõ. Chỉ có điều chú biết rõ là người ấy đói, chú cho người ấy ăn. Sáng sớm hôm sau người ấy đi chú còn gói cho người ấy đùm sắn luộc... Chú khẽ đập tay lên ngực trái, phát ra từ cuống họng cái âm thanh nghiêm trang: “Ôi! Ồi…” và sẵn sàng kí vào biên bản chữ “Gôi” viết hoa to tướng. Hóa ra là chú Gôi câm biết viết tên chú, mặc dầu chú không biết chữ. Người ta đâm ngờ chú giả câm, chú ngoan cố còn giấu giếm điều gì về người tù trốn. Chú bị tam giam ở đồn công an và bị hỏi cung liên miên. Nhưng trước sau chú vẫn ngơ ngơ và chú chỉ biết lắc đầu, ra hiệu “không biết”. Vốn là đứa con của rừng nay bị trói buộc trong phòng tạm giam nhỏ như cái hộp bằng xi măng, Gôi kêu ú ớ liên tục. Rồi chú không kêu nữa, chỉ giương mắt nhìn. Cái nhìn đờ đẫn. Cái nhìn câm.
Gôi được thả ra vào một buổi chiếu. Chú gầy sọp, đôi mắt lờ đờ trên khuôn mặt ngơ ngơ ngơ gần như đần độn. Chú thất thểu đi dọc phố Núi, nắng xiên chênh chếch làm mắt chú loà đi, các cửa hàng cửa hiệu, người và xe... tất cả đều chập chờn. Rồi con phố lượn vòng. Gôi đi vào đoạn phố khuất nắng, chú dụi mắt và nhìn rõ ở phía trước một ngôi nhà lớn, cánh cửa mở rộng, có người đàn ông đang đứng chờ ai đó. Người đàn ông ăn mặc bảnh bao, bụng phệ, khuôn mặt đỏ mỡ màng nhưng dáng điệu và cử chỉ của ông ta nhắc Gôi nhớ đến kẻ vỡ nợ, bị sa lầy trong Khe Nước Đục. Gôi vẫn ngơ ngơ nhưng đôi mắt chú mở to, nhấp nháy cười, vẻ như mừng cho ông ta. Ông ta hơi sững người, đôi mắt nheo nheo cũng cười cười. A chú Gôi câm... Trộng thấy chú là tôi nhận ra ngay. Tôi là Ngưỡng, kẻ ngày nào được chú cứu thoát chết đây... Chợt một chiếc xe con bóng loáng lượn vào sát vỉa hè, đỗ lại, Ngưỡng chạy ra đón khách, nói với ông khách vài câu, dẫn khách vào tới cửa lại vội vã quay ra. Một chiếc xe con nữa còn bóng loáng hơn. Rồi những chiếc xe máy đủ kiểu... Ngưỡng tôi qua một phen bị vỡ nợ, mang theo một bài học nhớ đời xông vào cuộc đua tranh, bây giờ đã là người có quyền và có tiền, cả phố Núi này phải vì nể. Nhưng sự đời phức tạp lắm chú Gôi câm ơi. Trước bàn dân thiên hạ tôi không thể dây với người vừa bị pháp luật sờ đến, hình dong lại cổ quái, lại câm như chú được. Biết giải thích với thiên hạ ra sao? Ngưỡng tất bật đón khách, ông ta quay lưng về phía Gôi, cứ như không trông thấy Gôi hay đúng hơn là Gôi không có mặt trên đời.
Chú Gôi câm đi ngang qua ngôi nhà lớn, mặt chú vẫn ngơ ngơ, đôi mắt mở to của chú vẫn cười cười. Cái cười câm.
Và Gôi đi, hướng về phía bóng núi xanh mờ ở phía xa...
Khá lâu về sau có người đàn bà dắt theo đứa con nhỏ về Khe Nước Đục tìm chú Gôi câm. Người đàn bà ấy là vợ kẻ trốn tù năm nào, được Gôi cưu mang qua một đêm mưa gió. Vợ chồng gặp nhau được vài hôm, ông ta bị bắt lại và đã chết vì sốt rét ở trong tù. Bà vợ đem đứa con nhỏ, là kết quả của lần gặp lại ngắn ngủi giữa hai vợ chồng đến đây tìm Gôi theo lời dặn của chồng. Người trong vùng nói không biẽt chú Gôi câm đi đâu, hiện ở phương nào (cứ như là chú chợt hiện rồi chợt biến mất)? Cả căn nhà nhỏ của chú nơi bìa rừng cũng không còn dấu tích. Nhưng cũng không sao, bà đã đem con lên đây thì sẽ ở lại đây. Đứa con mang tên Gôi, thế là thoả nguyện của cả bà lẫn người chồng đã khuất. Bà nói với Gôi: “Con ơi, bố con là người tử tế bị mắc tiếng oan, con phải thành người tử tế không chỉ cho riêng con mà còn sống thay cho cả cuộc đời của bố con”.
Bà mẹ Gôi nay đã già. Gôi trưởng thành, năng nổ và xốc vác. Anh nhận khoán đất rừng, trở thành người chủ vườn rừng đầu tiên ở Khe Nước Đục./.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Dạo Mát Nữa Đêm
Nhiều đệ tử đang theo học thiền định dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Sengai. Một người trong bọn họ thường hay dậy ban đêm, vượt tường ra phố để dạo mát cho thỏa thích.
Một đêm, Sengai đi giám thị phòng ngủ, thấy một đệ tử vắng mặt và cũng khám phá ra được chiếc ghế đẩu cao mà anh ta thường dùng để leo qua tường. Sengai dời chiếc ghế chỗ khác và đứng thay vào chỗ đó. Khi anh chàng rong chơi trở về, không biết rằng Sengai là chiếc ghế, anh ta đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống đất. Khám phá ra sự việc mình làm, anh ta hoảng sợ.
Sengai bảo nhỏ nhẹ : “ Sáng sớm này trời lạnh lắm. Con hãy cẩn thận kẻo bị cảm.”
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài ban đêm nữa.
Cổ Học Tinh Hoa - Không nên sát phạt lẫn nhau
KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU
Văn Quân đất Lỗ Dương sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe thấy đến can nói rằng:
Ví như bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau thì nhà vua nghĩ như thế nào?
Văn Quân nói:
Bao nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Vì tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau thì ta tất đem trị tội thật nặng.
Mặc Tử nói:
Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua, nay nhà vua đem quân đánh Trịnh thì há tránh khỏi được vạ trời hay sao!
Văn Quân nói:
Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí của trời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh.
Mặc Tử nói:
Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh mà nói rằng :”Ta đánh Trịnh là thuận ý trời” thì là nghĩa thế nào? Vì như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng:”Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó”. Nói như thế có nghe được không?
Mặc Tử
Ví như bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau thì nhà vua nghĩ như thế nào?
Văn Quân nói:
Bao nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Vì tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau thì ta tất đem trị tội thật nặng.
Mặc Tử nói:
Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua, nay nhà vua đem quân đánh Trịnh thì há tránh khỏi được vạ trời hay sao!
Văn Quân nói:
Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí của trời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh.
Mặc Tử nói:
Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh mà nói rằng :”Ta đánh Trịnh là thuận ý trời” thì là nghĩa thế nào? Vì như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng:”Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó”. Nói như thế có nghe được không?
Mặc Tử
GIẢI NGHĨA
Lỗ Dương: tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.
Can: nói để ngăn ai đừng làm việc gì
Lỗ Dương: tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.
Can: nói để ngăn ai đừng làm việc gì
LỜI BÀN
Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì cớ gì cũng vẫn không được chính đáng. Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thánh thần đấy.
Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì cớ gì cũng vẫn không được chính đáng. Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thánh thần đấy.
Chuyện cười trong ngày
LỜI KHUYÊN NGƯỜI MÁ
“Má mắc cỡ với con quá,” người má nói. “Đánh lộn với bạn thân của con là một việc làm thậm tệ !”
“Nó ném đá vào con !” thằng bé nói. “Vì thế con ném nó một hòn.”
“Người má nhấn mạnh:”Khi nó ném đá vào con, con đã nên chạy về với má.”
Thằng bé nhanh nhảu đáp lời:”Như vậy thì có tốt gì? Con ném trúng đích hơn má nhiều chứ.”
“Má mắc cỡ với con quá,” người má nói. “Đánh lộn với bạn thân của con là một việc làm thậm tệ !”
“Nó ném đá vào con !” thằng bé nói. “Vì thế con ném nó một hòn.”
“Người má nhấn mạnh:”Khi nó ném đá vào con, con đã nên chạy về với má.”
Thằng bé nhanh nhảu đáp lời:”Như vậy thì có tốt gì? Con ném trúng đích hơn má nhiều chứ.”
Wednesday, December 24, 2014
Ngày 24-12-2014 Khởi Nguồn Chánh Pháp
Kiếp xưa đại nguyện cúng dường
Hình hài gieo xuống trải đường Phật đi
BỒ TÁT SUMEDHO, TIỀN THÂN PHẬT THÍCH CA, LẤY THÂN TRÃI ĐƯỜNG CÚNG DƯỜNG ĐỨC PHẬT DIPANKARA (NHIÊN ĐĂNG
Tranh: Global Pagoda Chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
© Copyright 2010 Phap Luan Buddhist Cultural Center
Chuyện ngắn - Bốn ngón tay
Bốn ngón tay
Lúc mới sinh ra, cậu bé đã bị mù. Khi cậu lên 6, một việc xảy ra làm em không tự giải thích được. Buổi chiều nọ, em đang chơi đùa cùng các bạn, một cậu bé khác đã ném trái banh về phía em.
Chợt nhớ ra cậu bé la lên:
- Coi chừng ! Quả banh sắp văng trúng đấy.Lúc mới sinh ra, cậu bé đã bị mù. Khi cậu lên 6, một việc xảy ra làm em không tự giải thích được. Buổi chiều nọ, em đang chơi đùa cùng các bạn, một cậu bé khác đã ném trái banh về phía em.
Chợt nhớ ra cậu bé la lên:
- Coi chừng ! Quả banh sắp văng trúng đấy.
Quả banh đã đập trúng người cậu, và cuộc sống của cậu không như trước đây nữa. Cậu bé không bị đau, nhưng cậu thật sự băn khoăn.
Cậu quyết định hỏi mẹ:
- Làm sao cậu ta biết điều gì sắp xảy ra cho con trước khi chính con nhận biết được điều đó ?
Mẹ cậu thở dài, bởi cái giây phút bà e ngại đã đến! Đã đến cái thời khắc đầu tiên mà bà cần nói rõ cho con trai mình biết: "Con bị mù!".
Rất dịu dàng bà cầm bàn tay của con, vừa nắm từng ngón tay và đếm:
- Một - hai - ba - bốn - năm. Các ngón tay này tựa như năm giác quan của con vậy. Ngón tay bé nhỏ này là nghe, ngón tay xinh xắn này là sờ chạm, ngón tay tí hon này là ngửi, còn ngón bé tí này là nếm. ..".
Ngần ngừ một lúc, bà tiếp:
-. ..Còn ngón tay tí xíu này là nhìn. Mỗi giác quan của con như mỗi ngón tay, chúng chuyên chở bức thông điệp lên bộ não con".
Rồi bà gập ngón tay bà đặt tên "nhìn", khép chặt nó vào lòng bàn tay của con, bà nói:
- Con ạ! Con là một đứa trẻ khác với những đứa khác, vì con chỉ có bốn giác quan, như là chỉ có bốn ngón tay vậy: một - nghe, hai - sờ, ba - ngửi, bốn - nếm. Con không thể sử dụng giác quan nhìn. Bây giờ mẹ muốn chỉ cho con điều này. Hãy đứng lên con nhé.
Cậu đứng lên. Bà mẹ nhặt trái banh lên bảo: - Bây giờ con hãy đặt bàn tay của con trong tư thế bắt trái banh. Cậu mở lòng bàn tay và trong khoảnh khắc cậu cảm nhận được quả banh cứng chạm vào các ngón tay của mình. Cậu bấu chặt quả banh và giơ lên cao.
Mẹ cậu đã Giỏi ! Giỏi ! - Bà mẹ nói
- Mẹ muốn con không bao giờ quên điều con vừa làm. Con cũng có thể giơ cao quả banh bằng bốn ngón tay thay vì năm ngón. Con cũng có thể có và giữ được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc với chỉ bốn giác quan thay vì năm nếu con bước vào cuộc sống bằng sự nỗ lực thường xuyên!
Cậu bé không bao giờ quên hình ảnh "bốn ngón tay thay vì năm". Đối với cậu đó là biểu tượng của niềm hy vọng. Và hễ cứ mỗi khi nhụt chí vì sự khiếm khuyết của mình, cậu lại nhớ đến biểu tượng này để động viên mình. Cậu hiểu ra rằng nói rất đúng. Cậu vẫn có thể tạo được một cuộc sống trọn vẹn và giữ lấy nó chỉ với bốn giác quan mà cậu có được.
Chợt nhớ ra cậu bé la lên:
- Coi chừng ! Quả banh sắp văng trúng đấy.Lúc mới sinh ra, cậu bé đã bị mù. Khi cậu lên 6, một việc xảy ra làm em không tự giải thích được. Buổi chiều nọ, em đang chơi đùa cùng các bạn, một cậu bé khác đã ném trái banh về phía em.
Chợt nhớ ra cậu bé la lên:
- Coi chừng ! Quả banh sắp văng trúng đấy.
Quả banh đã đập trúng người cậu, và cuộc sống của cậu không như trước đây nữa. Cậu bé không bị đau, nhưng cậu thật sự băn khoăn.
Cậu quyết định hỏi mẹ:
- Làm sao cậu ta biết điều gì sắp xảy ra cho con trước khi chính con nhận biết được điều đó ?
Mẹ cậu thở dài, bởi cái giây phút bà e ngại đã đến! Đã đến cái thời khắc đầu tiên mà bà cần nói rõ cho con trai mình biết: "Con bị mù!".
Rất dịu dàng bà cầm bàn tay của con, vừa nắm từng ngón tay và đếm:
- Một - hai - ba - bốn - năm. Các ngón tay này tựa như năm giác quan của con vậy. Ngón tay bé nhỏ này là nghe, ngón tay xinh xắn này là sờ chạm, ngón tay tí hon này là ngửi, còn ngón bé tí này là nếm. ..".
Ngần ngừ một lúc, bà tiếp:
-. ..Còn ngón tay tí xíu này là nhìn. Mỗi giác quan của con như mỗi ngón tay, chúng chuyên chở bức thông điệp lên bộ não con".
Rồi bà gập ngón tay bà đặt tên "nhìn", khép chặt nó vào lòng bàn tay của con, bà nói:
- Con ạ! Con là một đứa trẻ khác với những đứa khác, vì con chỉ có bốn giác quan, như là chỉ có bốn ngón tay vậy: một - nghe, hai - sờ, ba - ngửi, bốn - nếm. Con không thể sử dụng giác quan nhìn. Bây giờ mẹ muốn chỉ cho con điều này. Hãy đứng lên con nhé.
Cậu đứng lên. Bà mẹ nhặt trái banh lên bảo: - Bây giờ con hãy đặt bàn tay của con trong tư thế bắt trái banh. Cậu mở lòng bàn tay và trong khoảnh khắc cậu cảm nhận được quả banh cứng chạm vào các ngón tay của mình. Cậu bấu chặt quả banh và giơ lên cao.
Mẹ cậu đã Giỏi ! Giỏi ! - Bà mẹ nói
- Mẹ muốn con không bao giờ quên điều con vừa làm. Con cũng có thể giơ cao quả banh bằng bốn ngón tay thay vì năm ngón. Con cũng có thể có và giữ được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc với chỉ bốn giác quan thay vì năm nếu con bước vào cuộc sống bằng sự nỗ lực thường xuyên!
Cậu bé không bao giờ quên hình ảnh "bốn ngón tay thay vì năm". Đối với cậu đó là biểu tượng của niềm hy vọng. Và hễ cứ mỗi khi nhụt chí vì sự khiếm khuyết của mình, cậu lại nhớ đến biểu tượng này để động viên mình. Cậu hiểu ra rằng nói rất đúng. Cậu vẫn có thể tạo được một cuộc sống trọn vẹn và giữ lấy nó chỉ với bốn giác quan mà cậu có được.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Ông Phật Cười
Bất cứ người nào đến Chinatowna ở Mỹ Châu cũng sẽ chú mắt đến những thân tượng của một người béo phệ mang một chiếc bị vải bự . Những người thương gia Trung Hoa gọi ông là người Trung Hoa hạnh phúc hay ông Phật cười .
Vị Hotei này sống vào đời nhà Ðường . Ông không muốn tự gọi mình là Thiền sư cũng không muốn thu nhận đệ tử . Thay vì ông bước lang thang trên đường phố với một cái bị vải lớn mà trong đó ông đưng những món quà như kẹo , trái cây , hay hạt dẻ . Ông tặng những món quà này cho những đứa trẻ con vây quanh ông để vui đùa . Ông đã tạo những đường phố thành một khu vườn trẻ .
Bất kỳ lúc nào ông gặp một người hiến mình cho Thiền ông cũng chìa tay ra , nói :
_ “ Hãy cho tôi một xu “. Và nếu có kẽ nào ngõ ý mời ông vào một ngôi đền để dạy cho những kẽ khác , ông bèn đáp:” hãy cho tôi một xu “.
Một lần nọ , ông đang bận việc vui đùa , một Thiền sư khác bất ngờ theo hỏi ông : _ “Ý nghĩa của Thiền là gì ?”
Lập tức vị Hotei này thả rơi cái bị xuống mặt đất im lặng trả lời . Người kia hỏi :
_ “ Rồi , sự hoạt dụng của Thiền là gì ?” .
Lập tức Người Trung Hoa Hạnh Phúc này du chiếc bị vải lên vai rồi tiếp tục bước đi.
Cổ Học Tinh Hoa - Khéo Can Được Vua
KHÉO CAN ĐƯỢC VUA
Vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử đang ngồi chầu, thấy thế, ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu vua Thuấn xưa phanh người thì bắt đầu từ đâu trước?" Cảnh Công ngơ ngác nhìn rồi nói: "Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội.
" Án Tử nói: "Tên phạm này chưa biết rõ tội gì mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục."
Vua nói: "Phải."
Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết. Ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục..."
Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân."
Án Tử Xuân Thu
" Án Tử nói: "Tên phạm này chưa biết rõ tội gì mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục."
Vua nói: "Phải."
Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết. Ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục..."
Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân."
Án Tử Xuân Thu
GIẢI NGHĨA
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.
Vua Nghiêu vua Thuấn xưa ...: Câu nầy hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Công không có lối mà trả lời. Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thây.
Thôi hãy buông ra: Cứ theo như sách án Tử Xuân thu thì là "Tòng quả nhân thủy" (khởi tự ta ra) theo Hàn Thi Ngoại truyện thì lại là Túng chi (buông ra). Đây dịch là buông ra để ăn nghĩa với câu trên.
Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.
Dòm dỏ: Ngấp nghé xem người ta hở cơ thì làm hại.
Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.
Vua Nghiêu vua Thuấn xưa ...: Câu nầy hỏi thế là có ý làm cho Cảnh Công không có lối mà trả lời. Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh thây.
Thôi hãy buông ra: Cứ theo như sách án Tử Xuân thu thì là "Tòng quả nhân thủy" (khởi tự ta ra) theo Hàn Thi Ngoại truyện thì lại là Túng chi (buông ra). Đây dịch là buông ra để ăn nghĩa với câu trên.
Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.
Dòm dỏ: Ngấp nghé xem người ta hở cơ thì làm hại.
LỜI BÀN
Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết, mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn biết nghĩa lý, pháp luật là gì nữa. Thế mà Án Tử can ngăn được là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôi ngựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi mà cảm hóa được quân vương.
Subscribe to:
Posts (Atom)