Tuesday, April 5, 2016

Những điển tích hay - Suối vàng

Gọi là gặp gỡ giữa đường
Hoạ là người dưới SUỐI VÀNG biết cho"
(Câu 93,94. Kiều than thở trước mộ Đạm Tiên)
Suối vàng nghĩa; là nơi linh hồn người đã chết cư ngụ
Sách Đông Châu Liệt Quốc kể rằng:

Trịnh Trang Công chiều ý mẹ là Khương thị phong đất Kinh thành cho em là Cung Thúc Đoạn. Khương thị vốn yêu thương Đoạn hơn Ngộ Sanh (tên húy của Trịnh Trang Công) và từ trước đã có ý muốn Đoạn làm vua nước Trịnh nhưng không được

Khi Đoạn chào từ biệt mẹ để đi nhận đất phong, Khương thị bày mưu cho Đoạn chiếm lấy nước Tri.nh. Sau đó không lâu Đoạn khởi sự nhưng việc không thành, phải chạy về Cung thành là đất phong cũ rồi tự sát.

Trịnh Trang Công xét trong mình Đoạn thấy có bức thư của mẹ hẹn làm nội ứng thì giận lắm, lấy bút phê vào câu "Bất cập hoàng tuyền, vô tương kiến giả" (Nếu không phải là chốn suối vàng, thì vĩnh viễn không gặp nhau) rồi gởi trả thư cho mẹ Nhận được thư, Khương thị xấu hổ bèn rời cung ra ở đất Dĩnh.

Tring Trang Công về cung không thấy mẹ, lòng buồn thầm nghĩ "Ta đã ép lòng làm hại đứa em, nay nỡ nào làm hại đến mẹ nữạ Nhưng đã lỡ thề rồi, biết làm sao".

Dĩnh Khảo Thúc là quan trấn Dĩnh ấp, nổi tiếng là người con có hiếu; nghe chuyện Trịnh Trang Công từ bỏ mẹ lấy làm bất bình than rằng:
- Dù mẹ có lỗi đến đâu, phận làm con cũng không nên bất hiếụ Chúa công làm thế là trái đạo vô cùng...

Ít hôm sau Khảo Thúc nghĩ được kế răng vua, bèn bắt mây con chim cú đem dâng cho Trịnh Trang Công và nói rằng:

- Đây là giống chim cú, ban ngày dù vật to bằng quả núi nó vẫn không thấy, nhưng đến đêm dù vật nhỏ bằng sợi tóc nó cũng trông rõ. Nó là giống vật chỉ thấy cái nhỏ mà không thấy cái lớn. Thứ đến, lúc còn nhỏ nhờ chim mẹ tìm mồi cho ăn nhưng lớn lên thì lại không biết gì đến mẹ; thật là một giống chim bất hiếu nên bắt làm thịt ăn.

Trịnh Trang Công nghe thế ngồi lặng thinh. Ngay lúc ấy thị vệ bưng mâm thịt vào dâng vua nhắm rượụ Trịnh Trang Công cắt một miếng thịt ban cho Dĩnh Khảo Thúc. Khảo Thúc không ăn ngay mà lại cắt ra một phần gói lại vào tay áọ Nhà vua hỏi:
- Khanh làm vậy để chi thế?

- Tâu chúa công, mẹ tôi già mà lại nghèo khó, ít khi nào được ăn miếng ngon vật lạ Nay đội ơn Chúa công ban thưởng, tôi phải dành phần cho mẹ thì mới ăn ngon miệng được

Trịnh Trang Công thở dài bảo:
- Ngươi thật là con hiếu thảO, tiếc rằng ta không được như ngươị

Dĩnh Khảo Thúc làm bộ ngạc nhiên hỏi:
- Quốc mẫu vẫn được an khang quý thế, cớ sao Chúc công buồn bã làm vậy ?

Trịnh Trang Công bèn đem việc Cung Thúc Đoạn tạo phản nói cho Khảo Thúc nghe, và tỏ ý hối hận vì lời thề nên không chăm sóc mẹ được.

Nghe xong, Dĩng Khảo Thúc tỏ ý buồn mà tâu rằng:
- Cung Thúc Đoạn đã mất, tình cốt nhục chia lìa, nay chi? còn Quốc mẫu mà Chúa công bỏ bề phụng dưỡng e lỗi đạo làm con. Nếu Chúa công lỡ lời thề, tôi xin dâng một kế nhỏ có thể giải lời thề cho Chúa công được

Trịnh Trang Công tỏ ý mừng rỡ, nói:
- Nhà ngươi có kế hay mau giúp trẫm.
- Chúa công thề khi nào xuống suối vàng mới gặp lại mẹ ?

Trịnh Trang Công gật đầụ Dĩnh Khảo Thúc nói tiếp:

- Vậy bây giờ Chúa công hãy cho đào một con suối sâu tận mạch nước rồi cho làm một cái nhà dưới hầm và coi đó là suối vàng. Chúa công cho rước Quốc mẫu đến đó để hai mẹ con cởi mở tấm lòng. Thế là Chúa công không phạm lời thề gì cả.

Trịnh Trang Công nghe theo, cho Dĩnh Khảo Thúc đem năm trăm tráng dân đến Khúc vị đào một cái hầm dưới chân núi Ngưu Kỳ, cất một cái nhà gỗ trên mặt nước rồi cho rước Khương thị đến. Trịnh Trang Công đến sụp lạy mẹ và nói:
- Ngộ Sanh này bất hiếu, cúi xin mẫu hậu rộng tình dung thạ

Khương thị buồn vui lẫn lộn trong lòng, ứa nước mắt nói:
- Ấy là lỗi của mẹ, con nào có tội gì...
Hai mẹ con ôm nhau khóc ròng...

No comments:

Post a Comment