Hằng Nga và Hậu Nghệ
Trong "Bích Câu kỳ ngộ" của Vô Danh có câu:
Hay là lỗi sổ Hằng Nga,
Đêm đông vò võ, bóng tà sao thưa.
Nghĩ tình nên những ngẩn ngơ ...
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn ca tụng sắc đẹp của nàng cung nữ, có câu:
Hương trời đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đời nhà Trần (1225-1400) kêu gọi tướng sĩ, trong một bài hịch có đoạn "Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn thận như củi lửa, nên giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công danh."
Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai nhân vật thần thoại được dùng trong Cổ văn Trung Hoa và Việt Nam.
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm, chạy lên cung trăng.
Người chặt cây quế trong cung trăng: Theo sách "Dậu dương tạp trở", trong mặt trăng có cây quế cao 500 trượng, dưới gốc cây có một người ngồi chặt mãi, nhưng chặt xong, dấu chặt lại liền như cũ. Người ấy tên Ngô Cương, quê ở Tây Hà, tu tiên có lỗi bị phạt chặt cây.
Con thỏ trong mặt trăng: Theo sách "Ngũ thông kinh nghĩa", trong mặt trăng có con thỏ hay con cóc.
Ông già dưới trăng: Sách "Tục U quái lục" có chép: đời nhà Đường, Vi Cố đến Nam Điện ở Tống thành, thấy ông già xem sách dưới trăng. Vi Cố hỏi sách gì? Ông già đáp: Sổ hôn nhân thiên hạ. Vi Cố hỏi hôn nhân của mình thì ông lão bảo: ở chợ có bà già chột mắt bồng đứa bé 3 tuổi; đứa bé ấy sau là vợ. Vi Cố ra chợ bắt gặp người đàn bà như lời ông lão nên tức giận mướn người giết con bé ấy. May mắn, người đàn bà bồng đứa bé chạy thoát. Đứa bé chỉ bị thương xoàng. Mười bốn năm sau, Thứ Sử đất Dương Châu là Vương Thái gả con cho Vi Cố. Thiếu nữ ấy rất đẹp, nhưng cuối mày có một vết thẹo nhỏ. Cố hỏi nguyên cớ. Nàng trả lời: hồi lên 3 tuổi, người vú họ Trần bồng đi chợ bị một tên côn đồ đâm trúng. Cố hỏi người vú họ Trần có chột mắt không. Nàng nói có rồi kể lại chuyện cũ.
Tích Hậu Nghệ: Theo "Sơn hải kinh", trên hang Dương phía bắc nước Răng Đen có cây Phù tang to lớn sống ở dưới nước, 9 mặt trời ở cành dưới; 1 mặt trời ở cành trên. Theo sách của Hoài Nam Tử, đời vua Nghiêu, 10 mặt trời cùng mọc một lần làm cây cỏ khô héo, vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn 10 mặt trời, có 9 con quạ rớt lông cánh xuống.
Theo kinh Thư, vua nước Hữu Cùng là Hậu Nghệ vì dân không phục, nổi lên kháng cự tại sông Hà. Sách "Tả Truyện" có chép: khi nhà Hạ suy, Hậu Nghệ nhờ sức ủng hộ của dân chúng được lên làm vua thay thế nhà Hạ. Về sau, Nghệ ỷ mình bắn giỏi, không lo chính sự, dâm bạo hơn thú dữ, dân oán ghét nổi lên giết chết, lại lóc thịt bắt con của Nghệ ăn. Không nỡ ăn thịt cha, con của Nghệ cũng bị giết luôn.
Trong bản dịch thần thoại "Lên cung trăng" của nhà văn hào Trung Hoa là Ngô Tổ Quang có chép:
Một thời đại rất xa xưa ...
Lúc bấy giờ con người được tự do, không bị áp bức chiến tranh, người hiếp bức người. Ai làm nấy ăn. Mặt trời mọc, đi làm; mặt trời lặn, về nghỉ. Đói có hoa quả; khát có nước suối.
Con người bấy giờ không có họa người, chỉ có họa trờị Để tránh gió mưa, rét mướt, loài người đốn cây làm nhà, dệt vải may áo ... Ngày tháng trôi qua, con người dùng kinh nghiệm và lao lực để cải thiện đời sống, mưu lấy sự hạnh phúc thanh bình.
Nhưng, một hôm thình lình xảy ra một thiên tai dữ dội. Khắp dưới gầm trời đâu đâu cũng bị đại hạn. Nắng như lửa thiêu, đốt cháy tất cả làm cho sinh linh dậm đất kêu trời. Trên đường, thây người, thây thú chồng chất dẫy đầy.
Nguyên ở gò Đất cuối biển Đông có hang Dương. Nơi đây 10 con quạ vàng vâng lệnh Thượng Đế thay nhau ban ánh sáng cho vạn vật. Trên hang có cây Phù tang cao vút tận trời. Chín con quạ ở cành dưới, một con quạ ở cành trên. Từ ngàn xưa chỉ có một con ra khỏi biển hóa thành mặt trời, ngày ngày tháng tháng chiếu ánh sáng xuống mặt đất làm cho mưa hòa, gió thuận, vạn vật sinh hóa. Nhưng bất ngờ, một hôm bốn biển chuyển động, đất lở núi rung, cây Phù tang quay cuồng, vì 10 con quạ vàng tranh nhau xuất hiện một lượt.
Thế là nắng như lửa thiêu, đốt cháy cả vạn vật. Ban đầu, người ta còn ngâm mình dưới nước, núp trong hang núi ... nhưng rồi, đầm nước, dòng suối đều hóa thành những vạc nước sôi. Đất bằng bỗng chốc lửa dậy làm cho nhân dân điêu đứng, đời người biến thành địa ngục.
Đương lúc tiếng khóc, tiếng kêu gào kinh khủng của nhân dân, bỗng có một vị anh hùng xuất hiện.
Vị anh hùng đó có tên Hậu Nghệ, sinh ở biển Đông, nước Hữu Cùng. Người võ nghệ phi thường, sức người có thể bạt núi lấp sông, giỏi nghề kỵ xạ. Hậu Nghệ có lại hai người học trò tên Phùng Mông và Ngô Cương đều có tài xuất chúng.
Trông thấy 10 con quạ vàng hoành hành dữ tợn làm cho nhà cửa tiêu tan, đồng ruộng khô cháy, Nghệ vừa hoảng kinh vừa tức giận, đem lòng thương xót sinh linh, và nghĩ đến mối liên hệ với thân mạng mình nên mang 10 mũi tên thần, giương cung 10 tạ lên quyết bắn 10 con quạ vàng cho tiêu ra tro bụi.
Nhưng ánh sáng rạng chói làm cho mắt đổ hào quang, không thể nhìn lên được. Nghệ bực tức, đứng tựa góc biển chân trời không do dự bắn luôn mấy phát. Những nơi có tên của Nghệ bắn tới thì nóng cháy nguội dần, ánh sáng êm dịu. Những lông cánh sắc màu của lũ quạ đua nhau rớt xuống. Một làn không khí mát mẻ bắt đầu.
Trông thấy chín con quạ chết, Nghệ lại muốn giương cung bắn nữa, nhưng Phùng Mông ngăn lại:
- Thưa thầy! Nếu thầy bắn chết cả thì vũ trụ sẽ trở nên đen tối mất.
Nghệ "à" một tiếng, hạ cung xuống.
Bấy giờ núi sông trở lại như xưa, cây cỏ tươi tốt. Đâu đâu cũng vang dậy tiếng hò reo hoan lạc. Nhân dân ca tụng công ơn vĩ đại của Hậu Nghệ, tôn thờ Nghệ là một vị cứu tinh, trọng quý Nghệ hơn mẹ cha. Sơn hào hải vị, họ đem dâng cho Nghệ dùng.
Hậu Nghệ lên làm Hoàng đế.
Mười năm sau.
Nhân dân trước kia bị tai ách của 10 con quạ vàng thì nay lại mang phải tai ách do Hậu Nghệ gieo rắc.
Nghệ ỷ mình có tài, tự kiêu là cứu dân, vậy dân phải làm tôi mọi mới xứng đáng đền đáp công ơn ấy. Nghệ chiếm hết thịt rừng, tài sản của nhân dân. Cả đến một con gà, một miếng bánh... cũng không thoát qua tay cướp đoạt của Nghệ.
Nghệ lại tự hào là mình sẽ sống mãi vì có Linh chi dược thảo do ông tiên ban cho.
Nhân dân bấy giờ sống trong tình trạng cực kỳ thảm khốc. Từng đám dân nghèo đói, quần áo rách nát, thân trụi mình trần, mặt mũi hốc hác vàng hoe, gục đầu vào đất kiếm rễ cây ăn. Vài xác người thắt cổ lơ lửng trên cành cây làm mồi cho đàn quạ đương đảo qua lượn lại.
Bấy giờ núi rừng hoang vu xơ xác, cành khô lá úa, năm ba gốc cây còn lại nhưng trơ trọi, cằn cỗi.
Ngày trước, Nghệ được bá tánh hoan hô vang dậy. Ai ai cũng trìu mến vâng theo Nghệ đi ra, cả ngàn người chạy theo quỳ lạy chúc tụng. Ngày nay, nhân dân oán ghét căm thù. Nghệ đi đến đâu, bá tánh bỏ chạy đến đó. Nghệ nhục nhã, tức giận ra lệnh cho học trò là Ngô Cương tàn sát hàng triệu sinh linh. Bị đói rách, bị giết chóc, nhân dân đau khổ, nỗi uất hận căm hờn ngùn ngụt cao mấy tầng mây.
Phùng Mông can gián không được, bỏ Nghệ theo đám dân nghèo võ trang đánh lại thầy.
Vợ của Hậu Nghệ là Hằng Nga.
Nàng là con nhà nghèo ở một cánh đồng hoang phương Bắc. Nhưng nàng là con chim phượng hoàng, là đóa hoa khôi sắc đẹp tuyệt vời.
Ngô Cương vâng lệnh thầy đi tìm người làm hoàng hậu. Đến phương Bắc, Ngô Cương bắt Hằng Nga về dâng cho Nghệ. Hằng Nga được Nghệ sủng ái, giao giữ cỏ Linh chi.
Hằng Nga vì bị bắt, bỏ cha xa mẹ, quyết liệt đòi về. Nghệ sợ Hằng Nga trốn trong khi Nghệ đi săn tìm thịt nên truyền cho Ngô Cương canh gác, không cho Hằng Nga rời khỏi cung. Hằng Nga buồn tủi, ngày ngày chỉ làm bạn cùng con Ngọc thỏ trong cung lạnh.
Trước sự tàn bạo của chồng, Hằng Nga không khuyên ngăn được; và biết rằng nếu chồng sống mãi thì càng làm nhiều tội ác, nhân dân đau khổ càng nhiều nên nàng nuốt cỏ Linh chi, để Nghệ không còn dùng cỏ tiên mà trường sinh nữa.
Nuốt xong, Hằng Nga mặt mày xây xẩm một lúc, rồi thấy mình nhẹ bổng như không. Một đám mây ngũ sắc dưới chân Hằng Nga từ từ đưa Hằng Nga bay lên, Ngọc thỏ chồm nhảy theo. Hằng Nga đưa tay dắt rồi từ từ bay qua cửa sổ thẳng lên cung trăng.
Hậu Nghệ đi săn thịt trở về, thấy mất Hằng Nga, tức giận Ngô Cương vì để Hằng Nga trốn thoát, nên bóp cổ Ngô Cương cho đến chết.
Nghệ chạy lại cửa sổ trông lên mặt trăng.
Ánh trăng sáng vằng vặc chiếu vào mặt. Hình bóng của vợ thấy thấp thoáng trong trăng. Nghệ giương đôi mắt tròn xoe nhìn. Thốt nhiên, Nghệ thét bọn vệ sĩ mang cung tên lại. Chúng khệ nệ khiêng chiếc cung và ba mũi tên lớn trên tường xuống. Nghệ đứng thẳng người như một trụ đá to, râu tóc dựng ngược, đôi mắt sáng quắc, không khác cảnh ngày xưa Nghệ bắn mặt trờị Nghệ lắp tên căng thẳng dây cung bắn lên.
Hai phát tên bay ra, mặt trăng lung lay.
Nhưng mũi tên thứ ba bật khỏi dây cung, mặt trăng vẫn sáng chói như trước, không hề hấn gì. Nghệ hạ cung xuống, mặt mày buồn nghiến, im lặng, đau khổ.
Bỗng một cụ già hiện xuống.
Hậu Nghệ giựt mình, nhìn ra là ông lão đã cho mình Linh chi thảo cách mười năm về trước.
Cụ già liệng 3 mũi tên xuống đất, điềm đạm nói:
- Già xin hỏi cố nhân. Ngày trước hạnh ngộ, già có nhắn nhủ cố nhân việc trị đời không khó. Phải thực hành nhân chính, quên mình để lo cho người. Mình phải lo trước người lo và chỉ vui sau khi người vui. Dân quý nhứt, nước thứ nhì, vua sau hết. Cố nhân sẵn sàng vâng nghe, nên già thể theo lời yêu cầu tha thiết của cố nhân là muốn sống mãi để hoàn thành sự nghiệp, vì đời sống con người thì hữu hạn mà sự nghiệp thì vô cùng, mới cho Linh chi thảo. Vậy mà khi cầm lấy quyền, cố nhân lại quên mất lời. Dân không sợ chết, sao lấy sự chết chóc trị thiên hạ. Bao nhiêu năm trời loạn lạc đau thương, giờ đây lòng người ly tán, sự nghiệp tan hoang, cố nhân còn chưa tỉnh hay sao Kìa, nghĩa quân đã hò reo tứ phía, cố nhân đã nghe chưa?
Hậu Nghệ hai tay ôm đầu, giọng nói thiểu não:
- Nghệ ăn năn, xin cụ chỉ giáo.
- Việc đã qua rồi, ăn năn không kịp. Chỉ có cách cố nhân bỏ sắc phục hoàng đế, ăn năn hối lỗi thì mới có cơ cứu vãn.
Hậu Nghệ cả giận, quắc mắt, quát:
- Lão già khốn! Thừa lúc hiểm nguy của ta mà sỉ nhục ta sao?
Vừa nói vừa rút gươm chém ông lão.
Cụ già bình thản đưa tay hất gươm rạ Hậu Nghệ rùng mình lui lại ngồi xuống. Cụ già mỉm cười:
- Cố nhân đến nước cùng mà còn hiếu sát. Kìa, cố nhân hãy nhìn xem.
Giữa lúc ấy ...
Bên ngoài có tiếng chém giết lẫn tiếng hò reo vang dậy. Nghĩa quân bao vây tứ phía dưới sự chỉ huy của Phùng Mông.
Bóng trăng khuất dần. Cụ già biến mất.
Lửa cháy khắp nơi.
Tiếng la vang:
- Tiến! Tiến!
Nghệ rút gươm xông tới, Phùng Mông đưa gươm ngăn. Cả hai đánh nhau. Nghĩa quân ào đến. Hậu Nghệ kiệt sức bỏ chạy. Đám dân đói rách cầm hèo gậy chận lại Nhìn qua tứ phía, nơi nào cũng có nghĩa quân. Phùng Mông kêu lên:
- Hậu Nghệ! Hậu Nghệ! Thầy làm việc bất nghĩa, ngày nay tự xử lấy, đừng để bọn ta ra tay.
Hậu Nghệ đứng dậy, dậm chân, cất tiếng cười đau đớn rồi đưa gươm đâm mạnh vào cổ. Xác Nghệ ngã xuống giữa tiếng reo hò của nghĩa quân.
Trong cung trăng, bên cây quế cao trăm trượng, sắc vàng, mùi thơm bát ngát, Ngô Cương cầm búa chặt mãi cây quế nhưng cây quế không sứt mẻ mà vẫn càng cao càng lớn, càng tươi. Hắn bị đọa vì tính hiếu sát theo thầy. Cây quế bị chặt nhưng không hề hấn, nhân dân bị tàn sát nhưng nhân dân làm sao hết được.
Bên cạnh, Hằng Nga ngồi xem Ngọc thố tán thuốc. Thỉnh thoảng, nàng lại thở dài, sa nước mắt. Nàng còn luyến tiếc cảnh trần gian. Vì trần gian đã chịu bao tai nạn: lụt lội, hạn hán, nắng lửa mưa dầu, binh đao chém giết, máu chảy thành sông, xương người thành núi; ngày nay nhân dân đã khắc phục được mọi tai ách rồi. Kìa từng đám người nô nức đương cày cấy, ca hát vui mừng; và xa xa làn khói lam chiều vẩn vơ quyện trên những mái nhà nhỏ ấm cúng, Hằng Nga tưởng nơi đây có lẽ là phương Bắc, quê hương yêu dấu của nàng.
Ở đây, quanh năm vắng lạnh, chẳng có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Muôn vật không sinh, không hóa. Trăm hoa không nở không tàn. Chán chường cảnh lẻ loi, hiu quạnh quá, Hằng Nga muốn trở về trần thế. Nhưng vì đã ăn cỏ Linh chi, nàng không bao giờ chết, lại trẻ đẹp mãi và muôn năm vẫn sống hoang liêu trong cung Quảng Hàn này.
Nhìn ra ngoài không thấy thế gian đâu nữa, tư bề lạnh lẽo âm u, Hằng Nga bất giác xót xa đau đớn, nước mắt chảy ròng.
Sau tấm bình phong bóng đuốc xa,
Sao mai lặn hết, vắng Ngân Hà.
Hằng Nga hối cắp Linh chi thảo,
Sống mãi nhìn trời dạ xót xa.
Trong "Bích Câu kỳ ngộ" của Vô Danh có câu:
Hay là lỗi sổ Hằng Nga,
Đêm đông vò võ, bóng tà sao thưa.
Nghĩ tình nên những ngẩn ngơ ...
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn ca tụng sắc đẹp của nàng cung nữ, có câu:
Hương trời đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đời nhà Trần (1225-1400) kêu gọi tướng sĩ, trong một bài hịch có đoạn "Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn thận như củi lửa, nên giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công danh."
Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai nhân vật thần thoại được dùng trong Cổ văn Trung Hoa và Việt Nam.
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm, chạy lên cung trăng.
Người chặt cây quế trong cung trăng: Theo sách "Dậu dương tạp trở", trong mặt trăng có cây quế cao 500 trượng, dưới gốc cây có một người ngồi chặt mãi, nhưng chặt xong, dấu chặt lại liền như cũ. Người ấy tên Ngô Cương, quê ở Tây Hà, tu tiên có lỗi bị phạt chặt cây.
Con thỏ trong mặt trăng: Theo sách "Ngũ thông kinh nghĩa", trong mặt trăng có con thỏ hay con cóc.
Ông già dưới trăng: Sách "Tục U quái lục" có chép: đời nhà Đường, Vi Cố đến Nam Điện ở Tống thành, thấy ông già xem sách dưới trăng. Vi Cố hỏi sách gì? Ông già đáp: Sổ hôn nhân thiên hạ. Vi Cố hỏi hôn nhân của mình thì ông lão bảo: ở chợ có bà già chột mắt bồng đứa bé 3 tuổi; đứa bé ấy sau là vợ. Vi Cố ra chợ bắt gặp người đàn bà như lời ông lão nên tức giận mướn người giết con bé ấy. May mắn, người đàn bà bồng đứa bé chạy thoát. Đứa bé chỉ bị thương xoàng. Mười bốn năm sau, Thứ Sử đất Dương Châu là Vương Thái gả con cho Vi Cố. Thiếu nữ ấy rất đẹp, nhưng cuối mày có một vết thẹo nhỏ. Cố hỏi nguyên cớ. Nàng trả lời: hồi lên 3 tuổi, người vú họ Trần bồng đi chợ bị một tên côn đồ đâm trúng. Cố hỏi người vú họ Trần có chột mắt không. Nàng nói có rồi kể lại chuyện cũ.
Tích Hậu Nghệ: Theo "Sơn hải kinh", trên hang Dương phía bắc nước Răng Đen có cây Phù tang to lớn sống ở dưới nước, 9 mặt trời ở cành dưới; 1 mặt trời ở cành trên. Theo sách của Hoài Nam Tử, đời vua Nghiêu, 10 mặt trời cùng mọc một lần làm cây cỏ khô héo, vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn 10 mặt trời, có 9 con quạ rớt lông cánh xuống.
Theo kinh Thư, vua nước Hữu Cùng là Hậu Nghệ vì dân không phục, nổi lên kháng cự tại sông Hà. Sách "Tả Truyện" có chép: khi nhà Hạ suy, Hậu Nghệ nhờ sức ủng hộ của dân chúng được lên làm vua thay thế nhà Hạ. Về sau, Nghệ ỷ mình bắn giỏi, không lo chính sự, dâm bạo hơn thú dữ, dân oán ghét nổi lên giết chết, lại lóc thịt bắt con của Nghệ ăn. Không nỡ ăn thịt cha, con của Nghệ cũng bị giết luôn.
Trong bản dịch thần thoại "Lên cung trăng" của nhà văn hào Trung Hoa là Ngô Tổ Quang có chép:
Một thời đại rất xa xưa ...
Lúc bấy giờ con người được tự do, không bị áp bức chiến tranh, người hiếp bức người. Ai làm nấy ăn. Mặt trời mọc, đi làm; mặt trời lặn, về nghỉ. Đói có hoa quả; khát có nước suối.
Con người bấy giờ không có họa người, chỉ có họa trờị Để tránh gió mưa, rét mướt, loài người đốn cây làm nhà, dệt vải may áo ... Ngày tháng trôi qua, con người dùng kinh nghiệm và lao lực để cải thiện đời sống, mưu lấy sự hạnh phúc thanh bình.
Nhưng, một hôm thình lình xảy ra một thiên tai dữ dội. Khắp dưới gầm trời đâu đâu cũng bị đại hạn. Nắng như lửa thiêu, đốt cháy tất cả làm cho sinh linh dậm đất kêu trời. Trên đường, thây người, thây thú chồng chất dẫy đầy.
Nguyên ở gò Đất cuối biển Đông có hang Dương. Nơi đây 10 con quạ vàng vâng lệnh Thượng Đế thay nhau ban ánh sáng cho vạn vật. Trên hang có cây Phù tang cao vút tận trời. Chín con quạ ở cành dưới, một con quạ ở cành trên. Từ ngàn xưa chỉ có một con ra khỏi biển hóa thành mặt trời, ngày ngày tháng tháng chiếu ánh sáng xuống mặt đất làm cho mưa hòa, gió thuận, vạn vật sinh hóa. Nhưng bất ngờ, một hôm bốn biển chuyển động, đất lở núi rung, cây Phù tang quay cuồng, vì 10 con quạ vàng tranh nhau xuất hiện một lượt.
Thế là nắng như lửa thiêu, đốt cháy cả vạn vật. Ban đầu, người ta còn ngâm mình dưới nước, núp trong hang núi ... nhưng rồi, đầm nước, dòng suối đều hóa thành những vạc nước sôi. Đất bằng bỗng chốc lửa dậy làm cho nhân dân điêu đứng, đời người biến thành địa ngục.
Đương lúc tiếng khóc, tiếng kêu gào kinh khủng của nhân dân, bỗng có một vị anh hùng xuất hiện.
Vị anh hùng đó có tên Hậu Nghệ, sinh ở biển Đông, nước Hữu Cùng. Người võ nghệ phi thường, sức người có thể bạt núi lấp sông, giỏi nghề kỵ xạ. Hậu Nghệ có lại hai người học trò tên Phùng Mông và Ngô Cương đều có tài xuất chúng.
Trông thấy 10 con quạ vàng hoành hành dữ tợn làm cho nhà cửa tiêu tan, đồng ruộng khô cháy, Nghệ vừa hoảng kinh vừa tức giận, đem lòng thương xót sinh linh, và nghĩ đến mối liên hệ với thân mạng mình nên mang 10 mũi tên thần, giương cung 10 tạ lên quyết bắn 10 con quạ vàng cho tiêu ra tro bụi.
Nhưng ánh sáng rạng chói làm cho mắt đổ hào quang, không thể nhìn lên được. Nghệ bực tức, đứng tựa góc biển chân trời không do dự bắn luôn mấy phát. Những nơi có tên của Nghệ bắn tới thì nóng cháy nguội dần, ánh sáng êm dịu. Những lông cánh sắc màu của lũ quạ đua nhau rớt xuống. Một làn không khí mát mẻ bắt đầu.
Trông thấy chín con quạ chết, Nghệ lại muốn giương cung bắn nữa, nhưng Phùng Mông ngăn lại:
- Thưa thầy! Nếu thầy bắn chết cả thì vũ trụ sẽ trở nên đen tối mất.
Nghệ "à" một tiếng, hạ cung xuống.
Bấy giờ núi sông trở lại như xưa, cây cỏ tươi tốt. Đâu đâu cũng vang dậy tiếng hò reo hoan lạc. Nhân dân ca tụng công ơn vĩ đại của Hậu Nghệ, tôn thờ Nghệ là một vị cứu tinh, trọng quý Nghệ hơn mẹ cha. Sơn hào hải vị, họ đem dâng cho Nghệ dùng.
Hậu Nghệ lên làm Hoàng đế.
Mười năm sau.
Nhân dân trước kia bị tai ách của 10 con quạ vàng thì nay lại mang phải tai ách do Hậu Nghệ gieo rắc.
Nghệ ỷ mình có tài, tự kiêu là cứu dân, vậy dân phải làm tôi mọi mới xứng đáng đền đáp công ơn ấy. Nghệ chiếm hết thịt rừng, tài sản của nhân dân. Cả đến một con gà, một miếng bánh... cũng không thoát qua tay cướp đoạt của Nghệ.
Nghệ lại tự hào là mình sẽ sống mãi vì có Linh chi dược thảo do ông tiên ban cho.
Nhân dân bấy giờ sống trong tình trạng cực kỳ thảm khốc. Từng đám dân nghèo đói, quần áo rách nát, thân trụi mình trần, mặt mũi hốc hác vàng hoe, gục đầu vào đất kiếm rễ cây ăn. Vài xác người thắt cổ lơ lửng trên cành cây làm mồi cho đàn quạ đương đảo qua lượn lại.
Bấy giờ núi rừng hoang vu xơ xác, cành khô lá úa, năm ba gốc cây còn lại nhưng trơ trọi, cằn cỗi.
Ngày trước, Nghệ được bá tánh hoan hô vang dậy. Ai ai cũng trìu mến vâng theo Nghệ đi ra, cả ngàn người chạy theo quỳ lạy chúc tụng. Ngày nay, nhân dân oán ghét căm thù. Nghệ đi đến đâu, bá tánh bỏ chạy đến đó. Nghệ nhục nhã, tức giận ra lệnh cho học trò là Ngô Cương tàn sát hàng triệu sinh linh. Bị đói rách, bị giết chóc, nhân dân đau khổ, nỗi uất hận căm hờn ngùn ngụt cao mấy tầng mây.
Phùng Mông can gián không được, bỏ Nghệ theo đám dân nghèo võ trang đánh lại thầy.
Vợ của Hậu Nghệ là Hằng Nga.
Nàng là con nhà nghèo ở một cánh đồng hoang phương Bắc. Nhưng nàng là con chim phượng hoàng, là đóa hoa khôi sắc đẹp tuyệt vời.
Ngô Cương vâng lệnh thầy đi tìm người làm hoàng hậu. Đến phương Bắc, Ngô Cương bắt Hằng Nga về dâng cho Nghệ. Hằng Nga được Nghệ sủng ái, giao giữ cỏ Linh chi.
Hằng Nga vì bị bắt, bỏ cha xa mẹ, quyết liệt đòi về. Nghệ sợ Hằng Nga trốn trong khi Nghệ đi săn tìm thịt nên truyền cho Ngô Cương canh gác, không cho Hằng Nga rời khỏi cung. Hằng Nga buồn tủi, ngày ngày chỉ làm bạn cùng con Ngọc thỏ trong cung lạnh.
Trước sự tàn bạo của chồng, Hằng Nga không khuyên ngăn được; và biết rằng nếu chồng sống mãi thì càng làm nhiều tội ác, nhân dân đau khổ càng nhiều nên nàng nuốt cỏ Linh chi, để Nghệ không còn dùng cỏ tiên mà trường sinh nữa.
Nuốt xong, Hằng Nga mặt mày xây xẩm một lúc, rồi thấy mình nhẹ bổng như không. Một đám mây ngũ sắc dưới chân Hằng Nga từ từ đưa Hằng Nga bay lên, Ngọc thỏ chồm nhảy theo. Hằng Nga đưa tay dắt rồi từ từ bay qua cửa sổ thẳng lên cung trăng.
Hậu Nghệ đi săn thịt trở về, thấy mất Hằng Nga, tức giận Ngô Cương vì để Hằng Nga trốn thoát, nên bóp cổ Ngô Cương cho đến chết.
Nghệ chạy lại cửa sổ trông lên mặt trăng.
Ánh trăng sáng vằng vặc chiếu vào mặt. Hình bóng của vợ thấy thấp thoáng trong trăng. Nghệ giương đôi mắt tròn xoe nhìn. Thốt nhiên, Nghệ thét bọn vệ sĩ mang cung tên lại. Chúng khệ nệ khiêng chiếc cung và ba mũi tên lớn trên tường xuống. Nghệ đứng thẳng người như một trụ đá to, râu tóc dựng ngược, đôi mắt sáng quắc, không khác cảnh ngày xưa Nghệ bắn mặt trờị Nghệ lắp tên căng thẳng dây cung bắn lên.
Hai phát tên bay ra, mặt trăng lung lay.
Nhưng mũi tên thứ ba bật khỏi dây cung, mặt trăng vẫn sáng chói như trước, không hề hấn gì. Nghệ hạ cung xuống, mặt mày buồn nghiến, im lặng, đau khổ.
Bỗng một cụ già hiện xuống.
Hậu Nghệ giựt mình, nhìn ra là ông lão đã cho mình Linh chi thảo cách mười năm về trước.
Cụ già liệng 3 mũi tên xuống đất, điềm đạm nói:
- Già xin hỏi cố nhân. Ngày trước hạnh ngộ, già có nhắn nhủ cố nhân việc trị đời không khó. Phải thực hành nhân chính, quên mình để lo cho người. Mình phải lo trước người lo và chỉ vui sau khi người vui. Dân quý nhứt, nước thứ nhì, vua sau hết. Cố nhân sẵn sàng vâng nghe, nên già thể theo lời yêu cầu tha thiết của cố nhân là muốn sống mãi để hoàn thành sự nghiệp, vì đời sống con người thì hữu hạn mà sự nghiệp thì vô cùng, mới cho Linh chi thảo. Vậy mà khi cầm lấy quyền, cố nhân lại quên mất lời. Dân không sợ chết, sao lấy sự chết chóc trị thiên hạ. Bao nhiêu năm trời loạn lạc đau thương, giờ đây lòng người ly tán, sự nghiệp tan hoang, cố nhân còn chưa tỉnh hay sao Kìa, nghĩa quân đã hò reo tứ phía, cố nhân đã nghe chưa?
Hậu Nghệ hai tay ôm đầu, giọng nói thiểu não:
- Nghệ ăn năn, xin cụ chỉ giáo.
- Việc đã qua rồi, ăn năn không kịp. Chỉ có cách cố nhân bỏ sắc phục hoàng đế, ăn năn hối lỗi thì mới có cơ cứu vãn.
Hậu Nghệ cả giận, quắc mắt, quát:
- Lão già khốn! Thừa lúc hiểm nguy của ta mà sỉ nhục ta sao?
Vừa nói vừa rút gươm chém ông lão.
Cụ già bình thản đưa tay hất gươm rạ Hậu Nghệ rùng mình lui lại ngồi xuống. Cụ già mỉm cười:
- Cố nhân đến nước cùng mà còn hiếu sát. Kìa, cố nhân hãy nhìn xem.
Giữa lúc ấy ...
Bên ngoài có tiếng chém giết lẫn tiếng hò reo vang dậy. Nghĩa quân bao vây tứ phía dưới sự chỉ huy của Phùng Mông.
Bóng trăng khuất dần. Cụ già biến mất.
Lửa cháy khắp nơi.
Tiếng la vang:
- Tiến! Tiến!
Nghệ rút gươm xông tới, Phùng Mông đưa gươm ngăn. Cả hai đánh nhau. Nghĩa quân ào đến. Hậu Nghệ kiệt sức bỏ chạy. Đám dân đói rách cầm hèo gậy chận lại Nhìn qua tứ phía, nơi nào cũng có nghĩa quân. Phùng Mông kêu lên:
- Hậu Nghệ! Hậu Nghệ! Thầy làm việc bất nghĩa, ngày nay tự xử lấy, đừng để bọn ta ra tay.
Hậu Nghệ đứng dậy, dậm chân, cất tiếng cười đau đớn rồi đưa gươm đâm mạnh vào cổ. Xác Nghệ ngã xuống giữa tiếng reo hò của nghĩa quân.
Trong cung trăng, bên cây quế cao trăm trượng, sắc vàng, mùi thơm bát ngát, Ngô Cương cầm búa chặt mãi cây quế nhưng cây quế không sứt mẻ mà vẫn càng cao càng lớn, càng tươi. Hắn bị đọa vì tính hiếu sát theo thầy. Cây quế bị chặt nhưng không hề hấn, nhân dân bị tàn sát nhưng nhân dân làm sao hết được.
Bên cạnh, Hằng Nga ngồi xem Ngọc thố tán thuốc. Thỉnh thoảng, nàng lại thở dài, sa nước mắt. Nàng còn luyến tiếc cảnh trần gian. Vì trần gian đã chịu bao tai nạn: lụt lội, hạn hán, nắng lửa mưa dầu, binh đao chém giết, máu chảy thành sông, xương người thành núi; ngày nay nhân dân đã khắc phục được mọi tai ách rồi. Kìa từng đám người nô nức đương cày cấy, ca hát vui mừng; và xa xa làn khói lam chiều vẩn vơ quyện trên những mái nhà nhỏ ấm cúng, Hằng Nga tưởng nơi đây có lẽ là phương Bắc, quê hương yêu dấu của nàng.
Ở đây, quanh năm vắng lạnh, chẳng có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Muôn vật không sinh, không hóa. Trăm hoa không nở không tàn. Chán chường cảnh lẻ loi, hiu quạnh quá, Hằng Nga muốn trở về trần thế. Nhưng vì đã ăn cỏ Linh chi, nàng không bao giờ chết, lại trẻ đẹp mãi và muôn năm vẫn sống hoang liêu trong cung Quảng Hàn này.
Nhìn ra ngoài không thấy thế gian đâu nữa, tư bề lạnh lẽo âm u, Hằng Nga bất giác xót xa đau đớn, nước mắt chảy ròng.
Sau tấm bình phong bóng đuốc xa,
Sao mai lặn hết, vắng Ngân Hà.
Hằng Nga hối cắp Linh chi thảo,
Sống mãi nhìn trời dạ xót xa.
No comments:
Post a Comment