Saturday, April 9, 2016

Điển Hay Tích Lạ - Đồng Tước

Đồng Tước

"Vẫn nghe thơm nức hương lân
Một nền ĐỒNG TƯỚC khoá xuân hai Kiều"
(Câu 155, 156. Kim Trọng gặp Kiều)

ĐỒNG TƯỚC là tên một cái đàị Câu "Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều" là Nguyễn Du dịch từ câu thơ của Đổ Phủ "Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều" trong bài Xích Bích hoài cổ của thi nhân.

Trong thời Tam quốc, Tào Mạnh Đức (Tào Tháo) cho xây trên bờ sông Chương Giang thuộc tỉnh Hà Nam một cái đài và đặt tên là Đồng Tước.

Trong lễ khánh thành đài Đồng Tước, con trai thứ của Tào Tháo là Tào Tử Kiến (Tào Thực) là một người văn chương trác tuyệt, đã làm một bài phú vịnh đền Đồng Tước; trong đó có câu:
"Liên nhị kiều ư đông tây hề
Nhược trường không chi nhuế đống"

(Bắc liền đông tây hai cây cầu nổi lên như cái cầu vồng giữa lưng trời).

Sau đó, khi chiến trạnh Nguỵ Ngô sắp xảy ra, Thừa Tướng nước Thục là Khổng Minh (Gia Cát Lượng) sang Ngô du thuyết để liên kết Thục, Ngô chống Ngụỵ Bấy giờ quyền hành ở Đông Ngô nằm trong tay Đại Đô Đốc Châu Du, mặc dù Tôn Quyền là chúd Đông Ngộ

Khổng Minh biết Châu Du và Tôn Sách (anh Tôn Quyền) là hai anh em bạn rể. Tôn Sách lấy Đại Kiều, Châu Du lấy Tiểu Kiều là hai ngườ con gái của Kiều Công, nổi tiếng đẹp nhất Giang Đông thời bấy giờ.

Để khích Châu Du căm hận Tào Tháo hầu dốc toàn lực liên kết với Thục đánh Ngụy, Khổng Minh kể cho Châu Du nghe việc Tào Tháo cho xây đền Đồng Tước, rồi hỏi:
- Tướng quân có biết Tào Mạnh Đức cho xây nền Đồng Tước với mục đích gì chăng ?

Châu Du lắc đầu đáp:
- Du tôi làm sao hiểu được dụng ý của Tào A Man.

Khổng Minh điềm nhiên nói:
- Hiện nay Tào Tháo đang cho luyện tập thủy binh ráo riết để chuẩn bị đánh Đông Ngô
- Điều ấy tôi biết.

Khổng Minh chậm rãi nói tiếp.
- Cùng với việc luyện tập thủy binh, hò Tào cho xây đài Đồng Tước với mục đích là sau khi thắng Đông Ngô, sẽ bắt Đại Kiều và Tiểu Kiều đem về đài Đồng Tước hưởng lạc.

Nghe đến đây Châu Du nổi giận phừng phừng, hỏi lớn:
- Tiên sinh lấy bằng cớ đâu mà nói như thế ?

Biết Châu Du đã mắc mưu mình, Khổng Minh cười nhẹ nói:
- Đô Đốc hãy bình tĩnh nghe tôi đọc bài phú vịnh đài Đồng Tước của Tào Tử Kiến để mà biết rõ thâm ý của Tào Tháọ

Rồi Khổng Minh đọc bài phú vịnh đền Đồng Tước. Đến câu "Liên nhị Kiều ư Đông Tây hề, Nhược trường không chi nhuế đống" thì vị Thừa tướng nước thục sửa lại thế này: "Lãm nhị Kiều ư Đông Nam hề, Lạc triêu tịch chi dữ cộng". (Bắt hai nàng Kiều ở Giang Nam về để sớm tối chung vui). (1)

Châu Du vì không biết rõ bài phú của Tào Thực vịnh đài Đồng Tước nên tinh ngay lời Khổng Minh là thật. Lòng căm hận Tào Tháo dâng cao, Châu Du quyết định liên kết với Thục để cùng đánh Ngụỵ Rồi sau đó, trên sông Trường Giang, với sự tham mưu của Khổng Minh Gia Cát Lượng, Châu Du đã chỉ huy quân Đông Ngô đánh tan tám mươi ba vạn quân Tàọ Tào Tháo đại bại, tạo cơ hội cho Lưu Bị chiếm lấy Kinh Châu và tiến vào Lưỡng Xuyên.

Trận hoả công trên lửa cháy ngất trời, nung đỏ vách núi nên về sau người ta gọi là núi Xích Bích.

Nhà thơ Đỗ Phủ (2) đời Đường, khi qua chơi Xích Bích có làm bài thơ hoài cổ, có hai câu:

"Đông phong bất dữ Chu lang tiện
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều"

(Nếu gió đông không giúp phương tiện cho chàng Châu Du thì đền Đồng Tước sẽ nhốt kín hai nàng Kiều).

No comments:

Post a Comment