Chúng ta cần phải biết rằng, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp; tam nghiệp rất quan trọng, và mục tiêu cứu cánh của chúng ta làm như thế nào để dứt trừ được những phiền não sanh khởi và sai sử thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Trong đời sống hằng ngày của tất cả chúng sanh, chuyện hạnh phúc hay đau khổ tùy thuộc vào ba nghiệp mà ra, ngày nào ba nghiệp được an tịnh thì ngày đó chúng ta còn được sự an vui. Chúng ta có được sự an vui, có được sự hạnh phúc, còn ngày nào chúng ta không an tịnh được ba nghiệp thì ngày đó là ngày chúng ta phiền toát khổ đau, sự khổ đau phiền toái đó, mặc dù chúng ta biết rằng cũng do ngoại cảnh, do tha nhân gây ra, nhưng phần chính do nội tâm này không thắng phục được phiền não, và khi đặc cảm cảnh bằng phiền não đã nhận thức được bằng phiền não thì ngay khi đó chúng ta bị một cảm giác khổ đau phiền toái.
Bởi thế cho nên ở đây thưa quí vị, việc chúng ta tu tập làm thế nào để chúng ta có được thân an tịnh, khẩu an tịnh, và ý tức là tâm thiền tư vắng lặng, ba việc này nếu chúng ta làm được, phải hiểu rằng trong đời sống tu tập của chúng ta và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta sẽ an vui, hạnh phúc. Đức Phật và chư vị A La Hán, các Ngài cũng có thân bịnh, nhưng khi thân bịnh hoằnh hành, các Ngài vẫn được hạnh phúc, vẫn được an lạc, tâm ý của các Ngài an trú vắng lặng, tức ý được an tịnh.
TT Trí Siêu - Kinh Pháp Cú - kệ 378 - Minh Hạnh chuyển biên
No comments:
Post a Comment