Friday, May 31, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Thế nào là niềm an lạc của người sống đạo?
Hỏi: Thế nào là niềm an Lạc Của Người Sống Đạo?
(Thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng giảng: Hạnh phúc và khổ đau là hai đề tài lớn của Ðạo Phật và không những là hai đề tài lớn của Ðạo Phật mà còn là hai đề tài lớn của kiếp người, từ lúc chúng ta mở mắt chào đời cho đến ngày chúng ta nhắm mắt hầu như là một cuộc hành trình bất tận để đi tìm cái mà mình nghĩ rằng một thế giới bình yên, một vòm trời hạnh phúc một cảm giác cho phép chúng ta thấy rằng cuộc sống có ý nghĩa, cho dù chúng ta đã đầu tư tâm trí từ thời tấm bé và chúng ta cũng vật lộn rất nhiều với cuộc đời, thậm chí có thể hy sinh không biết bao nhiêu thì giờ tuổi xuân và nỗ lực lớn lao của đời sống mình để mong thành đạt được một điều mà chúng ta gọi là hạnh phúc, hoặc giả là sự an lạc.
Nhưng hạnh phúc luôn luôn là một trò đùa, trò đùa giỡn đó khiến cho chúng ta cảm thấy rằng hạnh phúc đó đau khổ cũng nằm ở tại đó và những điều gì cho chúng ta thật nhiều hy vọng thì những điều đó cho chúng ta thật nhiều thất vọng. Một vị thiền Sư Ngài Buddathasa , Ngài có một ví dụ rằng đau khổ và hạnh phúc giống như con rắn trung, chúng tôi không hiểu rằng quí Phật tử có biết loại rắn này không, đó là một con rắn có hai đầu, một đầu cắn chết và một đầu cắn không chết, thường thường người ta gọi là một đầu chay một đầu mặn, nhưng mà rồi chúng ta khó phân biệt là đầu nào sẽ cắn chúng ta không chết và chúng ta không biết đầu nào cắn chúng ta chết, chúng ta cầm con rắn lên và nghĩ rằng chúng ta chỉ chọn lấy một đầu mà thôi và đầu kia sẽ quay lại cắn chúng ta .
Và thưa quí vị Sư Uyên Minh là một vị Giảng Sư khác của rơom Diệu Pháp, Sư có một bài thơ mà chúng tôi nghĩ rằng bài thơ đó là một vài thơ có ý vị trong đề tài này “Thể khách một đời dõi bóng nhau, lạnh lùng chi thế hỡi bể dâu, ta người sứ giả thương dâu bể, chả lẽ hờn nhau đến bạc đầu”. Số mạng của mình và niềm hy vọng bất tuyệt của mỗi cá nhân đặt để ở trong cuộc đời này hầu như luôn luôn đùa giỡn lấy nhau nó tạo ra những cách rất trớ trêu, chúng ta càng đuổi bắt hạnh phúc thì hạnh phúc càng xa vời chúng ta, có những lúc chúng ta mệt mỏi buông bỏ tất cả thì trong sự buông bỏ đó chúng ta tìm được sự thanh thản thật sự trong tâm hồn của mình, đã có bao nhiêu người bỏ ra tất cả thì giờ tâm trí của tuổi thanh xuân, để mong hy vọng xây dựng một sự nghiệp lớn có tên tuổi ở trong cuộc đời này và cuối cùng một ngày nào đó người đó nói rằng thật sự điều hạnh phúc lớn nhất không phải là làm ông này bà kia, không phải là những tài sản đo bằng những con số trong nhà băng, mà chính là ngày mà có thể bỏ được những thứ đó và kể cả con cái khi nó vào trong đại học rồi ra trường thì mình không phải bận lo nữa, khi bỏ được những thứ đó thì mình mới thật sự là hạnh phúc. “Ra vòng danh lợi cũng không không, kẻ hồng ra khỏi người mong chui vào “ câu nói đó cũng là một câu ca dao mà người Việt chúng ta rất quen thuộc.
Thì đề tài đau khổ và hạnh phúc là một đề tài rất là lớn trong Ðạo Phật, đề tài lớn đó không phải là một đề tài chỉ nói là lớn là đủ mà đặt cả nền tảng cơ sở cho giáo lý của Ðạo Phật. Trong Trung Bộ Kinh có một lần Ðức Phật Ngài dạy “ Này các Tỳ Kheo Như Lai chỉ dạy về sự khổ và con đường thoát khổ. “ và trong bài kinh Dhammacakkappavattanasùtra chúng ta gọi là kinh Chuyển Pháp Luân bài pháp đầu tiên, rất đầu tiên của Đức Phật Ngài đã dạy về Tứ Đế, ở trong Tứ Đế có Khổ đế và tập đế là khổ và nguyên nhân sanh khổ, diệt đế và đạo đế là chân hạnh phúc và con đường dẫn đến chân hạnh phúc và một điều rất là thú vị là đau khổ có một địa vị lớn trong Đạo Phật không phải chỉ là một vấn đề của kiếp nhân sinh, mà đau khổ còn được hiểu trong Đạo Phật như là một điều có khả năng khai mở con mắt trí tuệ của chúng ta , chúng ta sẽ không có gì ngạc nhiên khi nghe nói rằng những chúng sanh sống trong những cõi trời, cõi an lạc, những cõi có quá nhiều hạnh phúc của trần gian, những chúng sanh đó không có cơ may để mở con mắt trạch tuệ của mình, trong lúc đó ở kiếp nhân sinh sống ở giữa trần gian của kiếp người tạm bợ này chúng ta đối diện với bao nhiêu phiền lụy bất trắc, thì lại điều đó được xem như hết sức thích hợp để cho chúng ta khai triển tuệ giác của mình.
Đạo Phật đã nói đến những niềm hạnh phúc mà đôi lúc làm cho một số chúng ta sửng sốt, ví dụ Ngài nói về sự hạnh phúc là đến từ sự vắng mặt của đau khổ , ít có ai dám can đảm định nghĩa như vậy, mọi người đều nói rằng ăn ngon mặc đẹp sống trường thọ có được tình yêu có được sự trẻ trung của kiếp người những thứ đó là hạnh phúc, chúng ta đã vẽ ra một thiên đàng mà trong đó những hạnh phúc trần gian được phóng đại đến mức độ ngoài tất cả sự tưởng tượng của một người mà có thể tưởng tượng được, nhưng điều đó vẫn còn là một bức họa rất nghèo nàn khi nói đến niềm hạnh phúc chân thực của đời sống.
Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử
Chúng ta vững tin vào lý nghiệp báo, nhưng sự vững tin vào lý nghiệp báo đó không phải để chúng ta cúi đầu chấp nhận như một định mệnh được an bày, như một số phận trong quá khứ đã sắp đặt. Người Phật tử chúng ta luôn luôn tin vào lý nghiệp báo để biết rằng không nên tạo những ác nghiệp, vì ác nghiệp sẽ đi đến quả khổ đau, nên tạo những thiện nghiệp vì thiện nghiệp đưa đến quả hạnh phúc an lạc. Chúng ta chỉ có niềm tin ở lý nghiệp báo bao nhiêu đó thôi, còn lại thì chúng ta luôn luôn nỗ lực tích cực trong việc hành thiện, trong việc tu tập. Bởi vì chính việc thiện chúng ta tu tập cho thuần thục, cho lớn mạnh thì việc thiện đó sẽ giúp cho chúng ta cải chuyển được ác nghiệp ở trong quá khứ. Mặc dù có đôi lúc không cải chuyển được nhưng ít ra thì nó cũng giảm thiểu được mãnh lực của nghiệp ác trong quá khứ.
Thí dụ như trong quá khứ chúng ta tạo những nghiệp ác có thể đưa đến ngay trong hiện tại là phải bị tai nạn và chết, nhưng chính người này ngay trong hiện tại do vì người ấy khéo tu tập trì giới , từ bỏ sự sát sanh không đánh đập không đả thương chúng sanh khác, luôn trải rộng lòng từ đối với chúng sanh khác, chính do thiện hạnh tốt đẹp này, tâm bao la này mà có thể cản bớt được ác nghiệp thay vì phải bị chết trong một tai nạn, nhưng có thể giảm nhẹ, chỉ bị xây sát thương tích thôi. Hoặc giả nếu như nghiệp ác ở trong quá khứ không mức độ trên quá 50% hay 100% thì chính do sự tu tập thiện nghiệp này có thể chuyển cải đoạn trừ được ác nghiệp.
Một điều mà người đệ tử của Đức Phật có trí tuệ, chúng ta suy tư và chúng ta có niềm tin về lý nghiệp báo, nhưng luôn luôn chúng ta có niềm tin trên hết là sự nỗ lực, sự cố gắng cá nhân của hiện tại sẽ giúp cho chúng ta được rất nhiều. Luôn luôn chúng ta phấn đấu vươn lên đi tới phía trước. Chúng ta đừng nghĩ nhiều về quá khứ và chấp nhận quá khứ như là một sự thủ phục với định mệnh, làm như vậy thì đời sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ thực hiện được một đời sống đạo đức, và làm như vậy chúng ta mới có cơ hội để chúng ta ngay trong hiện tại đoạn trừ được các phiền não. Giả như tướng cướp Angulimala mặc cảm về tội lỗi của mình mà không chịu nỗ lực tu tập, mặc dù sau khi tỉnh ngộ mà không chịu nỗ lực tu tập thì không thể đạt được sự giải thoát cứu cánh. Đàng này thì Ngài Angulimala đã bỏ qua những gì ở quá khứ, chuyện gì đã qua thì cho qua, chỉ biết ngay trong hiện tại trước mặt là vị Đạo Sư tuyệt vời với giáo pháp thậm thâm vi diệu, với một đời sống phạm hạnh đầy hứa hẹn sự an vui hạnh phúc cho nên vị này đã vững tâm nỗ lực tu tập, rồi do nhờ phước duyên đầy đủ vị này chứng đắc được quả A La Hán.
TT Tuệ Siêu - Tánh chất của nghiệp - Minh Hạnh chuyển biên
Thí dụ như trong quá khứ chúng ta tạo những nghiệp ác có thể đưa đến ngay trong hiện tại là phải bị tai nạn và chết, nhưng chính người này ngay trong hiện tại do vì người ấy khéo tu tập trì giới , từ bỏ sự sát sanh không đánh đập không đả thương chúng sanh khác, luôn trải rộng lòng từ đối với chúng sanh khác, chính do thiện hạnh tốt đẹp này, tâm bao la này mà có thể cản bớt được ác nghiệp thay vì phải bị chết trong một tai nạn, nhưng có thể giảm nhẹ, chỉ bị xây sát thương tích thôi. Hoặc giả nếu như nghiệp ác ở trong quá khứ không mức độ trên quá 50% hay 100% thì chính do sự tu tập thiện nghiệp này có thể chuyển cải đoạn trừ được ác nghiệp.
Một điều mà người đệ tử của Đức Phật có trí tuệ, chúng ta suy tư và chúng ta có niềm tin về lý nghiệp báo, nhưng luôn luôn chúng ta có niềm tin trên hết là sự nỗ lực, sự cố gắng cá nhân của hiện tại sẽ giúp cho chúng ta được rất nhiều. Luôn luôn chúng ta phấn đấu vươn lên đi tới phía trước. Chúng ta đừng nghĩ nhiều về quá khứ và chấp nhận quá khứ như là một sự thủ phục với định mệnh, làm như vậy thì đời sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ thực hiện được một đời sống đạo đức, và làm như vậy chúng ta mới có cơ hội để chúng ta ngay trong hiện tại đoạn trừ được các phiền não. Giả như tướng cướp Angulimala mặc cảm về tội lỗi của mình mà không chịu nỗ lực tu tập, mặc dù sau khi tỉnh ngộ mà không chịu nỗ lực tu tập thì không thể đạt được sự giải thoát cứu cánh. Đàng này thì Ngài Angulimala đã bỏ qua những gì ở quá khứ, chuyện gì đã qua thì cho qua, chỉ biết ngay trong hiện tại trước mặt là vị Đạo Sư tuyệt vời với giáo pháp thậm thâm vi diệu, với một đời sống phạm hạnh đầy hứa hẹn sự an vui hạnh phúc cho nên vị này đã vững tâm nỗ lực tu tập, rồi do nhờ phước duyên đầy đủ vị này chứng đắc được quả A La Hán.
TT Tuệ Siêu - Tánh chất của nghiệp - Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
MẤT BÚA
Có người đánh mất cái búa, ngờ cho đứa con nhà láng giềng lấy trộm. Anh ta trông dáng nó đi, rõ ra đứa ăn trộm búa, nhìn vẻ mặt nó,rõ ra đứa ăn trộm búa, thấy nó cất nhắc, hành động không một tí gì là không rõ ra một đứa ăn trộm búa cả.
Ðược một lúc, người ấy bới trong hố, lại thấy cái búa. Thì hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng ngôn ngữ cử chỉ không một tí gì giống đứa ăn trộm búa nữa.
LỜI BÀN
Người ta khi mất một cái gì, thì một mất mười ngờ. Mà khi trong bụng đã ngờ vực thì các ngoại vật cũng theo đấy mà biến đổi đi cả.Phàm tâm trí mình đã cảm giác làm sao, thì tự mình lại tưởng tượng một cái cảnh sắc hợp như thế. Người mình vui, thì mình thấy sự vật ngoài hình như cũng vui, người mình buồn thì mình thấy sự vật ngoài cũng buồn. Chẳng qua là tại tự mình in trí như vậy, chớ ngoại vật hồ dễ đã có mối liên lạc mật thiết với mình mà thật thay đổi như thế đâu! Cái tâm chuyển thời hết thảy muôn pháp đều chuyển theo. Cho nên tâm cần phải chính. Tâm có chính thì tư tưởng hành vi mới thoát khỏi tà khúc được.
Có người đánh mất cái búa, ngờ cho đứa con nhà láng giềng lấy trộm. Anh ta trông dáng nó đi, rõ ra đứa ăn trộm búa, nhìn vẻ mặt nó,rõ ra đứa ăn trộm búa, thấy nó cất nhắc, hành động không một tí gì là không rõ ra một đứa ăn trộm búa cả.
Ðược một lúc, người ấy bới trong hố, lại thấy cái búa. Thì hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng ngôn ngữ cử chỉ không một tí gì giống đứa ăn trộm búa nữa.
LỜI BÀN
Người ta khi mất một cái gì, thì một mất mười ngờ. Mà khi trong bụng đã ngờ vực thì các ngoại vật cũng theo đấy mà biến đổi đi cả.Phàm tâm trí mình đã cảm giác làm sao, thì tự mình lại tưởng tượng một cái cảnh sắc hợp như thế. Người mình vui, thì mình thấy sự vật ngoài hình như cũng vui, người mình buồn thì mình thấy sự vật ngoài cũng buồn. Chẳng qua là tại tự mình in trí như vậy, chớ ngoại vật hồ dễ đã có mối liên lạc mật thiết với mình mà thật thay đổi như thế đâu! Cái tâm chuyển thời hết thảy muôn pháp đều chuyển theo. Cho nên tâm cần phải chính. Tâm có chính thì tư tưởng hành vi mới thoát khỏi tà khúc được.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Sư tử và chuột
Sư tử ngủ. Chuột chạy qua trên ngời sư tử. Sư tử choàng tỉnh và tóm được chuột. Chuột lên tiếng van xin sư tử tha cho no ra. Chuột nói:
- Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
Sư tử bật cười vì chuột nhắc hưá sẽ làm điều tốt cho nó, nhưng cũng thả chuột ra. Về sau ngững người thợ săn tóm được sư tử và lấy dây trói sư tử vào thân cây. Chuột nhắt nghe thấy tiếng sư tử gầm, chạy đến cắn đứt dây thừng và bảo:
- Ông có nhớ là khi ấy ông cười, ông không nghỉ là chuột nhắt cháu lại có thể làm cho ông điều tốt, cón bây giờ thì ông thấy đấy, cũng làm được điều tốt chứ.
Sư tử ngủ. Chuột chạy qua trên ngời sư tử. Sư tử choàng tỉnh và tóm được chuột. Chuột lên tiếng van xin sư tử tha cho no ra. Chuột nói:
- Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
Sư tử bật cười vì chuột nhắc hưá sẽ làm điều tốt cho nó, nhưng cũng thả chuột ra. Về sau ngững người thợ săn tóm được sư tử và lấy dây trói sư tử vào thân cây. Chuột nhắt nghe thấy tiếng sư tử gầm, chạy đến cắn đứt dây thừng và bảo:
- Ông có nhớ là khi ấy ông cười, ông không nghỉ là chuột nhắt cháu lại có thể làm cho ông điều tốt, cón bây giờ thì ông thấy đấy, cũng làm được điều tốt chứ.
Chuyện cười trong ngày
Bên tăng bên giảm
Một cô tóc vàng mới vào nghề sơn vạch phân tuyến trên đường cao tốc. Ngày đầu, cô sơn được 10 dặm, ngày hôm sau cô chỉ sơn được 7 dặm. Ông chủ nghĩ rằng cô mệt, nên cho nghỉ một ngày. Sau hôm đó, cô ta làm cũng chỉ được 5 dặm. Cứ thế mỗi ngày cô lại làm ít hơn. Ông chủ gọi cô tới hỏi:
- Có chuyện gì xảy ra thế? Tại sao năng suất của cô giảm từng ngày?
- Tôi tưởng là ông phải biết chứ! Đơn giản là càng ngày, tôi càng đi xa cái thùng sơn hơn.
Một cô tóc vàng mới vào nghề sơn vạch phân tuyến trên đường cao tốc. Ngày đầu, cô sơn được 10 dặm, ngày hôm sau cô chỉ sơn được 7 dặm. Ông chủ nghĩ rằng cô mệt, nên cho nghỉ một ngày. Sau hôm đó, cô ta làm cũng chỉ được 5 dặm. Cứ thế mỗi ngày cô lại làm ít hơn. Ông chủ gọi cô tới hỏi:
- Có chuyện gì xảy ra thế? Tại sao năng suất của cô giảm từng ngày?
- Tôi tưởng là ông phải biết chứ! Đơn giản là càng ngày, tôi càng đi xa cái thùng sơn hơn.
Thursday, May 30, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Những niềm hy vọng lớn là gì?
Hỏi: Những niềm hy vọng lớn là gì?
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên
TT Giác Đẳng giảng: Hy vọng là cái gì? đời sống của chúng ta có thể nói rằng phần lớn hạnh phúc nằm ở trên dự kiến về tương lai, ngày mai này mình có đủ lý do để tin tưởng rằng tương lai của mình sẽ tốt hơn, rạng rỡ hơn, có nhiều hứa hẹn hơn, thì chính điềm này cho chúng ta năng lực để sống. Có những người sống trong điều kiện rất cực khổ, họ có thể là một người thiếu phụ sống bên nhà chồng giữa những người xa lạ và chịu đựng trăm cay ngàn đắng, lấy nước mắt chan cơm. Nhưng khi bồng đứa con trong tay của mình rồi thì người đó chợt nghĩ đến là mình làm thế nào để con lớn lên, đời sống mình sẽ khá hơn, tất cả niềm hy vọng đặt ở đứa con của mình và họ đã sống vì đứa con của mình. Và nàng thiếu phụ đó có thể chịu đựng được một sự chịu đựng, có thể đối với phần lớn những phụ nữ thời này là những sự chịu đựng phi thường, chịu đựng trong nhiều năm như vậy tại vì người đó sống bằng hy vọng.
Một số người Việt rời bỏ Việt Nam bằng đường bộ, đường biển vào những năm sau năm 75, có đôi khi họ sống trên những con thuyền mà máy không còn chạy được nữa, thực phẩm hết, nước uống hết, những lúc đó họ chỉ sống bằng hy vọng một chiếc tàu buôn nào đó đi ngang sẽ thấy và vớt họ, hy vọng sẽ tấp vào một hoang đảo, hy vọng gặp bất cứ một thứ gì đó để họ có thể sống sót được và niềm hy vọng tuy rằng hơi mòn mỏi đó, nhưng nó cũng khiến cho người ta có được niềm tin sống về tương lai.
Thế giới này được vận hành ở trong sự hướng vọng về một ngày mai, ngày mai đó đất nước sẽ như vậy, xã hội sẽ như vậy, và bản thân mình sẽ như vậy. Dĩ nhiên nói đến hy vọng, người ta hy vọng cái gì tốt đẹp hơn, cuộc đời của một con người nói chung là bao nhiêu trào lưu xã hội là một khát vọng không ngừng của tương lai, một tương lai sáng sủa, và niềm hy vọng bất tuyệt đó chính là chất sống, là một chất liệu mà hầu như ai cũng phải có, dầu hình thức này hay hình thức khác.
Chúng tôi nhớ rằng có nhiều tôn giáo, ở trong đó nổi bậc nhất là Tin Lành đã dùng một tiêu đề của tôn giáo mình là bình an và hy vọng, người ta nói về lời hứa của Thượng Đế, lời hứa của đức Chúa sẽ trở lại trần gian này. Người ta nói lời hứa của đức Chúa cho những người đặt trọn niềm tin ở Chúa, người ta nói về một vườn địa đàng sẽ được tái thiết lập ở trên mặt đất này trong tương lai. Dầu trên phương diện lý tính như thế nào đi nữa, thì đã có một số người đón nhận niềm tin đó như một lẽ sống của mình, bởi vì họ muốn tìm ở đó một cái nhìn niềm hy vọng giữa trần gian, dù có bấp bênh vô định, giữa trần gian vốn tự rất ít người thoả mãn trong giây phút này.
Không có cái gì làm cho chúng ta thoả mãn được hết. Có những giờ phút mà mình buồn quá không có chuyện gì làm, bỗng nhiên một ngày người bạn mình giới thiệu vào trong paltalk, mình làm quen với chương trình sinh hoạt Phật pháp, cả tâm hồn mình vui hẳn lên tại vì nó có một cái gì mới. Nhưng rồi trong nhiều năm nhiều tháng trôi qua, công việc nó lại quá bình thường đi, khi nó quá bình thường thì có đôi khi rảnh thì vào, không rảnh thì thôi, có đôi khi mình cảm thấy không có gì hứng để vào tham dự một chương trình gì nữa và lúc đó chúng ta lại tiếp tục lên đường.
Ðó là dấu hiệu cho chúng ta thấy rằng cuộc sống của chúng ta, cuộc sống này vốn là một cuộc truy tìm, là một cái gì hướng tới và trong sự truy tìm hướng tới đó, có đôi khi chúng ta hoàn toàn mất đi khả năng lý luận, mất đi sự suy tư của mình, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào những điểm gọi là dị đoan, linh thần. Một lá xâm đầu năm, mà lá xâm đó báo hiệu một năm mới cát tường, quẻ đó là quẻ thượng thượng, thì một quẻ đại cát hay quẻ thượng thượng làm cho chúng ta cảm thấy phấn khởi, cả năm mới này là năm của tràn trề hy vọng. Rồi đôi lúc quí vị có một đứa con ở trong nhà mà nó hiền ngoan, chẳng những vậy mà còn học giỏi nữa, mỗi lần quí vị thấy đứa con cắp sách về hay đứa con ê a đọc chữ, thì trong lòng cả niềm hy vọng lớn, lớn lên nó sẽ là một đứa con có hiếu, nó sẽ là một đứa con làm ra tiền bạc phụng dưỡng cha mẹ, nó sẽ là đứa con làm rạng rỡ tông môn v.v. và v.v..
Chúng ta có vô số tín hiệu để đi tìm một niềm hy vọng, cái tín hiệu đó có đôi lúc nó chỉ là một cái ảo giác được tạo nên bởi một vị Thầy bói, cái tín hiệu đó có thể là một ngày nào đó bỗng nhiền chúng ta thấy một con nhện trắng sa xuống trước mặt mình, người Trung Hoa họ nói rằng đó là dấu hiệu của tiền bạc vào, và lúc bấy giờ thì mình cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy được hứa hẹn. Ở trong một xã hội, đặc biệt là xã hội Ấn Độ, là xã hội của chiêm tinh của bói toán, người ta nói nhiều về những điềm lành, người ta nói nhiều về những dấu hiệu của may mắn, tất nhiên người ta cũng nói nhiều về những dấu hiệu của sự xui xẻo, như người Việt Nam của chúng ta ảnh hưởng người Trung Hoa, có khi buổi sáng ra đường gặp một phụ nữ mang thai chẳng hạn, có nhiều khi họ nghĩ những chuyện đó không có may mắn, nhưng rồi cũng có những dấu hiệu khác.
Chúng tôi nhớ rằng ở chùa mà mỗi lần làm việc gì mà có mưa xuống thì một số Phật tử tin rằng mưa là một dấu hiệu của may mắn, hay kỳ rồi ở tại California chúng tôi đến dự một đám tang, và một ngày truớc ngày động quan, ngày đưa ra để mai táng tại nghĩa trang, thì bấy giờ trời mưa rất nhiều và mọi người nói rằng ngày mai mà đưa đám trời mưa như thế này thì con cháu sẽ làm ăn khấm khá, nhưng rồi ngày hôm sau, ngày di quan thì trời quan mây tạnh, trời rất đẹp và đó là một trong những buổi sáng đẹp của mùa xuân ở tại California, khi trời đẹp không có mưa, thì chúng tôi cũng không nghe ai nhắc đến mưa bao giờ, và cũng không ai cầu nguyện cho mưa, và cũng không ai nói rằng mưa thì may mắn, con cháu làm ăn khấm khá, và không mưa thì con cháu làm ăn không khấm khá, người ta không nói như vậy, người ta chỉ biết một điều là có mưa thì tốt, còn trời không mưa thì cũng tốt thôi!!!.
Nói chung là niềm hy vọng ở tương lai nó chi phối cái suy nghĩ, cái nhìn của chúng ta nhiều như vậy, chúng ta biết rằng mình thường xuyên sống với niềm hy vọng và chính những niềm hy vọng cho chúng ta niềm hăng hái, cho chúng ta nhiều chất sống.
Nhưng rồi lấy cái gì để mà hy vọng?
Chúng ta dựa vào những dấu hiệu của đời sống để mà hy vọng.
Dấu hiệu đó là gi`?.
Là một cái gì đó khả dĩ hứa hẹn. Hồi nãy chúng tôi nói chẳng hạn, một người mất mà ngày đi đưa đám trời mưa xuống thì người ta tin rằng con cháu làm ăn khấm khá, cái đó cũng là cách mà người ta đi tìm những tín hiệu của tương lai. Chúng ta không có một crystal ball, chúng ta không có một trái cầu bằng pha lê để trước mặt để nhìn thấy về tương lai, và chúng ta hoàn toàn nhìn tương lai như là điều bí ẩn, ở trong điều bí ẩn đó thì chúng ta lại cố gắng nhìn vào hiện tại này từ cái đường chỉ tay ở trên bàn tay của mình cho đến lá số tử vi của mình, cho đến những lời tin tưởng hứa hẹn ở chung quanh, ở công sở, công ăn việc làm, cho đến những điều gì đó mà rải rác đó đây ở trong, ở ngoài, hoặc giả là hình thức này, hình thức khác tìm thấy một tín hiệu của tương lai.
Các dấu hiệu đó cho chúng ta biết rằng tương lai mình sẽ như thế nào, một câu hỏi lớn của đời sống, là cái gì là dấu hiệu cát tường, cái gì là điềm lành để báo trước, đã có nhiều năm người ta đi tìm những dấu hiệu như vậy ở trong cuộc đời, nhưng không ai có một câu hỏi thoải đáng và thường là những câu trả lời thời xưa đó mang tánh cách những câu trả lời của những vị đạo sĩ của những nhà chiêm tinh bói toán và những điều này thì hòan toàn nằm trong ở những cảnh giới của những người chuyên về những ngành nghề nào đó, nhất là nghề bói toán. Còn con người sống ở trong xã hội bình thường thì những gì họ tin vào thì đa số những niềm tin đó mang tánh cách dị đoan, mang tánh cách niềm tin hảo hơn là niềm tin có cơ sở, không phải chỉ có loài người, mà chư thiên cũng chia sẻ tâm trạng như vậy, những bàn tán, những thắc mắc của thế giới loài người cũng ảnh hưởng đến chư thiên, ảnh hưởng đến loài phi nhân.
và ở trong câu chuyện một vị tiên nữ đã đến hỏi Đức Phật về những điềm lành, cái nào là dấu hiệu hứa hẹn cho một tương lai tốt đẹp và ở đây dĩ nhiên hỏi rằng cái gì là brùhi mangalamuttamam, cái gì là điềm lành tối thượng, cái gì là dấu hiệu tốt lành nhất, hay nói một cách khác là cái gì mang lại cho chúng ta niềm hy vọng lớn nhất ở trong cuộc đời.
Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử
Trong đời sống hàng ngày có đôi lúc chúng ta suy nghĩ chuyện này hay bàn bạc chuyện kia không ích lợi cho giáo pháp, không có ích lợi cho việc tu tập, những lúc đó chúng ta cần phải có sự ý thức, chính do sự ý thức này kéo chúng ta trở về đời sống thực tại, chúng ta nên nhớ sự già sự chết chi phối mỗi giờ mỗi phút mỗi sát na. Tâm có sanh có diệt gọi là một sát na, sắc pháp thì sanh diệt chậm hơn nhưng cũng gọi là một sự sanh diệt.
Thì khi chúng ta thấy rõ hiện trạng khổ đau của cuộc đời cần phải tinh cần nỗ lực. Sự tinh cần nỗ lực đó Đức Phật Ngài ví dụ:
"Này Chư Tỳ Kheo ví như một người nam hay nữ họ phát hiện trên gương mặt của mình có những vết bẩn thì họ phải làm sao?"
"Bạch Đức Thế Tôn, phải nhanh chóng rửa sạch vết bẩn này"
Đức Phật Ngài dậy: cũng vậy, trong việc tu tập đối với những ác bất thiện pháp làm chướng ngại trên con đường giải thoái mà mục đích của chúng ta là vào trong đạo Phật để duy trì phương pháp thoát khổ và khi chúng ta phát hiện được rằng mình đang phí thời gian vô ích thì lúc đó phải tự quay trở lại cố gắng tìm hiểu chính mình, ngoài công chuyện việc hàng ngày trong công sở phải tập trung làm việc cho có hiệu quả để được hưởng phần thưởng lương bổng v.v...ngoài việc đó ra thì thời gian khác tốt hơn hết chúng ta nên ngồi lại để thẩm nghiệm tánh chất vô thường, khổ, và vô ngã của vạn pháp, như vậy sẽ tốt hơn.
TT Tuệ Siêu - Kinh Pháp Cú 44 - Hãy quán triệt mảnh đất nội tâm - Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
KHÔNG NHẬN CÁ
Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính hay thích ăn cá. Một hôm có người đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông lấy làm lạ hỏi: “Anh sở thích ăn cá, người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?”
Công Nghi Hưu nói: Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phải giúp việc người. Giúp việc người, lỡ làm trái phép thì đến mất quan. Mà mất quan, thì chẳng nhưng không có cá biếu, mà đến cá mua lấy cúng không có nữa. Cho nên ta không nhận cá, chính là ta muốn được có cá ăn lâu dài mãi mãi đó.”
Ông Lão Tử xưa có câu rằng: Để thân mình lại sau, thế mà thân mình đứng trước; gác thân mình ra ngoài, thế mà thân mình vẫn còn”. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng mà được thoả lòng riêng của mình ư?”
(Hàn Thi Ngoại Truyện)
Công Nghi Hưu nói: Người ta đem cá cho chắc có ý cầu ta việc gì. Nếu ta nhận, tất ta phải giúp việc người. Giúp việc người, lỡ làm trái phép thì đến mất quan. Mà mất quan, thì chẳng nhưng không có cá biếu, mà đến cá mua lấy cúng không có nữa. Cho nên ta không nhận cá, chính là ta muốn được có cá ăn lâu dài mãi mãi đó.”
Ông Lão Tử xưa có câu rằng: Để thân mình lại sau, thế mà thân mình đứng trước; gác thân mình ra ngoài, thế mà thân mình vẫn còn”. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng mà được thoả lòng riêng của mình ư?”
(Hàn Thi Ngoại Truyện)
GIẢI NGHĨA
Công Nghi Hưu làm tướng cho Mục Công nước Lỗ đời Chiến Quốc. Ông là người tính khí điềm đạm, công minh giữ phép, không cùng dân tranh lợi.
LỜI BÀN
Làm quan như Công Nghi Hưu thật là thanh liêm. Dù đến con cá (trong sách không nói rõ cá gì), là vật nhỏ mọn mà ông cũng còn cân nhắc không chịu nhận. Ông hiểu cái lẽ rằng: Người ta vị mình mà chiều mình, chỉ được có 1 thời, sao cho bằng chính mình trọng lấy mình, mới là kế lâu dài mãi mãi. Thiên hạ chưa lo đến mà mình đã lo trước cho thiên hạ; thiên hạ đã vui rồi, mà mình mới vui sau thiên hạ, thế là mình gác thân mình ra ngoài để thân mình lại sau, mà không có điều gì riêng tư vậy. Khi thân mình lại được trước, lại vẫn còn, thì lòng riêng gì của mình mà không thoả. Nếu làm quan mà chỉ chăm chăm hại người để cầu lợi riêng cho mình, thì người còn, bụng chết tự cho là sướng, mà kỳ thật có gì sung sướng đâu?
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Sư tử, gấu và cáo
Sư tử và gấu kiếm được thịt. Gấu không muốn nhường, mà sư tử thì không chiụ nhịn. Hai con đánh nhau mãi đến mức cả hai cùng đuối sức và nằm dài ra. Cáo nhìn thấy thịt lăn lóc ở giữa gấu và sư tử, chộp ngay lấy và chạy biến.
Chuyện cười trong ngày
Ba là con cá mập...
Ba là con cá mập, mẹ là con cá voi, con là con cá kình, ba con cá hung hăng, la là lá la la ... quốc hết 1 con bò.
Ba là xúc xích bò, Mẹ là xúc xích heo, Con là xúc xích gà, 3 xúc xích ngon ngon, la là lá la la ... Nấu với mì ăn liền.
Ba là tên cướp vàng, Mẹ là tên cướp đô, Con là tên cướp tiền, 3 tên cướp lưu manh, la là lá la la ... Cướp hết 1 ngân hàng.
Lung lay lung lay tình Mẹ, tình Cha, Lung lay lung lay tội một mái nhà. Lung lay lung lay tình Mẹ tình cha, Lung lay lung lay hai tiếng...ra toà. He he !
Ba là con cá mập, mẹ là con cá voi, con là con cá kình, ba con cá hung hăng, la là lá la la ... quốc hết 1 con bò.
Ba là xúc xích bò, Mẹ là xúc xích heo, Con là xúc xích gà, 3 xúc xích ngon ngon, la là lá la la ... Nấu với mì ăn liền.
Ba là tên cướp vàng, Mẹ là tên cướp đô, Con là tên cướp tiền, 3 tên cướp lưu manh, la là lá la la ... Cướp hết 1 ngân hàng.
Lung lay lung lay tình Mẹ, tình Cha, Lung lay lung lay tội một mái nhà. Lung lay lung lay tình Mẹ tình cha, Lung lay lung lay hai tiếng...ra toà. He he !
Wednesday, May 29, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Người xuất gia có thể hoan hỉ với những vật cúng dường hợp pháp không?
Hỏi: đối với người xuất gia có thể hoan hỷ với những vật cúng dường hợp pháp hay không, và sự hoan hỷ đó có phải là một sự vọng cầu về tứ sự cúng dường của bậc xuất gia hay chăng?
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh trả lời)
TT Giác Đẳng trả lời: Có một vài điểm cho bậc xuất gia, điều đó gợi ý rất lớn từ cái nhìn và sự hướng dẫn của Đức Phật, thường thường thì chúng ta nghĩ rằng một người xuất gia cắt ái từ thân, đối với tài sản, đối với vật dụng, đối với những nhu yếu của đời sống, tốt hơn hết tâm buông xả hoàn toàn không có dính mắc. Cái nhìn này là một cái nhìn rất lý tưởng và rất đẹp ở môt phương diện nào đó, nhưng lại có một khía cạnh khác liên quan đến nghệ thuật sống mà chúng ta được biết, được Đức Phật Ngài dạy là nếu chúng ta lựa trọn một đời sống, đời sống đó là một đời sống hạn chế trong nhiều phương diện.
Thì cái gì nằm trong phạm vi hạn chế mà hợp đạo thì chúng ta nên hoan hỷ, điều này là một ỳ nghĩa có thể làm chúng ta bậc ngữa ra, tại sao lại có trường hợp như vậy? Bởi vì, có đôi lúc những thứ đó nó không phải khiến cho chúng ta hoan hỷ, bởi vì nó đẹp hơn trong quan điểm của so sánh, nó có giá trị hơn trong quan niệm về giá trị vật chất tiền bạc mà người ta nói ở bên ngoài. Người ta nên hoan hỷ bởi vì thứ nhất là nghệ thuật tri túc, tri túc tức là biết đủ không có mong cầu nhiều, ít muốn không tham.
Nhưng căn bản của sự tri túc là bằng lòng, hay vừa lòng cái mà mình có, cái mà mình có không phải là dễ dàng để mình bằng lòng, thông thường chúng ta có cái gì ở trong tay của mình, thì mình nhìn nó rất rẻ rúng, chúng ta nhìn những cái gì mà mình có trong tay với một thái độ xem thường, chính thái độ xem thường đó, nó không có nghĩa là chúng ta không có dính mắc với nó, thái độ xem thường đó có thể bởi vì chúng ta tự trong lòng mình nói rằng cái này nó không đáng gì hết.
Nhưng, một trong những nghệ thuật để chúng ta ít ham muốn, là chúng ta nên vui với cái mà mình đã có, đang có, và cái đó là một nghệ thuật của hạnh tri túc. Vui với cái mình có nghĩa là thế nào, cái gì mình có thì mình nên dành cho nó một sự quan tâm, ngoài cái sự quan tâm đó thì chúng ta tìm thấy sự lợi lạc, vào thời đại mà con người sống có quá nhiều cái mới. Có nhiều người họ than phiền rằng một máy computer mà chúng ta mua về, chúng ta không tận dụng được hết những công năng của nó, chúng ta mua một máy casset về, chúng ta không sài hết chức năng của máy mang lại, và chúng ta chỉ mong cầu cái gì mới, chúng ta chỉ mong cầu cái gì ở xa.
Do vậy, có khi chúng ta có rất nhiều mà chúng ta không sài hết, nếu chúng ta thật sự biết nó, chúng ta thật sự sài hết, thì thưa quí vị chắc chắn rằng chúng ta sẽ rất hoan hỷ. Nên cái đức tánh tri túc, không có nghĩa đơn thuần chúng ta không thích thú đối với những cái mà mình không có, và còn có hàm ý nghĩa rằng chúng ta biết tận dụng cái mà mình có và dùng nó một cách xứng đáng. Và nên hoan hỷ với điều đó, hoan hỷ với ỳ niệm, nghĩ rằng đây là vật phát sanh lên do chánh mạng, chúng ta sử dụng vật đó với một mục đích hoàn toàn hợp tình hợp lý.
Ở trong kinh có đưa ra một số các trường hợp một người xuất gia. Ví dụ như sau mùa Tăng y Kathina một vị xuất gia có một số quyền lợi, 5 quyền lợi được đề cập đến sau mùa an cư, là cho phép vị này được nhẹ nhàng thoải mái hơn trong sự sử dụng y phục, thực phẩm và những nhu yếu khác. Những điều này một người xuất gia nên hoan hỷ, hoan hỷ không phải vì những thứ đó ngon hơn, nó đặc biệt hơn, nó tốt hơn mà mình hoan hỷ là bởi vì mình đã được phép sống ở trong một cái khuôn khổ luật nghi, mà Đức Thế Tôn đã đưa ra điều đó là trọng, là khinh, là một cái gì rất nghiêm khắc hay cái gì được mở rộng ra, thì ở trong phạm vi nào mình cũng vui, vui khi thấy rằng mình sống trọn vẹn ở trong cái phạm vi đó.
Điểm này là điểm tương đối rất khó hiểu, một trong những điểm khó hiểu về phương diện tâm lý, về phương diện ứng dụng vào trong đời sống, nếu quí vị nào nghe Sư Uyên Minh thường giảng bài trong rơom này, Sư Uyên Minh thường hay nói câu "có đôi lúc người ta không nên cầu nguyện lấy được người mình thương, mà mình hãy xin cầu nguyện làm sao thương được người mình lấy". Câu nói đó nghe như một câu nói khôi hài, nhưng thật sự chúng ta có nhiều lúc chúng ta không nên mong mỏi sẽ đạt những gì mình thích, mà mình phải làm sao có thể thích được những gì mà mình đang có được, đó là một bí quyết sống rất lớn và phải nói rằng nó không có đơn giản.
Là một người xuất gia, trong thời gian chúng tôi sống với Ngài Achan Chaa, chúng tôi để ý thấy rằng Ngài có một số điểm hết sức đặc biệt, đó là điều mà chúng tôi học được ở Ngài, là một vị đệ tử mà xuất gia sống với Ngài thì bất kể là cái y, cái bát được phát, lúc phát cái bát có thể tốt hay không tốt, hoặc y có thể tốt hay không tốt. Nhưng Ngài khuyên nên chăm sóc cho đoàng hoàng, cho tươm tất và Ngài thường nhắc rằng mình là người xuất gia mà minh không xem trọng cái y của mình, mình không xem trọng cái bát của mình, thì cơ nguy của sự dễ dui, hay sự dễ ngươi phát sanh. Ở trong chùa vị nào với cái y, cái bát, với bàn Phật, mà không trân trọng, mình xem thường, thì rất có khả năng là vị đó sẽ rời bỏ đạo tràng sớm, rời bỏ cuộc tu rất sớm.
Ở trong cuộc tu, trong thế giới đó nó phải có cái gì mà chúng ta gọi là gởi gấm cái tâm tư của mình, trong sự gởi gấm tâm tư của mình nó mang lại ý thức về sự có mặt của mình ở trong cảnh giới đó, ví dụ như người Nhật Bản mà họ có những nghệ thuật như nghệ thuật ekinawa, nghệ thuật trưng hoa chẳng hạn, một căn phòng rất đơn giản họ cố gắng sắp xếp như thế nào đó, có một cái bàn đơn giản, một cái bình hoa đơn giản, nhưng mà nó làm sao cho chúng ta bước vào, mà cảm thấy rằng không gian đó đang chứa đựng cả một thế giới, có cái gì thâm trầm và căn nhà đó trở nên có ý nghĩa, mặt dầu nó chỉ có vài ba thước vuông thôi, chớ nó không phải là cái gì to tát, một căn nhà hào nhoáng, nhưng có thể làm không gian trở lên có ý nghĩa. Đó là một nghệ thuật rất lớn, nghệ thuật đó đã nuôi dưỡng bao nhiêu tinh anh, bao nhiêu tâm tư của những con người và nó thật sự phải nói rằng chính nghệ thuật của thiền Zen đã duy trì được nền văn hoá của Nhật Bản không bị sự xâm thực văn hoá từ nước ngoài.
Nên chi, trong đời sống của vị xuất gia, thì Đức Phật Ngài dạy rằng chúng ta nên biết chăm sóc lấy y bát, những vật dụng, thứ nhất không có hoang phí những gì mà tín thí họ đã cúng dường cho mình, và thứ hai nữa mình có thể hoan hỷ trong đó, thì điều đó có ý nghĩa lợi lạc cho sự tu tập.
Và cũng tương tựa như vậy, những người Phật tử đi chùa, có nhiều khi không phải chùa to Phật lớn, thì chúng ta mới cùng nhau chăm sóc ngôi chùa, chúng ta cố gắng chăm sóc cái gì đang có trong ngôi chùa, và phải nói rằng người Phật tử Việt Nam rất hờ hững về việc này, làm sao cho ngôi chùa từ trong ra bên ngoài, từ bàn Phật cho đến ngoài sân ít người hay đông người, chúng ta cũng cố gắng để chăm sóc và tìm được nét đẹp, tìm được cái hay, như vậy chúng ta mới có thể gợi gấm được tâm tư của chúng ta trong cuộc sống đó.
(Câu thảo luận trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh trả lời)
TT Giác Đẳng trả lời: Có một vài điểm cho bậc xuất gia, điều đó gợi ý rất lớn từ cái nhìn và sự hướng dẫn của Đức Phật, thường thường thì chúng ta nghĩ rằng một người xuất gia cắt ái từ thân, đối với tài sản, đối với vật dụng, đối với những nhu yếu của đời sống, tốt hơn hết tâm buông xả hoàn toàn không có dính mắc. Cái nhìn này là một cái nhìn rất lý tưởng và rất đẹp ở môt phương diện nào đó, nhưng lại có một khía cạnh khác liên quan đến nghệ thuật sống mà chúng ta được biết, được Đức Phật Ngài dạy là nếu chúng ta lựa trọn một đời sống, đời sống đó là một đời sống hạn chế trong nhiều phương diện.
Thì cái gì nằm trong phạm vi hạn chế mà hợp đạo thì chúng ta nên hoan hỷ, điều này là một ỳ nghĩa có thể làm chúng ta bậc ngữa ra, tại sao lại có trường hợp như vậy? Bởi vì, có đôi lúc những thứ đó nó không phải khiến cho chúng ta hoan hỷ, bởi vì nó đẹp hơn trong quan điểm của so sánh, nó có giá trị hơn trong quan niệm về giá trị vật chất tiền bạc mà người ta nói ở bên ngoài. Người ta nên hoan hỷ bởi vì thứ nhất là nghệ thuật tri túc, tri túc tức là biết đủ không có mong cầu nhiều, ít muốn không tham.
Nhưng căn bản của sự tri túc là bằng lòng, hay vừa lòng cái mà mình có, cái mà mình có không phải là dễ dàng để mình bằng lòng, thông thường chúng ta có cái gì ở trong tay của mình, thì mình nhìn nó rất rẻ rúng, chúng ta nhìn những cái gì mà mình có trong tay với một thái độ xem thường, chính thái độ xem thường đó, nó không có nghĩa là chúng ta không có dính mắc với nó, thái độ xem thường đó có thể bởi vì chúng ta tự trong lòng mình nói rằng cái này nó không đáng gì hết.
Nhưng, một trong những nghệ thuật để chúng ta ít ham muốn, là chúng ta nên vui với cái mà mình đã có, đang có, và cái đó là một nghệ thuật của hạnh tri túc. Vui với cái mình có nghĩa là thế nào, cái gì mình có thì mình nên dành cho nó một sự quan tâm, ngoài cái sự quan tâm đó thì chúng ta tìm thấy sự lợi lạc, vào thời đại mà con người sống có quá nhiều cái mới. Có nhiều người họ than phiền rằng một máy computer mà chúng ta mua về, chúng ta không tận dụng được hết những công năng của nó, chúng ta mua một máy casset về, chúng ta không sài hết chức năng của máy mang lại, và chúng ta chỉ mong cầu cái gì mới, chúng ta chỉ mong cầu cái gì ở xa.
Do vậy, có khi chúng ta có rất nhiều mà chúng ta không sài hết, nếu chúng ta thật sự biết nó, chúng ta thật sự sài hết, thì thưa quí vị chắc chắn rằng chúng ta sẽ rất hoan hỷ. Nên cái đức tánh tri túc, không có nghĩa đơn thuần chúng ta không thích thú đối với những cái mà mình không có, và còn có hàm ý nghĩa rằng chúng ta biết tận dụng cái mà mình có và dùng nó một cách xứng đáng. Và nên hoan hỷ với điều đó, hoan hỷ với ỳ niệm, nghĩ rằng đây là vật phát sanh lên do chánh mạng, chúng ta sử dụng vật đó với một mục đích hoàn toàn hợp tình hợp lý.
Ở trong kinh có đưa ra một số các trường hợp một người xuất gia. Ví dụ như sau mùa Tăng y Kathina một vị xuất gia có một số quyền lợi, 5 quyền lợi được đề cập đến sau mùa an cư, là cho phép vị này được nhẹ nhàng thoải mái hơn trong sự sử dụng y phục, thực phẩm và những nhu yếu khác. Những điều này một người xuất gia nên hoan hỷ, hoan hỷ không phải vì những thứ đó ngon hơn, nó đặc biệt hơn, nó tốt hơn mà mình hoan hỷ là bởi vì mình đã được phép sống ở trong một cái khuôn khổ luật nghi, mà Đức Thế Tôn đã đưa ra điều đó là trọng, là khinh, là một cái gì rất nghiêm khắc hay cái gì được mở rộng ra, thì ở trong phạm vi nào mình cũng vui, vui khi thấy rằng mình sống trọn vẹn ở trong cái phạm vi đó.
Điểm này là điểm tương đối rất khó hiểu, một trong những điểm khó hiểu về phương diện tâm lý, về phương diện ứng dụng vào trong đời sống, nếu quí vị nào nghe Sư Uyên Minh thường giảng bài trong rơom này, Sư Uyên Minh thường hay nói câu "có đôi lúc người ta không nên cầu nguyện lấy được người mình thương, mà mình hãy xin cầu nguyện làm sao thương được người mình lấy". Câu nói đó nghe như một câu nói khôi hài, nhưng thật sự chúng ta có nhiều lúc chúng ta không nên mong mỏi sẽ đạt những gì mình thích, mà mình phải làm sao có thể thích được những gì mà mình đang có được, đó là một bí quyết sống rất lớn và phải nói rằng nó không có đơn giản.
Là một người xuất gia, trong thời gian chúng tôi sống với Ngài Achan Chaa, chúng tôi để ý thấy rằng Ngài có một số điểm hết sức đặc biệt, đó là điều mà chúng tôi học được ở Ngài, là một vị đệ tử mà xuất gia sống với Ngài thì bất kể là cái y, cái bát được phát, lúc phát cái bát có thể tốt hay không tốt, hoặc y có thể tốt hay không tốt. Nhưng Ngài khuyên nên chăm sóc cho đoàng hoàng, cho tươm tất và Ngài thường nhắc rằng mình là người xuất gia mà minh không xem trọng cái y của mình, mình không xem trọng cái bát của mình, thì cơ nguy của sự dễ dui, hay sự dễ ngươi phát sanh. Ở trong chùa vị nào với cái y, cái bát, với bàn Phật, mà không trân trọng, mình xem thường, thì rất có khả năng là vị đó sẽ rời bỏ đạo tràng sớm, rời bỏ cuộc tu rất sớm.
Ở trong cuộc tu, trong thế giới đó nó phải có cái gì mà chúng ta gọi là gởi gấm cái tâm tư của mình, trong sự gởi gấm tâm tư của mình nó mang lại ý thức về sự có mặt của mình ở trong cảnh giới đó, ví dụ như người Nhật Bản mà họ có những nghệ thuật như nghệ thuật ekinawa, nghệ thuật trưng hoa chẳng hạn, một căn phòng rất đơn giản họ cố gắng sắp xếp như thế nào đó, có một cái bàn đơn giản, một cái bình hoa đơn giản, nhưng mà nó làm sao cho chúng ta bước vào, mà cảm thấy rằng không gian đó đang chứa đựng cả một thế giới, có cái gì thâm trầm và căn nhà đó trở nên có ý nghĩa, mặt dầu nó chỉ có vài ba thước vuông thôi, chớ nó không phải là cái gì to tát, một căn nhà hào nhoáng, nhưng có thể làm không gian trở lên có ý nghĩa. Đó là một nghệ thuật rất lớn, nghệ thuật đó đã nuôi dưỡng bao nhiêu tinh anh, bao nhiêu tâm tư của những con người và nó thật sự phải nói rằng chính nghệ thuật của thiền Zen đã duy trì được nền văn hoá của Nhật Bản không bị sự xâm thực văn hoá từ nước ngoài.
Nên chi, trong đời sống của vị xuất gia, thì Đức Phật Ngài dạy rằng chúng ta nên biết chăm sóc lấy y bát, những vật dụng, thứ nhất không có hoang phí những gì mà tín thí họ đã cúng dường cho mình, và thứ hai nữa mình có thể hoan hỷ trong đó, thì điều đó có ý nghĩa lợi lạc cho sự tu tập.
Và cũng tương tựa như vậy, những người Phật tử đi chùa, có nhiều khi không phải chùa to Phật lớn, thì chúng ta mới cùng nhau chăm sóc ngôi chùa, chúng ta cố gắng chăm sóc cái gì đang có trong ngôi chùa, và phải nói rằng người Phật tử Việt Nam rất hờ hững về việc này, làm sao cho ngôi chùa từ trong ra bên ngoài, từ bàn Phật cho đến ngoài sân ít người hay đông người, chúng ta cũng cố gắng để chăm sóc và tìm được nét đẹp, tìm được cái hay, như vậy chúng ta mới có thể gợi gấm được tâm tư của chúng ta trong cuộc sống đó.
Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử
Hãy tưởng tượng rằng hơi thở của chúng ta đang yếu ớt và chúng ta đang đối diện với cái chết gần kề mà những công chuyện đối diện lúc đó nó trở thành vô nghĩa những thứ đó không mảy may giúp chúng ta nâng cao đời sống của mình, không làm cho chúng ta cảm thấy phấn chấn hoan hỷ, thì cái gì trong giây phút đó làm cho chúng ta cảm thấy hân hoan, chính là thiện sự của mình đã làm, trong cuộc đời mình đã cứu giúp ai đó, đã làm phước sự gì mà chúng ta làm hoàn toàn bằng tâm tư trong sáng không nghĩ hơn thiệt, chúng ta đã làm việc gì có ý nghĩa mang lại lợi ích cho nhân quần, cho xã hội, cho đất nước, chính những thứ này ảnh hưởng đến tâm tư của mình, mình thấy mình mãn nguyện, mình thấy mình có phát tâm trong sạch, mình thấy mình có thể vui được, nói theo ngôn ngữ nhân gian là mình có thể ngậm cười nơi chín suối, có nghĩa là chúng ta thấy có thể hài lòng được với đời sống của mình, thì phải nói rằng người nào đã có được duyên may làm thiện được và không những thế mà còn nhớ nghĩ đến điều thiện thì người đó về sau này có thể nói có một điểm tựa, có một chiếc phao, có hành trang để lên đường và hành trang đó hữu dụng đặc biệt là trong giây phút chuyển tiếp của đời sống, những giờ phút mà chúng ta vô cùng cần thiết những thứ này.
Phải nói rằng việc chuẩn bị tư lương là một việc ít khi người ta làm, do đó người ta thường cầu mong để tâm tư gắn bó cái gì đó hơn là phước nghiệp của mình đã làm, tuy nhiên phải có làm thiện, phải thấy được giá trị của thiện và phải hoan hỷ trong điều thiện thì hồi ức của chúng ta hay sự tưởng nhớ của chúng ta mới có giá trị, mình phải làm điều thiện là điều đó phải làm cho tâm tư mình trong sạch, con người sống 100 năm ở đời thì cũng phải có một vài giây phút mình biết quên mình, quên mình tức là hàng ngày chúng ta đi làm rất khổ công thì chúng ta nghĩ rằng mình làm cho mình, mình xây dựng tài sản của mình, mình làm vì những người thân của mình.
TT Giác Đẳng - Người làm thiện thường hoan hỉ - Minh Hạnh chuyển biên
TT Giác Đẳng - Người làm thiện thường hoan hỉ - Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
CÁCH CƯ XỬ Ở ĐỜI
Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi này muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?"
Đức Khổng Tử nói: "Người hỏi thể phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà cũng muốn như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói.
Khổng Tử Tập Ngữ
GIẢI NGHĨA
Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức Khổng Tử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.
Nhan Uyên: tên là Hồi, người nước Lỗ, thời Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử.
Hồi: theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học, thường hay xưng tên.
Lễ độ: phép tắc mực thước.
Thận trọng: cẩn thận, trọng hậu.
LỜI BÀN
Không cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn là nhân tước, không để ai khinh lờn được, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muốn đeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến ai. Ở đời mà giữ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Hai chú gà trống và đại bàng.
Hai chú gà trống chọi nhau bên đống phân. Một chú sức lực khỏe hơn, đánh bại chú kia và đuổi nó đi khỏi đống phân. Cả lũ gà mái ào đến vây quanh gà trống, khen ngợi nó. Gà trống muốn được gà ở sân nhà khác biết về sức lực và vinh quang của nó. Anh chàng bay lên nóc căn nhà chứa đồ, vỗ cánh và lớn tiếng:
- Tất cả bọn các người hãy trông ta đây, ta đã đánh bại một gà trống khác ! Trên thế gian này không một con gà trống nào có sức lực như tâ.
Anh chàng chưa kịp hát hết bài, một gã đại bàng đã bay đến đánh gục, guặp vào móng và mang về tổ.
Chuyện cười trong ngày
Ao nào?
- Ông nô: thưa thầy
- Thầy: chuyện gì ?
- Ông nô: Thằng con của thầy rớt xuống ao!
- Thầy: Ao nào? Ao nhỏ hay ao lớn?
- Ông nô: Ao nhỏ ạ
- Thầy: thế thì không sao . ao nhỏ không có cá. May là nó không rơi xuống ao có cá...sợ chết cá của tao!
- Ông nô: thưa thầy
- Thầy: chuyện gì ?
- Ông nô: Thằng con của thầy rớt xuống ao!
- Thầy: Ao nào? Ao nhỏ hay ao lớn?
- Ông nô: Ao nhỏ ạ
- Thầy: thế thì không sao . ao nhỏ không có cá. May là nó không rơi xuống ao có cá...sợ chết cá của tao!
Tuesday, May 28, 2013
Phật học vấn đạo - Chớ có chế ngự ý
Hỏi : Chớ có chế ngự ý, nếu tư giữ đặt được chỗ nào các pháp khởi chỗ ấy chế ngự ý
. (Kinh Pháp Cú kệ ngôn 101 giảng ngày 17 tháng 6 năm 2003 - Minh Hạnh chuyển biên)
. (Kinh Pháp Cú kệ ngôn 101 giảng ngày 17 tháng 6 năm 2003 - Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Chúng tôi xin được nói vắn tắt về câu hỏi này. Cuộc sống của chúng ta là một giòng sông, tâm tư của chúng ta tuôn chảy và nếu một người nghĩ rằng có thể dùng đôi bàn tay nhỏ bé của mình để chận lại giòng cuồng lưu thì là một chuyện không thể làm được. Một người khi vào hành thiền thường ai cũng trải qua một giai đoạn rất khó khăn là phải làm cái gì đối với cái vui cái buồn, đối với tâm định và tâm không định của mình. Thái độ thông thường của chúng ta là hay vật lộn hay dằn co, và khi chúng ta vật lộn dằn co lâu ngày chúng ta rất mỏi mệt, chúng ta không hiểu được cái tự nhiên của sự việc như thế nào. Câu chuyện ngài sadi Sukha hay là sadi Tissa thấy một người đào đường mương để dẫn nước vào trong ruộng là một ví dụ là đối với tâm ý của mình. Và ngay cả đối với cuộc sống của mình chúng ta nên có thái độ hợp tình hợp lý, nếu chúng ta chỉ nghĩ rằng lúc nào chúng ta cũng phải vận dụng cũng phải điều khiển và cũng phải khiến cho những thứ đó như cách này hay cách khác thì có thể chúng ta làm một sai lầm lớn, là bởi vì chúng ta đã không nhận ra được rằng chúng ta không có khả năng làm việc đó.
Lấy một ví dụ là nếu chúng ta có thể ra lệnh cho chúng ta là đừng tham nữa, chúng ta ra lệnh cho chúng ta đừng sân nữa và chúng ta làm được như vậy thì chúng ta đã có thể đắc đạo chứng quả, và thay vì chỗ đó thì chúng ta nên có một phương cách để làm sao mà chúng ta giảm bớt cái tham cái sân. Thí dụ như chúng ta biết rằng mình ở gần một người nào hay là mình ở một trú xứ nào hoặc giả là mình tu pháp môn gì mà biết chỗ đó phiền não sanh khởi thì chúng ta cố gắng để giảm thiểu bớt đi.
Chúng tôi muốn nhắc lại hình ảnh của vị thiền sư là Ngài Ajahn Mun nhận vào trong chùa một vị sư, vị sư này rất có đức tin với Ngài và luôn luôn làm những công việc của một người thị giả rất tận tụy nhưng vị này tu tập lại không tiến bộ nhiều, đến một hôm vị này lên bạch với Ngài:
"Bạch Thầy, con đã theo Thầy tu tập cũng gần ba năm nhưng sao con không thấy một tiến bộ gì trong đời sống thiền định."
Thì Ngài Ajahn Mun mới nói rằng: "Nếu ông có mang theo cái gì thì nên bỏ cái đó đi."
Thì lúc bấy giờ vị này toát mồ hôi vì biết rằng Ngài Ajahn Mun đã biết được mình đã mang theo một vài thứ mà không nên mang theo. Nguyên vị sư này lúc còn là cư sĩ thì vị này là một người đánh boxer rất nổi tiếng. Chúng tôi nói một cách tóm tắt là tại Thái Lan họ có một ngành võ đánh boxer tương tựa như đánh boxer quyền Anh của người Anh, nhưng bên quyền Anh thì chỉ dùng tay không dùng chân, còn kiểu đánh boxer của người Thái thì họ dùng cả tay và chân, môn đánh boxer này rất phổ cập tại Thái Lan, người Thái Lan họ rất say mê, và những người gọi là Thái boxing giỏi thì họ có thể là một người rất nổi tiếng được trọng vọng. Vị sư này trong lúc còn cư sĩ là một người đánh boxer rất nổi tiếng, đi xuất gia mặc dầu bỏ vợ bỏ con bỏ sự nghiệp tuy vậy vẫn còn mang theo một ít tấm hình lúc mình có những cú đánh rất đẹp và tấm hình lúc mình nhận được giải thưởng hạng nhất khi lên võ đài. Đi xuất gia mà vẫn còn đem theo như một chút hoài niệm về quá khứ vinh quang của mình. Đến khi Ngài Ajahn Mun nhắc chuyện đó thì vị này mới bật ngửa ra, mới thấy rằng mặc dầu có những lúc thỉnh thoảng mình đem ra xem tấm hình đó mình nghĩ nó là vô hại nhưng chính những thứ đó lại làm sống dạy một cái gì thuộc về quá khứ, cái đó thật sự không có lợi cho sự tu tập, và vị này đã đem đốt những tấm hình này. Chúng tôi đã gặp vị này khi chúng tôi sang Thái Lan thì vị đó kể cho chúng tôi nghe rằng lúc đó vị đó mới tìm thấy một sự lắng đọng hoàn toàn để phát triển thiền định.
Nguyên nhân để phiền não sanh khởi đến từ nhiều thứ, nó đến từ chỗ thân cận, từ chỗ ở, từ một sự vướng vấp gì đó trong quá khứ của mình, về điểm này thì chúng ta nên biết và giải quyết chữa trị nó hơn là có một thái độ dằn co mạnh mẽ với chính bản thân của mình.
Ở trong chữ thiện mà đạo Phật đề cập đến nó có ý nghĩa là khéo, nghĩa là làm sao cho đúng chỗ, đúng cách, và cái khéo này đặc biệt giúp cho chúng ta vượt khỏi ý niệm rất cứng ngắc của chúng ta trong việc tu tập, nghĩa là phải làm thế này không làm thế kia, và cách đối với mình như là một sự ra mệnh lệnh hoàn toàn không có lợi nhiều ở trong thiền định. Dĩ nhiên ở trong rất nhiều trường hợp chúng ta cần có một thái độ mạnh mẽ đối với chính mình, nhưng phần lớn những thì giờ còn lại của cuộc sống tu tập đòi hỏi chúng ta có cái khéo, đặt nỗ lực đúng chỗ, đặt định tâm đúng chỗ, đặt chánh niệm đúng chỗ thì từ chỗ đó mới có khả năng để tạo thành sức mạnh của mình. Một người có niềm tin nhiều cũng chưa chắc là người đó họ có thể có nhiều thành tựu lớn, một người tinh tấn nhiều chưa chắc là thành tựu lớn. Chúng ta được nghe câu chuyện tôn giả Ananda, Ngài nỗ lực tu tập mà quá nhiều sự tinh tấn, sự tinh tấn đó khiến Ngài không thể đi xa hơn được cho đến lúc Ngài quyết định đi nghỉ và Ngài nằm nghiêng mình xuống thì Ngài lấy lại được sự thăng bằng và trong sự lấy thăng bằng Ngài thành tựu được đạo qủa.
Thì tương tự như vậy sự hành trình đòi hỏi chúng ta có một sự quân bình hết sức là đáng kể, thái độ quân bình này như là trong giao tế hàng ngày mà chúng ta không thể quá nặng ai hay quá nhẹ ai, bên nào quá khinh bên nào quá trọng, và chúng ta phải có thái độ vừa phải với chính mình.
Nên chi câu Phật ngôn mà đạo hữu hỏi thì là một câu chúng tôi nghĩ rằng về phương diện pháp hành dễ nói hơn là phương diện thường thức ở bên ngoài, phương diện thường thức ở bên ngoài thì chúng ta có thể có nhiều cách suy tư, ở đây chúng tôi chỉ cố gắng để chia xẻ một quan niệm liên quan đến pháp hành, pháp hành thì đòi hỏi cái gì cụ thể và khi chúng ta ngồi xuống để làm việc cụ thể thì chúng ta thấy ý nghĩa của câu này hết sức rõ ràng
Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử
Cổ Học Tinh Hoa
HAI PHẢI
Sông Vĩ nước lên to. Một nhà giàu không may có người chết đuối. Có kẻ vớt được xác.
Người nhà giàu xin chuộc, kẻ ấy đòi nhiều tiền. Người nhà giàu đem câu chuyện thưa với Ðặng Tích.
Ðặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn bán cái xác cho ai được mà sợ?"
Kẻ vớt được xác, thấy nhà kia không hỏi nữa, lấy làm lo, cũng đem câu chuyện thưa với Ðặng Tích. Ðặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn mua cái xác ấy của ai được mà sợ?"
Lã Thị Xuân Thu
GIẢI NGHĨA
Vĩ là tên sông, chảy ở địa phận Hà Nam, Trung Quốc.
Ðặng Tích: quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu, là một nhà luật pháp giỏi
LỜI BÀN
Cứ như người giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lý, thì một bên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt được xác thêm ít nhiều tiền, mà lấy ngay xác về; còn một bên, nên dụ kẻ vớt được xác chớ có coi sự chẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người ta. Giữ cái xác, không cho chuộc, chẳng những không được tiền, mà lại còn mang tội nữa. Nhưng khốn thay! Lý sự là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều được cả. Cho nên Ðặng Tích mới có chốn xúi bẩy được cả đôi bên kiện tụng lẫn nhau mà ngấm ngầm lấy lợi cho mình. Thế tức là cái chủ nghĩa "Hai phải" ngụy biện, rất hại cho dân gian ngu dại mà lại hay kiện tụng. Biện bác mà không đáng lý tức là giả dối, khôn ngoan mà không đáng lý tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừng phạt thì mới yên dân, lợi nước được. Người trị dân tưởng phải thấu cái tình, để xét cái lý, mới là người trị dân sáng suốt vậy.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Đắm thuyền
Những người đánh cá đi trên một con thuyền. Bỗng trời nổi dông bão. Những người đánh cá sợ hãi. Họ gác cả chèo lại và bắt đầu cầu khấn Thượng đế để thượng đế cứu giúp họ. Con thuyền bị trôi giạt trên sông mỗi lúc một xa bờ. Bấy giờ một bác đánh cá già mới bảo:
- Sao ta lại gác cả mái chèo thế nhỉ? Cứ việc cầu khẩn Thượng đế, nhưng cũng phải chèo vào bờ chứ!
Chuyện cười trong ngày
Giàn hoa lý sắp đổ
Một thầy đề sợ vợ, một lần bị vợ cào cấu cho sứt cả mặt, khi đến công đường, quan huyện thấy mới hỏi:
- Sao mặt thầy lại xây xát cả ra thế?
Thấy đề thưa:
- Bẩm, chiều hôm qua con ngồi chơi hóng mát, cái giàn hoa lý nó đổ xuống, suýt nữa thì khốn.
Quan không tin hỏi lại:
- Thầy dối tôi. Chắc hôm qua vợ thầy lại cào cho thầy đấy chứ gì? Thầy cứ nói thật đi, rồi tôi sai mấy tên lệ ra lôi cổ nó vào đây. cái giống đàn bà phải trị thẳng thay, không thì được đằng chân lên đằng đầu cho mà xem.
Không ngờ quan bà đứng trong tư thế nghe thấy quan nói vậy giận lắm hầm hầm bước ra.
Quan ông thấy bóng quan bà líu cả lưỡi lại, bảo thầy đề:
- Thôi ... thầy... tạm lui... Giàn hoa lý nhà tôi cũng sắp đổ rồi!
Một thầy đề sợ vợ, một lần bị vợ cào cấu cho sứt cả mặt, khi đến công đường, quan huyện thấy mới hỏi:
- Sao mặt thầy lại xây xát cả ra thế?
Thấy đề thưa:
- Bẩm, chiều hôm qua con ngồi chơi hóng mát, cái giàn hoa lý nó đổ xuống, suýt nữa thì khốn.
Quan không tin hỏi lại:
- Thầy dối tôi. Chắc hôm qua vợ thầy lại cào cho thầy đấy chứ gì? Thầy cứ nói thật đi, rồi tôi sai mấy tên lệ ra lôi cổ nó vào đây. cái giống đàn bà phải trị thẳng thay, không thì được đằng chân lên đằng đầu cho mà xem.
Không ngờ quan bà đứng trong tư thế nghe thấy quan nói vậy giận lắm hầm hầm bước ra.
Quan ông thấy bóng quan bà líu cả lưỡi lại, bảo thầy đề:
- Thôi ... thầy... tạm lui... Giàn hoa lý nhà tôi cũng sắp đổ rồi!
Monday, May 27, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Nên tu pháp môn nào?
Hỏi ; Phật tử căn cơ nào thì nên tu theo Tịnh Độ Tông, căn cơ nào nên tu theo Mật Tông, và căn cơ nào nên tu theo Thiền Tông, thưa Sư.
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng giảng: Thật ra chúng tôi rất ngại về điểm này, khi chúng tôi trình bày về câu hỏi chúng tôi sợ qúi vị ở trong room có thể cảm thấy mích lòng khi chúng tôi nêu lên một vấn đề.
Chúng tôi muốn hiểu chữ Tịnh Độ Tông , chữ Mật Tông, chữ Thiền Tông trong ý nghĩa dản dị hơn để chúng ta có thể nói chuyện với nhau ở đây. Ví dụ chúng ta nói Tịnh Độ Tông chuyên trì danh hiệu Phật, chúng ta nói đến Mật Tông là chúng ta tập trung vào sự luyện định lực và thiền Tông thì chúng ta nói đến tuệ lực. Thật ra thì cả ba điều đó nếu chúng ta hiểu theo tinh thần đại loại như vậy, thì bất cứ một hành giả tu thiền nào đều cần đến cả ba điều đó, bởi vì chúng ta biết sự quân bình của năm căn. Năm căn là: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, thì những sự niệm Phật hay là suy niệm ân đức Tam Bảo là cáì gì rất có lợi cho chúng ta.
Nếu nói về sự chuyên trì đạt đến định lực cao, mà chúng ta thường thấy như một trong tinh hoa của Mật Tông, thì cái đó cũng nằm trong định căn, và Thiền Tông được hiểu rất gần với tuệ căn. Thì năm căn đó, đối với cái nhìn của các vị Thiền Sư là điều phải có ở trong đời sống của chúng ta, có tín, có tấn, có niệm, có định, có huệ.
Sở dĩ chúng tôi sợ quí vị cảm thấy phiền là chúng tôi không có ý gom cả ba phương pháp đó vào, bởi vì mỗi phương pháp nó đã phát triển trở thành cái bộ phận, bộ phận hết sức lớn ở trong bối cảnh toàn diện của Phật Giáo.
Mật Tông ngày hôm nay đã là một Tông phái lớn, chiếm một địa vị rộng ở trong chung quanh chân núi Hy Mã Lạp Sơn và luôn cả Mông Cổ, và cũng được thực hành ở tại nhiều quốc gia nhưng có tiếng nhất đó là Tây Tạng.
Tịnh Độ Tông, được xem như là một tông phái có mức độ quần chúng đông nhất tại Trung Hoa và nhật bản.
Thiền Tông cũng có con số bàn bạc đâu đó.
Chúng ta không nói về địa dư, không nói về số lượng, mà chúng ta phải nói ở tại đây rằng sự hành trì đặt biệt của Tịnh Độ Tông đó là khả năng nhất tâm niệm Phật, là cái trì niệm ân đức của Phật, và dĩ nhiên trong truyền thống Tịnh Độ trì niệm ân đức của Đức Vô Lượng Thọ Phật, tức là Đức A Di Đà. Rồi Mật Tông thì có thể chuyên trì thần chú, ấn quyết và một số các phương pháp để nhập thiền. Rồi Thiền Tông được xem như là khả năng đốn phá tất cả để đạt đến tình trạng gọi là kiến tánh thành Phật, thấy được chân tướng của vạn pháp để mà giác ngộ thành Phật.
Trong cái nhìn đại loại mà chúng ta đem yếu nghĩa chung chung, thì chúng tôi tin rằng cả ba điều đó đều rất cần cho một vị hành giả để làm quân bình năm căn của mình, và dĩ nhiên là phương pháp thực hành nó lại có những dị biệt từ cá nhân này đến cá nhân khác.
Nhưng mà chúng tôi phải thưa với qúi Phật tử là hiện nay ở tại các đại học đường Âu Mỹ, người ta đã bắt đầu nói đến cái lằn ranh giữa các môn học, như là người ta nói đây là xã hội học, đây là nhân chủng học, đây là tâm lý học, nhưng mà rồi những ngành đó đều có quan hệ mật thiết với nhau. Như chúng ta nói về xã hội học thì chúng ta không thể thiếu về tâm lý học, hay chúng ta không thể nói tâm lý học nằm ngoài cái nhân chủng học và xã hội học được.
Sự liên đới với nhau càng rõ ràng, nên trở lại các tông phái trong đạo Phật thì nên đôi lúc chúng ta cũng cố ý để vẽ một lằn ranh cho nó rõ ràng giữa phái này và phái kia, giữa cách hành trì này và cách hành trì khác. Nhưng với các vị hành thiền, chúng tôi phải nói rằng ngay cả Tổ Ấn Quang là một trong những vị được xem là khuôn mặt lớn của Tịnh Độ Tông, thì Tổ Ấn Quang vẫn có nhiều cái nhìn, cái nghiên cứu về kinh điển cũng giống như hành trì của Thiền Tông, chứ không hẳn chỉ là về Tịnh Độ Tông không.
Do vậy chúng tôi biết là câu trả lời này, không có thể nào thoả mãn cho câu hỏi của Phật tử, là Phật tử nào, căn cơ nào tu tập Mật Tông, rồi Tịnh Độ Tông, rồi Thiền Tông. Chúng tôi chỉ trả lời trong cái nhìn của chúng tôi, thì nếu lấy cái tinh hoa của ba sự hành trì đó thì đều rất cần để quân bình năm căn cho bất cứ hành giả tu tập nào, và dĩ nhiên điều này có thể không trả lời trực tiếp cho câu hỏi, và chúng tôi không muốn làm một công việc tách biệt ba cách hành trì đó, do đó chúng tôi không đưa ra ba trường hợp biệt lập.
Dù sao thì phải nói rằng:
- Tịnh Độ Tông là một tông phái rất hợp với những người nặng về đức tin.
- Mật Tông thì rất tốt cho những người có sở trường về tâm định.
- Thiền Tông thì rất tốt cho những người mạnh về tuệ căn.
Nhưng mà nói về sự quân bình thi` chúng ta cần cả ba, và dĩ nhiên Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông mà chúng tôi nói ở đây là chúng tôi nói cái tinh hoa, chứ chúng tôi không nói đi vào chi tiết như là các tông phái đó. Đó là điều mà chúng tôi chia sẻ .
Nam Mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử
Một người làm ác họ bị ám ảnh về tâm lý hoặc khi họ nhớ tới việc làm ác đó tâm tư họ rất phiền muộn, trái lại một người làm thiện thì được lợi rất lớn, cái lợi của người làm thiện ở đây là người này khi tưởng nghĩ đến phước hạnh của mình đã làm thì khởi tâm hết sức trong sạch và hoan hỷ và chính niềm hoan hỷ đó trở thành một lợi lạc, một điểm tựa về tinh thần làm hàng trang cho người đó mang theo.
Giờ vui, sau cũng thế
Người làm lành hân hoan
Nhớ tịnh nghiệp đã làm
Niềm vui càng to lớn
TT Giác Đẳng - Kinh Pháp Cú - kệ 16 - Minh Hạnh chuyển biên
Giờ vui, sau cũng thế
Người làm lành hân hoan
Nhớ tịnh nghiệp đã làm
Niềm vui càng to lớn
TT Giác Đẳng - Kinh Pháp Cú - kệ 16 - Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
CAN VUA BỎ RƯỢU
Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước. Huyền Chương can, nói: "Nhà vua uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận."
Ngay lúc ấy án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: "Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc."
Án Tử nói: "May lắm! May mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa!"
Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, tự hôm đó chừa rượu.
Án Tử Xuân Thu
GIẢI NGHĨA
Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Hạ thần: Hạ: dưới, thần: bầy tôi. Tiếng bầy tôi xưng với vua.
Tự tận: Tự mình làm cho mình chết.
Yết kiến: Vào hầu.
Kiệt, Trụ: Hai vua tàn bạo, độc ác say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗi mất nước.
Tỉnh ngộ: Đang say mê việc gì mà biết hối lại.
Án Tử Xuân Thu: Bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của Án Tử. Án Tử tức Án Anh, tên tự là Bình Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, có tính cần kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Đại bàng và cáo
Đại bàng chộp được một con cáo con và định mang đi. Cáo mẹ cầu xin đại bàng xót thương nó. Đại bàng nghĩ bụng: "Cáo có thể làm gì được ta? Tổ của ta ở cao tít trên cây tùng. Cáo không thể với tới ta được."
Và đại bàng bắt cáo con mang đi. Cáo mẹ bèn chạy ra cánh đồng, lấy một thanh củi đang cháy của người ta và tha về dưới gốc cây tùng. Cáo mẹ định đốt cháy cây tùng; bấy giờ đại bàng phải lên tiếng van xin tha thứ và mang trả cáo con cho cáo mẹ
Chuyện cười trong ngày
Đi và về
Một ông lão từng là cua-rơ chạy đua khoe với các cua-rơ cháu chắt về thời vàng son oanh liệt của mình:
- Ta còn nhớ hồi còn trẻ, ta đã chạy bộ 50 cây số để cho cái thằng cướp người tình ta một cái bợp tai.
- Thế sau đó, ông cũng lại chạy bộ về à?
- Không! Ta về bằng... xe cứu thương
Một ông lão từng là cua-rơ chạy đua khoe với các cua-rơ cháu chắt về thời vàng son oanh liệt của mình:
- Ta còn nhớ hồi còn trẻ, ta đã chạy bộ 50 cây số để cho cái thằng cướp người tình ta một cái bợp tai.
- Thế sau đó, ông cũng lại chạy bộ về à?
- Không! Ta về bằng... xe cứu thương
Sunday, May 26, 2013
Phật Học Vấn Đạo - đôi lúc mình có làm cho mọi người vừa lòng hết không?
Hỏi : đôi lúc mình có làm cho mọi người vừa lòng hết không? và đôi khi mình thương nhiều là mình khổ.
. (Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp - Kinh Pháp Cú, Minh Hạnh chuyển biên )
. (Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp - Kinh Pháp Cú, Minh Hạnh chuyển biên )
TT Giác Đẳng trả lời: Chúng ta được nghe một câu kệ trong kinh Pháp Cú nói về thái độ của Đức Phật, ở trong thái độ này Đức Phật đã nêu ra rất rõ ràng rằng làm công việc giáo dục hay làm công việc của một người có lòng với cuộc đời để đem ánh sáng trí tuệ của mình chia sẻ với cuộc đời thì cũng có kẻ thương và có người ghét, và việc đó rất đương nhiên. Trong cái thương cái ghét đó chúng ta có thể cảm nhận được là nếu chúng ta đã lựa chọn thì chúng ta phải chấp nhận. Cái gì nó cũng phải có cái giá của nó. Và nếu chúng ta không làm gì hết thì cũng có người thương kẻ ghét chứ không phải khi chúng ta làm việc này hay việc kia thì mới có người ghét kẻ thương chúng ta. Do vậy bậc thiện trí ở trong đời sẽ không để mình bận tâm nhiều đến những việc đó, điều mình đáng bận tâm là những gì mà chúng ta làm thật sự có lợi ích, thật sự nó có ý nghĩa hay không. Những lời dạy của Đức Phật đó từ ngàn xưa nhưng cho đến hôm nay vẫn giống như vậy không có gì thay đổi.
Thì đối với một người đem Phật pháp vào trong cuộc đời, thì có một điểm rất tế nhị của mỗi chúng ta là: Người Phật tử có đôi lúc có thể nói rằng tâm tư của người Phật tử không có thái độ hết sức tích cực ở trong việc phổ biến Phật pháp ra bên ngoài. Có một số người thì quá tích cực, tích cực đến đỗi mà họ nghĩ cái gì mình tin phải là đúng, và cái gì mình tin rồi đem áp đặt lên người khác. Cả hai đều là cực đoan hết. Chúng ta không nên nghĩ rằng cái gì mình gọi là đúng mình phải áp đặt lên cho người khác và bắt người khác làm theo mình, nhưng chúng ta cũng không nên hờ hững trong việc giảng giải chánh pháp, bởi vì chúng ta hãy xem việc đem Phật pháp đến người khác như là một sự chia sẻ. Gọi là chia sẻ có nghĩa là cái gì mình có, và cái gì mình nghĩ rằng hay, mình nghĩ rằng tốt đẹp, cái gì mình nghĩ là lợi ích, thì mình hãy ban tặng cho người khác. Và trong sự cống hiến đó nếu được đón nhận thì tốt mà nếu không được đón nhận thì cũng không lấy đó mà làm buồn, bởi vì như tinh thần của câu Phật ngôn này không phải ai cũng có thể đón nhận điều thiện bằng một tâm tư sẵn sàng và điều đó là điều chúng ta phải chấp nhận.
Dĩ nhiên là trong trường hợp có một câu hỏi đưa ra: "đôi lúc mình có làm cho mọi người vừa lòng hết không." Thì thật sự không có chuyện gì ở trong cuộc đời này mình có thể làm cho tất cả mọi người vừa lòng hết, chúng ta hãy vui mà thấy rằng ở trong cuộc sống này chúng ta có làm được những việc có ý nghĩa, những việc mà chúng ta nghĩ là tốt, nhưng đừng bao giờ vui mà nghĩ rằng mình đang được tất cả mọi người thương mến, thật ra thì sự thương mến dành cho chúng ta thì chỉ có một số nào đó mà thôi, có những người họ có thiện cảm với chúng ta họ không nói thì chúng ta cũng không biết được. Nhưng chắc chắn một điều rằng trên đời này không có người bị chê, ở trên đời này có một người mà ai cũng thương hết là không có. Nói như cụ Nguyễn Hiến Lê là "trên đời không có thứ quái vật đó." Thứ quái vật đó nghĩa là ở trên đời không có ai mà được tất cả mọi người bằng lòng hết, nên cái chuyện làm bằng lòng hết cả mọi người thì nó không phải cái mục đích của chúng ta. Nên thưa qúi vị chúng ta nên lấy một tâm hồn rất dung hoà, nghĩa là chấp nhận một cách tương đối đời sống. Nếu ở trong cuộc sống của mình mà trong 10 người mình thân cận chỉ có 5 người thương mình thì kể ra cũng may mắn rồi, ở trong 5 người thương mình mà có được ba người cùng chia sẻ công việc với mình cũng là may mắn, trong 3 người chia sẻ công việc mà có được một người hiểu thì cũng đã là một việc may mắn rồi.
Nên chi đối với một người tu học thì những câu Phật ngôn này không phải chỉ là một sự khích lệ nhưng cũng nhắc nhở cho chúng ta về một thực trạng của đời sống, cuộc sống là bất toàn và cuộc sống nó vốn là có phần này và phần kia, có cái được và cái không được. Và với cái được và cái không được thì người trí sẽ chọn thái độ là sống với những gì mình tin rằng lợi ích tốt đẹp nhất, cái gì mà mình có thể cống hiến cho cuộc đời này mà trong giá trị chúng ta thật sự tin chắc vào đó.
Thật ra trong câu Phật ngôn 77 này về phương diện văn từ thì không có chữ nào mà chúng ta phải quá đi sâu vào, ở đây thì chỉ có một điều duy nhất là có hai câu:
satam. hi so piyo hoti,
asata.m hoti appiyo.
satam. hi so piyo hoti, Là đối với người tốt thì vị này là vị được hài lòng.
asata.m hoti appiyo là đối với những người không tốt thì những người này không bằng lòng.
asata.m hoti appiyo.
satam. hi so piyo hoti, Là đối với người tốt thì vị này là vị được hài lòng.
asata.m hoti appiyo là đối với những người không tốt thì những người này không bằng lòng.
Điều này có thể nói là một câu mà đôi khi chúng ta nên đọc nó như là một thần chú, để chêm công việc thiện mà mình làm được chấp nhận hay không chấp nhận. Nên nói tóm lại là thưa qúi Phật tử những câu kinh Pháp Cú này cho chúng ta thấy rằng ngay cả chính Đức Phật là một bậc Thiên nhân chi đạo Sư, là một bậc gọi là đại phúc đại trí ở trong cuộc đời này nhưng mà không phải ai cũng thương Ngài, có những người không những là bất đồng với Ngài mà còn chống báng Ngài một cách mạnh mẽ. Chúng ta đi vào trong cuộc đời này khi sống phụng sự làm việc thì chúng ta chỉ có thể nương vào cái mà chúng ta nghĩ rằng ở đó là cái gì tốt nhất mà mình có thể làm được, chứ không phải là cái gì mà cuộc đời hài lòng nhất về bản thân của mình, cái số đông người hài lòng đôi lúc nó chỉ là một số đông quần chúng đang su hướng theo một trào lưu một khuynh hướng gì đó, chứ không nói lên một giá trị thật sự nào, và chúng ta phải rất là can đảm để sống chung thành với những gì mà mình nghĩ rằng thật sự là lợi lạc.
Có một câu hỏi "đôi khi mình thương nhiều là mình khổ."
Đúng vậy, cuộc sống này nếu chúng ta thương người khác mà trong cái thương có dính mắc thì chúng ta thật sự là khổ, nhưng nếu chúng ta thương bằng tâm đại bi, nếu chúng ta thương bằng lòng từ, thì chúng ta sẽ không khổ nhiều như vậy. Thật ra thương cuộc đời có nhiều cách thương, chúng tôi lấy một ví dụ qúi vị có thể đi ở trên đường gặp một người khổ và quí vị có thể cho người đó rất nhiều thứ, cho người đó một ít tiền để giúp đỡ người đó nhưng không có nghĩa là qúi vị sẽ khổ về người đó là vì sự giúp đỡ đó của qúi vị nó không vương hệ lụy, mà qúi vị chỉ có thể thấy rằng cái gì mà qúi vị đã cho người đó sẽ mang đến cho người đó một chút niềm vui, ít nhất là nhất thời thì như vậy là đủ rồi.
Thật ra lòng từ hay là tâm thương xót chúng sanh của Chư Phật của những vị Bồ Tát của những vị có tâm rộng lớn trong cuộc đời thì các Ngài có thương nhưng không hệ lụy, các Ngài có đến có đi, có cầm lên có đặt xuống, chứ không có núm níu không bị kẹt vào trong đó, do vậy các Ngài không khổ như chúng ta. Tình cảm là thứ gì rất là phức tạp của kiếp người, nó phức tạp đến đỗi mà có thể nói rằng chúng ta phải sống cả cuộc đời để chúng ta có thể hiểu được một ít nét căn bản về cuộc đời.
Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử
Có thể ngay giờ phút này chúng ta không đồng ý, không hoàn toàn thấy được những thứ Đức Phật nói tại đây là: thấy, nghe, lợi đắc, học tập, phục vụ, và tùy niệm là cái gì quan trọng để chúng ta đặt vấn đề ưu tiên, nhưng một lúc nào đó ở trên giường bịnh, một lúc nào đó chúng ta sống lạc lõng giữa cuộc đời này, một lúc nào đó mà qua bao nhiêu biến dịch thăng trầm đổi thay chúng ta nhìn lại tất cả cái gì mình đã đặt nặng, mình đã được, đã có trong đời sống, thì lúc đó chúng ta đưa bàn tay mình lên nhìn thấy lại tất cả những thứ đó đã trôi mất hết không còn gì để nắm trong bàn tay.
Như là một lần nào đó chúng ta xuống biển ở một nơi nước rất trong cát trắng, vốc lên tay một vốc nước rất trong, rất ấm, rất đẹp như là cả đại dương nằm trong bàn tay của mình, rồi bây giờ nhìn lại bàn tay của mình tất cả những thứ đó đều không còn nữa nó chỉ là một vốc nước trong tay không có cái gì giữ mãi, chúng ta không thể giữ một đại dương mênh mông ở trong một vốc nước trong tay của mình được.
Thì tương tự như vậy, cuộc đời chúng ta trải qua 5, 6 mươi năm bây giờ nhìn lại cái gì là cái chúng ta còn giữ lại trong bàn tay của mình và cái gì đã trôi đi, thì hầu hết nó đã trôi đi hết rồi và cái trôi đi đó trả chúng ta trở về một trạng thái vô nghĩa.
Tại sao nó vô nghĩa?
Là bởi vì chúng ta đã phấn đấu nhiều quá, chúng ta đã đầu tư tâm trí vào trong đó nhiều quá rốt cuộc rồi thì hầu như tất cả đều vuột khỏi tầm tay của mình. Bởi vì những thứ mà chúng ta đã đầu tư vào nó đã không khiến cho chúng ta thanh tịnh, không khiến chúng ta vượt khỏi sầu não, không khiến cho chúng ta thành tựu chánh lý. Nên chi trong trường hợp này chúng ta đặt lại giá trị của đời sống, đặt lại càng sớm thì càng tốt, và tự hỏi cái gì là cái ưu tiên của mình.
Chính vì vậy, ý của Đức Phật ở tại đây nếu chúng ta thâm nhập được nó cũng có thể thay đổi đời sống của chúng ta rất nhiều. Và mong rằng sự thay đổi đó là một sự thay đổi tích cực. Mong rằng sự thay đổi đó làm cho đời sống mình tốt hơn. Và rất mong là chúng ta có thể tiếp tục sống và lấy Phật Pháp thành một tiêu điểm quan trọng. Phật Pháp là một giá trị mà chúng ta thường sống, không phải chúng ta sống hàng ngày, mà chúng ta còn sống trong từng hơi thở của mình.
TT Giác Đẳng - Vượt khỏi thường tình - Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG
Vua nước Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người ngăn cản, vua nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng: “Ai can ta đánh nước Kinh thì phải xử tử.”
Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn nhà vua mà không giám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm cầm cung tên đến đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.
Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng: “Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt đầm cả áo như thế?”
Viên quan thưa rằng: “Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cây có con ve sầu hút gió uống sương, rả rích kêu cả ngày, tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu đằng sau có con bọ ngựa, đang giơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghển cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muốn bắt con bọ ngựa lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muốn bắn con chim sẻ mà không biết sương xuống ướt cả áo…Như thế đều là chỉ vì cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ngay say lưng vậy”.
Vua nghe nói tỉnh ngộ bèn thôi không đánh nước Yên nữa.
Thanh Lê Tử
Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn nhà vua mà không giám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm cầm cung tên đến đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.
Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng: “Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt đầm cả áo như thế?”
Viên quan thưa rằng: “Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cây có con ve sầu hút gió uống sương, rả rích kêu cả ngày, tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu đằng sau có con bọ ngựa, đang giơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghển cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muốn bắt con bọ ngựa lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muốn bắn con chim sẻ mà không biết sương xuống ướt cả áo…Như thế đều là chỉ vì cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ngay say lưng vậy”.
Vua nghe nói tỉnh ngộ bèn thôi không đánh nước Yên nữa.
Thanh Lê Tử
GIẢI NGHĨA
Ngô: Tên nước thời Xuân Thu bây giờ vào địa phận phía Nam sông Hoài, sông Tử cho đến tỉnh Triết Gian bây giờ.
Thanh Lê Tử: tức là Lưu Hướng, người nhà Hán làm quan Gián Nghị đại phu, giỏi về văn chương lại kiêm cả kinh thuật và thiên văn.
Ngô: Tên nước thời Xuân Thu bây giờ vào địa phận phía Nam sông Hoài, sông Tử cho đến tỉnh Triết Gian bây giờ.
Thanh Lê Tử: tức là Lưu Hướng, người nhà Hán làm quan Gián Nghị đại phu, giỏi về văn chương lại kiêm cả kinh thuật và thiên văn.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Người đánh cá và con cá con
Người đánh cá bắt được một con cá con. Cá con bèn nói:
- Ông chài ơi, ông hãy thả tôi xuống nước! Ông thấy đấy, tôi bé tẹo, ông chẳng được lợi lộc bao nhiêu ở tôi. Ông thả tôi ra, rồi tôi lớn lên, bấy giờ ông hãy bắt, ông sẽ được lợi nhiều hơn.
Người đánh cá trã lời:
- Kẻ nào chờ đợi mối lợi to hơn mà bỏ qua món nhỏ là đứa ngu.
- Ông chài ơi, ông hãy thả tôi xuống nước! Ông thấy đấy, tôi bé tẹo, ông chẳng được lợi lộc bao nhiêu ở tôi. Ông thả tôi ra, rồi tôi lớn lên, bấy giờ ông hãy bắt, ông sẽ được lợi nhiều hơn.
Người đánh cá trã lời:
- Kẻ nào chờ đợi mối lợi to hơn mà bỏ qua món nhỏ là đứa ngu.
Chuyện cười trong ngày
Thứ tự alphabe
Người hướng dẫn viên của nghĩa trang quốc gia Arlington nghĩ rằng có thể trả lời cho tất cả câu hỏi cho đến khi ông gặp nhóm học trò của tôi.
"Thưa ông," một em hỏi. "Nghĩa trang này có được sắp theo thứ tự alphabe không?"
Người hướng dẫn viên của nghĩa trang quốc gia Arlington nghĩ rằng có thể trả lời cho tất cả câu hỏi cho đến khi ông gặp nhóm học trò của tôi.
"Thưa ông," một em hỏi. "Nghĩa trang này có được sắp theo thứ tự alphabe không?"
Saturday, May 25, 2013
Phật Học Vấn Đạo - Từ "biến tri" có khác với "thắng tri" không?
Hỏi: Từ "biến tri" có khác với "thắng tri" không?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 25-3-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng trả lời: Từ biến tri và thắng tri có tính cách khác biệt. Chữ biến tri mang tánh cách chiều rộng, chữ thắng tri mang tánh cách chiều sâu.
Chúng ta lấy ví dụ như là chữ biến tri là mình hiểu tương đối là hiểu đủ rộng đủ tường tận như một vị tướng ra trận thì phải thông hiểu địa hình, địa vật, địa thế của mặt trận đó như thế nào, nếu không hiểu địa hình, địa vật, thì thật sự là khó điều quân khiển tướng.
Nhưng, thắng tri thì nó mang tánh cách là xuyên xúc. Chúng ta tạm lấy một ví dụ như trong binh pháp người ta nói là có hai phần là chiến lượt và chiến thuật. Chiến lượt như là mình hiểu biết về nó mang tánh cách là biến tri, còn chiến thuật thì giống như là thắng tri. Giả xử như một vị hành giả nhìn thấy được một điểm hay một đối tượng mà qua cái đối tượng đó vị đó nhìn một cách thấu triệt xuyên xúc thì cái xuyên xúc đó chúng ta gọi là thắng tri nhưng riêng về hai pháp ở đây chúng ta gọi là danh và sắc ở đây mang tánh cách chiều rộng mang tánh cách toàn diện khi mình hiểu về sáu căn, hiểu về năm uẩn, hiểu về danh sắc, hiểu về 12 xứ 18 giới v.v... thì nó có tính toàn diện và tính toàn diện này nó quan trọng.
Ngày hôm nay thì chúng ta thấy ở trong ngành quản trị luôn luôn có phần chiều rộng và chiều sâu, ví dụ như về chiều sâu có thể là có một số kỹ thuật nào đó mà một công ty có được thì công ty đó giàu thêm nhưng nó cũng mang tính chiều rộng tức là đặc biệt người ta biết là về tiếp thị như thế nào, người ta biết nhu cầu của thị trường ra sao, người ta biết tìm vốn ở đâu, rồi người ta biết cái chuyện là thuế má như thế nào, nó có tánh cách chiều rộng. Thì cái chiều rộng đó chúng ta nói đến biến tri nhưng cái nhìn xuyên xúc trên một đối tượng trên một pháp thì điều đó chúng ta gọi là thắng tri, thì hai phạm trù rất khác biệt ./.
Mỗi Ngày Trầm Tư Sinh Tử
Chúng ta biết rằng khi nước trong thì mới thấy được những sinh vật sống dưới đáy nước thậm chí là hòn sỏi hay cát ở dưới nước cũng thấy được. Nhưng khi nước bị vẩn đục thì cá lội, hay cua sò ốc hến ở dưới đáy hồ cũng không thấy được, hoặc những hạt sỏi những viên đá nằm dưới đáy hồ cũng không thấy được. Ở trong cuộc sống có những điều nguy hiểm mà chúng ta không để ý khi tâm bị tham chi phối nhiều, chúng ta bị sân chi phối hay bị phóng dật hôn trầm thì chúng ta nghĩ đó là chuyện thường, tâm phàm phu là như vậy thôi, nhưng nếu chúng ta tiếp tục để tâm bị cấu uế bởi những triền cái như vậy thời chúng ta sẽ đánh mất đi trí tuệ và trí nhớ của chúng ta. Chúng ta không nên xem thường.
Nói đến điều này chúng ta có rất nhiều điểm để bàn đến, trước nhất chúng ta nói về bốn sự kiện mà Tôn Giả Xá Lợi Phật đã thuyết giảng cho chư tỳ kheo, Ngài đưa lên bốn thí dụ:
1) Có người đi chợ mua bát đồng sạch sẽ bóng loáng rực rỡ vàng ánh khi đem về người đó không dùng tới bỏ vào xó nhà lâu ngày bụi đóng và bị hen rỉ lên ten và cái bát đồng ngày xưa bóng loáng nay bị dơ bẩn cấu uế. Trạng thái tâm trong sạch, có người từ trạng thái tâm trong sạch đi đến cấu uế là như vậy, tức là người này trước đây tâm hiền thiện tốt đẹp nhưng rồi sau này để phiền não chi phối thì trạng thái tâm trở nên dơ bẩn cũng giống như cái bát đồng dơ vậy.
2) Thí dụ thứ hai là, có người mua cái bát đồng ngoài chợ về rất cũ kỹ bụi bám đầy. Nhưng khi đem về người ấy siêng lau chùi đánh bóng và chăm sóc mỗi ngày thì dần dần bát đó trở nên bóng loáng sạch sẽ. Cũng như một người trước đây mặc dầu tâm cấu nhiễm nhưng sau đó nhờ khéo tu tập thiện pháp cho nên người này trở thành thanh tịnh. Hạng người này được ví dụ như bát đồng thứ hai.
3) Thí dụ thứ ba, Ngài Xá Lợi Phất đã thuyết rằng có người mua bát đồng từ ngoài chợ đem về, cái bát đồng đó sạch sẽ sáng loáng, khi người đó trở về nhà người này siêng năng mỗi ngày lau chùi, cái bát đã sạch lại sạch thêm, đã bóng lóang lại bóng loáng thêm. Cũng thí dụ như hạng người trước đây tâm thanh tịnh tốt đẹp thiện pháp rồi lại còn cố gắng duy trì thiện pháp đó và một mực tu tập không thối chuyển cho nên họ từ thanh tịnh này đi đến thanh tịnh khác.
4) Thí dụ thứ tư, ví như hạng người giống như cái bát đồng mà một người mua từ chợ đem về dơ bẩn hen rỉ cấu uế và đem về người chủ bỏ vào một xó không dùng, không chăm sóc lau chùi, thế là cái bát đồng này đi từ cấu uế đến cấu uế, nó đã dơ bẩn bây giờ nó càng dơ bẩn hơn, nó đã tối bây giờ càng tối hơn. Cũng như hạng người mà trước đây tâm của họ có quá nhiều phiền não cấu uế vì không khéo tu tập, trái lại họ càng dung chứa phiền não làm cho tâm đi từ cấu uế này đến cấu uế khác.
Đó là bốn hạng người như là bốn cái bát đồng.
TT Tuệ Siêu - Sức mạnh của tâm thanh tịnh - Minh Hạnh chuyển biên
Cổ Học Tinh Hoa
CON CÚ MÈO VÀ CON CHIM GÁY
Con cú mèo gặp con chim gáy.
Chim gáy hỏi: “Bác sắp đi đâu đấy?”
Cú mèo nói: “Tôi sắp sang ở bên phương đông”
“Tại làm sao lại đi như thế”
“Ở đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác”
Chim gáy nói: “Bác có thế nào đổi tiếng kêu đi mới được. Chứ không đổi tiếng kêu, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gì bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn”.
Chim gáy hỏi: “Bác sắp đi đâu đấy?”
Cú mèo nói: “Tôi sắp sang ở bên phương đông”
“Tại làm sao lại đi như thế”
“Ở đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác”
Chim gáy nói: “Bác có thế nào đổi tiếng kêu đi mới được. Chứ không đổi tiếng kêu, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gì bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn”.
GIẢI NGHĨA
Cú mèo: loài chim dữ, mắt như mắt mèo đêm đi bắt các chim nhỏ và chuột để ăn.
Chim gáy: chính chữ là cưu, loài chim gáy, đầu nhỏ đuôi ngắn mà cánh dài
Cú mèo: loài chim dữ, mắt như mắt mèo đêm đi bắt các chim nhỏ và chuột để ăn.
Chim gáy: chính chữ là cưu, loài chim gáy, đầu nhỏ đuôi ngắn mà cánh dài
Những câu chuyện ngụ ngôn hay
Gà mái và chim én "
Gà mái tìm thấy một lô trứng rắn bèn nằm ấp. Chim én thấy thế liền bảo:
- Thế đấy, đồ ngốc! Nhà chị ắp cho chúng nở ra, nhưng đến khi chúng nó lớn lên, chúng sẽ làm hại nhà chị trước tiên.
- Thế đấy, đồ ngốc! Nhà chị ắp cho chúng nở ra, nhưng đến khi chúng nó lớn lên, chúng sẽ làm hại nhà chị trước tiên.
Chuyện cười trong ngày
Chúng tôi vẫn làm việc
Người nông dân Jack chăm chú nhìn hai người đàn ông đậu chiếc xe truck của thị xã bên lề đường. Một người đàn ông ra khỏi xe, và đào hố dưới đất, rồi bước tới vài bước và đào một hố đất khác, và cứ tiếp tục đào như vậy. Người đàn ông kia đi theo và lấp đất vào những hố đất người kia vừa đào lên.
Người nông dân kêu, "Chuyện gì xảy ra với những sự đào đất vậy."
"Chúng tôi làm việc cho thị xã." Một người đàn ông trả lời.
"Tôi thấy mà, nhưng một người thì đào hố đất, và người kia thì lấy đất lấp lại, các ông đã phung phí tiền thuế của chúng tôi.
"Không, chúng tôi không có phung phí tiền thuế của ông đâu." Một người trả lời "thông thường thì chúng tôi 3 người: Tôi, Rodney và Mike. Tôi thì đào hố đất, Rodney thì để cây vào hố đất đó, và Mike thì lấp đất lại.
"Phải rồi" Mike nối lời, "Và bởi vì Rodney bị bịnh, như vậy không có nghĩa là chúng tôi có thể giữ tiền lương của chúng tôi nên hai chúng tôi vẫn phải làm việc.
Subscribe to:
Posts (Atom)