Saturday, December 3, 2016

Phật Giáo Nhật Ngày Hôm Nay

Phật Giáo Nhật Ngày Hôm Nay


By Japan Buddhist Federation/www.buddhanet.net
Minh Hạnh trích dịch
Sự phi tôn giáo của xã hội Nhật Bản.Những người ngoại quốc đến thăm Nhật Bản lần đầu tiên thì họ nghĩ rằng đó là một đất nước không theo tôn giáo nào hết. Có vẻ như thế bởi vì đại đa số người dân Nhật dường như thờ ơ với vấn đề tôn giáo, ngoại trừ trong những trường hợp đặc biệt như những ngày lễ hội hay tang lễ. Đặc biệt khi hỏi giới trẻ về niềm tin tín ngưỡng của họ hay sự hứa khả, họ có khuynh hướng trả lời với sự biểu lộ ngạc nhiên hoặc mỉm cười không hiểu. Thế hệ già thì hiểu chủ yếu tôn giáo như là phương tiện của tính thuần nhất xã hội hay sự giúp đỡ trong đời sống hàng ngày hoặc khi gặp đau khổ.
Hầu hết những nhà của người Nhật, thuần túy Phật Giáo và Shinto họ đều thiếp lập bàn thờ trong nhà mà họ tin tưởng là che chở cho nhà họ và cho gia đình họ. Khi người ta mua xe hơi, họ thường treo bùa trong xe. Bùa ở đây có thể là một vật gì đó đã được chú nguyện bởi một vị Tăng sĩ Phật giáo hay là vị tu sĩ Shinto.
Tình trạng không phải Phật Giáo cũng không phải đạo Shinto

Phra Viriyang Sirintharo

Dựa theo bảng thống kê đưa ra từ văn phòng Bộ Văn Hoá của chính phủ Nhật Bản năm 2002, nước Nhật có 95 triệu cư sĩ Phật giáo và một phần tư triệu Tăng và ni Phật giáo với 86,000 cơ sở Phật Giáo. Sự việc đáng ghi nhận rằng khi 95 triệu cư sĩ Phật giáo cộng thêm con số được ước lượng 106 triệu cư sĩ của đạo Shinto, tạo thành dân số dân Nhật vượt ra khỏi con số 120 triệu người. Con số này lấy từ những con số được đăng ký tại các ngôn chùa Phật giáo và các đền thờ Shinto giáo. Bởi vậy, sự khác biệt này thì có rất ít ý nghĩa khi được phân tách trong những điều khoản tôn giáo Tây Phương. Tuy nhiên, nó thì không thông dụng cho người dân Nhật khi một người có thể theo hai đạo là đạo Phật và đạo Shinto trong cùng một thời gian. Thật vậy hầu hết người Nhật có sự ý thức tối thiểu trong việc quan tâm đến tôn giáo, ít nhất trong cụm từ của "tôn giáo riêng biệt".
Xét đoán từ dữ kiện trên, người ta thắc mắc không hiểu có phải 95 triệu người theo Phật Giáo có là Phật tử theo đúng nghĩa của nó không. Khi bạn hỏi bất cứ người Nhật Bản nào, "Bạn có phải là Phật tử không?" câu trả lời có thể không rõ ràng là "Có thể lắm". Điều này không có nghĩa rằng họ không phải là cư sĩ Phật giáo. Với nhiều người, câu hỏi như thế tương tự như hỏi "Bạn tốt lành hay bạn đẹp?" Cũng vậy, nhiều người do dự phải xác nhận hoặc hứa khả là họ thuộc về một tôn giáo riêng biệt nào. Họ không muốn hạn chế mình trong phạm vi giới hạn của tôn giáo nào, hơn thế nữa họ có khuynh hướng xem tôn giáo như là phương tiện để đạt tới và mãi mãi đổi mới để tiến đến một cảnh giới cao hơn.

Vai trò kết hợp của Phật giáo và đạo Shinto
Phra Viriyang Sirintharo
Độ chừng 80% dân số Nhật Bản làm đám cưới tại đền thờ Shinto hoặc tại nhà thờ Tin Lành và 90% chủ trì các tang lễ thì do Phật Giáo nắm giữ. Đối với họ, đạo Shinto đóng vai trò chủ đạo của phần vui mừng trong đời sống và Phật Giáo thì chủ đạo phần đời sống u sầu. Khuynh hướng thuyết hỗn tạp này được thịnh hành trong nước Nhật đến nỗi mà người ta thuộc tôn giáo nào họ cũng không biết.


Các hình thái khác biệt về tôn giáo của người Nhật không thể được coi như tình trạng "hoặc theo đạo này hoặc theo đạo kia", như trong trường hợp của những người theo đạo Tin Lành, đạo Do Thái, hay đạo Hồi, nhưng có thể hiểu là “theo đạo này và cả đạo kia.” Tất cả bản chất bao quát này đã thâm nhập sâu xa vào đời sống của người Nhật đến nỗi rằng tôn giáo hầu như không hiện diện, ngoại trừ khi có những lễ lạc cụ thể. Cho nên, cả Đạo Phật lẫn đạo Shinto vượt hẳn lên như những băng sơn nổi trên mặt biển; nhưng tất cả đều chia sẻ một nền tảng chung về tín ngưỡng, mà lối sống của người Nhật đã dựa theo đó để làm căn bản.
Phra Viriyang Sirintharo
Những dịch vụ được cung cấp bởi Đạo Phật
Những người Phật tử thuần thành Nhật bản thiết lập bàn thờ tại phòng khách và tụng những bài thánh kinh, họ dâng bông, nước, thực phẩm tới khách thể chủ yếu với sự tôn kính thiêng liêng. Họ quan tâm tới nơi tôn thờ như là một ngôi chùa thu nhỏ được truyền xuống từ cha mẹ đến người con trai trưởng của gia đình. Những người con trai và con gái khác thì thiết lập phòng thờ cho riêng họ khi cha mẹ của họ qua đời. Trong các buổi lễ cầu nguyện hay tang lễ, họ thường thỉnh các vị Tăng sĩ tụng những bài thánh kinh cho người thân, tại phòng thờ nơi nhà họ hay tại ngôi chùa nơi nào có hài cốt thân nhân. Họ mời những bà con hoặc bạn bè đến chung góp với họ trong các buổi lễ để làm vững mạnh tình thân và đặc trọng tâm vào người đã qua đời.
Khi người ta đương đầu với khó khăn trong đời sống và cái chết - dù tinh thần, kinh tế, hay bịnh hoạn - họ luôn luôn đến chùa và thỉnh Chư Tăng cầu nguyện chữa lành sự tổn thương tâm hồn của họ. Đôi khi họ làm cuộc hành hương bằng sự thăm viếng những ngôi chùa chọn lựa được gọi là fudasho và cố gắng để có được nguyện ước của họ ngày hôm đó. Trong ít trường hợp, người ta rời bỏ cuộc sống gia đình trong một thời gian nào đó hoặc vĩnh viễn để đi vào đời sống Tăng sĩ và nhận sự tu tập tại tu viện.
Phra Viriyang Sirintharo
Để đáp ứng với những điều cần thiết của Phật tử, hầu hết những ngôi chùa ngày hôm nay mở cửa và cung cấp tích cực nhiều thứ tới những Phật tử của chùa và những khách đến thăm viếng. Những dịch vụ như sau: Lễ buổi sáng, các dịch vụ gia đình, các dịch vụ ngày Chủ Nhật, các dịch vụ truy điệu, và dịch vụ lễ cưới và tang lễ. Nhiều lễ hội cũng được tổ chức tại chùa, chẳng hạn những buổi thánh ca, những buổi hành thiền, ca vũ, tiệc trà, những buổi cắm hoa, thủ công, thư pháp, võ thuật judo, võ thuật kendo, karate, và hội đoàn thanh thiếu niên Phật tử. Tất cả phương tiện để đạt tới sự lôi cuốn Phật tử đến chùa để ban phúc cũng như giảng dạy họ về đạo Phật.
Giáo dục công chúng về Đạo Phật
Trong lãnh vực của sự truyền đạt tin tức lễ hội, những ngôi chùa hoặc các tổ chức Phật giáo thường phát hành lá thư thông báo đến các Phật tử. Chương trình Phật giáo toàn quốc (Nationwide Buddhist program) được truyền đi rộng rãi mỗi sáng Chủ Nhật trên đài truyền hình và đài phát thanh. Những bản tin tức, những kinh sách nhỏ, và những tài liệu liên quan đến những hoạt động của chùa hay của tổ chức Phật giáo được phân phối để có thể làm cho công chúng và các hội viên biết đến.Phra Viriyang Sirintharo
Những kinh sách và tạp chí về Phật giáo cũng được in ấn dồi dào và phân phối trong dân chúng. Ước chừng 2,000 cuốn sách về Phật giáo được xuất bản chỉ tại nước Nhật trong năm 2003. Mặc dầu thật sự nước Nhật được coi là một quốc gia Phật giáo và phần lớn dân chúng theo một vài tông phái Phật giáo, mà những giáo pháp Phật giáo thì ít được biết tới. Trong tình trạng đáng lo ngại này, một vài vị lãnh đạo Phật giáo cố gắng viết nhiều cuốn sách Phật giáo phổ thông thích hợp với đời sống hàng ngày. Một vài cuốn sách trở thành những cuốn bán chạy nhất trong nhiều tiệm sách tại nước Nhật.
2. Những ngôi chùa Phật giáo và người dân Nhật.

Ảnh hưởng rộng lớn của Phật giáo trong nước Nhật
Trong giòng lịch sử lâu đời, Phật giáo đã thấm qua đời sống người dân Nhật vì thế rất khó cho chúng ta nhận ra chiều sâu và độ chánh xác ảnh hưởng của nó. Ðiều này có thể nhìn thấy rõ ràng bất cứ khi nào bạn thăm viếng Nhật Bản và nhận ra hằng hà sa số những ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại trung tâm của đô thị hay trên các đỉnh núi cao. Sự hiện diện quá nhiều này chứng tỏ sự quan trọng của chùa chiền trong hiện tại hay ít nhất sự quan trọng của chúng trong một thời đại trước đây. Nhìn thóang qua, những ngôi chùa này có vẻ giống nhau nhưng có nhiều điểm khác biệt giữa các chùa nếu dựa vào nguồn gốc và chức năng của các chùa.
Người ta tin rằng ngôi chùa đầu tiên của Nhật Bản được thiết lập tại Asuka trong vùng ngoại ô của Nara vào năm 606 A.D. do lệnh của Hoàng Hậu Suiko. Sau đó, chùa chiền được xây dựng với sự hổ trợ và đỡ đầu của chính quyền hay của nhiều thị tộc khác nhau cho đến thời đại Kamakura bắt đầu từ thế kỷ thứ 12. Các tu sĩ là những chức sắc của chính quyền hoặc thị tộc có nhiệm vụ siêu độ cho linh hồn quá vãng của giới qúi tộc. Tuy nhiên, trong thế hệ tiếp nối nhiều ngôi chùa được xây cất với sự tài trợ của giai cấp lãnh chúa mới xuất hiện và giai cấp thương buôn, các giai cấp này đã vượt qua giai cấp qúi tộc trước kia. Trong thời đại của Edo vào thế kỷ thứ 17, lãnh chúa Tokugawa đã bắt buộc mọi người trong những gia đình người Nhật phải ghi danh là Phật tử của ngôi chùa gần nơi họ ở nhất, không cần biết là họ có niềm tin nơi Đức Phật hay không.
Tình Trạng Chính Thức của Phật Giáo
Phra Viriyang Sirintharo
Phong tục này gọi là hệ thống danka vẫn còn tiếp tục cho đến ngày hôm nay, mặc dù trong thực tế tự do trong tín ngưỡng bảo đảm bởi hiến pháp Nhật. Trong thời đại Edo, chùa chiền là trung tâm tôn giáo và văn hoá của xã hội, cung cấp giáo dục và ngay cả giúp đỡ về y học cho những người cần thiết. Tuy nhiên, tại thời đại của Meiji Restoration vào nãm 1868, Ðạo Phật đã bị cấm hoạt động bởi những người tôn thờ chủ nghĩa dân tộc cực đoan và người đạo Shinto, và một sự thay đổi dữ dội đã diễn ra. Chùa chiền đã bị bắt buộc phải tự lực cánh sinh và sự quan trọng cùng ảnh hưởng của Phật Giáo đã bị mất đi rất nhiều.
Xu hướng này đã tăng cường ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi hiến pháp mới tuyên bố phân chia chính quyền và tôn giáo. Ngay cả tài sản ngôi chùa thì miễn thuế dựa theo Luật Hội Đồng Tín Gưỡng (Religious Corporation Law) áp dụng ngày 3 tháng Tư năm 1946, những ngôi chùa đòi hỏi bổ sung vào phương tiện bảo trì đất đai của họ và chức năng với sự ủng hộ của giáo đoàn.
Phra Viriyang Sirintharo
Hướng dẫn tới Phật Giáo Nhật Bản
Hiện nay, những ngôi chùa có thể đã được phân loại vào bốn hạng trong điều khoản của chức năng, mặc dù ở đó không phân chia rõ danh giới:
1) Những ngôi chùa nào có dịch vụ dùng cho tang lễ hay những dịch vụ cúng giỗ kỵ cho người dân trong giáo khu
2) Những ngôi chùa có dịch vụ để cầu nguyện và chữa bịnh.
3) Những ngôi chùa có dịch vụ như là trung tâm giảng dạy cho các vị tu sĩ.
4) Những ngôi chùa dùng để trưng bày những bảo vật trân qúi cho công chúng.
.Ngôi chùa trong hạng thứ nhất là địa điểm nơi mà vị tu sĩ và gia đình của ông ta trú ngụ và thực hiện vô số dịch vụ thuộc về tôn giáo và các dịch vụ xã hội cho những người dân trong giáo khu và cộng đồng khác lớn hơn. Cho đến thời đại Meiji Restoration năm 1868, sự sống độc thân đã hoàn toàn là đối tượng quan tâm của một số tu sĩ, với sự ngoại lệ của những người theo giáo phái Jodo Shin của Pure Land Buddhism. Tuy nhiên, hiện nay, phần đông tu sĩ của bất cứ giáo phái nào cũng lập gia đình và có cuộc sống gia đình tại chùa. Cách sắp đặt những dịch vụ như vậy và bảo trì tha ma mộ địa của các người dân trong giáo khu đã cung cấp một nguồn tài chánh chính cho những vị tu sĩ trong những ngôi chùa thuộc hạng này. Đôi khi những vị tu sĩ còn có những công việc phụ như nhà nuôi trẻ, vườn trẻ, và nhà dưỡng lão, và những dịch vụ khác của trường học hay làm việc tại trường hay các công sở của thành phố trong khu vực công chúng.
Chùa thuộc hạng thứ hai thì có sức lôi cuốn khách thập phương trong sự cầu nguyện và chữa bịnh. Những ngôi chùa thuộc hạng này hầu hết theo giáo phái Nichiren, hay Shingon, Tendai, và những giáo phái bí truyền khác. Vị tu sĩ phải trải qua một thời gian huấn luyện đặc biệt về tôn giáo để hoàn thành nhiệm vụ có hiệu quả. Khách thập phương thường đến viếng những ngôi chùa này từng cá nhân, với sự cầu mong được hưởng phước báu trong việc cầu nguyện và chữa bịnh.
Chùa thuộc hạng thứ ba thì được gọi là tu viện và thường là nơi tổng điều hành của mỗi giáo phái. Những vị tu sĩ và thực tập viên sinh sống chung với nhau trong một thời gian nào đó và được rèn luyện học tập về tôn giáo của họ như là chiều hướng đặt để của giáo phái họ. Những ngôi chùa này đôi khi giới hạn những khách thập phương tình cờ đến.
Chùa thuộc hạng thứ tư thì phần lớn ở trong những thành phố cổ xưa chẳng hạn như Kyoto, Nara hay Kamakura nơi có những đồ qúi giá được điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, và những ngôi vườn được bảo quản đặc biệt. Đôi khi chỉ định như là tài sản qúi báu của quốc gia hay tài sản văn hoá quan trọng, lôi cuốn rất nhiều khách thập phương đến chiêm bái. Hầu hết những ngôi chùa thuộc hạng này du khách phải trả một số tài khoản để được vào thăm viếng, và điều đó trở thành một nguồn lợi tức lớn cho chùa.
Cải thiện quan hệ xã hội với những Cư Sĩ
Phra Viriyang Sirintharo
Phần lớn những vị tu sĩ được sanh ra và lớn lên tại chùa và là người thừa kế công việc tu sĩ của người cha. Với lý do này, họ đôi khi thiếu niềm tin kiên cố. Tương tự như vậy, những người sanh ra trong gia đình Phật giáo và chỉ cần đăng ký tại một ngôi chùa là họ được xem như Phật tử. Ðiều này là chướng ngại rất lớn cho họ để trở nên những Phật tử thuần thành với niềm tin vững mạnh. Những người như vậy lễ bái tại nhiều chùa chiền khác nhau khi có nhu cầu cần thiết và xử dụng tài sản của chùa chiền tùy theo nhu cầu của họ. Tình trạng của chùa chiền và Phật tử thấp kém như vậy, và lý do tồn tại của Phật giáo chỉ còn là một tôn giáo đời sống và là một lối sống nên sự quan trọng của Phật giáo đã dần dần giảm đi trong xã hội.

Tuy nhiên, vì thiếu sự tương quan xã hội giữa chùa chiền và Phật Tử, nên đôi khi những vị tu sĩ tận tâm có quyết tâm phục hồi sự hoạt động chức năng căn bản của ngôi chùa bằng cách giảng dạy Phật Pháp, phân phối kinh kệ, và thuyết giảng quan điểm của họ về những vấn đề khó khăn của sự sống và sự chết cho những người muốn nghe. Một vài ngôi chùa trở thành trường học, vườn trẻ, trại mồ côi, bịnh viện, và nhà dưỡng lão. Hơn nữa, sự tăng trưởng con số người của thành phố hiện nay đến thăm viếng những ngôi chùa trong nhiều trường hợp và thêm nữa được hưởng không khí thanh tịnh và trong lành của những cảnh chùa, tìm được sự an ổn của tâm hồn và nơi nghỉ ngơi thoải mái giữa cuộc đời tranh dành của họ 
3. Nghi lễ Phật giáo của quan hệ trong truyền thống đời sống Nhật Bản

Nhật Bản hoà hợp của nhiều yếu tố
Phra Viriyang Sirintharo
Người ta thường nói rằng văn hoá Nhật trở nên xúc tích do ảnh hưởng nền văn hoá nước ngoài hết nước này đến nước kia - Phật giáo, Khổng giáo, Lào giáo, tôn giáo Âu Châu, và tôn giáo Mỹ - và văn hóa Nhật đã nhào nặn các nền văn hóa này nhất là chất xúc tác để lập nên một nền văn hoá riêng biệt. Suốt trong giòng lịch sử của Nhật, người Nhật liên tục tìm kiếm một kiểu mẫu bên ngoài nước Nhật và tổng hợp toàn thể để tạo nên nền văn hoá của họ bằng cách hấp thụ những tinh hoa của nước ngoài chớ không bị đồng hóa bởi văn hóa ngọai bang. Người Nhật đã biến đổi và phỏng theo các nền văn hóa khác tùy theo nhu cầu và sở thích riêng chớ không coi một yếu tố riêng biệt nào là tuyệt đối và loại bỏ tất cả những yếu tố khác.
Khuynh hướng đồng hoá này đã ở mức độ lớn do bởi sự kiện rằng Nhật Bản là một nước biệt lập đã sớm thống nhất thành một quốc gia với nhiều sắc tộc khác nhau (về sau các sắc tộc này hợp nhất thành chủng tộc Yamato) nhưng có chung một ngôn ngữ. Tôi nghĩ rằng trong lúc chấp nhận những yếu tố mới mẻ và dị biệt từ bên ngoài với tư tưởng mở rộng, chiều hướng hòa hợp được duy trì bên trong đã hình thành do bản chất thực tế và khoan dung của người Nhật một dân tộc luôn luôn đối diện với nền văn hóa ngoại bang.

a) Sanh sản

Đối với người Nhật, sanh sản, cưới hỏi, và sự chết họ quan tâm như là ba trường hợp quan trọng nhất trong đời sống con người. Dĩ nhiên, sanh sản và cưới hỏi là việc nhiều hay ít của một gia đình mở rộng, trong khi dịch vụ cho sự chết thì dựa trên đó để bao gồm tính chất liên quan xã hội rộng rãi. Khi một đứa trẻ được sanh ra đời, giấy khai sanh được thành lập bởi bệnh viện hay bà mụ. Tờ biên bản này phải trình trong vòng hai tuần lên sở của đô thành, tỉnh hay làng xã hay tại chỗ ở của người cha, do đó tên của đứa trẻ sẽ hợp lệ ghi danh vào gia đình gọi là koseki. Bữa tiệc đầu tiên của gia đình để chiêu đãi bà con thì được tổ chức bảy ngày sau khi đứa trẻ ra đời, cha mẹ của đứa trẻ thông thường đem đứa con mới sanh của mình tới vị Thầy Shine nào ở gần họ hay một vị danh tiếng Shinto nào đó để đứa bé được ban phước lành như là vị thần hộ mệnh mà người ta tin tưởng rằng sẽ bảo vệ che chở và bảo đảm an lành cho đứa trẻ. Tuy vậy, một vài Phật tử với niềm tin mãnh liệt thì họ mang đứa trẻ đến chùa hay phần mộ của tổ tiên, để tường trình và nguyện đi theo lời dạy của Đức Phật và vị thần hộ mệnh của tổ tiên.

b) Tuổi Trưởng Thành

Vào thời xưa, nghi lễ cho người tới tuổi trưởng thành thì được tổ chức tại nhà, nhưng ngày nay người ta tập hợp những người tới tuổi trưởng thành để tổ chức chung tại tòa đại sảnh công cộng của cộng đồng, và lứa tuổi trưởng thành ở vào lứa tuổi 20. Từ đó, họ được coi như là vị thành niên và được quyền đi bầu.
Đôi khi nghi lễ kiên tín được tổ chức tại chùa, và người ta được cho một miếng vải trắng trên đó có viết tên của Đức Phật. Nghi lễ này thì thường tổ chức tại những buổi kỷ niệm đặc biệt hay khi vị tu viện trưởng có mặt.

c) Cưới hỏi.

Phra Viriyang SirintharoĐể được cưới hỏi hợp pháp tại Nhật, thành viên cả hai bên phải trình diện tại tòa chính thành phố hay văn phòng của khu vực và điền vào những giấy tờ cần thiết. Họ phải được hướng dẫn bởi hai người lớn hoặc nhiều hơn để làm người chứng hay trình những giấy tờ được ký kết bởi người lớn. Người chồng được phê chuẩn là người đứng đầu cho một gia đình mới khi ông ta ghi danh kết hôn.

Vào thời xưa khi mà hệ thống gia đình còn bền vững, hầu hết những cuộc cưới hỏi thì được sắp xếp bởi hai bên cha mẹ hoặc giữa nhưng người được thừa nhận đầy đủ trách nhiệm cho cuộc hôn nhân. Đây là trường hợp thật đặc biệt của người con gái, cuộc sắp xếp để người thiếu nữ trẻ có cơ hội gặp người chồng tương lai. Tình trạng này đã thay đổi ngày hôm nay, và người trẻ tuổi có nhiều cơ hội gặp nhau hơn, phong tục xưa của sự sắp xếp hôn nhân bị tàn mau chóng.

Đám cưới đặc thù Nhật Bản là nghi lễ đạo Shinto, nhưng có những sự tăng trưởng của Phật Giáo, Tin Lành, và lễ cưới thế tục. Giấy chứng nhận hôn nhân chứng nhận hợp pháp thì không được làm từ vị tu sĩ hành lễ nhưng lại từ văn phòng chính phủ. Đám cưới thì được tổ chức tại đền thờ Shinto, chùa Phật Giáo, nhà thờ Tin Lành, hoặc đằng trước bàn thờ được thiết lập trong đại sảnh, tham dự bởi những người trong gia đình và những thân bằng quyến thuộc gần gủi của cô dâu chú rể.

Đám cưới theo nghi lễ Phật giáo thì được làm trọng thể với lời nguyện trước Đức Phật theo sau bởi những nghi thức lễ cưới. Tiếp theo là lễ dâng hương đến Đức Phật, cô dâu và chú rể tiếp nhận nước thánh được vẩy lên bởi vị Thầy chủ lễ, và rồi uống rượu thánh đã dâng lên Đức Phật từ trong ba ly rượu, cô dâu và chú rể mỗi người uống ba lần, tượng trưng sự tôn kính tới ba thánh bảo của Đức Phật. Đây gọi là uống san-san-kudo (ba lần ba = chín hớp) lời cam kết của đôi vợ chồng. Chữ juzu, hoặc chuỗi tràng hạt Phật giáo, thì thường thường được ban phát cho cô dâu và chú rể, và nhẫn cưới thì được trao tặng trong dịp này. Sau đó lời thề nguyện được nhắc lại bởi vị Thầy chủ trì buổi lễ, lễ cưới hoàn mãn và tất cả mọi người tham dự buổi lễ đó rời khỏi sảnh đường.

Sau phần nghi lễ cưới, một buổi tiếp tân cho những người thân và bạn bè thường được tổ chức tại sảnh đường của khách sạn, câu lạc bộ, hoặc tại nhà. Đối với cặp vợ chồng mới cưới, đây là một bàn đạp có giá trị lớn về tình bằng hữu và sự quan hệ bà con trong tương lai.

d) Tử

Tại Nhật, khi có người chết, giấy khai tử được người thân điền vào mẫu đơn và đươc chứng nhận bởi vị bác sĩ tại bệnh viện. Trong trường hợp chết tại nhà hay bị tai nạn xe cộ, giấy khai tử được chứng nhận bởi vị bác sĩ, cảnh sát, hay vị cảnh sát thuộc sở y tế. Mẫu đơn điền xong thì phải trình ngay lập tức tới tòa đô chánh, tỉnh, hay nhân viên làng xã, để được giấy cho phép hoả táng hay chôn thi hài trong vòng 24 tiếng sau khi chết. Từ khi có luật của chính phủ không cho phép chôn, thì hầu hết là hoả táng tại Nhật. Những tro cốt còn lại thì được gia đình chôn cất hay ký thác vào trong chùa.

Những người lo việc tang lễ làm hết tất cả chi tiết cho buổi lễ, kể cả việc sửa soạn trang điểm cho thi hài, địa điểm nhà quàn, nghi thức của tang lễ, và sắp xếp việc hoả thiêu. Một tục lệ cho gia đình là chọn người đại diện để làm những điều cần làm cho một đám tang và một vị Tăng sĩ chủ trì, người đại diện là người giải thích giá cả của những dịch vụ khác nhau. Về tổng quát, con số phí tổn tùy theo số các vị Tăng Sĩ tham dự, các dịch vụ, các người đến cầu nguyện, kích thước của án thờ, và tùy loại của quan tài.

Tang lễ có thể tổ chức tại nhà hay tại chùa, với vị tăng sĩ chủ trì làm lễ trọng thể và tất cả mọi người thân quen thì được mời tới tham dự để tỏ lòng tôn kính người chết lần cuối. Trong hầu hết các trường hợp, nghi lễ thường kéo dài khoảng một giờ. Sau cùng, quan tài được khiêng ra xe tang để đưa đến nơi hỏa táng. Thời gian dự trù là từ một tiếng cho tới tiếng rưỡi cho hoả thiêu. Sau đó người thân nhận tro cốt của người chết trong hộp và có thể chôn hoặc đem tới thờ tại chùa. Một thẻ bài bằng gỗ ở trên đó ghi pháp danh người chết được đưa cho tang quyến. Vào ngày thứ 49 sau khi chết, một buổi cầu nguyện được tổ chức tại nhà hay tại chùa, người ta tin tưởng rằng ngày thứ 49 nghiệp của người chết sẽ mang người đó tái sanh. Sau đó, buổi lễ tưởng niệm được tổ chức tại nhà hay tại chùa vào ngày giỗ của người chết hàng năm, hay vào năm thứ ba, thứ bảy, năm thứ 13, 17, 23 hoặc năm thứ 33, để tưởng nhớ.

4. Phật Giáo ảnh hưởng trong văn hoá Nhật.

Phật giáo trong đời sống hằng ngày

Phật giáo như là một tôn giáo cho đời sống không phải là một hệ thống của giáo điều hay là những kiến trúc ngôi chùa, nhưng là một đường lối của đời sống. Không phải là thần bí hay kinh nghiệm có tánh chất suy đoán cái mà chỉ những người đủ khả năng mới có thể đạt được nhưng là kinh nghiệm tự phát rõ ràng trong cuộc sống hàng ngày và mọi người có thể đạt tới được, không phân biệt giới tính, địa vị, tư tưởng, hay cá tính. Trong ý nghĩa này, chúng ta có thể nhận thức rằng Phật giáo ảnh hưởng trong dân chúng Nhật trong nhiều chiều hướng khác nhau trong đời sống của họ. Những thí dụ điển hình sau đây có thể nói nên đặc tính chuyên biệt của người Phật tử trong đời sống hàng ngày.

a) Lời nguyện trước khi ăn.

Hầu hết người Nhật thường bày tỏ lòng biết ơn của họ khi họ ăn. “Itadakimasu” là lời nói trước bữa ăn, nghĩa là "Với lòng biết ơn, tôi nhận bữa ăn này bởi sự phản ảnh lại với việc làm của tôi, để nhận thức rằng trong bất cứ trường hợp nào tôi xứng đáng với nó." Sau bữa ăn, người ta nói “gochisosama,” có nghĩa là . "Sự cung phụng này đã được hoan hỷ chấp nhận để cho thân thể chúng ta được cường tráng và để đáp ứng cho ước nguyện của tất cả mọi người". Mặc dầu ý nghĩa chính thì hoàn toàn không còn nữa và những chữ như vậy thì tự động bày tỏ, họ truyền đạt giáo lý Phật Giáo thâm thúy của sự biết ơn tới tất cả mọi người những ai cho họ đời sống trong thế gian này. Khi những người Phật tử thuần thành nói những lời nói này, họ chắp tay lại và cầu nguyện gọi là gassho.

b) Cầu nguyện hàng ngày.

Người Nhật thường bày tỏ lòng biết ơn bằng cách nói câu “arigato” có nghĩa là "tôi biết ơn" và họ biểu lộ sự xin lỗi bằng câu nói “sumimasen” có nghĩa là "tôi xin lỗi". Người ta có thể nói "sumimasen” khi mồi lửa cho điếu thuốc từ một người lạ, thay vì nói “arigato.” Theo lẽ thường thì không cần phải cảm thấy hối tiếc để nhận điều gì mình muốn, nhưng người Nhật cảm thấy đặc nặng về sự mang ơn của người khác. và cảm giác này nó tràn ngập trong ngôn ngữ của họ. Bằng cách nói “sumimasen," có nghĩa là tôi không thể nào đền đáp được cái sự tử tế của qúi vị. Người ngoại quốc khi gặp người Nhật thường phải suy nghĩ khi gặp những kiểu lễ phép như vậy.

5) Những ngày lễ trong năm

Vào ngày đầu năm, người Nhật thường thức dậy sớm, để có thể ngắm mặt trời mọc đầu năm. Một ly rượu nếp (toso) và một miếng bánh ngọt được dọn cho bữa ăn sáng trong ba ngày đầu năm như với ý nghĩa cầu nguyện cho sự sống lâu và nhiều sức khoẻ. Người ta đến thăm viếng những người hàng xóm, hay những người quen thân, đến lễ bái tại các ngôi chùa Phật giáo hay đền thờ và mặc những bộ quần áo theo nghi lễ và gọi điện thoại thăm hỏi lịch sự xã giao tới các bạn bè và thân quyến.

Ngày lễ tết Shusho được tổ chức trọng thể và trang nghiêm tại các ngôi chùa để cầu nguyện may mắn và bình an trong năm sắp tới. Vào năm 2003, có 86 triệu người Nhật đến các ngôi chùa và đền Shinto bắt đầu từ đêm 30 tết cho đến ngày mùng 3 tháng giêng. Con số này nhiều hơn 1,310,000 người so sánh với những năm về trước. Ngôi đền Meiji Jingu shrine tại thành phố Tokyo số người đến lễ bái được xem là đông nhất với ước lượng là 3 triệu khách hành hương, kế đó là ngôi chùa Naritasan Shinsho-ji tại thành phố Chiba Prefecture.

b) Lễ Setsubun (vào mùa xuân)

Vào ngày mùng 3 tháng Hai, một ngày trước khi bắt đầu vào mùa xuân dựa theo âm lịch của Nhật Bản, một lễ gọi là Setsurun Service bao gồm việc ném các hột đậu thì được tổ chức tại nhà, tại các ngôi chùa, và các ngôi đền trong thời gian ban ngày. Vào ngày này, những hạt đậu rang được đặt trong một rổ gỗ vuông để đo lường số gạo và thảy ra ngoài khung cửa chính và vào trong những phòng với những lời la hét của người trong gia đình câu "những ác hại đi ra, những tốt trong tương lai thì đi vào"

Tại phần lớn các ngôi chùa và đền, công việc ném số lượng những thứ đậu tượng trưng cho năm tháng sanh của những nhân vật nổi tiếng chẳng hạn như những chính khách hay những tài tử điện ảnh nổi tiếng. Có hàng trăm ngàn người tham dự gửi lời chúc mừng.

c) Nehan Service (Cõi Niết Bàn của Đức Phật)

Không giống như truyền thống Nguyên Thủy trong các nước Đông Nam Châu Á, họ đó mừng ngày Đức Phật đản sanh, Đức Phật Giác Ngộ, và Đức Phật nhập Niết Bàn chung một ngày gọi là Wesak Day vào tháng Năm, người Phật tử Nhật Bản họ mừng những ngày này trong những ngày khác nhau dựa theo truyền thống Đại Thừa. Ngày 15 tháng Hai thì được tin tưởng là ngày Đức Phật nhập Niết Bàn, vào 2500 năm về trước tại tỉnh Kushinara, Ấn Độ.

Tại các ngôi chùa Phật Giáo, Lễ nhập Niết Bàn được tổ chức trọng thể với các đèn (đèn kéo quân) có hình quay trang trí miêu tả cảnh Đức Phật nhập diệt để đi vào cõi Niết Bàn chung quanh có nhiều đệ tử, và cả những súc vật, đang khóc lóc vì Đức Phật nhật diệt.

4) Higan Service

Higan là ngày lễ của Phật Giáo vào những ngày trong tháng Ba và tháng Chín. Ngày giữa tuần thì thuộc về phân điểm mùa xuân và mùa thu, tương ứng, nghĩa là trong ngày này thời gian ban ngày và ban đêm thì bằng nhau. Báo trước một mùa mới, như biểu lộ bởi thành ngữ của Nhật Bản "sự nóng hay lạnh kéo dài cho đến Higan". Chúng ta tìm thấy trong niềm hy vọng hồi phục sau cái dài và mệt mỏi của cái lạnh và cái nóng.

Trong tất cả những ngôi chùa Phật Giáo, lễ Higan thì được tổ chức để nhắc nhở người Nhật về sự vô thường của đời sống. Higan có nghĩa là "bờ biển bên kia" và dường như nguồn gốc từ tiếng Sanskrit là "paramita". Nó biểu thị "tình trạng cho người đã đến bờ bên kia sau khi thực hành sáu ba la mật (paramitas) Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Bên bờ bên kia tượng trưng cho Niết Bàn trong sự tương phản với bờ bên này, thế giới của trần tục của luân hồi."

Lễ Higan được tin tưởng có tại Nhật từ 1200 năm về trước. Dựa theo sự ghi chép của lịch sử, vào năm thứ 25 của triều đại Enryaku kỷ nguyên (A.D. 806), Chính phủ Nhật Bản ra lệnh những tu sĩ của chùa Kokubun-ji, thiết lập bởi chính quyền trong mỗi tỉnh trong toàn cõi nước Nhật, học thuộc lòng kinh Kim Cang tại thời gian này. Trong thời kỳ này, là một phong tục cho Phật tử trong toàn cõi nước Nhật đến chiêm bái những ngôi chùa và các mộ phần. Họ mang theo bông hoa, nhang, nước hoặc thực phẩm mà họ ưa thích để dâng cúng đến người quá vãng. Cũng tại lúc này, những Phật tử mộ đạo bắt đầu chuyến hành hương tới nhiều ngôi chùa được chọn lựa.

Phra Viriyang Sirintharoe) Hana Matsuri (Ngày Đức Phật đản sanh)

Ngày Christmas là ngày lễ kỷ niệm chúa Jesus ra đời, thì hầu hết những người Thiên Chúa giáo vui mừng. Cũng vậy, Hana Matsuri (Hội Chợ Hoa), lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh, là ngày vui mừng nhất cho những người Phật tử Nhật Bản. Trong ngày này, buổi Kambusu được tổ chức tại chùa để mừng ngày Đức Phật đản sanh, với nhiều bông hoa được trang trí từ bàn thờ cho tới đại sảnh.
Tại Trung Hoa, buổi lễ đầu tiên tưởng niệm ngày Đức Phật đản sanh thì được tổ chức vào ngày 18 tháng Tư trong thời đại sau cùng của Chao (A.d. 319-355) và tại Nhật Bản thì buổi lễ đầu tiên được tổ chức vào năm 660 tại ngôi chùa Ganko-ji temple gần Nare theo lệnh của Hoàng hậu Suiko. Vào ngày này, tôn tượng sơ sinh của Đức Phật thì được trang trí tại bàn thờ với nhiều bông hoa tượng trưng vườn Lumbini tuyệt đẹp nơi mà Đức Phật đản sanh. Đôi khi, được đặt trên voi trắng trong cuộc diễn hành biểu trưng voi đó đã mang Đức Phật từ cung trời đến bao thai của mẹ là Hoàng Hậu Maya. Phật tử tụ tập chung quanh bàn thờ và vẩy nước trà ngọt lên tôn tượng sơ sinh của Đức Phật tượng trưng cho rượu tiên mà người ta nói rằng được tưới bởi cõi trời trong thời gian Đức Phật đản sanh. Buổi lễ như vậy thì được gọi là Kambutsu (lễ tắm Phật)

g) Segaki Service (Phật Giáo Tạ Ơn)

Segaki nghĩa là dâng cúng tới những ai có sự cần dùng. Ngày lễ Segaki thông thường diễn ra khi tất cả hội viên của chùa tập hợp để cúng dường thực phẩm hay tiền bạc đến những người cần dùng.

h) Jodo Service ( Đức Phật Giác Ngộ)

Lễ Jodo được tổ chức vào ngày 8 tháng 12, là ngày người Phật Giáo Nhật Bản tin tưởng Đức Bồ Tát Guatama đã giác ngộ dưới cột Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng và trở thành Phật.
Lễ Jodo được tổ chức để mừng ngày Đức Bồ Tát Gautama Giác Ngộ được tổ chức trọng thể tại các ngôi chùa Phật Giáo Nhật Bản và tại các sảnh đường công cộng.

No comments:

Post a Comment