Hỏi: Nên quán như thế nào để tránh sự tranh chấp?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Trí Siêu : Điều thứ nhất.Trong cuộc tranh luận xảy ra giữa hai người, nếu như hai người chỉ phí thời gian để tranh luận không đáng sẽ làm cho mình tổn mất công sức làm cho cuộc sống của cả hai đều suy giảm có thể dẫn đến tiêu vong. Nếu trong giáo hội các tỳ khưu tranh chấp với nhau thì sẽ làm cho giáo hội tăng chúng bị suy giảm không cường tịinh. Nếu như mọi vị tỳ khưu cũng như tất cả mọi người trong cuộc sống này hiểu được mối nguy hiểm do sự tranh chấp gây ra thì chúng ta dừng lại, thì sự tranh chấp hơn thua đó được lắng đọng.
Còn điều thứ hai thuộc về nội tâm hơn. Khi một người đã biết được đời này ngắn ngủi, ý thức rằng năm, mười năm nữa tất cả đều phải chết. Tuổi già và cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào. Do vậy ta đừng tốn phí thời gian tranh luận. Người này hiểu rằng cái chết chắc chắn là sẽ đến và sẽ tranh thủ thời gian để làm các thiện sự, phước báo. Cho nên họ sẽ dừng lại. Họ sẽ không hào hứng đi đến tranh chấp, cải vả.
Cả hai ý nghĩa trên. Chúng ta tu tập thế nào cũng được nhưng nên tu tập cả hai khía cạnh. Để dàn xếp cuộc tranh luận nên suy xét cả hai khía cạnh.
- Khía cạnh thứ nhứt khi có sự xung đột giữa mình và những người khác thì ta ý thức được sự tranh chấp này sẽ làm cho đòan thể tăng chúng suy vong.
- Còn khía cạnh thứ hai là hằng ngày chúng ta cũng suy nghĩa về năm pháp quán vô thường tức là ta phải suy nghĩ đến sự già chi phối cái già ta cũng không thoát được sự già, sự bệnh chi phối bệnh ta cũng không thoát khỏi sự bệnh, sự chết chi phối cái chết ta cũng không thoát khỏi sự chết. Khi chúng ta thường xuyên suy xét như vậy thì ta thấy cuộc sống này thật là mong manh. Đời sống này thật là nguy hiểm mà tất cả mọi con người đang tiến về. Nếu suy nghĩ được như vậy thì mỗ ikhi có sự tranh chấp trong đời tự nhiên ta sanh tâm nhàm chán. Chúng ta thấy không cần thiết phải tranh chấp, cải vả, xung đột nữa vì tất cả mọi người đều đi đến chỗ chết trong tương lai không sớm thì muộn.
Nếu chúng ta là người có trí tuệ và có tu tập thì chúng ta cũng có thể nắm bắt được yếu lý để tu trì cho nội tâm của chúng ta. Trong việc tu tập có đôi lúc chúng ta cũng dựa vào văn kinh, những mạch văn được ghi chép vào kinh điển, chúng ta có thể dựa vào đó tu tập. Nhưng một khi chúng ta đã hiểu pháp rồi, thì từ cốt lõi của chánh pháp chúng ta tu tập theo pháp môn nào cũng tốt cả.
Ở đây chúng tôi có thể nói rằng là có một giải pháp trực tiếp và một giải pháp gián tiếp. Giải pháp trực tiếp là ta suy nghĩ ngay đến thảm họa do sự tranh chấp đem lại cho chúng ta. Câu chuyện của một người cha khi sắp lâm chung, muốn cho các con của mình có sự hòa hợp để tạo sức mạnh, bảo các con đem bó đũa lại và bảo mỗi người con từ con cả cho đến con út mỗi người lần lượt bẻ cả bó đũa thì không ai bẻ được. Nhưng người cha có thể bẻ được bằng các tách rời từng chiếc, từng chiếc. Các người con chứng kiến như vậy nói, nếu bẻ từng chiếc, tứng chiếc như vậy thì chúng con cũng có thể bẻ được. Nhưng bẻ cả bó đũa như lời cha dạy thì chúng con không thể bẻ được. Người cha mới bảo rằng đó là điều cha muốn nói với các con. Hợp quần gây sức mạnh. Đòan kết là sức mạnh. Khi các con chia rẻ nhau, tranh chấp nhau, đố kỵ lẫn nhau sẽ làm cho mình yếu và đi đến chỗ diệt. Chúng ta phải biết suy tư rằng cuộc sống này rồi cũng đi đến chỗ chết, hay biết sống tu tập để tâm được an lạc, không nên tranh chấpvi sẽ đi tới chỗ diệt vong.
Những người ở dưới quê sống gần nhau có cái hàng rào có khi lệch qua bên nây có khi lệch qua bên kia mà có thể đi đến sự chém giết lẫn nhau. Đó là điều đáng tránh. Hoặc giả chuyện hơn thua chỉ vì một cử chỉ, một lời nói chúng ta nghĩ rằng bị xúc phạm cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Nếu gặp những sự cố đó đối với một người Phật tử, hay một vị xuất gia tu tập thuần thục biết quán niệm thì sự tranh chấp không thể xảy ra vì họ biết rằng tranh chấp sẽ đưa đến sự diệt vong. Khi hiểu được như vậy thì không có vấn đề tranh chấp.
Tóm lại. Đức Phật đã dạy về thái độ sống để chúng ta làm lắng êm sự tranh luận, Những giải pháp lắng dịu sự hận thù, cởi bỏ sự oan trái . /.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buddhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Trí Siêu : Điều thứ nhất.Trong cuộc tranh luận xảy ra giữa hai người, nếu như hai người chỉ phí thời gian để tranh luận không đáng sẽ làm cho mình tổn mất công sức làm cho cuộc sống của cả hai đều suy giảm có thể dẫn đến tiêu vong. Nếu trong giáo hội các tỳ khưu tranh chấp với nhau thì sẽ làm cho giáo hội tăng chúng bị suy giảm không cường tịinh. Nếu như mọi vị tỳ khưu cũng như tất cả mọi người trong cuộc sống này hiểu được mối nguy hiểm do sự tranh chấp gây ra thì chúng ta dừng lại, thì sự tranh chấp hơn thua đó được lắng đọng.
Còn điều thứ hai thuộc về nội tâm hơn. Khi một người đã biết được đời này ngắn ngủi, ý thức rằng năm, mười năm nữa tất cả đều phải chết. Tuổi già và cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào. Do vậy ta đừng tốn phí thời gian tranh luận. Người này hiểu rằng cái chết chắc chắn là sẽ đến và sẽ tranh thủ thời gian để làm các thiện sự, phước báo. Cho nên họ sẽ dừng lại. Họ sẽ không hào hứng đi đến tranh chấp, cải vả.
Cả hai ý nghĩa trên. Chúng ta tu tập thế nào cũng được nhưng nên tu tập cả hai khía cạnh. Để dàn xếp cuộc tranh luận nên suy xét cả hai khía cạnh.
- Khía cạnh thứ nhứt khi có sự xung đột giữa mình và những người khác thì ta ý thức được sự tranh chấp này sẽ làm cho đòan thể tăng chúng suy vong.
- Còn khía cạnh thứ hai là hằng ngày chúng ta cũng suy nghĩa về năm pháp quán vô thường tức là ta phải suy nghĩ đến sự già chi phối cái già ta cũng không thoát được sự già, sự bệnh chi phối bệnh ta cũng không thoát khỏi sự bệnh, sự chết chi phối cái chết ta cũng không thoát khỏi sự chết. Khi chúng ta thường xuyên suy xét như vậy thì ta thấy cuộc sống này thật là mong manh. Đời sống này thật là nguy hiểm mà tất cả mọi con người đang tiến về. Nếu suy nghĩ được như vậy thì mỗ ikhi có sự tranh chấp trong đời tự nhiên ta sanh tâm nhàm chán. Chúng ta thấy không cần thiết phải tranh chấp, cải vả, xung đột nữa vì tất cả mọi người đều đi đến chỗ chết trong tương lai không sớm thì muộn.
Nếu chúng ta là người có trí tuệ và có tu tập thì chúng ta cũng có thể nắm bắt được yếu lý để tu trì cho nội tâm của chúng ta. Trong việc tu tập có đôi lúc chúng ta cũng dựa vào văn kinh, những mạch văn được ghi chép vào kinh điển, chúng ta có thể dựa vào đó tu tập. Nhưng một khi chúng ta đã hiểu pháp rồi, thì từ cốt lõi của chánh pháp chúng ta tu tập theo pháp môn nào cũng tốt cả.
Ở đây chúng tôi có thể nói rằng là có một giải pháp trực tiếp và một giải pháp gián tiếp. Giải pháp trực tiếp là ta suy nghĩ ngay đến thảm họa do sự tranh chấp đem lại cho chúng ta. Câu chuyện của một người cha khi sắp lâm chung, muốn cho các con của mình có sự hòa hợp để tạo sức mạnh, bảo các con đem bó đũa lại và bảo mỗi người con từ con cả cho đến con út mỗi người lần lượt bẻ cả bó đũa thì không ai bẻ được. Nhưng người cha có thể bẻ được bằng các tách rời từng chiếc, từng chiếc. Các người con chứng kiến như vậy nói, nếu bẻ từng chiếc, tứng chiếc như vậy thì chúng con cũng có thể bẻ được. Nhưng bẻ cả bó đũa như lời cha dạy thì chúng con không thể bẻ được. Người cha mới bảo rằng đó là điều cha muốn nói với các con. Hợp quần gây sức mạnh. Đòan kết là sức mạnh. Khi các con chia rẻ nhau, tranh chấp nhau, đố kỵ lẫn nhau sẽ làm cho mình yếu và đi đến chỗ diệt. Chúng ta phải biết suy tư rằng cuộc sống này rồi cũng đi đến chỗ chết, hay biết sống tu tập để tâm được an lạc, không nên tranh chấpvi sẽ đi tới chỗ diệt vong.
Những người ở dưới quê sống gần nhau có cái hàng rào có khi lệch qua bên nây có khi lệch qua bên kia mà có thể đi đến sự chém giết lẫn nhau. Đó là điều đáng tránh. Hoặc giả chuyện hơn thua chỉ vì một cử chỉ, một lời nói chúng ta nghĩ rằng bị xúc phạm cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Nếu gặp những sự cố đó đối với một người Phật tử, hay một vị xuất gia tu tập thuần thục biết quán niệm thì sự tranh chấp không thể xảy ra vì họ biết rằng tranh chấp sẽ đưa đến sự diệt vong. Khi hiểu được như vậy thì không có vấn đề tranh chấp.
Tóm lại. Đức Phật đã dạy về thái độ sống để chúng ta làm lắng êm sự tranh luận, Những giải pháp lắng dịu sự hận thù, cởi bỏ sự oan trái . /.
No comments:
Post a Comment