Tuesday, February 28, 2017
Chuyện ngằn - Cách nhìn cuộc sống
Cách nhìn cuộc sống
Trích trong tuyển tập truyện ngắn hay
Nguồn: thư viện ebơok
John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ. Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:
- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?
Ông John chậm rãi hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ nhăn mặt:
Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!
John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
- Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!
Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:
- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?
Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?
Người đàn ông tươi cười :
- Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuyển tới đây.
Ông John nở một nụ cười ấm áp:
- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm!
Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:
- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành còn với người thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời? Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo:
- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Ếch, chuột và diều hâu
Ếch và chuột cãi cọ nhau. Đôi bên ra một mô đất đánh nhau. Diều hâu thấy cả ếch lẫn chuột đều quên khuấy mất nó, liền hạ cánh và chộp gọn cả đôi. .
Cổ Học Tinh Hoa - Ngọc trong đá
NGỌC TRONG ĐÁ
Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.
Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc." Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì nữa.
Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
GIẢI NGHĨA
Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêu.
LỜI BÀN
Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà thôi. Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏng không! Tham thì thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ đích xác rồi mới chịu làm.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Ðược Viên Kim Cương Trên Con Ðường Lầy
Gudo là sư phụ của Hoàng đế . Tuy nhiên , Gudo thường rong chơi một mình như một tên ăn mày lang thang . Một hôm Gudo đang trên con đường đến Edo , trung tâm văn hóa chính trị của một thủ phủ , Gudo đến một làng nhỏ tên là Takenaka . Trời chiều và mưa rơi nặng hạt . Gudo bị ướt như chuột lột . Ðôi dép rơm của Gudo tả tơi . Gudo để ý có bốn năm đôi dép trong cửa sổ của một nông gia ở gần làng và định mua một đôi .
Thiếu phụ dâng dép cho Gudo , thấy Gudo bị ướt quá , mời Gudo ở lại nhà đêm đó . Gudo nhận lời , cám ơn nàng . Gudo bước vào nhà , đọc kinh trước bàn thờ gia đình . Rồi thiếu phụ giới thiệu Mẹ và các con của nàng với Gudo . Thấy cả nhà đều buồn , Gudo hỏi có việc gì quấy . Thiếu phụ đáp :
“ Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu . Khi ăn , anh ấy uống rượu và trở thành thô lỗ . Khi thua , anh ấy mượn tiền của nhiều người khác . Ðôi khi say quá , anh ấy không về nhà nổi . Tôi có thể làm gì được bây giờ ?” .
Gudo nói :” Tôi sẽ giúp chồng chị . Ðây là một ít tiền . Chị hãy mua cho tôi một hũ rượu và một ít đồ ăn ngon . Rồi chị có thể đi nghĩ . Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ .”
Vào khoảng nữa đêm người đàn ông về , say mềm , hắn kêu lè nhè :” Nè , bà ơi , tôi đã về nè . Bà có gì cho tôi ăn không ?” .
Gudo nói :” Tôi có món cho anh . Tôi bị mưa không đi được , vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây đêm nay . Ðáp lại , tôi mua một ít rượu và cá này ,anh có thể dùng được . Người đàn ông vui mừng . Hắn lập tức uống rượu và rồi ngã dài xuống nền nhà thiếp đi . Gudo ngồi thiền định bên cạnh hắn .
Sáng hôm sau , khi người đàn ông thức dậy , hắn quên mọi chuyện đêm qua . Hắn hỏi Gudo :” Ông là ai ? Ông ở đâu tới đây ?” Gudo vẫn thiền định . Ðáp :” Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi sắp đến Edo “.
Người đàn ông rất hổ thẹn và anh ta cung kính xin lỗi vị thầy của Hoàng đế .
Gudo mỉm cười giảng giải :
_ “ Mọi sự ở đời đều vô thường . Ðời người chóng vánh . Nếu anh tiếp tục cờ bạc và uống rượu , anh sẽ không còn thời giờ để làm việc gì , và anh còn gây khổ cho gia đình nữa “ .
Người chồng chợt tỉnh dậy như trong cơn mộng . Anh ta nói :
” Ngài dậy chí phải . Làm sao tôi đền đáp được lời dạy kỳ diệu của ngài ! Hãy để tôi mang đồ đạc tiễn ngài một đoạn đường “.
Gudo chấp thuận :
“ Nếu anh muốn “.
Hai người bắt đầu đi . Sau khi họ đi được ba dặm đường , Gudo bảo anh ta trở lại . Anh ta xin Gudo :
_ “ Xin cho đi năm dặm nữa “
. Hai người tiếp tục đi . Gudo nhắc :
_ “ Bây giờ anh có thể trở về “
Anh ta đáp :” Xin mười dặm nữa “.
Khi mười dặm đã qua , Gudo bảo :
_ “ Bây giờ anh hãy về đi “
_ “ Tôi sẽ theo ngài trọn quãng đời còn lại của tôi “ , anh ta tuyên bố .
Trong những thiền sư hiện đại ở Nhật , một bậc thầy nổi tiếng trong truyền thừa là người đắc đạo của Gudo. Danh hiệu của ông là Muna( Vô qui), người không bao giờ trở lại
Chuyện cười trong ngày
Bên Bờ bên kia
- "Oh vị Thầy siêu việt, Ngài có thể nói cho con biết như thế nào con có thể tới bên bờ bên kia của con sông không"?
Vị Thầy suy nghĩ một lúc nhìn lên rồi nhìn xuống giòng sông và la lớn cho chú tiểu nghe
Vị Thầy suy nghĩ một lúc nhìn lên rồi nhìn xuống giòng sông và la lớn cho chú tiểu nghe
- "Này con của ta, con đang ở bờ bên kia đấy".
Thursday, February 23, 2017
Chuyện ngắn - Giá trị của thời gian
Giá trị của thời gian
Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:
- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần ngài cho tôi sống thêm một năm thôi.
- Không được. – Thần Chết lắc đầu.
- Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi xin nửa năm nữa, được không? – Anh ta tiếp tục van xin.
- Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.
Anh ta vội nói:
- Vậy… tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được không?
- Không được. – Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.
Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối cùng:
- Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.
Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng:
- Xin hãy ghi nhớ: “BAO NHIÊU TIỀN BẠC CŨNG KHÔNG MUA NỔI MỘT NGÀY”.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Sư tử và lừa
Một hôm, sư tử đi săn và đem lừa đi theo. Sư tử bảo với lừa:
- Cậu cứ vào rừng, lừa ạ, có bao hơi sức cậu rống lên. Con thú nào nghe thấy tiếng rống ấy sợ bỏ chạy, tôi sẽ tóm gọn hết.
Nghe sao làm vậy. Lừa rống lên, các con thú chạy tán loạn, thế là sư tử tóm bắt chúng. Sau cuộc săn bắt, sư tử bảo lừa:
- Chà, tôi khen ngợi cậu, cậu rống khá lắm.
Thế là từ đó lừa cứ rống hoài, cứ chờ đợi hoài người ta khen nó.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Danh Thiếp
Keichu , một Thiền sinh thời Minh Trị , là sư trưởng đền Tofuku , một tu viên ở Kyoto . Một hôm , thống đốc Kyoto viếng Keichu lần đầu tiên .
Một đệ tử đưa lên Keichu một danh thiếp của nhà cầm quyền , thiếp ghi :
“ Kitagachi , Thống đốc Kyoto “ .
Keichu bảo với người đệ tử :
_ “ Ta không có việc gì với một con người như thế . Hãy bảo hắn ra khỏi nơi này “.
Người đệ tử hoànlại tấm thiếp với lời xin lỗi . Viên thống đốc nói :
_ “Ðây là lỗi của tôi “ và với cây bút chì trong tay , ông xóa mấy chữ “ Thống đốc Kyoto “ Rồi bảo người đệ tử _ “ Hãy hỏi lại thầy anh “.
Lần này thấy tấm danh thiếp , Keichu kêu lên :
_ “Ồ , Kitagaki đấy à ? Ta muốn gặp người đó
Điển Hay Tích Lạ - Lao khổ công cao
Lao khổ công cao
Ý của câu thành ngữ này là chỉ công lao to lớn.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Hạng Vũ bản kỷ".
Cuối triều nhà Tần, sau khi Lưu Bang dẫn quân đánh chiếm Hàm Dương đô thành nhà Tần được ít lâu, Hạng Vũ dẫn quân đến Hàm Cốc Quan án ngữ tại Hồng Môn, chuẩn bị cùng Lưu Bang quyết một trận sống mái. Bấy giờ, binh lực của Hạng Vũ mạnh hơn Lưu Bang. Hạng Bá là chú của Hạng Vũ và là bạn thân của Trương Lương-một mưu sĩ tài ba của Lưu Bang đã nhận lời sang điều đình với Hạng Vũ.
Hôm sau, Lưu Bang dẫn hơn 100 tùy tùng đến Hồng Môn để xin lỗi Hạng Vũ. Trong buổi tiệc, mưu sĩ của Hạng Vũ đã mật sai Hạng Trang ra biểu diễn kiếm thuật để thừa cơ hạ sát Lưu Bang. Hạng Bá thấy vậy cũng rút kiếm ra múa theo để che đỡ cho Lưu Bang. Trương Lương thấy tình hình căng thẳng bèn lén ra ngoài trướng gọi dũng tướng Phàn Khoái. Phàn Khoái hùng hổ cầm kiếm xông vào, ông giận đến nỗi tóc dựng đứng, quắc mắt đến rách cả mí mắt nhìn thẳng vào Hạng Vũ. Hạng Vũ biết Phàn Khoái không phải là tay vừa bèn xoa dịu thưởng cho ông một vại rượu và một đùi lợn. Phàn Khoái nói: "Tôi có vài lời muốn nói với đại vương. Khi trước, Sở Hoài Vương đã hẹn với các tướng lĩnh là ai chiếm được Hàm Dương trước thì sẽ phong người đó làm Vương. Nay Bái Công (tức Lưu Bang)đã phá được quân Tần và tiến vào Hàm Dương rồi chờ đại vương tới. Bái Công "Lao khổ công cao", đã không được ban thưởng phong vương thì chớ, ngược lại còn dở trò toan ám hại, phải chăng muốn đi theo vết xe đổ của nước Tần, việc này quả là ức hiếp người quá đáng ". Hạng Vũ nghe xong đang chẳng biết nói sao, thì Lưu Bang đã nhân cơ hội này lẻn ra ngoài trướng, lên ngựa phóng thẳng về doanh trại mình.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Lao khổ công cao" để chỉ người có công lớn.
Chuyện cười trong ngày
Khách sạn này phiền toái.
- Một vị khách phàn nàn khi ông ta tới quầy lễ tân để trả phòng.
Cái khách sạn này phiền toái thật đấy!
- Có chuyện gì vậy? - Nhân viên lễ tân hỏi vị khách.
- Tôi không thể ngủ được. Cứ 15 phút lại có tiếng đập ầm ầm làm tôi tỉnh dậy!
Vài phút sau, một đôi vợ chồng tới quầy lễ tân trả phòng.
- Cực kỳ tệ hại! - Họ phàn nàn - Cái thằng cha ở phòng bên cạnh ngáy to đến nỗi chúng tôi cứ phải đập vào tường 15 phút một lần để đánh thức gã dậy!
- Một vị khách phàn nàn khi ông ta tới quầy lễ tân để trả phòng.
Cái khách sạn này phiền toái thật đấy!
- Có chuyện gì vậy? - Nhân viên lễ tân hỏi vị khách.
- Tôi không thể ngủ được. Cứ 15 phút lại có tiếng đập ầm ầm làm tôi tỉnh dậy!
Vài phút sau, một đôi vợ chồng tới quầy lễ tân trả phòng.
- Cực kỳ tệ hại! - Họ phàn nàn - Cái thằng cha ở phòng bên cạnh ngáy to đến nỗi chúng tôi cứ phải đập vào tường 15 phút một lần để đánh thức gã dậy!
Wednesday, February 22, 2017
Chuyện ngắn - Nụ cười đến sau nước mắt
NỤ CƯỜI ĐẾN SAU NƯỚC MẮT
Chuyện sưu tầm trên Net (không có tên tác giả)
Bác sĩ khuyên tôi nên đưa mẹ về nhà chăm sóc, bởi vì thời gian sống của người còn khoảng 3 tháng. Rời khỏi phòng bác sĩ, tôi nghẹn ngào, nước mắt dàn dụa trên má. Vậy là mọi hy vọng cứu sống mẹ tôi đã tắt.
***
Cố nén khổ đau vào lòng, tôi lặng lẽ thu xếp đồ đạc và đưa mẹ ra sân bay trở về nhà. Dù không được biết kết quả tình trạng bệnh của mình, nhưng hình như mẹ đã linh cảm được chuyện chẳng lành xảy đến qua nỗi đau hiện trên gương mặt của tôi.Tôi thơ thẩn đưa mắt nhìn mọi người trên sân bay.
Ở đằng kia, 1 cô bé khoảng chừng 11 tuổi đang khóc tức tưởi vì phải chia tay với bố. Nhìn 2 cha con bịn rịn ko nỡ rời nhau, tôi chạnh lòng nghĩ đến mẹ. Hơn lúc nào hết, tôi chỉ muốn òa khóc, khóc nức nở như cô bé đó.
Khi lên máy bay, bất ngờ cô bé ngồi đối diện với mẹ con tôi, và dai dẳng khóc, hình như lời an ủi của mẹ cô bé ko đem lại kết quả gì cả. Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng mẹ tôi dỗ dành:
- Này cô bé, nụ cười của cháu trốn đi đâu mất rồi. Nụ cười ơi, hãy xuất hiện đi nào!
Cô bé nín khóc, nhìn mẹ tôi, và bẻn lẽn mìm cười. Bắt được nụ cười đó, mẹ tôi khẽ reo:
- Bà biết thế nào cháu cũng sẽ cười mà. Cháu biết ko, đằng sau những nụ cười là giọt nước mắt ấm áp đấy!
Nghe những lời mẹ nói, tôi bất chợt nhớ lại ngày còn nhỏ, tôi hay bị vấp ngã, đầu gối trầy xước khiến tôi chỉ biết rên rỉ, khóc lóc. Mẹ thường nhẹ nhàng an ủi tôi:
- Đầu gối của con rồi sẽ lành, và con sẽ vui vẻ, mặc sức chơi đùa mà ko sợ bị vấp té nữa.
Đến khi lên đại học mối tình đầu tan vỡ, tim tôi tan nát. Mẹ lại đến bên cạnh dịu dàng khuyện bảo:
- Mẹ biết con đang đau đớn, nhưng nỗi đau rồi sẽ qua nhanh thôi con ah. Cuộc sống cứ tiếp diễn, con có nhiều lựa chọn và nụ cười sẽ đợi con ở sau những giọt nước mắt ấy....
Cô bé dường như vẫn còn ấm ức nên nói:
- Nhưng con ước gì bố mẹ sống bên cạnh nhau như trước đây, và con sẽ không phải nhớ bố nữa.
- Người lớn có vấn đề riêng của họ, cũng có khi họ cảm thấy thoải mái hơn khi không sống gần nhau. Nhưng con phải yêu thương cả 2 người và mong cho bố mẹ con được hạnh phúc. Hãy luôn nhớ đến những kỷ niệm đẹp về bố mẹ con nhé!
Nghe đến đây cổ họng tôi nghẹn lại, và cố nuốt nước mắt vào lòng.Tôi muốn nói với mẹ rằng, tôi cũng có những kỷ niệm đẹp nhất, hạnh phúc nhất về mẹ. Nhìn thấy mẹ vuốt tóc và nói chuyện với cô bé, tôi cứ ngỡ mẹ đang nói với tôi, với nỗi bất hạnh sắp đến của tôi:
- Con người ai cũng phải trải qua những khó khăn thử thách. Cháu cũng vậy, nhưng hãy nhớ rằng: "Sau màn đêm u tối, lạnh lẽo thì ánh nắng mặt trời ban mai tươi sáng sẽ xuất hiện. Vượt qua những khổ đau và nước mắt thì nụ cười, niềm tin sẽ đến. Có thể nụ cười của con sẽ đến chậm và mất khá nhiều thời gian, nhưng nó nhất định sẽ đến."
Đưa mắt nhìn những đám mây ngang tầm cửa sổ và các tia nắng lấp lánh đang soi rọi khắp khoang máy bay, tôi thanh thản đối diện với nỗi đau của mình. Đoạn quay sang phía mẹ, tôi đặt nụ hôn thắm thiết lên gò má nhăn nheo của người, rồi thì thầm:
- Con cám ơn mẹ đã mang đến nụ cười cho cô bé và cho cả con nữa.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Cáo và chó sói
Cáo bị bọ chét cắn. Nó nghĩ cách diệt bọ chó. Nó ra sông và quay lưng thò đuôi xuống nước. Bọ chét từ đuôi cáo nhảy cả lên lưng cáo. Cáo bước cả hai chân sau xuống nước, bọ nhảy cả lên lưng cáo, nhảy cả cổ, cả đầu, cáo xuống nước rất sâu, đến mức chỉ còn thấy mỗi cái đầu. Tất cả bọ chó tụ tập cả về mõm cáo. Khi ấy cáo lặn xuống nước. Bọ chó nhảy ráo lên bờ, thế là cáo lên khỏi nước ở một chổ khác.
Chó sói nhìn thấy mọi chuyện và rấp tâm làm tốt hơn. Nó nhảy tót xuống sông, lặn thật sâu và ngồi lì trong lòng nước; nó nghĩ bụng, bọ chó bám trên người nó chắc chết ngạt. Sói ra khỏi nước, nhưng bọ chó bám trên người nó sống lại và lại cắn nó.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
ĐÚNG VÀ SAI
Khi Bankei tổ chức những tuần an cư để thiền định, các thiền sinh từ nhiều nơi trên nước Nhật Bản tới tham dự. Trong một lần của những buổi hội họp này một thiền sinh bị bắt về tội ăn trộm. Công chuyện được trình lên Bankei với lời thỉnh cầu rằng kẻ phạm tội phải bị trục xuất. Bankei đã bỏ qua nội vụ.Sau đó thiền sinh này bị bắt trong một hành động như vậy, và Bankei lại vẫn không quan tâm đến sự việc. Điều này làm những thiền sinh khác tức giận, họ liền thảo một tờ thỉnh nguyện đòi đuổi tên trộm cắp ra, tuyên bố rằng nếu không làm vậy thì họ sẽ cùng nhau bỏ đi.Khi Bankei đọc xong tờ thỉnh nguyện ông gọi tất cả thiền sinh lại trước mặt ông. "Các anh là những anh em khôn ngoan," ông nói với họ. "Các anh biết cái gì là đúng và cái gì không đúng. Các anh có thể đi nơi khác để tu học nếu các anh muốn, nhưng người anh em đáng thương này lại không biết đến cả phân biệt đúng với sai. Ai sẽ dạy dỗ anh ấy nếu ta không dạy. Ta sẽ lưu giữ anh ấy ở đây cho dù tất cả các anh còn lại có bỏ đi hết."Một suối nước mắt đã rửa sạch khuôn mặt người anh em trộm cắp. Mọi tham muốn trộm cắp đều biến mất đi.
Điển Hay Tích Lạ
Không khom lưng vì 5 đấu gạo
Ý của câu thành ngữ này là chỉ người đạo đức thanh cao, không khom lưng quỳ gối trước cường quyền và cám dỗ.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ Tấn thư- truyện Đào Tiềm.
Đào-Tiềm còn gọi là Đào-Uyên-Minh, là một thi sĩ đồng quê nổi tiếng thời Đông-Tấn, ông đã sáng tác được khá nhiều bài thơ lấy phong cảnh thiên nhiên đồng quê và cuộc sống nông thôn làm bối cảnh.
Đào-Uyên-Minh là người thanh cao, không ham vinh hoa phú quý, nên đời sống hết sức kham khổ.
Mùa thu năm 405 công nguyên, Đào-Uyên-Minh sang làm huyện lệnh Bành-Trạch gần quê ông. Mùa đông năm ấy, thái thú quận đã cử Đốc-Bưu đến huyện Bành-Trạch để điều tra tình hình. Đốc-Bưu là một tên tiểu nhân thô tục và ngạo mạn, mới đặt chân tới huyện Bành-Trạch đã sức quan huyện đến hoạnh hoẹ ra oai với thiên hạ.
Đào-Uyên-Minh vốn chán ghét thói trịnh thượng hạch sách cấp trên bắt nạt cấp dưới, nhưng ngặt vì không thể từ chối được nên đành tất tưởi chạy ra để gặp Đốc-Bưu, các cộng sự của ông thấy vậy vội đuổi theo ngăn lại: "Đại nhân hãy khoan đã, ngài đến chào Đốc-Bưu mà mặc thường phục thế này thì còn ra thể thống gì, ngài hãy mau vào thay quan phục và thắt đai lưng tề chỉnh rồi hẵng đi, bằng không mà bị ông ta bắt bẻ thì tự chuốc vạ vào thân". Đào-Uyên-Minh nghe vậy càng thêm ngán ngẩm than rằng: "Tôi thật không thể khom lưng vì 5 đấu gạo". Nói xong, ông bèn đem dấu ấn đặt lên bàn, viết một lá đơn từ chức rồi rời huyện Bành-Trạch về quê.
Về sau, Đào-Uyên-Minh đã viết bài "Quy khứ lai từ" nổi tiếng để bày tỏ tâm trạng không chịu khom lưng trước quyền quý, đã từ chức về sống cuộc đời ẩn dật của mình. Ông làm quan huyện chỉ được hơn 80 ngày, vì bổng lộc quan huyện lúc bấy giờ mỗi tháng chỉ được cấp có 5 đấu gạo, nên ông mới nói câu: "Không khom lưng vì 5 đấu gạo" là thế.
Về sau, người ta thường dùng câu nói này để chỉ người phẩm hạnh thanh cao, không khom lưng quỳ gối trước cường quyền và cám dỗ .
Chuyện cười trong ngày
Thực tế phức tạp
Ngày đầu tiên đến lớp, về nhà đứa con có vẻ mặt buồn rười rượi. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Làm gì mà con buồn thế?
- Mẹ ạ, cô giáo ra đề tập làm văn tả con mèo!
- Thế thì tốt, nhà mình có đến hai con.
- Nhưng con không rõ cô yêu cầu tả con nào!
Ngày đầu tiên đến lớp, về nhà đứa con có vẻ mặt buồn rười rượi. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Làm gì mà con buồn thế?
- Mẹ ạ, cô giáo ra đề tập làm văn tả con mèo!
- Thế thì tốt, nhà mình có đến hai con.
- Nhưng con không rõ cô yêu cầu tả con nào!
Tuesday, February 21, 2017
Chuyện ngắn - Con của rừng
Con của rừng
Tác giả: Nguyễn Kiên
bài sưu tầm trên NET
Khe Nước Đục thuộc Lũng Sỏi nhưng nhiều người Lũng Sỏi còn chưa nghe nói đến tên. Nó là vùng đất trũng nằm sâu trong chân núi, từ đó rỉ ra dòng nước đục, mùa mưa thì lênh láng còn mùa khô chỉ lõng bõng trên lớp mùn lưu niên. Rừng ở đây chỉ còn gỗ tạp xen giữa những vạt lau sậy và cỏ tranh che phủ những bãi lầy. Chú Gôi câm ở Khe Nước Đục, nương náu trong rừng, sống nhờ rừng. Ngoại hình của chú hơi dị thường: đầu to, chân tay ngắn, vẻ mặt ngờ nghệch. Không thể đoán biết chú còn trẻ hay đã già. Chú đi hái măng, đào củ, kiếm cây thuốc nam và đủ thứ linh tinh khác. Ngày phiên chợ chú ra khỏi rừng, cưỡi trên chiếc xe đạp không chuông không phanh, không chắn bùn chắn xích (người ta gọi là xe đạp cởi truồng), phía sau thồ hai sọt hàng kềnh càng, ra chợ bán. Gặp ai chú cũng cười cười, tiếng ú ớ phát ra từ trong cuống họng kèm theo cử chỉ và đôi mắt nhấp nháy. Nếu có chuyện gì nghiêm trọng cần bày tỏ hoặc thề thốt, chú mở to mắt, đấm đấm vào ngực trái, dằn giọng “ôi, ôi”, có nghĩa là chú xưng tên chú lên. Có nhiều chuyện được thêu dệt quanh cuộc sống một mình tách biệt của Gôi. Rằng Gôi là con của thần linh, ai làm gì nghĩ gì Gôi cũng biết, chỉ có điều chú không nói ra được (hay là không được nói ra) mà thôi. Cũng có lời đồn ngược, rằng Gôi là đứa con hoang, bị bỏ rơi trong rừng sống như muông thú và chim chóc, mà lại là con chim con thú tật nguyền.
Người trong vùng thường đứng ngoài xa ngó mông lung vào. Khe Nước Đục, chỉ những ai bị tình thế xô đẩy mới đâm đầu vào. Chẳng hạn như Ngưỡng, người từng được mệnh danh là “nhân vật đang lên” nhưng ông ta tự tóm tóc mình định lôi mình lên thật nhanh, thành sa cơ lỡ bước. Ngưỡng bị vỡ nợ, ông ta mang theo một khối đắng cay, trốn vào Khe Nước Đục. Cũng chẳng biết trốn vào đây thì giải quyết được gì nhưng ông ta cần một chỗ vắng lặng và ông ta cứ đi sâu mãi vào trong rừng. Rừng gỗ tạp, chỗ mau chỗ thưa với rất nhiều bụi rậm và gai góc. Ngưỡng như lạc vào cõi âm u, bị gai góc cào xé tơi bời, đầu óc ông ta bị tê dại dần đi. Rồi đột nhiên rừng mở ra một khoảng trống, cỏ mọc xanh um, bầu trời trên cao cũng mở ra, xanh như mê hoặc. Cứ tự nhiên Ngưỡng nhập vào cỏ, ông ta định băng qua vạt cỏ sang mé rừng bên kia. Nhưng cỏ lún dưới chân ông ta, càng lúc càng lún, nghe có tiếng nước ùng ục đùn lên, bắn vọt lên. Ngưỡng đã ra khá xa. Ông ta hoảng, định quay lùi nhưng vệt đường cũ không còn dấu vết. Cỏ bị quần nát vì bước chân quẩn quanh của Ngưỡng, dập dềnh chìm xuống dưới lớp bùn ngầu đục. Ông ta sa vào đúng cái hút của bãi lầy. Lớp bùn phía dưới đặc quánh và trơn trượt, bùn ngập ngang gối rồi ngang bắp đùi, khẽ cựa quậy là chìm sâu mà đứng yên cũng từ từ chìm. Tình cảnh của Ngưỡng thật bi đát, ông ta đến đây không phải để chết, vậy mà phải chết vô tăm tích giữa bãi lầy này sao? Ngưỡng tuyệt vọng kêu lên: “Cứu... cứu tôi sa lầy!” Tiếng kêu của Ngưỡng tan vào mênh mông, chỉ có đàn chim gì nhỏ xíu kiếm ăn trên bãi cỏ bay túa vào trong rừng.
Trời đã về chiều, trên những ngọn cây cao còn vệt nắng nhạt nhưng dưới thấp đã tối mờ. Chú Gôi câm đang buổi đi rừng, lưng đeo sọt, tay cầm con dao phát vừa đi vừa phát cành lá loà xoà hai bên lối mòn. Chú câm nên điếc (hoặc điếc nên câm), để bù lại chú giao tiếp với thế giới bằng đôi mắt tinh tường. Chú dừng bước, nhìn về phía bìa rừng thấy đàn chim như những đốm đen nhỏ xíu vụt qua trong nắng chếch ngọn cây, biết ngay là đường bay của chúng không bình thường. Chú có linh cảm đàn chim gửi tới chú lời kêu gọi, rằng nơi bãi lầy được che phủ bằng thảm cỏ mượt ngoài bìa rừng kia có ai đó, hoặc con chim, con thú nào đó, đang cần đến chú.
Chú Gôi câm đã cứu Ngưỡng thoát khỏi cái chết sa lầy bằng cách chú ném cho ông ta một cành cây làm cái đòn trượt để ông ta nhoai lên rồi dẫn dắt ông ta bò lên bờ. Ngưỡng bị tán loạn hồn vía, mãĩ một lúc sau mới hồi tỉnh, ông ta thở dốc và níu chặt lấy Gôi, vái Gôi lia lịa: “Chú đã cứu mạng tôi, ơn này tôi sẽ nhớ suốt đời!”. Gôi phát ra những tiếng ú ớ trong cuống họng. Ngưỡng biết là Gôi câm nhưng ông ta vẫn nói:
“Tôi không muốn chết. Chết vào đúng lúc tôi vỡ nợ, tức là tôi thất bại thì uổng quá, thiên hạ sẽ chê cười tôi. Tôi phải sống để làm lại, để đua tranh với đời, bây giờ thì cái ý chí tranh đua của tôi tăng gấp đôi. Nhờ chú cứu tôi, coi như cho tôi thêm một cuộc đời nữa. Chú tên gì, nói cho tôi biết để hàng ngày tôi nhớ đến chú, thầm gọi tên chú”.
Gôi nhìn thẳng vào Ngưỡng, đôi mắt chú sáng lấp lánh trên khuôn mặt ngơ ngơ, vẻ như chú hiểu và chẳng hiểu Ngưỡng nói gì. Nhưng khi Ngưỡng nhắc lại: “Chú tên gì?” thì chú hiểu, chú đặt tay lên ngực trái, dằn giọng phát ra âm thanh trang trọng: “Ôi! Ôi!”. Mãi về sau này nhờ có người mách bảo Ngưỡng mới biết tên chú là Gôi.
Thời gian trôi qua dường như không để lại dấu vết gì trên khuôn mặt chú Gôi câm. Chú vẫn ngơ ngơ, không trẻ cũng không già, thấp thoáng ẩn hiện trong Khe Nước Đục. Một phiên chợ Gôi đạp cái “xe đạp cởi truồng” thồ hàng ra chợ bán. Trên đường về gặp trời mưa chú phải trú lại ngang đường. Cơn mưa lai rai, vừa ngớt chốc lát lại đổ nước xuống ào ào. Tự nhiên Gôi cảm thấy sốt ruột, bụng dạ không yên. Chú có linh cảm tiếng mưa vừa ngăn cản lại vừa thúc giục chú phải mau về nhà. Gôi xông ra ngoài mưa đạp xe theo sự thúc giục mơ hồ đó... Nhà Gôi, đúng hơn là gian lều tuềnh toàng thêm một mái vẩy thành chái bếp, chênh vênh trên sườn dốc ở bìa rừng. Trời mới nhập nhoạng trong nhà đã tối thui. Hóa ra cái linh cảm về sự thúc giục trong lòng Gôi là đúng: Có người đang cần đến chú, người ấy đang ngồi co ro sau đống củi .Chú giơ cao ngọn đèn, ú ớ trong cuống họng. Người ấy đứng lên, gầy gò, đầu trọc, lúng túng trong bộ quần áo cũ nát và lấm lem. Chú vẫn ú ớ trong cuống họng còn người ấy nói: “Chú làm phúc cho tôi trú nhờ ở đây đêm nay. Chỉ đêm nay thôi... Chẳng giấu gì chú, tôi trốn tù...”. Gôi vẫn ngơ ngơ như sự bộc bạch thật thà của người tù trốn khiến ánh mắt săm soi xét nét của chú dần dịu lại. Trong bếp sẵn có nồi sắn luộc, Gôi đang đói mà người tù trốn chắc còn đói hơn, chú nhón khúc sắn luộc đưa cho ông ta và nhón một khúc khác cho mình. Người tù trốn không ăn ngay, ông ta nói: “Trại tù cách đây không xa, đã có lần tôi ở trong nhóm tù đi chặt gỗ thông thấy chú ở trong rừng: Chú tên là Gôi...”. Điều này thì Gôi hiểu ngay, chú gật gật đầu, một tay khẽ đấm đấm vào ngực trái của mình, cổ họng phát ra âm thanh trang trọng: “Ôi! Ôi!...” như là sự xác nhận. Người tù trốn vẫn nói lảm nhảm, với chính mình hơn là nói với Gôi: “Tôi là người tử tế, bởi mắc án oan nên phải đi tù. Tù lâu rồi. Mà vợ tôi lại không được thăm nom. Tôi thương cô ấy, nhớ cô ấy lắm. Tôi trốn tù chỉ cốt để vợ chồng trông thấy nhau một lần, rồi lại vào tù thôi. Chứ làm sao mà thoát ra, gỡ ra được!” Gôi vẫn ngơ ngơ, chỉ có điều chú biết rõ, qua cái nhìn câm của chú, là người ngồi trước mặt chú đang đói, chú giơ khúc sắn lên ú ớ ra hiệu: “Hãy ăn đi, ăn đi!”... Rồi chú ăn trước, người tù trốn cũng ăn ngon lành. Bên ngoài, trời lại mưa. Gôi theo thói quen chỉ khép cánh cửa liếp chứ không cài then nhưng người tù trốn được nằm chung giường với chú, ngủ một giấc thật say.
Ít hôm sau, chú Gôi câm bị bắt về đồn công an thị trấn. Hỏi cung chú thật khó, chú chỉ ú ớ trong cuống họng và ra hiệu tay nhưng cuối cùng biên bản cũng được lập. Chú nhận chú có cho một người lạ mặt ngủ nhờ qua một đêm mưa, người ấy trọc đầu, đúng thế, còn ngườí ấy có là tù hay không tù chú không rõ. Chỉ có điều chú biết rõ là người ấy đói, chú cho người ấy ăn. Sáng sớm hôm sau người ấy đi chú còn gói cho người ấy đùm sắn luộc... Chú khẽ đập tay lên ngực trái, phát ra từ cuống họng cái âm thanh nghiêm trang: “Ôi! Ồi…” và sẵn sàng kí vào biên bản chữ “Gôi” viết hoa to tướng. Hóa ra là chú Gôi câm biết viết tên chú, mặc dầu chú không biết chữ. Người ta đâm ngờ chú giả câm, chú ngoan cố còn giấu giếm điều gì về người tù trốn. Chú bị tam giam ở đồn công an và bị hỏi cung liên miên. Nhưng trước sau chú vẫn ngơ ngơ và chú chỉ biết lắc đầu, ra hiệu “không biết”. Vốn là đứa con của rừng nay bị trói buộc trong phòng tạm giam nhỏ như cái hộp bằng xi măng, Gôi kêu ú ớ liên tục. Rồi chú không kêu nữa, chỉ giương mắt nhìn. Cái nhìn đờ đẫn. Cái nhìn câm.
Gôi được thả ra vào một buổi chiếu. Chú gầy sọp, đôi mắt lờ đờ trên khuôn mặt ngơ ngơ ngơ gần như đần độn. Chú thất thểu đi dọc phố Núi, nắng xiên chênh chếch làm mắt chú loà đi, các cửa hàng cửa hiệu, người và xe... tất cả đều chập chờn. Rồi con phố lượn vòng. Gôi đi vào đoạn phố khuất nắng, chú dụi mắt và nhìn rõ ở phía trước một ngôi nhà lớn, cánh cửa mở rộng, có người đàn ông đang đứng chờ ai đó. Người đàn ông ăn mặc bảnh bao, bụng phệ, khuôn mặt đỏ mỡ màng nhưng dáng điệu và cử chỉ của ông ta nhắc Gôi nhớ đến kẻ vỡ nợ, bị sa lầy trong Khe Nước Đục. Gôi vẫn ngơ ngơ nhưng đôi mắt chú mở to, nhấp nháy cười, vẻ như mừng cho ông ta. Ông ta hơi sững người, đôi mắt nheo nheo cũng cười cười. A chú Gôi câm... Trộng thấy chú là tôi nhận ra ngay. Tôi là Ngưỡng, kẻ ngày nào được chú cứu thoát chết đây... Chợt một chiếc xe con bóng loáng lượn vào sát vỉa hè, đỗ lại, Ngưỡng chạy ra đón khách, nói với ông khách vài câu, dẫn khách vào tới cửa lại vội vã quay ra. Một chiếc xe con nữa còn bóng loáng hơn. Rồi những chiếc xe máy đủ kiểu... Ngưỡng tôi qua một phen bị vỡ nợ, mang theo một bài học nhớ đời xông vào cuộc đua tranh, bây giờ đã là người có quyền và có tiền, cả phố Núi này phải vì nể. Nhưng sự đời phức tạp lắm chú Gôi câm ơi. Trước bàn dân thiên hạ tôi không thể dây với người vừa bị pháp luật sờ đến, hình dong lại cổ quái, lại câm như chú được. Biết giải thích với thiên hạ ra sao? Ngưỡng tất bật đón khách, ông ta quay lưng về phía Gôi, cứ như không trông thấy Gôi hay đúng hơn là Gôi không có mặt trên đời.
Chú Gôi câm đi ngang qua ngôi nhà lớn, mặt chú vẫn ngơ ngơ, đôi mắt mở to của chú vẫn cười cười. Cái cười câm.
Và Gôi đi, hướng về phía bóng núi xanh mờ ở phía xa...
Khá lâu về sau có người đàn bà dắt theo đứa con nhỏ về Khe Nước Đục tìm chú Gôi câm. Người đàn bà ấy là vợ kẻ trốn tù năm nào, được Gôi cưu mang qua một đêm mưa gió. Vợ chồng gặp nhau được vài hôm, ông ta bị bắt lại và đã chết vì sốt rét ở trong tù. Bà vợ đem đứa con nhỏ, là kết quả của lần gặp lại ngắn ngủi giữa hai vợ chồng đến đây tìm Gôi theo lời dặn của chồng. Người trong vùng nói không biẽt chú Gôi câm đi đâu, hiện ở phương nào (cứ như là chú chợt hiện rồi chợt biến mất)? Cả căn nhà nhỏ của chú nơi bìa rừng cũng không còn dấu tích. Nhưng cũng không sao, bà đã đem con lên đây thì sẽ ở lại đây. Đứa con mang tên Gôi, thế là thoả nguyện của cả bà lẫn người chồng đã khuất. Bà nói với Gôi: “Con ơi, bố con là người tử tế bị mắc tiếng oan, con phải thành người tử tế không chỉ cho riêng con mà còn sống thay cho cả cuộc đời của bố con”.
Bà mẹ Gôi nay đã già. Gôi trưởng thành, năng nổ và xốc vác. Anh nhận khoán đất rừng, trở thành người chủ vườn rừng đầu tiên ở Khe Nước Đục./.
Người trong vùng thường đứng ngoài xa ngó mông lung vào. Khe Nước Đục, chỉ những ai bị tình thế xô đẩy mới đâm đầu vào. Chẳng hạn như Ngưỡng, người từng được mệnh danh là “nhân vật đang lên” nhưng ông ta tự tóm tóc mình định lôi mình lên thật nhanh, thành sa cơ lỡ bước. Ngưỡng bị vỡ nợ, ông ta mang theo một khối đắng cay, trốn vào Khe Nước Đục. Cũng chẳng biết trốn vào đây thì giải quyết được gì nhưng ông ta cần một chỗ vắng lặng và ông ta cứ đi sâu mãi vào trong rừng. Rừng gỗ tạp, chỗ mau chỗ thưa với rất nhiều bụi rậm và gai góc. Ngưỡng như lạc vào cõi âm u, bị gai góc cào xé tơi bời, đầu óc ông ta bị tê dại dần đi. Rồi đột nhiên rừng mở ra một khoảng trống, cỏ mọc xanh um, bầu trời trên cao cũng mở ra, xanh như mê hoặc. Cứ tự nhiên Ngưỡng nhập vào cỏ, ông ta định băng qua vạt cỏ sang mé rừng bên kia. Nhưng cỏ lún dưới chân ông ta, càng lúc càng lún, nghe có tiếng nước ùng ục đùn lên, bắn vọt lên. Ngưỡng đã ra khá xa. Ông ta hoảng, định quay lùi nhưng vệt đường cũ không còn dấu vết. Cỏ bị quần nát vì bước chân quẩn quanh của Ngưỡng, dập dềnh chìm xuống dưới lớp bùn ngầu đục. Ông ta sa vào đúng cái hút của bãi lầy. Lớp bùn phía dưới đặc quánh và trơn trượt, bùn ngập ngang gối rồi ngang bắp đùi, khẽ cựa quậy là chìm sâu mà đứng yên cũng từ từ chìm. Tình cảnh của Ngưỡng thật bi đát, ông ta đến đây không phải để chết, vậy mà phải chết vô tăm tích giữa bãi lầy này sao? Ngưỡng tuyệt vọng kêu lên: “Cứu... cứu tôi sa lầy!” Tiếng kêu của Ngưỡng tan vào mênh mông, chỉ có đàn chim gì nhỏ xíu kiếm ăn trên bãi cỏ bay túa vào trong rừng.
Trời đã về chiều, trên những ngọn cây cao còn vệt nắng nhạt nhưng dưới thấp đã tối mờ. Chú Gôi câm đang buổi đi rừng, lưng đeo sọt, tay cầm con dao phát vừa đi vừa phát cành lá loà xoà hai bên lối mòn. Chú câm nên điếc (hoặc điếc nên câm), để bù lại chú giao tiếp với thế giới bằng đôi mắt tinh tường. Chú dừng bước, nhìn về phía bìa rừng thấy đàn chim như những đốm đen nhỏ xíu vụt qua trong nắng chếch ngọn cây, biết ngay là đường bay của chúng không bình thường. Chú có linh cảm đàn chim gửi tới chú lời kêu gọi, rằng nơi bãi lầy được che phủ bằng thảm cỏ mượt ngoài bìa rừng kia có ai đó, hoặc con chim, con thú nào đó, đang cần đến chú.
Chú Gôi câm đã cứu Ngưỡng thoát khỏi cái chết sa lầy bằng cách chú ném cho ông ta một cành cây làm cái đòn trượt để ông ta nhoai lên rồi dẫn dắt ông ta bò lên bờ. Ngưỡng bị tán loạn hồn vía, mãĩ một lúc sau mới hồi tỉnh, ông ta thở dốc và níu chặt lấy Gôi, vái Gôi lia lịa: “Chú đã cứu mạng tôi, ơn này tôi sẽ nhớ suốt đời!”. Gôi phát ra những tiếng ú ớ trong cuống họng. Ngưỡng biết là Gôi câm nhưng ông ta vẫn nói:
“Tôi không muốn chết. Chết vào đúng lúc tôi vỡ nợ, tức là tôi thất bại thì uổng quá, thiên hạ sẽ chê cười tôi. Tôi phải sống để làm lại, để đua tranh với đời, bây giờ thì cái ý chí tranh đua của tôi tăng gấp đôi. Nhờ chú cứu tôi, coi như cho tôi thêm một cuộc đời nữa. Chú tên gì, nói cho tôi biết để hàng ngày tôi nhớ đến chú, thầm gọi tên chú”.
Gôi nhìn thẳng vào Ngưỡng, đôi mắt chú sáng lấp lánh trên khuôn mặt ngơ ngơ, vẻ như chú hiểu và chẳng hiểu Ngưỡng nói gì. Nhưng khi Ngưỡng nhắc lại: “Chú tên gì?” thì chú hiểu, chú đặt tay lên ngực trái, dằn giọng phát ra âm thanh trang trọng: “Ôi! Ôi!”. Mãi về sau này nhờ có người mách bảo Ngưỡng mới biết tên chú là Gôi.
Thời gian trôi qua dường như không để lại dấu vết gì trên khuôn mặt chú Gôi câm. Chú vẫn ngơ ngơ, không trẻ cũng không già, thấp thoáng ẩn hiện trong Khe Nước Đục. Một phiên chợ Gôi đạp cái “xe đạp cởi truồng” thồ hàng ra chợ bán. Trên đường về gặp trời mưa chú phải trú lại ngang đường. Cơn mưa lai rai, vừa ngớt chốc lát lại đổ nước xuống ào ào. Tự nhiên Gôi cảm thấy sốt ruột, bụng dạ không yên. Chú có linh cảm tiếng mưa vừa ngăn cản lại vừa thúc giục chú phải mau về nhà. Gôi xông ra ngoài mưa đạp xe theo sự thúc giục mơ hồ đó... Nhà Gôi, đúng hơn là gian lều tuềnh toàng thêm một mái vẩy thành chái bếp, chênh vênh trên sườn dốc ở bìa rừng. Trời mới nhập nhoạng trong nhà đã tối thui. Hóa ra cái linh cảm về sự thúc giục trong lòng Gôi là đúng: Có người đang cần đến chú, người ấy đang ngồi co ro sau đống củi .Chú giơ cao ngọn đèn, ú ớ trong cuống họng. Người ấy đứng lên, gầy gò, đầu trọc, lúng túng trong bộ quần áo cũ nát và lấm lem. Chú vẫn ú ớ trong cuống họng còn người ấy nói: “Chú làm phúc cho tôi trú nhờ ở đây đêm nay. Chỉ đêm nay thôi... Chẳng giấu gì chú, tôi trốn tù...”. Gôi vẫn ngơ ngơ như sự bộc bạch thật thà của người tù trốn khiến ánh mắt săm soi xét nét của chú dần dịu lại. Trong bếp sẵn có nồi sắn luộc, Gôi đang đói mà người tù trốn chắc còn đói hơn, chú nhón khúc sắn luộc đưa cho ông ta và nhón một khúc khác cho mình. Người tù trốn không ăn ngay, ông ta nói: “Trại tù cách đây không xa, đã có lần tôi ở trong nhóm tù đi chặt gỗ thông thấy chú ở trong rừng: Chú tên là Gôi...”. Điều này thì Gôi hiểu ngay, chú gật gật đầu, một tay khẽ đấm đấm vào ngực trái của mình, cổ họng phát ra âm thanh trang trọng: “Ôi! Ôi!...” như là sự xác nhận. Người tù trốn vẫn nói lảm nhảm, với chính mình hơn là nói với Gôi: “Tôi là người tử tế, bởi mắc án oan nên phải đi tù. Tù lâu rồi. Mà vợ tôi lại không được thăm nom. Tôi thương cô ấy, nhớ cô ấy lắm. Tôi trốn tù chỉ cốt để vợ chồng trông thấy nhau một lần, rồi lại vào tù thôi. Chứ làm sao mà thoát ra, gỡ ra được!” Gôi vẫn ngơ ngơ, chỉ có điều chú biết rõ, qua cái nhìn câm của chú, là người ngồi trước mặt chú đang đói, chú giơ khúc sắn lên ú ớ ra hiệu: “Hãy ăn đi, ăn đi!”... Rồi chú ăn trước, người tù trốn cũng ăn ngon lành. Bên ngoài, trời lại mưa. Gôi theo thói quen chỉ khép cánh cửa liếp chứ không cài then nhưng người tù trốn được nằm chung giường với chú, ngủ một giấc thật say.
Ít hôm sau, chú Gôi câm bị bắt về đồn công an thị trấn. Hỏi cung chú thật khó, chú chỉ ú ớ trong cuống họng và ra hiệu tay nhưng cuối cùng biên bản cũng được lập. Chú nhận chú có cho một người lạ mặt ngủ nhờ qua một đêm mưa, người ấy trọc đầu, đúng thế, còn ngườí ấy có là tù hay không tù chú không rõ. Chỉ có điều chú biết rõ là người ấy đói, chú cho người ấy ăn. Sáng sớm hôm sau người ấy đi chú còn gói cho người ấy đùm sắn luộc... Chú khẽ đập tay lên ngực trái, phát ra từ cuống họng cái âm thanh nghiêm trang: “Ôi! Ồi…” và sẵn sàng kí vào biên bản chữ “Gôi” viết hoa to tướng. Hóa ra là chú Gôi câm biết viết tên chú, mặc dầu chú không biết chữ. Người ta đâm ngờ chú giả câm, chú ngoan cố còn giấu giếm điều gì về người tù trốn. Chú bị tam giam ở đồn công an và bị hỏi cung liên miên. Nhưng trước sau chú vẫn ngơ ngơ và chú chỉ biết lắc đầu, ra hiệu “không biết”. Vốn là đứa con của rừng nay bị trói buộc trong phòng tạm giam nhỏ như cái hộp bằng xi măng, Gôi kêu ú ớ liên tục. Rồi chú không kêu nữa, chỉ giương mắt nhìn. Cái nhìn đờ đẫn. Cái nhìn câm.
Gôi được thả ra vào một buổi chiếu. Chú gầy sọp, đôi mắt lờ đờ trên khuôn mặt ngơ ngơ ngơ gần như đần độn. Chú thất thểu đi dọc phố Núi, nắng xiên chênh chếch làm mắt chú loà đi, các cửa hàng cửa hiệu, người và xe... tất cả đều chập chờn. Rồi con phố lượn vòng. Gôi đi vào đoạn phố khuất nắng, chú dụi mắt và nhìn rõ ở phía trước một ngôi nhà lớn, cánh cửa mở rộng, có người đàn ông đang đứng chờ ai đó. Người đàn ông ăn mặc bảnh bao, bụng phệ, khuôn mặt đỏ mỡ màng nhưng dáng điệu và cử chỉ của ông ta nhắc Gôi nhớ đến kẻ vỡ nợ, bị sa lầy trong Khe Nước Đục. Gôi vẫn ngơ ngơ nhưng đôi mắt chú mở to, nhấp nháy cười, vẻ như mừng cho ông ta. Ông ta hơi sững người, đôi mắt nheo nheo cũng cười cười. A chú Gôi câm... Trộng thấy chú là tôi nhận ra ngay. Tôi là Ngưỡng, kẻ ngày nào được chú cứu thoát chết đây... Chợt một chiếc xe con bóng loáng lượn vào sát vỉa hè, đỗ lại, Ngưỡng chạy ra đón khách, nói với ông khách vài câu, dẫn khách vào tới cửa lại vội vã quay ra. Một chiếc xe con nữa còn bóng loáng hơn. Rồi những chiếc xe máy đủ kiểu... Ngưỡng tôi qua một phen bị vỡ nợ, mang theo một bài học nhớ đời xông vào cuộc đua tranh, bây giờ đã là người có quyền và có tiền, cả phố Núi này phải vì nể. Nhưng sự đời phức tạp lắm chú Gôi câm ơi. Trước bàn dân thiên hạ tôi không thể dây với người vừa bị pháp luật sờ đến, hình dong lại cổ quái, lại câm như chú được. Biết giải thích với thiên hạ ra sao? Ngưỡng tất bật đón khách, ông ta quay lưng về phía Gôi, cứ như không trông thấy Gôi hay đúng hơn là Gôi không có mặt trên đời.
Chú Gôi câm đi ngang qua ngôi nhà lớn, mặt chú vẫn ngơ ngơ, đôi mắt mở to của chú vẫn cười cười. Cái cười câm.
Và Gôi đi, hướng về phía bóng núi xanh mờ ở phía xa...
Khá lâu về sau có người đàn bà dắt theo đứa con nhỏ về Khe Nước Đục tìm chú Gôi câm. Người đàn bà ấy là vợ kẻ trốn tù năm nào, được Gôi cưu mang qua một đêm mưa gió. Vợ chồng gặp nhau được vài hôm, ông ta bị bắt lại và đã chết vì sốt rét ở trong tù. Bà vợ đem đứa con nhỏ, là kết quả của lần gặp lại ngắn ngủi giữa hai vợ chồng đến đây tìm Gôi theo lời dặn của chồng. Người trong vùng nói không biẽt chú Gôi câm đi đâu, hiện ở phương nào (cứ như là chú chợt hiện rồi chợt biến mất)? Cả căn nhà nhỏ của chú nơi bìa rừng cũng không còn dấu tích. Nhưng cũng không sao, bà đã đem con lên đây thì sẽ ở lại đây. Đứa con mang tên Gôi, thế là thoả nguyện của cả bà lẫn người chồng đã khuất. Bà nói với Gôi: “Con ơi, bố con là người tử tế bị mắc tiếng oan, con phải thành người tử tế không chỉ cho riêng con mà còn sống thay cho cả cuộc đời của bố con”.
Bà mẹ Gôi nay đã già. Gôi trưởng thành, năng nổ và xốc vác. Anh nhận khoán đất rừng, trở thành người chủ vườn rừng đầu tiên ở Khe Nước Đục./.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Người cha và các con trai
Người cha ra lệnh các con phải sống hòa thuận, nhưng chúng không nghe lời. Ông liền sai đem một cái chổi sể đến và bảo:
- Các con bẻ đi!
Lũ con trai xoay sở thế nào đi nữa cũng không bẻ nổi. Bấy giờ người cha tháo rời chổi ra và bảo chúng bẻ từng ngọn một.
Lũ con dễ dàng bẻ hết từng ngọn chổi.
Người cha mới nói:
- Các con cũng vậy đấy: nếu như các con sống hoà thuận thì không ai làm gì nổi các con, bằng không các con cải cọ nhau, tất cả riêng rẽ thì bất cứ kẻ nào cũng dễ dàng làm hại các con.
- Các con bẻ đi!
Lũ con trai xoay sở thế nào đi nữa cũng không bẻ nổi. Bấy giờ người cha tháo rời chổi ra và bảo chúng bẻ từng ngọn một.
Lũ con dễ dàng bẻ hết từng ngọn chổi.
Người cha mới nói:
- Các con cũng vậy đấy: nếu như các con sống hoà thuận thì không ai làm gì nổi các con, bằng không các con cải cọ nhau, tất cả riêng rẽ thì bất cứ kẻ nào cũng dễ dàng làm hại các con.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sông
Dạo Mát Nữa Đêm
Nhiều đệ tử đang theo học thiền định dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Sengai. Một người trong bọn họ thường hay dậy ban đêm, vượt tường ra phố để dạo mát cho thỏa thích.
Một đêm, Sengai đi giám thị phòng ngủ, thấy một đệ tử vắng mặt và cũng khám phá ra được chiếc ghế đẩu cao mà anh ta thường dùng để leo qua tường. Sengai dời chiếc ghế chỗ khác và đứng thay vào chỗ đó. Khi anh chàng rong chơi trở về, không biết rằng Sengai là chiếc ghế, anh ta đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống đất. Khám phá ra sự việc mình làm, anh ta hoảng sợ.
Sengai bảo nhỏ nhẹ : “ Sáng sớm này trời lạnh lắm. Con hãy cẩn thận kẻo bị cảm.”
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài ban đêm nữa.
Một đêm, Sengai đi giám thị phòng ngủ, thấy một đệ tử vắng mặt và cũng khám phá ra được chiếc ghế đẩu cao mà anh ta thường dùng để leo qua tường. Sengai dời chiếc ghế chỗ khác và đứng thay vào chỗ đó. Khi anh chàng rong chơi trở về, không biết rằng Sengai là chiếc ghế, anh ta đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống đất. Khám phá ra sự việc mình làm, anh ta hoảng sợ.
Sengai bảo nhỏ nhẹ : “ Sáng sớm này trời lạnh lắm. Con hãy cẩn thận kẻo bị cảm.”
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài ban đêm nữa.
Cổ Học Tinh Hoa - Không nên sát phạt lẫn nhau
KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU
Văn Quân đất Lỗ Dương sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe thấy đến can nói rằng:
Ví như bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau thì nhà vua nghĩ như thế nào?
Văn Quân nói:
Bao nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Vì tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau thì ta tất đem trị tội thật nặng.
Mặc Tử nói:
Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua, nay nhà vua đem quân đánh Trịnh thì há tránh khỏi được vạ trời hay sao!
Văn Quân nói:
Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí của trời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh.
Mặc Tử nói:
Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh mà nói rằng :”Ta đánh Trịnh là thuận ý trời” thì là nghĩa thế nào? Vì như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng:”Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó”. Nói như thế có nghe được không?
Mặc Tử
Ví như bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau thì nhà vua nghĩ như thế nào?
Văn Quân nói:
Bao nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Vì tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau thì ta tất đem trị tội thật nặng.
Mặc Tử nói:
Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua, nay nhà vua đem quân đánh Trịnh thì há tránh khỏi được vạ trời hay sao!
Văn Quân nói:
Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí của trời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh.
Mặc Tử nói:
Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh mà nói rằng :”Ta đánh Trịnh là thuận ý trời” thì là nghĩa thế nào? Vì như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng:”Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó”. Nói như thế có nghe được không?
Mặc Tử
GIẢI NGHĨA
Lỗ Dương: tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.
Can: nói để ngăn ai đừng làm việc gì
Lỗ Dương: tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.
Can: nói để ngăn ai đừng làm việc gì
LỜI BÀN
Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì cớ gì cũng vẫn không được chính đáng. Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thánh thần đấy.
Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì cớ gì cũng vẫn không được chính đáng. Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thánh thần đấy.
Chuyện cười trong ngày
Lợi hại
Tí:
- Cậu dạo này bày đặt tập hút thuốc lá nữa à? Cậu không biết sách có nói rằng: "Hút một điếu thuốc là giảm thọ ba giây" hay sao?
Tèo:
- Biết chớ! Nhưng sách cũng nói: "Cười một tiếng là tăng thọ một giây". Vì thế mỗi khi hút xong một điếu thuốc, tớ lại cười ba lần! Thế là huề, thậm chí nếu thích thì có thể cười... thêm!
Tí:
- Cậu dạo này bày đặt tập hút thuốc lá nữa à? Cậu không biết sách có nói rằng: "Hút một điếu thuốc là giảm thọ ba giây" hay sao?
Tèo:
- Biết chớ! Nhưng sách cũng nói: "Cười một tiếng là tăng thọ một giây". Vì thế mỗi khi hút xong một điếu thuốc, tớ lại cười ba lần! Thế là huề, thậm chí nếu thích thì có thể cười... thêm!
Monday, February 20, 2017
Chuyện ngắn - Hạnh phúc
Hạnh phúc
- Hạnh phúc là gì?
Chàng tuổi trẻ luôn đặt câu hỏi này với những người mà chàng cho rằng quan điểm của họ có thể giúp chàng đi đúng hướng trên con đường gian lao đi tìm hạnh phúc.
- Hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là tiền bạc - người thương gia giàu có đáp.
- Hạnh phúc là sự nổi tiếng - một ca sĩ trả lời.
- Hạnh phúc là một gia đình hòa thuận, trên dưới một lòng - một người cha đáng kính đáp.
- Hạnh phúc là một công việc làm tốt, thân thể khỏe mạnh không bệnh tật - một anh công nhân nói.
...
Và còn vô số những định nghĩa mà thoạt đầu chàng đều cho là có lý và chàng cố gắng làm theo.
Chàng đã có một công việc rất tốt, một người vợ đảm đang cùng 2 đứa con xinh xắn, khoẻ mạnh. Chàng không bệnh tật gì, trái lại còn có một sức khỏe rất tốt. Chàng đã bắt đầu có tiếng trên thương trường và tiền bạc không còn là một nỗi băn khoăn gì cả.
Thế nhưng chàng vẫn chưa thỏa mãn, chàng vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc hoàn toàn. Có những lúc chàng cảm thấy mọi thứ sao nhạt nhẽo và vô vị dù cảm giác đó chỉ là thoáng qua. Có những lúc chàng cảm thấy trống rỗng và như lạc phương hướng. Có những lúc chàng bỗng nhiên muốn thoát khỏi mọi sự ràng buộc, thoát khỏi thế giới này. Chàng mơ mình là Robinson Cruose, là Robin Hood hay thậm chí còn là Batman. Chàng không hiểu nổi chính mình muốn gì? Và chàng tiếp tục săn tìm lời giải cho câu hỏi:
- Hạnh phúc là gì?
Và một hôm chàng chợt nhớ ra một người. Vâng, đó là ông nội của chàng. Người Ông đã sống qua bao nhiêu cuộc bể dâu, đã trải qua bao nhiêu kinh nghiệm cuộc sống: chiến tranh, đói kém, giàu có, nhẵn túi, hạnh phúc, đau khổ, chết chóc... Người Ông mà số tuổi không ai trong gia đình còn nhớ chính xác là bao nhiêu. Hiện Ông đang ở đâu nhỉ? À, Ông đang ở một vùng đồi núi cách nơi chàng ở hơn 300 cây số. Chỉ cần 5 tiếng đồng hồ lái xe, chàng chắc chắn sẽ tìm được lời giải đáp.
Khi chàng bước vào, Ông đang ngồi trên một chiếc ghế bật đung đưa, đầu tóc bạc phơ, miệng đang nhai một mẩu bánh mì, bên cạnh là một hộp cá mòi đang ăn dở.
Chàng sà vào lòng Ông như ngày xưa và hỏi:
- Ông ơi, hãy nói cho cháu nghe hạnh phúc là gì?
Ông bật cười và đáp:
- Ồ cháu của ta, Hạnh Phúc à? Hạnh Phúc là gì ư? Hạnh Phúc là lúc này đây, là ta đang ngồi nhai ổ bánh mì và nhấm nháp con cá mòi béo ngậy này và nghe thằng cháu cưng của ta hỏi Hạnh Phúc là gì?
Những chuyện ngụ ngôn hay
Người làm vườn và các con trai
Nhười làm vườn muốn dạy nghề mình cho các con trai. Khi ông sắp qua đời, ông gọi họ tới và bảo:
- Thế nầy các con nhé, khi nào bố chết, các con hãy tìm kỷ cái vật giấu trong vườn trồng nho.
Các con tưởng rằng ở đó có kho báu nên khi ông bố chết, họ đi đào bới xới lộn tất cả đất cả đất cát ở đấy lên. Họ không tìm thấy gì cả nhưng đất ở khu vườn nho được xới trộn rất kỹ nho ra quá nhiều gấp bội. Thế là họ trở nên giàu có.
- Thế nầy các con nhé, khi nào bố chết, các con hãy tìm kỷ cái vật giấu trong vườn trồng nho.
Các con tưởng rằng ở đó có kho báu nên khi ông bố chết, họ đi đào bới xới lộn tất cả đất cả đất cát ở đấy lên. Họ không tìm thấy gì cả nhưng đất ở khu vườn nho được xới trộn rất kỹ nho ra quá nhiều gấp bội. Thế là họ trở nên giàu có.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Tri Âm
Xưa ở Trung Hoa có hai người bạn. Một người chơi đàn tì bà rất điêu luyện và một người nghe đàn rất sành điệu.
Khi người chơi đàn hay có ý diễn tả về núi cao, người kia bảo : “ Tôi thấy núi trước mặt chúng ta.”
Khi người kia đàn có ý diễ tả về nước, người kia kêu lên : “Ðây là dòng nước đang chảy !”
Nhưng chẳng bao lâu ngã bệnh rồi chết. Người chơi đàn cắt đưt dây đàn và không bao giờ chơi đàn nữa. Vì thế từ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
Tích Bá Nha , Tử Kỳ
Khi người chơi đàn hay có ý diễn tả về núi cao, người kia bảo : “ Tôi thấy núi trước mặt chúng ta.”
Khi người kia đàn có ý diễ tả về nước, người kia kêu lên : “Ðây là dòng nước đang chảy !”
Nhưng chẳng bao lâu ngã bệnh rồi chết. Người chơi đàn cắt đưt dây đàn và không bao giờ chơi đàn nữa. Vì thế từ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
Tích Bá Nha , Tử Kỳ
Điển Hay Tích Lạ - Lực bất tòng tâm
Lực bất tòng tâm
Ý của câu thành ngữ này là chỉ người không đủ sức làm công việc mà mình mong muốn.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hậu Hán thư – Truyện Ban Siêu".
Thời Đông Hán, Ban Siêu theo lệnh Minh Đế dẫn mấy chục người xuất sứ Tây vực và từng nhiều lần lập công . Ban Siêu sống ở Tây vực 27 năm, khi ông mới đến Tây vực còn là tuổi tráng niên, đến nay tuổi đã cao, sức khỏe ngày một sa sút. Người già rồi chỉ mong lá rụng về cội, nên ông đã viết một bức thư bày tỏ lòng tưởng nhớ quê hương da diết của mình, sau đó sai con trai đem về nhà Hán trình lên vua Lưu Triệu. Nhưng bức thư không được nhà vua để ý tới. Sau đó, em gái Ban Siêu là Ban Chiêu lại viết một lá thư dâng lên nhà vua, trong thư trình bày rõ ý nuốn của anh mình. Trong có mấy câu: "Ban Siêu nay đã ngoài 60 tuổi, là người cao tuổi nhất trong số người cùng đi Tây vực, nay đã mái tóc bạc phơ, mắt mờ chân yếu, đi đâu cũng phải chống gậy, nếu chẳng may xảy ra bạo loạn thì Ban Siêu thật khó mà đủ sức làm theo ý muốn của mình. Như vậy không những phương hại đến công trị vì lâu dài của nhà nước, mà còn hủy hoại thành quả do các bậc trung thần trải biết bao cực nhọc mới giành được, vậy chẳng đau lòng lắm thay ".
Nhà vua rất xúc động trước lời lẽ trong thư, bèn hạ chỉ điều Ban Siêu về nước. Ban Siêu về tới Lạc Dương chưa đầy một tháng thì bệnh tình càng nặng thêm rồi qua đời, hưởng thọ 71 tuổi.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Lực bất tòng tâm" để ví về hiện tượng sức yếu, không thể làm được những công việc mà mình mong muốn.
Chuyện cười trong ngày
Tiền múa Chúa cười
Nhà Quỳnh nghèo lắm. Một lần ghé qua đền thờ bà Chúa Liễu, thấy nơi khám có nhiều tiền do khách thập phương cúng đặt ở trên mâm, Quỳnh nảy ra ý muốn vay. Cậu vừa gieo tiền xin âm dương vừa khấn:
- Độ rày, em túng quẫn, chị lại để tiền không. Xin chị cho em vay, làm ăn khá em chẳng quên ơn chị. Nếu cho vay một phần tư, xin khiến hai đồng đều sấp; nếu cho vay một phần ba, xin cho hai đồng đều ngửa, còn cho vay một nửa, xin sấp ngửa bằng nhau.
Theo kiểu cách ấy, thì đằng nào Quỳnh cũng vay được cả, mà ý bà Chúa Liễu vốn không thích tính Quỳnh, chẳng muốn cho vay, bèn làm cho cả hai đồng tiền quay tít không ngừng.
Thấy vậy, Quỳnh reo lên:
- A, tiền múa, Chúa cười! Chị thương em nghèo nên cho em vay cả. Xin đa tạ chị!
Nói đoạn, Quỳnh trút hết tiền vào bao, buộc lại rồi ra về. Mắc mưu Quỳnh, bà Chúa phen này coi như mất trắng.
Nhà Quỳnh nghèo lắm. Một lần ghé qua đền thờ bà Chúa Liễu, thấy nơi khám có nhiều tiền do khách thập phương cúng đặt ở trên mâm, Quỳnh nảy ra ý muốn vay. Cậu vừa gieo tiền xin âm dương vừa khấn:
- Độ rày, em túng quẫn, chị lại để tiền không. Xin chị cho em vay, làm ăn khá em chẳng quên ơn chị. Nếu cho vay một phần tư, xin khiến hai đồng đều sấp; nếu cho vay một phần ba, xin cho hai đồng đều ngửa, còn cho vay một nửa, xin sấp ngửa bằng nhau.
Theo kiểu cách ấy, thì đằng nào Quỳnh cũng vay được cả, mà ý bà Chúa Liễu vốn không thích tính Quỳnh, chẳng muốn cho vay, bèn làm cho cả hai đồng tiền quay tít không ngừng.
Thấy vậy, Quỳnh reo lên:
- A, tiền múa, Chúa cười! Chị thương em nghèo nên cho em vay cả. Xin đa tạ chị!
Nói đoạn, Quỳnh trút hết tiền vào bao, buộc lại rồi ra về. Mắc mưu Quỳnh, bà Chúa phen này coi như mất trắng.
Sunday, February 19, 2017
Chuyện ngắn - Con trai
Con Trai
Tác giả: Jeanne White (Mỹ) Giới thiệu & chuyển ngữ: Dũ Lan Lê Anh Dũng
Giới thiệu tác giả qua ngượi phiên dịch với một câu chuyện có thực Ở Bắc Bán cầu tháng năm là tháng cuối mùa xuân. Có nước (như Mỹ) chọn ngày chủ nhật, thứ hai trong tháng năm để tổ chức Ngày của Mẹ (Mother’s Day). Đây là dịp con cái tặng quà, bày tỏ lòng thương yêu mẹ. Câu chuyện đầu tháng năm này vì thế cũng là câu chuyện về tấm lòng một người mẹ.
Bác sĩ phát hiện Ryan White nhiễm AIDS trước Giáng sinh 1984 một tuần. Từ đó là ác mộng. Cộng đồng cư dân nơi mẹ con bà Jeanne White sinh sống hoảng sợ vì không được giáo dục về AIDS. Họ làm nhục gia đình bà, cấm con bà đi học. Bà đi kiện, vận động các cơ quan ngôn luận. Cả nước Mỹ đã chú ý tới cuộc đấu tranh của hai mẹ con để cháu được đi học. Trận đầu bà thắng kiện. Tòa buộc phải để Ryan đến trường. Nhưng dân chúng địa phương thì cứ mù quáng đến tàn nhẫn. Sự tàn ác lên đến đỉnh điểm khi một viên đạn bắn vào nhà mẹ con bà. Họ đành dọn tới thành phố Cicero, bang Indiana và được bao dung tiếp đón. Ryan đi học, đoạt bảng danh dự, thi bằng lái xe, được gặp Elton John và Michael Jackson. Jackson ngưỡng mộ lòng quả cảm của Ryan và kết thành bạn.
Chủ nhật, 8-4-1990, Ryan White qua đời, 18 tuổi, bên giường em là mẹ và Elton John. Mấy tuần sau Jeanne White nhận được hơn 60.000 lá thư. Qua đó, bà nhận thức rằng phải tiếp tục chiến đấu giành công bằng và hạnh phúc cho người bệnh AIDS.
Tháng 5-1990, hai thượng nghị sĩ Edward Kennedy và Orin Hatch mời bà tới thủ đô Washington để vận động cho một đạo luật mang tên Ryan White nhằm kêu gọi toàn nước Mỹ tài trợ cho công tác giáo dục, nghiên cứu và chữa trị khẩn cấp bệnh AIDS.
Không chỉ viết sách và diễn thuyết khắp nước Mỹ, bà còn sáng lập và làm chủ tịch Quỹ Ryan White, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giáo dục thanh thiếu niên về những vấn đề liên quan tới HIV/AIDS. Do thiếu tài chánh, quỹ này đóng cửa vào tháng 11-1999. Tuy nhiên mẹ con bà White đã thay đổi cách nhìn của xã hội về AIDS và về những người sống chung với AIDS. Tên của Ryan được xem là lời gọi mời người bệnh AIDS hãy biết vui sống, là lời kêu nài xã hội hãy hiểu biết và cảm thông họ, là tiếng khóc mong cầu tăng cường nghiên cứu chữa trị AIDS.
Năm 1997 Jeanne White xuất bản tác phẩm Weeding Out The Tears: A Mother’s Story of Love, Loss, and Renewal (Gạt dòng nước mắt: Câu chuyện về tình yêu thương, nỗi mất mát và sự hồi phục của một người mẹ). Đoản văn sau đây trích tuyển từ tác phẩm này. Con trai tôi Đã bảy năm trôi qua từ khi con trai tôi là Ryan White ra đi. Ryan bị bệnh huyết hữu (là bệnh ưa chảy máu: hemophilia), phải truyền vào máu một yếu tố giúp đông máu (blood product) và vì thế cháu bị nhiễm AIDS.
Sự cố xảy ra trước khi mọi người thực sự biết rõ về AIDS. Cháu được xác định nhiễm bệnh năm 13 tuổi. Các bác sĩ bảo chúng tôi rằng may phúc thì cháu sống thêm sáu tháng.
Nhưng Ryan đã sống thêm sáu năm. Vào cái ngày ký một đạo luật mang tên Ryan White, Tổng thống Clinton nói rằng cháu là “đứa trẻ đã đương đầu với bệnh AIDS, đã giúp cho nước Mỹ học hỏi điều này”. Nhờ đạo luật ấy hàng trăm ngàn người Mỹ đang sống chung với HIV/AIDS được cung cấp các dịch vụ y tế, yểm trợ thuốc men, được săn sóc nằm viện và ngoại trú. Tôi biết Ryan sẽ hạnh phúc lắm khi cuộc sống, cái chết của cháu đã và đang giúp ích biết bao người khác.
Thoạt tiên, lúc mới biết Ryan mắc bệnh hiểm nghèo, tôi hoàn toàn suy sụp. Sống cảnh không chồng, đối với tôi hai đứa con là tất cả mọi thứ trên đời này, thế mà con trai đầu lòng của tôi đang chết dần mỗi ngày. Tôi không nghĩ rằng mình có thể sống nổi. Ngoài cơn ác mộng này chúng tôi còn phải đối mặt với sự thiếu hiểu biết, lòng khiếp sợ, nỗi căm ghét của xã hội đương thời đang bủa vây người bệnh AIDS. Ryan muốn đi học lại nhưng nhà trường không cho phép. Các phụ huynh khác sợ con em họ học chung lớp với Ryan sẽ bị lây nhiễm. Chúng tôi đấu tranh cho cháu được đi học và thắng cuộc, nhưng lòng thù địch và sức ép của cộng đồng xã hội trút đổ vào gia đình tôi quá sức chịu đựng. Chúng tôi quyết định dọn tới một thành phố khác.
Tại trường trung học mới của Ryan thì hoàn toàn khác hẳn. Nhà trường tổ chức các lớp dạy về AIDS và trợ giúp tư vấn để không còn bất kỳ học sinh nào mang tâm lý sợ sệt. Giáo dục cho quần chúng hiểu biết bệnh này trở thành cuộc đời và sự nghiệp của Ryan. Cháu làm người phát ngôn quốc tế, xuất hiện trên truyền hình, tạp chí, nhật báo khắp thế giới. Điều này giúp cho những gì đã xảy đến gia đình tôi trở nên có ý nghĩa và xoa dịu phần nào nỗi đau của chúng tôi.
Chúng tôi học cách sống chung với AIDS. Với AIDS, ta không bao giờ biết một triệu chứng là xoàng hay nghiêm trọng. Người bệnh yếu mệt rồi khỏe hơn, và mới khỏe chưa mấy chốc thì lại yếu mệt.
Hầu như lúc nào tâm trạng Ryan cũng bình ổn. Ngay cả lúc phải vào bệnh viện, cháu thường mỉm cười với mẹ. Tuy nhiên, đôi khi cháu quá yếu hay quá bận học nên không làm nổi một việc gì đó (như dự một buổi hòa nhạc đặc biệt, gặp một nhân vật, đi tới một địa điểm lý thú...) thì cháu tỏ ra bực dọc, khó chịu. Lúc ấy nếu tôi có rầy rà thì cháu hối lỗi và lập tức xin lỗi bằng cách viết cho mẹ mấy chữ.
Một hôm Ryan nắm bàn tay tôi mà đu đưa, vung vẩy.
“Ryan à, khi con có cử chỉ dễ thương thế này ắt hẳn con đang muốn chuyện gì phải không?”.
“Con có muốn chi đâu. Con trai không nắm tay mẹ được sao?”.
“Thôi mà con, hãy nói cho mẹ biết...”.
“Thật đấy mẹ. Con muốn cám ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ làm cho con, nâng đỡ con như bấy lâu nay”.
Trên đời này không bao giờ có ai xóa nhòa được trong tôi những lời cháu nói. Không bao giờ có ai xóa nhòa được trong tôi cảm xúc của một người làm mẹ vào giây phút ấy.
Tôi nhớ có lần ai đó hỏi: “Jeanne à, làm sao chị sống nổi qua từng ngày khi biết rằng con mình sắp chết?”.
Tôi đáp: “Mẹ con chúng tôi không nghĩ tới cái chết. Chúng tôi chẳng có thời gian nghĩ tới nó. Nếu bạn để cho ý nghĩ đó len lỏi vào đời bạn, nó sẽ gặm nát bạn. Bạn phải tiếp tục sống, tận dụng từng ngày từng giờ đời mình”.
Cuối cùng cũng tới lúc thân xác Ryan không còn sức gắng gượng. Khi cháu hấp hối, hẳn là nhân viên bệnh viện cho rằng tôi hóa rồ hóa dại. Cháu hôn mê, còn tôi nửa tỉnh nửa điên cứ gọi mãi tên cháu, trò chuyện với cháu trong lúc cháu chìm sâu vào giấc ngủ. Có lẽ cháu hết còn nghe được gì nhưng chúng tôi cứ mở nhạc cho cháu. Cháu không còn nhìn thấy gì nhưng chúng tôi vẫn mang hình ảnh vào phòng cháu treo, dán, phô bày la liệt. Gia đình tôi không muốn đầu hàng.
Tuy nhiên, trong khi đứng nhìn hình hài mỏng manh bé nhỏ của Ryan, tôi biết rằng chẳng còn ai làm được gì hơn cho cháu. Trước lúc chìm vào vô ý thức, cháu nói với tôi:
“Mẹ ơi, nếu mẹ nghĩ rằng còn có chút cơ hội, mẹ hãy giành lấy nó”. Và chúng tôi đã làm thế. Cho tới phút cuối cùng, gia đình tôi đã tìm đủ mọi cách còn có thể làm được.
Tôi áp người kề sát vào cháu và thì thầm: “Xong rồi con ơi, con có thể ra đi”.
Cháu qua đời. Các bác sĩ cứu cháu hồi sinh vài phút, rồi cháu lại tắt hơi. Tôi biết rất rõ là hết còn cơ hội nào nữa. Chúng tôi bại trận. Đó là khoảnh khắc buồn đau khôn tả đối với tôi và những người trong gia đình.
Một bạn thân khuyên: “Nếu muốn, chị có thể bảo người ta ngừng lại. Tùy vào chị đó, Jeanne à”.
Tôi trao đổi với ông bà ngoại cháu và em gái cháu là Andrea. Sau đó tôi nói với các bác sĩ: “Xin thôi đi”.
Bác sĩ Marty Kleiman là người đã chăm sóc Ryan từ buổi đầu tiên, đã giúp cháu sống sót thêm sáu năm trong lúc các bác sĩ khác tiên đoán cháu chỉ sống nổi sáu tháng. Ông bước ra ngoài thông báo con trai tôi đã đi thanh thản trong giấc ngủ, không đau đớn.
Ánh sáng đã tắt.
Sau này công việc chăm sóc vườn tược là liệu pháp cho tôi. Trong ánh sáng tinh khôi đầu ngày, mọi cỏ cây hoa trái đều tươi tắn, ẩm ướt và những giọt sương mai bám trên cành lá long lanh như châu ngọc. Thiên nhiên giúp tâm hồn tôi khuây khỏa. Dường như mỗi cọng cỏ dại nhổ lên là một chút sầu bi mà tôi đang tập bỏ sang một bên, là một giọt nước mắt mà tôi gạt đi để cho vui sống được đâm tược trỗ mầm.
Tôi thấy lại gương mặt bạn bè tôi đã mất, thấy lại gương mặt con trai tôi trong lòng những đóa hoa. Những đóa hoa ấy mỹ miều trong buổi sớm mai, nở ra như những miệng cười và bừng sáng niềm hy vọng.
Bác sĩ phát hiện Ryan White nhiễm AIDS trước Giáng sinh 1984 một tuần. Từ đó là ác mộng. Cộng đồng cư dân nơi mẹ con bà Jeanne White sinh sống hoảng sợ vì không được giáo dục về AIDS. Họ làm nhục gia đình bà, cấm con bà đi học. Bà đi kiện, vận động các cơ quan ngôn luận. Cả nước Mỹ đã chú ý tới cuộc đấu tranh của hai mẹ con để cháu được đi học. Trận đầu bà thắng kiện. Tòa buộc phải để Ryan đến trường. Nhưng dân chúng địa phương thì cứ mù quáng đến tàn nhẫn. Sự tàn ác lên đến đỉnh điểm khi một viên đạn bắn vào nhà mẹ con bà. Họ đành dọn tới thành phố Cicero, bang Indiana và được bao dung tiếp đón. Ryan đi học, đoạt bảng danh dự, thi bằng lái xe, được gặp Elton John và Michael Jackson. Jackson ngưỡng mộ lòng quả cảm của Ryan và kết thành bạn.
Chủ nhật, 8-4-1990, Ryan White qua đời, 18 tuổi, bên giường em là mẹ và Elton John. Mấy tuần sau Jeanne White nhận được hơn 60.000 lá thư. Qua đó, bà nhận thức rằng phải tiếp tục chiến đấu giành công bằng và hạnh phúc cho người bệnh AIDS.
Tháng 5-1990, hai thượng nghị sĩ Edward Kennedy và Orin Hatch mời bà tới thủ đô Washington để vận động cho một đạo luật mang tên Ryan White nhằm kêu gọi toàn nước Mỹ tài trợ cho công tác giáo dục, nghiên cứu và chữa trị khẩn cấp bệnh AIDS.
Không chỉ viết sách và diễn thuyết khắp nước Mỹ, bà còn sáng lập và làm chủ tịch Quỹ Ryan White, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giáo dục thanh thiếu niên về những vấn đề liên quan tới HIV/AIDS. Do thiếu tài chánh, quỹ này đóng cửa vào tháng 11-1999. Tuy nhiên mẹ con bà White đã thay đổi cách nhìn của xã hội về AIDS và về những người sống chung với AIDS. Tên của Ryan được xem là lời gọi mời người bệnh AIDS hãy biết vui sống, là lời kêu nài xã hội hãy hiểu biết và cảm thông họ, là tiếng khóc mong cầu tăng cường nghiên cứu chữa trị AIDS.
Năm 1997 Jeanne White xuất bản tác phẩm Weeding Out The Tears: A Mother’s Story of Love, Loss, and Renewal (Gạt dòng nước mắt: Câu chuyện về tình yêu thương, nỗi mất mát và sự hồi phục của một người mẹ). Đoản văn sau đây trích tuyển từ tác phẩm này. Con trai tôi Đã bảy năm trôi qua từ khi con trai tôi là Ryan White ra đi. Ryan bị bệnh huyết hữu (là bệnh ưa chảy máu: hemophilia), phải truyền vào máu một yếu tố giúp đông máu (blood product) và vì thế cháu bị nhiễm AIDS.
Sự cố xảy ra trước khi mọi người thực sự biết rõ về AIDS. Cháu được xác định nhiễm bệnh năm 13 tuổi. Các bác sĩ bảo chúng tôi rằng may phúc thì cháu sống thêm sáu tháng.
Nhưng Ryan đã sống thêm sáu năm. Vào cái ngày ký một đạo luật mang tên Ryan White, Tổng thống Clinton nói rằng cháu là “đứa trẻ đã đương đầu với bệnh AIDS, đã giúp cho nước Mỹ học hỏi điều này”. Nhờ đạo luật ấy hàng trăm ngàn người Mỹ đang sống chung với HIV/AIDS được cung cấp các dịch vụ y tế, yểm trợ thuốc men, được săn sóc nằm viện và ngoại trú. Tôi biết Ryan sẽ hạnh phúc lắm khi cuộc sống, cái chết của cháu đã và đang giúp ích biết bao người khác.
Thoạt tiên, lúc mới biết Ryan mắc bệnh hiểm nghèo, tôi hoàn toàn suy sụp. Sống cảnh không chồng, đối với tôi hai đứa con là tất cả mọi thứ trên đời này, thế mà con trai đầu lòng của tôi đang chết dần mỗi ngày. Tôi không nghĩ rằng mình có thể sống nổi. Ngoài cơn ác mộng này chúng tôi còn phải đối mặt với sự thiếu hiểu biết, lòng khiếp sợ, nỗi căm ghét của xã hội đương thời đang bủa vây người bệnh AIDS. Ryan muốn đi học lại nhưng nhà trường không cho phép. Các phụ huynh khác sợ con em họ học chung lớp với Ryan sẽ bị lây nhiễm. Chúng tôi đấu tranh cho cháu được đi học và thắng cuộc, nhưng lòng thù địch và sức ép của cộng đồng xã hội trút đổ vào gia đình tôi quá sức chịu đựng. Chúng tôi quyết định dọn tới một thành phố khác.
Tại trường trung học mới của Ryan thì hoàn toàn khác hẳn. Nhà trường tổ chức các lớp dạy về AIDS và trợ giúp tư vấn để không còn bất kỳ học sinh nào mang tâm lý sợ sệt. Giáo dục cho quần chúng hiểu biết bệnh này trở thành cuộc đời và sự nghiệp của Ryan. Cháu làm người phát ngôn quốc tế, xuất hiện trên truyền hình, tạp chí, nhật báo khắp thế giới. Điều này giúp cho những gì đã xảy đến gia đình tôi trở nên có ý nghĩa và xoa dịu phần nào nỗi đau của chúng tôi.
Chúng tôi học cách sống chung với AIDS. Với AIDS, ta không bao giờ biết một triệu chứng là xoàng hay nghiêm trọng. Người bệnh yếu mệt rồi khỏe hơn, và mới khỏe chưa mấy chốc thì lại yếu mệt.
Hầu như lúc nào tâm trạng Ryan cũng bình ổn. Ngay cả lúc phải vào bệnh viện, cháu thường mỉm cười với mẹ. Tuy nhiên, đôi khi cháu quá yếu hay quá bận học nên không làm nổi một việc gì đó (như dự một buổi hòa nhạc đặc biệt, gặp một nhân vật, đi tới một địa điểm lý thú...) thì cháu tỏ ra bực dọc, khó chịu. Lúc ấy nếu tôi có rầy rà thì cháu hối lỗi và lập tức xin lỗi bằng cách viết cho mẹ mấy chữ.
Một hôm Ryan nắm bàn tay tôi mà đu đưa, vung vẩy.
“Ryan à, khi con có cử chỉ dễ thương thế này ắt hẳn con đang muốn chuyện gì phải không?”.
“Con có muốn chi đâu. Con trai không nắm tay mẹ được sao?”.
“Thôi mà con, hãy nói cho mẹ biết...”.
“Thật đấy mẹ. Con muốn cám ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ làm cho con, nâng đỡ con như bấy lâu nay”.
Trên đời này không bao giờ có ai xóa nhòa được trong tôi những lời cháu nói. Không bao giờ có ai xóa nhòa được trong tôi cảm xúc của một người làm mẹ vào giây phút ấy.
Tôi nhớ có lần ai đó hỏi: “Jeanne à, làm sao chị sống nổi qua từng ngày khi biết rằng con mình sắp chết?”.
Tôi đáp: “Mẹ con chúng tôi không nghĩ tới cái chết. Chúng tôi chẳng có thời gian nghĩ tới nó. Nếu bạn để cho ý nghĩ đó len lỏi vào đời bạn, nó sẽ gặm nát bạn. Bạn phải tiếp tục sống, tận dụng từng ngày từng giờ đời mình”.
Cuối cùng cũng tới lúc thân xác Ryan không còn sức gắng gượng. Khi cháu hấp hối, hẳn là nhân viên bệnh viện cho rằng tôi hóa rồ hóa dại. Cháu hôn mê, còn tôi nửa tỉnh nửa điên cứ gọi mãi tên cháu, trò chuyện với cháu trong lúc cháu chìm sâu vào giấc ngủ. Có lẽ cháu hết còn nghe được gì nhưng chúng tôi cứ mở nhạc cho cháu. Cháu không còn nhìn thấy gì nhưng chúng tôi vẫn mang hình ảnh vào phòng cháu treo, dán, phô bày la liệt. Gia đình tôi không muốn đầu hàng.
Tuy nhiên, trong khi đứng nhìn hình hài mỏng manh bé nhỏ của Ryan, tôi biết rằng chẳng còn ai làm được gì hơn cho cháu. Trước lúc chìm vào vô ý thức, cháu nói với tôi:
“Mẹ ơi, nếu mẹ nghĩ rằng còn có chút cơ hội, mẹ hãy giành lấy nó”. Và chúng tôi đã làm thế. Cho tới phút cuối cùng, gia đình tôi đã tìm đủ mọi cách còn có thể làm được.
Tôi áp người kề sát vào cháu và thì thầm: “Xong rồi con ơi, con có thể ra đi”.
Cháu qua đời. Các bác sĩ cứu cháu hồi sinh vài phút, rồi cháu lại tắt hơi. Tôi biết rất rõ là hết còn cơ hội nào nữa. Chúng tôi bại trận. Đó là khoảnh khắc buồn đau khôn tả đối với tôi và những người trong gia đình.
Một bạn thân khuyên: “Nếu muốn, chị có thể bảo người ta ngừng lại. Tùy vào chị đó, Jeanne à”.
Tôi trao đổi với ông bà ngoại cháu và em gái cháu là Andrea. Sau đó tôi nói với các bác sĩ: “Xin thôi đi”.
Bác sĩ Marty Kleiman là người đã chăm sóc Ryan từ buổi đầu tiên, đã giúp cháu sống sót thêm sáu năm trong lúc các bác sĩ khác tiên đoán cháu chỉ sống nổi sáu tháng. Ông bước ra ngoài thông báo con trai tôi đã đi thanh thản trong giấc ngủ, không đau đớn.
Ánh sáng đã tắt.
Sau này công việc chăm sóc vườn tược là liệu pháp cho tôi. Trong ánh sáng tinh khôi đầu ngày, mọi cỏ cây hoa trái đều tươi tắn, ẩm ướt và những giọt sương mai bám trên cành lá long lanh như châu ngọc. Thiên nhiên giúp tâm hồn tôi khuây khỏa. Dường như mỗi cọng cỏ dại nhổ lên là một chút sầu bi mà tôi đang tập bỏ sang một bên, là một giọt nước mắt mà tôi gạt đi để cho vui sống được đâm tược trỗ mầm.
Tôi thấy lại gương mặt bạn bè tôi đã mất, thấy lại gương mặt con trai tôi trong lòng những đóa hoa. Những đóa hoa ấy mỹ miều trong buổi sớm mai, nở ra như những miệng cười và bừng sáng niềm hy vọng.
Những Chuyện ngụ ngôn hay
Lừa đội lốt sư tử
Lừa khoát bộ da sư tử vào và tất cả mọi người, mọi con vật khác đều tưởng đấy là con sư tử thật. Người và gia súc bỏ chạy. Một cơn gió thổi tới. Bộ da bị tung ra, thế là thấy rỏ lừa. Người ta chạy đến nện cho lừa một trận nhừ tử.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Không Có Gì Hiện Hữu
Yamaoka Tesshu lúc còn nhỏ đi học Thiền, viếng hết thầy nầy đến thầy khác. Yamaoka đến viếng Dokuon ở Shokoku.
Muốn tỏ sự sở đắc của mình Yamaoka nói :
_ “ Tâm, Phật, loài hữu tình, rốt ráo chẳng có. Bổn tánh chân thật của mọi hiện tướng là cái không. Không có cái có, không có huyền ảo, không có thánh, không có phàm. Không có cho và không không có gì để thọ nhận.”
Dokuon ngồi im lặng hút thuốc, không nói gì. Thình lình đập Yamaoka một điếu tre, làm chàng thanh niên này phát xùng. Dokuon hỏi :
_ “ Nếu không có gì có, thế cái giận của anh từ đâu đến ?”
Muốn tỏ sự sở đắc của mình Yamaoka nói :
_ “ Tâm, Phật, loài hữu tình, rốt ráo chẳng có. Bổn tánh chân thật của mọi hiện tướng là cái không. Không có cái có, không có huyền ảo, không có thánh, không có phàm. Không có cho và không không có gì để thọ nhận.”
Dokuon ngồi im lặng hút thuốc, không nói gì. Thình lình đập Yamaoka một điếu tre, làm chàng thanh niên này phát xùng. Dokuon hỏi :
_ “ Nếu không có gì có, thế cái giận của anh từ đâu đến ?”
Cổ Học Tinh Hoa - Con cò và con trai
CON CÒ VÀ CON TRAI
Nước Triệu toan đánh nước Yên, Tô Tần, vì nước Yên, sang nói với vua nước Triệu là Huệ Vương rằng:
“Vừa rồi tôi đi qua bên bờ sông Dịch Thủy, tôi trông thấy con trai đang há miệng phơi mình trên bãi, có con cò đâu đến, mổ ngay vào thịt trai. Trai liền ngậm miệng, cắp chặt lấy mỏ cò. Cò nói: “Hôm nay không mưa, ngày mai không mưa, thế nào trai cũng phải chết”. Trai nói: “Hôm nay không rút được mỏ, ngày mai không rút được mỏ, thế nào cò cũng phải chết”. Hai bên găng nhau, chẳng ai chịu ai. Bỗng đâu có người đánh cá đi qua, trông thấy thộp được cả trai lẫn cò… Nay mà nước Triệu đem quân sang đánh nước Yên, nước Yên tất phải chống lại. Hai bên đánh nhau lâu, hại người tốn của, chắc là suy yếu cả. Tôi e nước Tần thừa cơ ấy, đem quân chụp cả hai nước như người đánh cá chụp cả trai lẫn cò, thì lúc bấy giờ hối cũng không kịp. Dám xin vua thử nghĩ kỹ lại xem”.
Huệ Vương cho là nói phải, bèn đình việc đánh Yên.
Chiến Quốc Sách
“Vừa rồi tôi đi qua bên bờ sông Dịch Thủy, tôi trông thấy con trai đang há miệng phơi mình trên bãi, có con cò đâu đến, mổ ngay vào thịt trai. Trai liền ngậm miệng, cắp chặt lấy mỏ cò. Cò nói: “Hôm nay không mưa, ngày mai không mưa, thế nào trai cũng phải chết”. Trai nói: “Hôm nay không rút được mỏ, ngày mai không rút được mỏ, thế nào cò cũng phải chết”. Hai bên găng nhau, chẳng ai chịu ai. Bỗng đâu có người đánh cá đi qua, trông thấy thộp được cả trai lẫn cò… Nay mà nước Triệu đem quân sang đánh nước Yên, nước Yên tất phải chống lại. Hai bên đánh nhau lâu, hại người tốn của, chắc là suy yếu cả. Tôi e nước Tần thừa cơ ấy, đem quân chụp cả hai nước như người đánh cá chụp cả trai lẫn cò, thì lúc bấy giờ hối cũng không kịp. Dám xin vua thử nghĩ kỹ lại xem”.
Huệ Vương cho là nói phải, bèn đình việc đánh Yên.
Chiến Quốc Sách
GIẢI NGHĨA
Triệu: một nước thời Chiến Quốc ở vào tỉnh Trực Lệ và Sơn Tây bây giờ.
Yên: xem chuyện số 45
Dịch Thủy: tên một con sông qua Trực Lệ.
Tần: nước mạnh thời Chiến Quốc ở vào địa phận Thiểm Tây bây giờ.
Chiến Quốc sách: bộ sách này còn được gọi là Trường Đoản Như của Lưu Hướng đời Hán làm ghi chép những việc về đời Chiến Quốc.
Triệu: một nước thời Chiến Quốc ở vào tỉnh Trực Lệ và Sơn Tây bây giờ.
Yên: xem chuyện số 45
Dịch Thủy: tên một con sông qua Trực Lệ.
Tần: nước mạnh thời Chiến Quốc ở vào địa phận Thiểm Tây bây giờ.
Chiến Quốc sách: bộ sách này còn được gọi là Trường Đoản Như của Lưu Hướng đời Hán làm ghi chép những việc về đời Chiến Quốc.
LỜI BÀN
Trai, cò vì găng nhau mà cả hai con cùng bị hại trong tay người đánh cá. Cái bài: "Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi” này cũng như nhiều bài trong các sách tây: “Con cò và hai người tranh nhau”, “Con khỉ chia phó mát cho hai con mèo”…đều có ý khuyên người ta không nên tranh giành chọi lẫn nhau. Hai nước tranh nhau, thì hại người, tốn của tai hại đã đành. Hai người tranh nhau thì tất sinh kiện cáo. Mà “vô phúc đáo tụng đình”, thua được chưa biết thế nào, hãy biết có bao nhiêu thầy kiện, thầy cò, những phường tham nhũng ở giữa thời cơ dòm dỏ để cầu lợi, rất thiệt hại cho cả hai bên. Vậy ta chẳng nên găng nhau, chống nhau làm gì. Nhỏ thì tốn tiền. Lớn thì hại nhà, lớn nữa thì hại nước. Ta phải lấy câu “Dĩ hòa vi quý” mà cư xử nhún nhường nhau là hơn.
Trai, cò vì găng nhau mà cả hai con cùng bị hại trong tay người đánh cá. Cái bài: "Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi” này cũng như nhiều bài trong các sách tây: “Con cò và hai người tranh nhau”, “Con khỉ chia phó mát cho hai con mèo”…đều có ý khuyên người ta không nên tranh giành chọi lẫn nhau. Hai nước tranh nhau, thì hại người, tốn của tai hại đã đành. Hai người tranh nhau thì tất sinh kiện cáo. Mà “vô phúc đáo tụng đình”, thua được chưa biết thế nào, hãy biết có bao nhiêu thầy kiện, thầy cò, những phường tham nhũng ở giữa thời cơ dòm dỏ để cầu lợi, rất thiệt hại cho cả hai bên. Vậy ta chẳng nên găng nhau, chống nhau làm gì. Nhỏ thì tốn tiền. Lớn thì hại nhà, lớn nữa thì hại nước. Ta phải lấy câu “Dĩ hòa vi quý” mà cư xử nhún nhường nhau là hơn.
Chuyện cười trong ngày
MỘT TÍ GIỄU CỢT
Người vợ trẻ đầy nước mắt khi cô mở cửa cho chồng.
”Em vừa bị xúc phạm,” cô nức nở. “Má anh xúc phạm em.”
”Em vừa bị xúc phạm,” cô nức nở. “Má anh xúc phạm em.”
“Má anh!” chồng kêu lên. “Nhưng bà ở xa hàng trăm dặm.”
“Em biết, nhưng một lá thư cho anh đến sáng nay và em mở nó.”
Người chồng trông có vẻ cứng rắn:”Anh biết, nhưng lời xúc phạm từ đâu đến?”
“Trong phần tái bút,” cô trả lời. Nó được viết:” Alice yêu quý, đừng quên đưa lá thư này cho George.”
“Em biết, nhưng một lá thư cho anh đến sáng nay và em mở nó.”
Người chồng trông có vẻ cứng rắn:”Anh biết, nhưng lời xúc phạm từ đâu đến?”
“Trong phần tái bút,” cô trả lời. Nó được viết:” Alice yêu quý, đừng quên đưa lá thư này cho George.”
Subscribe to:
Posts (Atom)