Mái vòm hình trụ có trong kiến trúc Phật giáo thời kỳ đầu .
by KAI WEISE, The Himalayan Times, Apr 6, 2012
Duy Nhất Việt dịch
Duy Nhất Việt dịch
KATHMANDU, Nepal - Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Lâm Tỳ Ni và Viện Bảo Tàng Lâm Tỳ Ni đã được Ông Kenzo Tange thiết kế như là những kiến trúc chính yếu của Trung Tâm Văn Hóa Lâm Tỳ Ni. Những tòa nhà này được thiết kế dựa trên việc xử dụng những kiến trúc hình trụ có mái vòm cầu phía trên.
Các tầng lầu được kiến tạo bởi những đơn vị căn bản của các vòm cầu hình trụ xếp chồng lên nhau, giao nhau, và cắt nhau. Lý do tại sao Ông Kenzo Tange lại dùng vòm hình trụ? Tiến Sĩ Christoph Cueppers của cơ quan LIRI đã nói rằng ông đã nhìn thấy một số hình ảnh của các kiến trúc Phật giáo thuở xưa ở Trung Á, những kiến trúc này cũng dùng những vòm hình trụ.
Vùng biên giới giữa Uzbekistan và Afghanistan trãi dài khoảng 134 cây số dọc theo dòng sông Amu Darya. Bên dòng sông này có thị trấn Termez, đó là một thành phố với một lịch sử đặc sắc từ năm 329 trước tây lịch khi Đại Đế Alexander vượt qua dòng sông này mà thời đó gọi là sông Oxus.
Đây là vùng viễn đông của đế quốc Ba Tư, tỉnh Bactria-Sogdiana nơi mà Bessus, người đã ám sát đại đế Ba Tư Darius III, đã chạy thoát với chiếc vương miện. Mặc dù ngay sau đó Alexander đã bắt và đã xử tử Bessus, nhưng Alexander cũng bị lôi vào một cuộc chiến với Sogdians kéo dài 3 năm. Cuộc chiến này đòi hỏi phải xây dựng vô số các công trình phòng thủ. Một trong những công trình phòng thủ này là Kampyr-Tepe, một hải cảng và là một thành phố mậu dịch trên tuyến đường chính và ngang qua trục lộ của sông Oxus.
Địa điểm khảo cổ Kampyr-Tepe là một nơi chằng chịt những vách tường được khai quật, có những đoạn cắt xuyên qua lưng đồi cho thấy vô số các chổ trú ngụ của cư dân trên một diện tích khoảng chừng 12 mẫu tây. Một khoảng đen mỏng là chứng tích của một trận hỏa hoạn đã thiêu hủy thành phố này vào thời thượng cổ.
Những chậu sành to lớn đã được đào lên chứng tỏ rằng nơi đây là một kho hàng rộng lớn của một bến cảng. Những mãnh vở của các loại đồ gốm với nhiều hình dạng, màu sắc và kết cấu đã được tìm thấy rải rác khắp nơi trên toàn khu vực. Ngày nay dòng sông đã đổi hướng đổ ra nơi khác, hơn 4 cây số về phía nam. Dường như đã có rất nhiều những công trình đào xới, khai quật được thực hiện, và có quá ít những công tác bảo tồn các di tích lịch sử đã tìm thấy.
Nền văn hóa Geco-Bactrian đã phát triển và lan rộng trên khắp vùng Trung Á. Nền văn hóa này đã lan vượt qua sông Oxus và qua cả những rặng núi tiến về phía Taxila, nơi mà nó đã pha trộn với nền văn hóa của đế quốc Mauryan. Vào thế kỷ thứ ba trước tây lịch dưới thời đại đế Ashoka, người Mauryans đã lãnh hội được giáo pháp của Đức Phật Gautama. Phật giáo đã phái các tăng lữ đến truyền bá giáo pháp trong các vùng Greco-Bactrian và sau đó vài thế kỷ nền văn hóa Phật Giáo Hy lạp chuyên biệt đã được hình thành. Các cuộc đàm phán của người Hy Lạp để duy trì đế quốc của họ trong vùng Bactria và bắc Ấn đã bị kết thúc với sự trổi dậy của đế quốc Kushan vào thế kỷ thứ nhứt .
Sau ba thế kỷ dưới sự cai trị của Kushan, Phật giáo truyền bá và phát triển mạnh mẻ ở Trung Á. Khu công sự cư trú Kampyr-Tepe được mở rộng thêm bao gồm khoảng 30 mẫu tây và phía ngoài của tường thành của khu công sự cũng được xây dựng. Quanh khu thị tứ này, rất nhiều đền chùa Phật giáo đã được kiến tạo.
Du khách không thể đến khu khảo cổ phần còn lại của Kara-Tepe, kể từ khi khu vực được đặt trong khu vực an ninh biên giới của quân đội. Tuy nhiên có thể đến thăm Fayaz-Tepe, một tu viện Phật giáo với những bảo tháp.
Ông Sanjar Allayarov người làm việc cho sở UNESCO đã làm việc bảo tồn khu vực này đã giới thiệu với sự nhiệt tình. Tu viện Fayaz-Tepe bao gồm một khu vực liên hợp hình chữ nhật trong khoảng 117 34 mét chia làm ba phần. Phần trung tâm bao gồm một sân lớn được bao quanh bởi các phòng nơi các bức tượng Phật đã được tìm thấy.
Phần phía bắc là nơi sinh hoạt của Chư Tăng và phần phía Nam bao gồm phòng ăn và nhà bếp. Có bằng chứng rõ ràng của các bộ phận của khu vực liên hợp tu viện bằng gỗ và được bao phủ bởi một cấu trúc mái nhà bằng gỗ. Tuy nhiên, các phòng, đường đi khoảng ba, bốn mét rưỡi chiều rộng cho thấy bằng chứng đã được bao phủ với mái vòm hình trụ làm bằng gạch bùn. Cấu trúc này làm nguồn cảm hứng cho Kenzo Tange ở Lumbini. .
Các tầng lầu được kiến tạo bởi những đơn vị căn bản của các vòm cầu hình trụ xếp chồng lên nhau, giao nhau, và cắt nhau. Lý do tại sao Ông Kenzo Tange lại dùng vòm hình trụ? Tiến Sĩ Christoph Cueppers của cơ quan LIRI đã nói rằng ông đã nhìn thấy một số hình ảnh của các kiến trúc Phật giáo thuở xưa ở Trung Á, những kiến trúc này cũng dùng những vòm hình trụ.
Vùng biên giới giữa Uzbekistan và Afghanistan trãi dài khoảng 134 cây số dọc theo dòng sông Amu Darya. Bên dòng sông này có thị trấn Termez, đó là một thành phố với một lịch sử đặc sắc từ năm 329 trước tây lịch khi Đại Đế Alexander vượt qua dòng sông này mà thời đó gọi là sông Oxus.
Đây là vùng viễn đông của đế quốc Ba Tư, tỉnh Bactria-Sogdiana nơi mà Bessus, người đã ám sát đại đế Ba Tư Darius III, đã chạy thoát với chiếc vương miện. Mặc dù ngay sau đó Alexander đã bắt và đã xử tử Bessus, nhưng Alexander cũng bị lôi vào một cuộc chiến với Sogdians kéo dài 3 năm. Cuộc chiến này đòi hỏi phải xây dựng vô số các công trình phòng thủ. Một trong những công trình phòng thủ này là Kampyr-Tepe, một hải cảng và là một thành phố mậu dịch trên tuyến đường chính và ngang qua trục lộ của sông Oxus.
Địa điểm khảo cổ Kampyr-Tepe là một nơi chằng chịt những vách tường được khai quật, có những đoạn cắt xuyên qua lưng đồi cho thấy vô số các chổ trú ngụ của cư dân trên một diện tích khoảng chừng 12 mẫu tây. Một khoảng đen mỏng là chứng tích của một trận hỏa hoạn đã thiêu hủy thành phố này vào thời thượng cổ.
Những chậu sành to lớn đã được đào lên chứng tỏ rằng nơi đây là một kho hàng rộng lớn của một bến cảng. Những mãnh vở của các loại đồ gốm với nhiều hình dạng, màu sắc và kết cấu đã được tìm thấy rải rác khắp nơi trên toàn khu vực. Ngày nay dòng sông đã đổi hướng đổ ra nơi khác, hơn 4 cây số về phía nam. Dường như đã có rất nhiều những công trình đào xới, khai quật được thực hiện, và có quá ít những công tác bảo tồn các di tích lịch sử đã tìm thấy.
Nền văn hóa Geco-Bactrian đã phát triển và lan rộng trên khắp vùng Trung Á. Nền văn hóa này đã lan vượt qua sông Oxus và qua cả những rặng núi tiến về phía Taxila, nơi mà nó đã pha trộn với nền văn hóa của đế quốc Mauryan. Vào thế kỷ thứ ba trước tây lịch dưới thời đại đế Ashoka, người Mauryans đã lãnh hội được giáo pháp của Đức Phật Gautama. Phật giáo đã phái các tăng lữ đến truyền bá giáo pháp trong các vùng Greco-Bactrian và sau đó vài thế kỷ nền văn hóa Phật Giáo Hy lạp chuyên biệt đã được hình thành. Các cuộc đàm phán của người Hy Lạp để duy trì đế quốc của họ trong vùng Bactria và bắc Ấn đã bị kết thúc với sự trổi dậy của đế quốc Kushan vào thế kỷ thứ nhứt .
Sau ba thế kỷ dưới sự cai trị của Kushan, Phật giáo truyền bá và phát triển mạnh mẻ ở Trung Á. Khu công sự cư trú Kampyr-Tepe được mở rộng thêm bao gồm khoảng 30 mẫu tây và phía ngoài của tường thành của khu công sự cũng được xây dựng. Quanh khu thị tứ này, rất nhiều đền chùa Phật giáo đã được kiến tạo.
Du khách không thể đến khu khảo cổ phần còn lại của Kara-Tepe, kể từ khi khu vực được đặt trong khu vực an ninh biên giới của quân đội. Tuy nhiên có thể đến thăm Fayaz-Tepe, một tu viện Phật giáo với những bảo tháp.
Ông Sanjar Allayarov người làm việc cho sở UNESCO đã làm việc bảo tồn khu vực này đã giới thiệu với sự nhiệt tình. Tu viện Fayaz-Tepe bao gồm một khu vực liên hợp hình chữ nhật trong khoảng 117 34 mét chia làm ba phần. Phần trung tâm bao gồm một sân lớn được bao quanh bởi các phòng nơi các bức tượng Phật đã được tìm thấy.
Phần phía bắc là nơi sinh hoạt của Chư Tăng và phần phía Nam bao gồm phòng ăn và nhà bếp. Có bằng chứng rõ ràng của các bộ phận của khu vực liên hợp tu viện bằng gỗ và được bao phủ bởi một cấu trúc mái nhà bằng gỗ. Tuy nhiên, các phòng, đường đi khoảng ba, bốn mét rưỡi chiều rộng cho thấy bằng chứng đã được bao phủ với mái vòm hình trụ làm bằng gạch bùn. Cấu trúc này làm nguồn cảm hứng cho Kenzo Tange ở Lumbini. .
No comments:
Post a Comment