Danh lạc Tôn Sơn
Tôn Sơn là tên người. Ý của câu thành ngữ là chỉ tên xếp hạng trên bảng vàng còn đứng sau Tôn Sơn.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Quá đình lục" của Phạm Công Xưng triều nhà Tống.
Thời nhà Tống, các văn nhân muốn ra làm quan thì trước tiên phải tham gia cuộc thi khoa cử. Sau khi đỗ thi hương mới có thể tham gia thi hội. Mùa thu năm đó, chàng thư sinh Tôn Sơn, còn gọi là " Tài tử hề " cùng con trai của ông lão trong làng lên tỉnh lỵ dự thi .
Sau khi vào thành, hai người thi xong đang đợi ngày phát bảng. Mấy ngày sau, bảng văn được công bố. Tôn Sơn lén đến gần bảng xem đi xem lại mấy lượt, mới thấy tên mình đứng ở hàng cuối cùng, như vậy là chàng đã thi đỗ cử nhân. Còn con trai của ông lão cùng làng thì không có tên trên bảng. Khi Tôn Sơn quay về báo tin, anh này tỏ ra vô cùng chán nản và nói sẽ nán lại trong thành chơi mấy ngày.
Tôn Sơn sốt ruột bèn thu xếp lên đường về nhà. Bấy giờ cả làng đều đến chúc mừng anh, ông lão trong làng không thấy con về mới hỏi Tôn Sơn con mình có trúng cử không? Tôn Sơn buột miệng đọc luôn hai câu thơ: "Giải danh tận xử thị Tôn Sơn, hiền lang canh tại Tôn Sơn ngoại". Hai chữ "Giải danh" ở đây là chỉ tên cử nhân trên bảng.
Ý của hai câu thơ này là nói: Tôn Sơn xếp ở hàng cuối bảng cử nhân, còn đại danh cậu ấm nhà ông thì xếp ở sau Tôn Sơn. Ông lão nghe xong nghĩ bụng: "Ngay đến Tôn Sơn mà còn xếp ở hàng cuối, con mình học hành không bằng Tôn Sơn thì xếp vào hàng sau Tôn Sơn là đúng rồi". Ông nghĩ vậy rồi lặng lẽ ra về
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Danh lạc Tôn Sơn" để ví về việc thi trượt.
No comments:
Post a Comment