VẼ RỒNG
Tất cả người Nhật đều biết họa sĩ đại
tài Kano Tanyu mà tác phẩm của ông ngày nay vẫn còn ở chùa Diệu Tâm. Đây là câu
chuyện lúc ông vẽ bức tranh con rồng vĩ đại trên trần chánh điện ngôi chùa. Đây
là kiệt tác của ông và là một trong những kho tàng nghệ thuật của thế giới. Vào
lúc mà trụ trì của chùa Diệu Tâm là Thiền sư Ngu Đường được nhiều người ca tụng,
nổi danh là thầy thiên hoàng. Sư nghe nói rằng con rồng do Tanyu vẽ thực đến nỗi
cái trần nhà được vẽ trên đó đã bất ngờ sập xuống, có người nói rằng ấy là do
con rồng vẫy đuôi.
Khi người ta tranh luận về bức tranh con rồng, Thiền sư Ngu Đường đến nhà họa
sĩ và bảo rằng: “Nhân dịp đặc biệt này, tôi đặc biệt muốn có bức tranh vẽ con rồng
sống.” Tự nhiên họa sĩ khựng lại và nói: “Đây là điều bất ngờ nhất. Sự thật,
tôi rất hổ thẹn mà nói rằng tôi chưa bao giờ thấy một con rồng sống,” phải từ
chối sự tin cậy này. Tuy nhiên, Thiền sư đồng ý rằng thật là phi lý mong có một
bức tranh vẽ con rồng sống từ một hoạ sĩ chưa từng thấy nó bao giờ, nhưng lại bảo
họa sĩ rằng hãy cố nhìn thấy một con càng sớm càng tốt. Họa sĩ lấy làm lạ hỏi:
“Người ta có thể thấy rồng sống ở đâu? Chúng ở chỗ nào?” “Chẳng có chi. Ở chỗ
tôi có một số. Hãy đến xem và vẽ một con.” Tanyu vui vẻ đi với sư, và khi đến
liền hỏi: “Đây tôi đã đến để xem rồng. Nào, chúng ở đâu?” Thiền sư đưa nắt nhìn
quanh căn phòng, đáp: “Nhiều lắm đây này; anh có thấy không? Đáng thương thay!”
Họa sĩ cảm thấy đầy hối tiếc, và kết quả đã tu tập Thiền cần mẫn với Quốc sư
Ngu Đường trong hai năm kế đó. Một hôm có việc xảy ra, họa sĩ kích động vội vã
chạy thẳng đến Thiền sư, nói: “Nhờ ơn thầy hôm nay con đã thấy hình con rồng sống.”
“Ồ, anh đã thấy ư? Tốt. Nhưng hãy nói tôi nghe tiếng ngâm của nó như thế nào?”
Với câu chất vấn này, họa sĩ lại bị lạc mất, và anh ta lại mất thêm một năm nữa
để tu luyện tâm linh. Những gì họa sĩ vẽ vào cuối năm ấy là con rồng ở chùa Diệu
Tâm, một tuyệt tác vô song trong lịch sử nghệ thuật, phi thường trong kỹ thuật
nhưng sức sống mà nghệ sĩ đã truyền vào đó còn phi thường hơn
nhiều.
(Bước Đầu Đọc Thiền)
No comments:
Post a Comment