Monday, February 28, 2022
Truyện ngắn - Bên bờ Freeway
Bên Bờ Freeway
Nguyễn Tân
Bà con cô bác ở Việt Nam hay hỏi thăm rằng:
-Thế các anh từ hồi sang Mỹ làm nghề ngỗng gi`?
Tôi thường ngần ngừ đáp:
-Chẳng biết những người ở nơi khác làm nghề gi`, co`n vùng tôi đang sống họ làm nghề may hàng công nghiệp là nhiều nhất.
Ở San Jose, gọi là thung lũng điện tử, thi` có lẽ anh em làm nghề điện nhiều nhất. Riêng tôi làm bàn ghế trong một cơ xưởng.
Mười năm vun vút trôi qua, đường đời lại dun dẩy tôi qua một nghề hoàn toàn khác. Đó là Lanscaping.
Số là năm đó, gần tới Noel, ông Bao Phân, một người bạn cùng quê, từ San Jose gọi phôn cho tôi. Ông ấy bảo:
-Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với vợ biết ngày nào khôn.
Và còn thêm:
-Anh đừng có lo, tuy anh lên đây training, nhưng vẫn được trả lương như thường. Ngoài ra, tôi sẽ tới Goodwill (chuyên bán đồ cũ ) mua complê cà vạt cho anh mặc.
Thế là tôi khăn gói tã lót lên máy bay vù lên thung lũng Hoa Vàng. Xuống phi trường, tôi ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi, chẳng thấy ai ra đón, mặc dù bạn bè ở đây đông lắm. Tôi mếu máo một hồi, thì nghe có tiếng ú ớ mãi bên kia đường. Nhác nhìn qua, tôi thấy một người lam lũ, bẩn thỉu, đang nhìn tôi và nhẩy cẩng mãi lên, tay ngoắc lia lịa. Anh ta đội một cái nón an toàn lao động bạc màu, mặc cái áo jacket không quân, lộn màu vàng cam ra ngoài, mà nếu tôi không là cựu Không Quân, có lẽ không sao nhận ra được cái màu hoàng anh anh dũng đó. Anh ta không có râu, nhưng có bộ ria mép khá rậm rạp, có điều hi`nh như nó bị phèn, nên nửa màu hung hung, nửa màu cứt sắt. Vận hết trí nhớ, tôi mới nhận ra rằng đấy là ông Bao Phân.
Có lẽ nhiều người lấy làm lạ. Thực ra tên ông là Phan Quí Bảo, nhưng khi qua tới xứ này, nhập gia tuỳ tục, tôm cờ lộn cứt lên đầu. Tên mình đứng trước, tên họ đứng sau, chữ lót hầu như bị bỏ quên. Thế nên Mỹ họ gọi ông ta là Mít tờ Bao Phân.
Ông Bao Phân năm nay mới chừng ba tám, nhưng mới nhìn tưởng đâu tám ba. Hồi còn trẻ, không biết ông đi đứng thế nào, nhưng bây giờ thê tróc tử phọc, gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai gầy, ông đi ật à ật ưỡng. Mãi về sau này, tôi mới khám phá ra rằng, ông thường huênh hoang với vợ con là ông có ẩn tướng, dáng đi quí phái, ngay cả khi ông đi hai hàng...
Dẫn tôi lên xe buýt, đi mấy vo`ng mới tới chỗ đậu xe. Vào xe rồi, ông lấy điện thoại gọi lung tung rồi nói:
-Tôi sẽ chở ông lên khu phố Việt Nam, để biết nơi chốn ngàn năm văn vật.
Tới nơi, nhìn thấy khu phố, tôi nghĩ thầm: Nếu đem khu này mà so sánh với khu Bolsa, thật không khác gì đem Đồng Xoài mà so với SàiGon.
Tuy cũng khá to lớn, nhưng nó có vẻ Tàu Tàu thế nào ấy, không có không khí Việt Nam. Người ta ra vào tất bật, chứ không có cảnh trai quê gái thập thành diù nhau tản bộ như ở Bolsa Little Sài gòn.
Hàng quán cũng nhiều, nhưng ông Bao Phân chê dở, mua hai ổ bánh mì thịt, rồi dẫn tôi ra đứng dựa vào xe, vừa cắn bánh mì vừa coi ông đi qua bà đi lại.
Đang mải mê thuyết trình về công việc phải làm ngày mai, ông Bảo ngưng nói, chăm chú nhìn một bà già tay dẫn hai đứa cháu đi ngang qua. Hai đứa bé xinh quá. Bỗng đi qua rồi, bà già lại dẫn hai đứa cháu quay trở lại. Đứng trước mặt chúng tôi, bà bảo:
-Hai cháu phải vâng lời bà và cha mẹ, chịu khó học hành, chứ không thôi lớn lên giống ông này này.
Vừa nói bà vừa chỉ vào ông Bao Phân.
Lúc đó tôi không dám liếc nhìn ông, nhưng cũng đoán ra mặt ông từ màu tím hoa sim, đã biến sang màu tím hoa cà...dái dê.
Một lúc, sau khi đã nuốt trôi miếng bánh mì còn đang nghẹn nơi cổ họng, ông mới nói:
-Đời này sao có quá nhiều người đánh giá trị con người ta qua vóc dáng bề ngoài thế nhỉ?
Tôi an ủi:
-Tại vì ông ăn mặc xú sớ và người ta thường nói con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
Tức thi ông vặc lại ngay:
-Thế ông không biết câu "Chó ghẻ mà có mỡ đuôi" hay sao?
Vùng vằng, ông mở máy xe đưa tôi về nhà. Vợ con ông tiếp tôi thân tình. Hai cháu gái dẫn tôi lên phòng và căn dặn:
-Phòng tắm của bác khi mở công tắc điện rồi, phải đấm hai cái nữa nó mới sáng, còn vòi nước rửa mặt thì không chảy, phải lấy nước từ vòi tắm!
Xuống lầu, tôi muốn ra đàng sau vườn hút điếu thuốc, vì trời hơi lành lạnh. Vợ ông bảo:
-May cho anh, có thể ra đàng sau một cách bình thường, chứ hôm trước, phải nhảy qua cửa sổ, vì bánh xe ở cửa ra vào kẹt cứng không mở được.
Tôi ngán ngẩm nghĩ thầm: Nhà anh nào biết nghề thầu khoán cũng đều như vậy hết. Bấm chuông cửa thì đèn sáng; bật công tắc đèn thì chuông kêu. Anh thợ làm ống nước thì phòng tắm chảy re re suốt ngày mà không chịu sửa. Người đi cắt cỏ cho khách, thì đẹp, nhưng vườn nhà mình thì ôi thôi bê bối. Đã thế lại khuân vác về vô số đồ dùng cũ từ bãi rác, đầy ứ lên cả nửa sân sau.
Sau bữa ăn tối vui vẻ, chúng tôi đi ngủ sớm để sáng mai đi làm, lúc ấy là mười hai giờ đêm.
Mới bốn giờ, ông Bao đã dựng cổ tôi dậy. Vợ ông pha cà phê, làm đồ điểm tâm, dở hai bọc đồ ăn trưa, rồi ti`m quần áo giầy dép cho đấng trượng phu. Thế mà đến sáu giờ, chúng tôi mới chui vào xe. Ông ấy còn chạy ra, chạy vào năm lần bảy lượt nữa mới dọt ra freeway.
Trời cuối năm lạnh run, gió xa lộ quạt ào ào, chúng tôi phi` phào điếu thuốc. Ông thọc tay vào túi quần, lắp bắp nói:
-Tôi ký với bộ giao thông công chánh nhiều khế ước, thầu bảo trì hệ thống nước và trồng hoa cùng cây cỏ ở hai bên xa lộ. Công việc này cần đến tay nghề cao, thí dụ về điện. Hồi trước đây, hệ thống này chạy điện hai dây và hoạt động bằng năng lượng mặt trời, nhưng nó hay hư và tốn tiền bảo trì. Bây giờ tôi làm hệ thống ba dây và lắp thêm encoder, vừa nhàn hạ mà lại đỡ tốn tiền. Anh ở đây khoảng nửa tháng, phải học những điều sau đây: Đầu tiên là dặm cây. Những cây nào chết mình phải bổ khuyết. Điều này không khó, vì chúng ta gốc đồng ruộng. Bỏ phân vào hệ thống tưới nước, chứ không vãi phân như ở Việt Nam. Kế đến là mục sửa những van nước bị hư. Hồi trước đây tôi chưa biết sửa, vẫn phải mướn Mỹ 80 đô một giờ, nhưng nay thi` tôi biết rồi. Sau đó là mục đưa dây điện ngầm dưới mặt đường, dò tìm đường điện bị đứt, đặt hệ thống ống nước mới v.v... Tất cả những công việc trên đều là những việc nặng, nhưng nặng nhất là vấn đề đào mương, mặc dầu đã có xe bánh hơi và bánh xích nhưng có nhiều chỗ độ dốc quá, ta phải đào bằng xuổng cuốc.
Tôi than thầm: Thấy mẹ rồi, thế là giao trứng cho ác. Cái vụ đeo cà vạt đi làm chỉ còn là trong giấc mơ mà thôi. Và quả nhiên, chiều hôm đó đi làm về, nếu mà bà già tôi nhìn thấy, cũng không nhận ra mặt con, vì tất cả thầy trò đều "lấm như chôn."
Một hôm, khi ngồi ăn trưa, ông Bao ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo tôi:
-Hồi mình mới sang đây, đâu có ai nghĩ rằng có một ngày nào đó, ông Bao Phân lại dẫn một số anh em Việt Nam ra làm việc ở freeway đâu, thế mà đường đời chẳng ai biết đâu mà ngờ.
Thực vậy, công việc ông Bao và một số anh em Việt Nam đang làm hiện nay, ngay cả người Mỹ cũng rất khó chen chân vào, vì nó đòi hỏi nhiều vấn đề giấy tờ, tài chánh cũng như may mắn nữa. Vì mỗi một khế ước từ vài chục ngàn cho đến vài triệu. Nếu cứ đà này mà tiến, tôi nghĩ rằng ông là người đầu tiên trong làng cũ của chúng tôi, sẽ trở thành triệu phú. Ngoài ra anh em cùng quê với tôi tại vùng này còn làm nghề cắt cỏ, tuy công việc nghe rất tầm thường nhưng lương cao có khi còn hơn kỹ sư nữa. Anh Đức Cống đã mở công ty điện, công việc làm lớn lao đến nỗi có khi phải dùng trực thăng để câu đồ đem vào những nơi không dùng xe được.
Thấy anh em ở đây làm việc kinh quá, những kẻ lè phè, làng nhàng như tôi, bèn lấy làm một sự kính phục.
Một buổi trưa, trời bỗng dưng nóng, nắng chói chang, chúng tôi đang ngồi nghỉ mệt, thì có một chiếc xe van tấp vào cây điện thoại, chắc là họ từ xa tới và bị lạc đường. Lúc một thanh niên Việt Nam đang gọi phone, thì một bà già Bắc kỳ thò đầu ra hỏi:
-Đầu đen cả thế này? Các anh là người Việt Nam phải không?
Chúng tôi đều gật đầu thưa phải. Bà già thất sắc kêu lên:
-Giê su ma, lạy chúa tôi! Các anh là người Việt Nam cả, mà sao ra đến nông nỗi này?
Ông Bao Phân cười và đáp:
-Dạ lâu lâu cũng phải làm việc thiện một chút ạ.
Chiếc xe lên lại freeway. Rồi exit. Rồi vòng lại, tấp vào kế bên chúng tôi. Bà già khệ nệ bưng xuống mười cái Big-mac với nước ngọt cùng trái cây. Chúng tôi cám ơn và ngơ ngẩn nhìn nhau. Vì biết chắc bà cụ phúc đức nọ ngỡ rằng chúng tôi là tù nhân phải mặc áo màu cam đi làm dọc xa lộ. Bà có biết đâu rằng, lương chót bẹt khi làm ở freeway là 30 dolla/giờ.
Tôi bỗng phá lên cười như điên. Nhi`n ông Bao Phân cũng hem hễ như chúng tôi, nhưng gương mặt có vẻ phong trần và hơi nghiêm, có cái profile của một ông chủ lớn. Tôi khen nịnh:
-Tôi nói thật với ông, so với ở đâu thì không biết, chứ ở làng mình, thì ông là người đẹp trai thứ nhì đó. (Dĩ nhiên người đẹp trai thứ nhất phải là tôi!)
Ông ta khoái quá, cứ há hốc miệng ra mà cười, đến nỗi sau đó không ngậm lại được nữa. Đến chiều phải đấm mạnh vào cằm mấy cái, miệng ông ta mới về vị trí cũ.
Nửa tháng training qua mau. Tôi trở về vùng nam Cali nhận job trải dài qua ba county, Los Angeles, San Bernadino và Orange County.
Sống lâu rồi cũng lên lão làng, nhưng cho tới bây giờ, tôi vẫn còn sợ hãi khi ngồi trên chiếc Back-hoe. Cần điều khiển gần mười cái, chỉ sợ loay hoay, nó phang vào cột điện, hoặc thò hẳn ra lane xe đang chạy thì bỏ bố. Mà thiên hạ có thấy cone chắn đường màu cam, họ cũng chẳng hề giảm tốc độ, vẫn chạy vù vù.
Làm nghề này, tôi sợ thế nào cũng có ngày bị xe tông, chết đi bỏ lại cô vợ mới cưới ba mươi năm. Chưa hết rô đa!
Ngày nay, sau bốn năm mưa nắng dãi dầu trên xa lộ, tôi không còn giữ được nước da trắng nõn như mông con gái mười tám tuổi nữa. Nó loang khoang, lốm đốm như da con cắc kè bông. Thế nào tôi cũng phải đổi nghề.
Cô Lựu chịu tàn đời trong ngõ hẹp, chứ tôi nhất định không chịu tàn đời trên freeway rộng mênh mông đâu...
Nguyễn tân
January 20, 2005
Nguồn: hoidautieng.com
Cổ Học Tinh Hoa - Giữ lấy nghề mình
GIỮ LẤY NGHỀ MÌNH
Nước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba năm mới thành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm dù, đi học nghề làm gầu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gầu, thì trời mưa luôn mãi không ai dùng đến gầu. Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù như trước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính, mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khí thì đã già quách rồi.
Úc Ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:
-Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngày xưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứ cấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nào cũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.
Lưu Cơ
Úc Ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:
-Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngày xưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứ cấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nào cũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.
Lưu Cơ
GIẢI NGHĨA
Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam bây giờ.
Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.
Nhung phục: Y phục nhà binh.
Úc Ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc Ly Tử mà nói trong bài này.
Đại nạn sắm thuyền...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.
Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gây dựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.
Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.
Nhung phục: Y phục nhà binh.
Úc Ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc Ly Tử mà nói trong bài này.
Đại nạn sắm thuyền...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.
Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gây dựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.
LỜI BÀN
Người ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy được phát đạt, thịnh vượng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời, hoá dở. Như thế thì cái thời cũng là quan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu chớ không tự mình gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề, không thành nghề, thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu tính công việc, còn công việc nên, hay không nên, là do tại trời. Song người có gan, dù cho lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít, chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mài không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
TRONG CÕI MỘNG
Một đệ tử của Thích Tông Diễn kể: “Thầy chúng tôi thường ngủ trưa một giấc ngắn. Chúng tôi trẻ con hỏi tại sao thầy ngủ trưa, thầy chúng tôi đáp, “Tôi vào cõi mộng gặp các hiền triết thời xưa giống như Khổng Tử vậy.” Khi Khổng Tử ngủ, mộng thấy các hiền triết thời thượng cổrồi kể lại cho đệ tử nghe.
Một hôm trời nóng ghê gớm, vài đứa chúng tôi ngủ một giấc ngắn. Bị thầy mắng, chúng tôi giải thích, “Chúng con đi vào cõi mộng gặp các hiền triết thời thượng cổ như Khổng Tử vậy.” Thầy liền hỏi, “Thế có tin tức gì của các hiền triết đó không?” Một đứa trả lời, “Chúng con vào cõi mộng, gặp các vị hiền triết và hỏi có thấy thầy chúng con đến đây mỗi buổi trưa không, nhưng họ bảo là không thấy một kẻ nào như vậy.”
Truyện cười trong ngày
Bệnh truyền nhiễm
- Thưa bác sĩ - Người đàn ông nói trong máy - Con trai tôi bị sốt ban.
- Tôi biết - Bác sĩ đáp - hôm qua tôi đã đến nhà ông và cho cậu ta uống thuốc. Ông hãy cách ly cậu ta với những người khác.
- Nhưng nó đã hôn con hầu.
- Vậy thì chúng tôi sẽ đem cách ly chị ta...
- Và chính tôi cũng hôn con hầu.
- Như thế có nghĩa là ông có thể mắc bệnh rồi.
- Vâng và từ lúc đó đến giờ tôi đã hôn vợ tôi.
- Khốn khổ - Bác sĩ hốt hoảng - Vậy thì tôi cũng bị lây mất rồi.
Sunday, February 27, 2022
Truyện ngắn - Nấm độc
Nấm độc
Tôi bắt gặp ông giám đốc khi ông từ trong rừng đi ra.
- Anh xem này, tôi đã tìm thấy của quí chưa? Từ đằng xa ông ta đã vui vẻ reo lên - Cây nấm mới tuyệt làm sao! Một vật bất hủ!
- Quả như vậy! - Tôi đáp theo.
- Những chấm đốm mới đáng yêu làm sao! Còn cái tán mới mê ly chứ!
- Vâng quả thật rất đẹp - Tôi khẳng định.
- Một tuyệt tác của thiên nhiên! - Ông giám đốc không ngớt lời ca ngợi - Ông không chúc mừng tôi à?
- Thưa ông giám đốc, tôi xin nhiệt liệt chúc mừng ông - Tôi nói.
- Tôi sẽ nấu nó với váng sữa - ông giám đốc vừa nói thêm vừa nuốt nước bọt - Thôi nhé. Chào tạm biệt.
- Xin chào ông, thưa ông giám đốc.
Cây nấm mà ông giám đốc vừa khoe với tôi là một cây nấm độc, nó có tên là Ðại Hồng Nhung. Nhưng chẳng lẽ lại nói toạc vào mặt ông giám đốc là ông ta nhầm à? Bởi lẽ nếu tôi nói cho ông ta biết điều đó thì ông ta sẽ mất hết thể diện và lại bị cụt hứng. Ðiều đó có thể ảnh hưởng xấu đến việc thăng quan tiến chức của tôi. Bởi vậy cho nên tôi định đánh bài chuồn thì ông giám đốc gọi giật lại:
- Mà này, sao lâu lắm anh chưa đến tôi chơi? Lần này tôi sẽ mời anh món canh nấm!
- Thưa ông, nói chúng tôi không ăn nấm ạ - Tôi hoảng quá bàn nói dối - Vả lại tôi đang bị đau dạ dày nữa.
- Thứ nấm này là món ăn kiêng đấy - ông giám đốc cố gắng thuyết phục - Người ốm có thể cứ yên tâm mà chén nó. Ta đi chứ!
- Thưa ông giám đốc, tôi không thể đi được ạ - Tôi nói gần như khóc - Tôi có một cái hẹn quan trọng.
- Sao? Anh không muốn đến nhà tôi à? - Ông giám đốc cau mày - Tôi có thể giận anh đấy! Mà anh có biết rằng khi ấy thì có chuyện gì xảy đến với anh không?
Ðáng tiếc là tôi biết điều đó quá rõ, bởi vậy tôi đành lẽo đẽo theo ông giám đốc. Ðằng nào thì cũng chẳng có chuyện gì hay ho chờ đợi tôi cả, và tôi rất lấy làm tiếc là đã không đủ can đảm nói ngay cho ông ta biết rằng đây là nấm độc. Bây giờ thì tôi không thể nói ra được nữa : bởi lẽ như thế chẳng hoá ra là trong thâm tâm tôi mong cho ông ấy bị ngộ độc .
... Về tới nhà, ông giám đốc đem thứ nấm đó trộn với váng sữa rồi đem nấu lên, còn tôi thì run như cày sấy và sợ hãi mà chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp.
Sau cùng, ông ta cẩn thận múc món nấm đại hồng nhung ra đĩa, mặt mày hí hửng như đứa trẻ con, còn tôi thì cố nặn ra một nụ cười trên khuôn mặt nhưng trong thâm tâm thì vĩnh biệt với những người ruột thịt.
- Trông đến là thích mắt! Thậm chí ăn cũng thấy tiếc - Ông giám đốc thở dài đưa cho tôi một đĩa thức ăn.
- Ðúng là tiếc thật! - Tôi đáp theo - Hay là chúng ta không nên ăn nữa!
- Cái anh này! Anh không hiểu tôi nói đùa à! Thôi ta ăn nhé! - Ông giám đốc nói bằng một giọng ra lệnh - Nhưng chờ đã, tên La-tinh của nó là gì nhỉ? - Tôi sẽ tra từ điển.
Ông ta đi sang phòng bên và một phút sau quay trở lại, mặt tái nhợt.
- Anh bạn của tôi ơi! Tôi nhầm rồi! Ðây là thứ nấm không ăn được, một loại nấm rất độc gọi là nấm Đại hồng nhung, tên La-tinh của nó là Amnita.
- Ôi, thế mà tôi đã ăn ba thìa mất rồi! - Tôi nói dối.
- Trời! Tôi đã đầu độc anh rồi! - Ông giám đốc hoảng hốt - Thật là tai họa! Mà lại đúng vào lúc tôi được bổ nhiệm làm tổng giám đốc mới gay chứ!
Tôi dỏng tai lên nghe.
- Tổng giám đốc công ty à? Ối... ối... tôi thấy trong người khó chịu quá...
Xe cấp cứu được gọi tới và tiếp theo là việc rửa dạ dày.
Ít lâu sau tôi nghiễm nhiên trở thành trợ lý gần gũi nhất của tổng giám đốc. Nhiệm vụ của tôi là thỉnh thoảng lại phải làm ra vẻ như bị chóng mặt. Còn khi nào tôi lên cơn co giật thì tôi lại được trọng thưởng.
Thế là tôi đã hoàn thành việc thăng quan tiến chức.
Từ đó tôi luôn mang hình cây nấm Đại hồng nhung ở nơi trái tim, và khi nào không có ai bên cạnh thì tôi lại cúi ngắm nhìn bằng con mắt biết ơn cái thân nấm, cái tán của nó có những chấm lốm đốm như nở hoa.
Cổ Học Tinh Hoa - Đáng sợ gì hơn cả
Đáng sợ gì hơn cả
Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy.
Tại lầu sách nhà kia có con hồ tinh(1) không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện. Chuyện nói rất lý thú, ai nghe cũng phải phục.
Một hôm, tân khách(2) họp đông, họ mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì thì phải nói, mà nói vô lý thì phải phạt rượu”.
Bấy giờ, cử toạ(3) lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người lễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng...
Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: ta chỉ sợ hồ tinh.
Ai nấy đều cười, bảo rằng: “Người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu”.
Hồ tinh cười nói: “Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại đồng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ. Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng, người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn. Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào mà chẳng sợ hồ?”
Cử toạ đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.
Lời bàn:
Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh hoặc vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy. Người phải sợ người hơn là sợ hùm beo, sư tử, người đồng loại, kẻ đồng nghiệp sợ lẫn nhau hơn là sợ người ngoài? Tại sao? Tại chỉ có cùng nhau một loài, cùng nhau một nghề mới phải cạnh tranh đá chọi lẫn nhau. Mà đã cạnh tranh nhau, tất hay dòm dỏ nhau, tìm cách hại lẫn nhau để cầu lợi cho mình, thậm chí tàn sát nhau đến chôn sống hàng vạn quân, giết chết hàng triệu người mà vẫn không chán. Thảm thương thay! Người lại hại người!
--------------------
(1) Hồ tinh: Tục truyền giống hồ sống nghìn năm thành hồ tinh hay quấy nhiễu người.
(2) Tân khách: chỉ gồm những người đến thăm nom vui chơi với chủ. Nói tách ra là quý khách và khách thường
(3) Cử toạ: tất cả bao nhiêu người cùng ngồi một chỗ
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Một Khả Bả
(Bích Nham Lục)
Một khả bả, hay một ba tỷ nghĩa là không thể nắm bắt được, không có chỗ để nắm bắt. Thiền sư Sum Điền Ngộ Do ( Morita Goyu 1834 - 1915), bậc anh kiệt của Thiền môn thời Cận Đại, là đấng cao đức đã từng làm Quán Thủ của Vĩnh Bình Tự trong vòng 25 năm, thường ngày khi người ta hỏi gì ông cũng chỉ trả lời mấy tiếng "một khả bả" mà thôi. Việc này trở nên nổi tiếng, nên tương truyền người ta đã khổ tâm tìm biết bao cách làm cho Thiền Sư trả lời kiểu khác, nhưng kết cuộc cũng chỉ câu trả lời trên thôi.
Có một hôm nọ, Y Đằng Bác Văn ( 1841 - 1909 ), nhà chính trị gia có công lao lớn với chính phủ Minh Trị Duy Tân, thông qua sự giới thiệu của Tiến Sĩ Văn Học Tỉnh Thượng Triết Thứ Lang ( Inoue Tetsujiro, 1855 - 1944 ), đến viếng thăm Thiền Sư. Trong khi cả ba người đang ngồi nói chuyện chơi qua lại, Y Đằng bèn kể cho mọi người nghe chuyện bản thân ông trước thời Minh Trị Duy Tân đã thỉnh thoảng có mấy lần suýt chút nữa rơi vào tử địa, rồi nói rằng:
- Nghe người ta bảo trong Thiền Tông có câu " đứng trên đầu ngọn sanh tử mà vẫn được đại tự tại", tôi đây cũng thoát qua dưới lưỡi dao rồi. Dưới con mắt Thiền tăng như quý vị thì nghĩ như thế nào ?
Có nghĩa ông ta muốn nói rằng xưa nay với hình thức Thiền vấn đáp mà ngồi trên tấm bồ đoàn như các Thiền tăng như vậy thật ra chẳng ích lợi gì cả, Đang chú tâm lắng nghe câu chuyện của Y Đằng, khi ấy con mắt của Thiền Sư bổng sáng quắt lên. Ông buông liền một câu rằng:
- Người nào cũng vậy, cứ đem chuyện quá khứ của mình mà nói, thật không ra gì!
- Quả xin thua ngài ! Y Đằng cúi đầu bái phục đáp.
Đây là câu chuyện về "một khả bả" căn cứ trên diệu dụng vô tâm của vị Thiền Sư.
Truyện cười trong ngày
Bác sĩ bình tĩnh
Một bà đang bối rối xúc động gọi điện thoại cho bác sĩ của mình. Bà ta kêu lên:
- Mời ông đến tôi ngay! Cháu trai bốn tuổi của tôi vừa nuốt chửng chiếc bút máy!
Bác sĩ tỏ ra bình tĩnh, nói:
- Thưa bà, tôi sẽ lại đó càng sớm càng hay. Nhưng ở chỗ tôi đang có nhiều người bệnh và bà không thể gặp tôi trong vòng ba hay bốn tiếng nữa!
Người đàn bà lập lại:
- Ba bốn tiếng nữa! Thế thì trong lúc chờ đợi tôi sẽ làm gì hả ông?
Bác sĩ nói:
- Tôi e rằng bà sẽ phải dùng một cái bút chì!
Saturday, February 26, 2022
Truyện ngắn - Bí quyết của sự thành công
BÍ QUYẾT CỦA SỰ THÀNH CÔNG
Có một chành thanh niên rất ngưỡng mộ thành công của một nhà triệu phú, nên anh đã đến hỏi nhà triệu phú đó rằng, bí quyết gì đã giúp ông thành công đến vậy?
***
Sau khi hiểu rõ câu hỏi của chàng thanh niên, ông ta chẳng nói gì, mà đi thẳng vào bếp và lấy ra một quả dưa hấu. Người thanh niên nhìn thấy vậy cảm thấy rất khó hiểu, không biết ông ta định làm gì, anh ta mở to mắt để nhìn thì thấy nhà triệu phú bổ quả dưa làm ba phần to nhỏ không bằng nhau.
"Nếu như mỗi miếng dưa hấu đại diện cho một lợi ích nhất định, cậu sẽ chọn như thế nào?". Nhà triệu phú vừa nói vừa đưa những miếng dưa hấu ra trước mặt chàng trai.
"Đương nhiên là tôi sẽ chọn miếng to nhất!" - Chàng thanh niên trả lời không chút chần chừ.
Nhà triệu phú cười và nói rằng: "Được! Xin mời cậu ăn!"
Thế rồi ông ta cho chàng thanh niên miếng dưa hấu to nhất, còn mình thì ăn miếng bé nhất. Khi chàng thanh niên còn đang tận hưởng hương vị dưa hấu từ miếng dưa hấu rất to, thì nhà triệu phí kia đã ăn xong, tiếp đó ông ta cầm nốt miếng còn lại và ăn tiếp, ông ta còn cố ý lắc qua lắc lại miếng dưa hấu trước mặt chàng trai trước khi đưa vào miệng.
Thực ra miếng dưa hấu nhỏ nhất và miếng dưa hấu cuối cùng nếu hợp lại, nó sẽ nhiều hơn miếng dưa hấu to nhất mà chàng thanh niên đã ăn. Chàng thanh niên kia chợt hiểu ngay ra ngụ ý mà nhà triệu phú kia muốn truyền đạt đó là: Tuy lúc đầu ông ta ăn miếng nhỏ nhất, nhưng cuối cùng số dưa mà ông ta ăn được lại nhiều hơn mình, mặc dù lúc đầu mình đã chọn miếng to nhất.
Nếu như mỗi miếng dưa đại diện cho một giá trị lợi ích nhất định thì, tổng số lợi ích nhà triệu phú đó có được sẽ nhiều hơn lợi ích của chàng thanh niên kia nhiều.
Thông qua việc ăn dưa, nhà triệu phú đã truyền đạt tư tưởng và kinh nghiệm thành công của mình, cuối cùng ông ta nói với người thanh niên một cách rất chân thành rằng:
"Nếu muốn thành công, đầu tiên hãy học cách từ bỏ, chỉ khi chúng ta từ bỏ những lợi ích nhỏ trước mắt, mới có thể có được những lợi ích lâu dài và lớn hơn, đó chính là kinh nghiệm thành công của tôi".
Cổ Học Tinh Hoa - Người không sống lâu
NGƯỜI KHÔN SỐNG LÂU
Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Đức Khổng Tử:
Người khôn có sống lâu không?
Đức Khổng Tử đáp:
Có. Khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao được! Người ta có ba thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chớ không phải số mệnh đáng chết mà chết.
-Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lưới biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.
-Phận làm ngưới dưới mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chứng, tính yêu không chán, người như thế thì chết về hình pháp.
-Mình ngu, mà kình địch khôn, mình yếu, mà khinh bỉ người mạnh, không biết tự lượng sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế chêt vì binh đao
Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi.
Hàn thi ngoại truyện
Người khôn có sống lâu không?
Đức Khổng Tử đáp:
Có. Khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao được! Người ta có ba thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chớ không phải số mệnh đáng chết mà chết.
-Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lưới biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.
-Phận làm ngưới dưới mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chứng, tính yêu không chán, người như thế thì chết về hình pháp.
-Mình ngu, mà kình địch khôn, mình yếu, mà khinh bỉ người mạnh, không biết tự lượng sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế chêt vì binh đao
Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi.
Hàn thi ngoại truyện
LỜi BÀN
Xưa nay ta vẫn cho khôn ngoan thì chóng già, ngu xuẩn thì sống lâu, là lấy lý rằng, người khôn dùng trí, dùng sức nhiều, thì chóng suy, người ngu chỉ ăn no ngủ kỹ, không lo lắng gì, thì sống lâu. Nhưng xét một mặt khác thì trái hẳn lại. Khôn thì sống, dại thì chết, khôn ăn người, dại người ăn. Như Đức Khổng Tử đáp vua Ai Công đây chính là ngụ cái ý đó. Ôi! Sống chết tùy tại mệnh trời, nhưng thường khi người cũng có phần vào đấy, lắm người chỉ ngu xuẩn, không biết giữ vệ sinh, không hiểu pháp luật, không biết tự lượng mà thành không đáng chết cũng phải chết. Chết như thế là chết uổng nên thương, thương vì ngu dại.
Xưa nay ta vẫn cho khôn ngoan thì chóng già, ngu xuẩn thì sống lâu, là lấy lý rằng, người khôn dùng trí, dùng sức nhiều, thì chóng suy, người ngu chỉ ăn no ngủ kỹ, không lo lắng gì, thì sống lâu. Nhưng xét một mặt khác thì trái hẳn lại. Khôn thì sống, dại thì chết, khôn ăn người, dại người ăn. Như Đức Khổng Tử đáp vua Ai Công đây chính là ngụ cái ý đó. Ôi! Sống chết tùy tại mệnh trời, nhưng thường khi người cũng có phần vào đấy, lắm người chỉ ngu xuẩn, không biết giữ vệ sinh, không hiểu pháp luật, không biết tự lượng mà thành không đáng chết cũng phải chết. Chết như thế là chết uổng nên thương, thương vì ngu dại.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
BA NGÀY NỮA
Túy Ông (Suiwo), môn đệ của Bạch Ẩn, là một Thiền sư giỏi. Trong một kỳ ẩn cư mùa hạ, một đệ tử từ phía nam hải đảo Nhật bản đến tham vấn sư .
Túy Ông cho anh ta tham công án “Tiếng vỗ một bàn tay.”
Người đệ tử ấy ở lại ba năm nhưng không vượt qua được trắc nghiệm. Một đêm anh ta đến khóc với Túy Ông và nói, “Con phải về nam với xấu hổ và bối rối bởi vì con chưa giải đáp được công án.”
Túy Ông khuyên, “Hãy chờ thêm một tuần và tọa thiền liên tục.”
Nhưng ngộ vẫn không đến với anh ta.
Túy Ông bảo, “Hãy thử thêm một tuần nữa.” Người đệ tử vâng lời, nhưng vô ích.
“Hãy thêm một tuần nữa.” Song cũng lại hoài công. Tuyệt vọng người đệ tử xin được giải tỏa, nhưng Túy Ông yêu cầu một cuộc thiền định năm ngày nữa. Cũng chẳng có kết quả. Rồi sư ra lệnh, “Hãy thiền định thêm ba ngày nữa, rồi nếu không đạt ngộ thì tốt hơn anh hãy tự tử đi.”
Vào ngày thứ nhì, người đệ tử giác ngộ.
Truyện cười trong ngày
Xem nốt
Bệnh nhân than phiền với bác sĩ:
- Tôi ngủ không ngon giấc, suốt đêm cứ mơ thấy một đàn chuột chơi bóng đá ầm ĩ.
- Tối nay, ông uống hai viên thuốc này, sẽ khỏi thôi!
- Để tối mai uống được không ạ?
- Sao vậy?
- Vì tối nay là trận chung kết của bọn chúng.
Friday, February 25, 2022
Truyện ngắn - Con gái út
Con gái út
Họ là một gia đình hạnh phúc có bốn cô con gái cùng học chung một trường. các cô bé đều học giỏi và thân thiện. Nhưng cô con gái út Janice, học sinh của lớp tôi, thì dường như lúc nào cũng bám váy mẹ. Ba cô chị thường đến trường bằng xe buýt mỗi ngày, còn Janice thì lúc nào cũng được mẹ chở đi học và chỉ vào lớp vừa kịp lúc chuông reo. Mẹ nó phải quanh quẩn ở đó cho đến khi con bé có vẻ chấp nhận và tham gia vào một trò chơi nào đó, rồi bà ấy mới rón rén ra về.
Một hôm, mẹ Janice gọi điện thoại xin một cuộc hẹn với tôi để trao đổi một việc. Bà ấy bước vào trông có vẻ mệt mỏi, hình như đang có chuyện phải lo nghĩ. Bà ấy nói bằng một giọng nói nhỏ xíu: “Chồng tôi sẽ đi công tác ở Châu Âu khoảng hai tuần, và anh ấy muốn tôi đi cùng. Tôi đã cố giải thích rằng Janice rất cần có tôi bên cạnh, nhưng anh ấy cương quyết nói rằng con bé sẽ tự lo được nên tôi không còn cách nào khác; tôi phải đi cùng anh ấy. Tôi đã bảo với cô trông trẻ là mỗi sáng cô ấy phải chở con bé đến trường rồi trông chừng cho đến khi nó hòa nhập với các bạn. Để con bé không lo lắng, tôi muốn cô ấy đến đón nó sớm hơn thường lệ. Xin cô giúp đỡ cháu và quan tâm đến cháu hơn trong khoảng thời gian này, được không ạ? Kể từ lúc con bé ra đời cho đến nay, tôi chưa từng rời xa nó ngày nào. Nó còn bé quá, lại yếu đuối nữa, tôi muốn đảm bảo rằng mọi việc đều tốt đẹp cho nó khi tôi đi vắng”.
Rồi bà ấy dừng lại lo lắng, nhưng tôi đã lên tiếng cam đoan với bà ấy rằng chúng tôi sẽ cố hết sức để giúp đỡ cho Janice và quan tâm đến sức khỏe cũng như trạng thái của nó khi không có mẹ bên cạnh. Tôi còn hứa là sẽ đón con bé ngay ở ngoài xe để nó an tâm hơn. Mẹ Janice cảm ơn tôi vì đã thông cảm cho bà ấy.
Sáng thứ Hai, đoán trước thế nào con bé cũng khóc lóc đòi mẹ nên tôi đã lên kế hoạch tổ chức những trò chơi vui nhộn. Đầu giờ, tôi đứng bên ngoài chờ đón Janice, chiếc xe buýt trờ tới, nhưng lần này không phải là ba mà là cả bốn chị em cùng bước xuống xe. Chào tạm biệt các chị, Janice nhảy chân sáo cùng hai đứa bạn chạy vào lớp. Tôi chầm chậm bước vào sau, gọi Janice và hỏi xem nó đi xe buýt cảm thấy thế nào. Con bé vội vàng bảo với tôi ngay: “Lúc nào con cũng muốn đi xe buýt cùng các bạn, nhưng tại vì mẹ luôn cần có con bên cạnh. Chẳng còn ai nhỏ hơn, nên con phải giả bộ làm em bé thêm một thời gian nữa. Còn bây giờ khi mẹ đi vắng rồi, mỗi ngày con sẽ đi học bằng xe buýt, con đã Năm tuổi rồi chứ bộ”.
Cổ Học Tinh Hoa - Giáp Ất Tranh Luận
GIÁP ẤT TRANH LUẬN
Giáp hỏi Ất: "Ðúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong - boong thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay đồng kêu?" Ất đáp: "Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ở như đồng. Giáp hỏi: "Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ở như đồng mà ra không?" Ất nói: "Ðồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở như các đồ vật rỗng mà ra." Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?" Âu Dương Tu
GIẢI NGHĨA
Tiền trinh: tiền đồng, có người cho tiền đồng bên Trung Quốc đem sang ta đầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh nên gọi là tiền trinh.
Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ tiến sĩ làm quan Hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng.
LỜI BÀN
Cứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân, không rõ tiếng kêu là tự chuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mới được. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạm vào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi mà ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng, đen là một. Thế mới hay, lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra, không tài nào gỡ rối. Nên biết được thế nào, thì hay thế, chớ cứ cố chấp nhất câu nệ cho mình là phải, không bết cái phần phải của người, thì là có tính nhân thiên và lượng hẹp. Nói cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật lý thì không tài nào xác thực được.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Tiếng Vỗ Một Bàn Tay
Thiền sư Mokurai silen Thunder chùa Kennin. Ông có một đệ tử tên Toyo, Toyo chỉ mới 12 tuổi. Toyo thấy các huynh đệ đến phòng thăm Thầy vào mỗi buổi sáng và buổi tối để được chỉ dẫn hành thiền để thanh lọc tâm và họ được trao cho những công án hành thiền để mong đạt được tâm định.
Toyo đã mong muốn được học thiền.
"Hãy chờ đợi một thời gian, con còn quá nhỏ."
Nhưng Toyo nhất định đòi học, cuối cùng vị Thiền Sư chấp nhận.
Vào buổi tối với thời gian thích hợp Toyo đã đến phòng thiền của Thiền Sư Mokurai. Toyo gióng chuông để báo hiệu mình đã đến, cung kính bái chào ba lần tại cửa, và đến ngồi yên lặng trước mặt Thiền Sư.
"Con có thể nghe âm thanh của hai bàn tay khi chúng vỗ vào nhau, bây giờ con cho ta biết về âm thanh của một bàn tay." Thiền Sư Mokurai nói.
Toyo bái chào và đi về phòng mình để nghiền ngẫm vấn đề này. Từ cửa sổ phòng Toyo có thể nghe tiếng nhạc của người vũ nữ. Cậu reo lên "Oh, ta đã thấy nó rồi!"
Đêm kế tiếp, khi vị Thiền Sư yêu cầu Toyo diễn tả về âm thanh của một bàn tay, Toyo bắt đầu đánh đàn bản nhạc của người vũ nữ.
"Không, không, cái đó không phải là âm thanh của một bàn tay. Con không hoàn toàn nhận được nó." Thiền Sư Mokurai nói như thế.
Suy nghĩ rằng loại nhạc đó có thể làm trở ngại mình, Toyo dọn đến một nơi hoàn toàn im lặng. Cậu hành thiền tiếp tục. "Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay?" Toyo chợt nghe tiếng nước nhỏ giọt. Toyo tưởng tượng "Ta thấy nó rồi."
Khi lần kế tiếp Toyo diện kiến vị Thiền Sư, cậu đã diễn tả tiếng nước nhỏ giọt.
"Cái đó là gi`?" Thiền Sư Moturai hỏi. "Nó là âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là âm thanh của một bàn tay. Con hãy cố gắng nữa đi."
Toyo lắng tâm trong thiền định để cố gắng nghe âm thanh của một bàn tay. Nó nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng âm thanh đã bị loại bỏ.
Nó nghe tiếng khóc của con cú. Cũng bị loại bỏ.
Âm thanh của một bàn tay không phải là những con châu chấu.
Hơn mười lần Toyo đến thăm vị thiền sư Mokurai với những âm thanh khác nhau. Tất cả đều không đúng. Hầu như một năm Toyo suy nghĩ cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay.
Cuối cùng Toyo nhập vào thiền định và vượt qua tất cả âm thanh.
"Ta không còn thâu thập được thêm gì nữa, do đó ta đã đạt tới âm thanh trong không âm thanh."
Toyo đã hiểu được âm thanh của một bàn tay.
Truyện cười trong ngày
LỜI KHUYÊN NGƯỜI MÁ
“Má mắc cỡ với con quá,” người má nói. “Đánh lộn với bạn thân của con là một việc làm thậm tệ !”
“Nó ném đá vào con !” thằng bé nói. “Vì thế con ném nó một hòn.”
“Người má nhấn mạnh:”Khi nó ném đá vào con, con đã nên chạy về với má.”
Thằng bé nhanh nhảu đáp lời:”Như vậy thì có tốt gì? Con ném trúng đích hơn má nhiều chứ.”
Thursday, February 24, 2022
Truyện ngắn - Vươn lên sau vấp ngã
Vươn lên sau vấp ngã
Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.
Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là thánh nhân (saint)”.
Lời ban biên tập: Cùng vấp ngã, thất bại như nhau nhưng cách người trong cuộc đón nhận và giải quyết như thế nào với thất bại mới là điều tối quan trọng.
Đừng hoài niệm quá khứ, đừng chỉ biết đấm ngực trách bản thân mình, vì ta đang sống cho hiện tại và hướng về tương lai. Hãy: “Dũng cảm đối diện, thẳng thắn phơi bày, hạ quyết tâm cải chính, cố gắng để bù đắp”.
Người phương Tây có câu: “Every saint has a past, every sinner has a future” để nói rằng mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, còn mỗi kẻ tội đồ đều có một tương lai.
Những gì của quá khứ hãy gác lại và hãy xem như là bài học kinh nghiệm để trưởng thành hơn. Tất cả chỉ kết thúc khi con người buông xuôi và từ bỏ.
Cổ Học Tinh Hoa - Say, Tỉnh, Đục, Trong
Say, Tỉnh, Đục, Trong
Khuất Nguyên làm quan đại phu cho đời Hoài Vương nước Sở, bị kẻ sàm báng mà phải bãi chức. Mặt mũi tiều tuỵ, hình dong khô héo, Khuất Nguyên vừa đi, vừa hát trên bờ đầm.
Có ông lão đánh cá trông thấy, hỏi rằng:
- Ông có phải là Tam Lư Đại Phu(1) không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?
Khuất Nguyên nói: “Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức”.
Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tuỳ thời. Có phải cả đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả men, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.
Khuất Nguyên nói: “Tôi nghe: Mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương(2), vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ”.
Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay bơi chèo đi, rồi hát rằng:
“Sông Tương nước chảy trong veo.
Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.
Sông Tương nước đục phù sa
Thì ta lội xuống để mà rửa chân”.
Hát xong, đi thẳng không nói gì.
Khuất Nguyên
Lời bàn:
Bài này, tác giả chính là Khuất Nguyên, mượn lời lão đánh cá mà đặt lời vấn đáp. Mấy câu hát của lão đánh cá có ý khuyên Khuất Nguyên hoà quang đồng trần với đời, mấy câu Khuất Nguyên nói thì lại phản đối lại: chết thời thôi chứ không chịu theo thời, không chịu dày dạn, sống đục, không bằng thác trong. Ôi! Không nỡ bỏ nước nhà mà lẩn lút đi ở nơi khác, lại cũng không chịu cùng tiểu nhân mà cẩu thả sống, cho qua đời, sau quả nhiên vùi xác vào bụng cá trong sông Mịch La, lấy nước sông Mịch mà tẩy uế sự nhơ bẩn, thật là nghìn thu trung nghĩa, dòng nước trong xanh, khiến cho ai đem chuyện Khuất Nguyên cũng ngậm ngùi thương nhớ và sinh lòng phấn khởi.
-------------------------------------------------------------
(1) Quan Đại Phu Tam Lư, Tam Lư họ của Khuất Nguyên
(2) Tương tức là sông Tương Giang, một con sông lớn chảy qua tỉnh Hồ Nam, rồi nhập vào động Đình Hồ.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Học được từ sự khó khăn
Người con trai của vị tổ sư đạo chích hỏi cha dạy cho mình bí quyết nhà nghề. Vị đạo chích lão luyện bằng lòng và đêm đó ông dẫn người con trai tới ăn trộm một căn nhà rộng lớn. Trong lúc mọi trong nhà ngủ, ông ầm thầm dẫn người con trai học nghề của mình vào trong một phòng có phòng chứa đựng quần áo. Người cha nói với con mình bước vào trong phòng chứa quần áo để lấy vài bộ quần áo. Khi người con đã vào, cha của nó nhanh chóng đóng cửa tủ và khóa con của mình trong đó. Sau đó ông trở ra bên ngoài, gõ thật lớn vào cánh cửa trước, bằng cách đó để đánh thức mọi người trong gia đình, và nhanh nhẹn bỏ chạy trước khi mọi người nhìn thấy ông ta. Nhiều giờ sau, con trai của vị tổ sư đạo chích trở về nhà, bê bết và mệt lử.
"Cha," nó giận dữ gào khóc, "Tại sao cha lại khóa con trong phòng chứa quần áo đó? Nếu con đã không liều mạng vì quá sợ bị bắt, thì con không bao giờ có thể trốn thoát. Con đã phải hết sức khéo léo để thoát ra!"
Vị tổ sư đạo chích mỉm cười. "Con trai, con đã học được bài học thứ nhất trong nghệ thuật đạo chích."
Truyện cười trong ngày
Xem hay hơn
Trong rạp chiếu bóng, một phụ nữ đội chiếc mũ độc đáo nói với người đàn ông ngồi phía sau:
- Nếu chiếc mũ của tôi làm phiền anh thì tôi có thể bỏ nó xuống.
- Không thưa bà, chiếc mũ của bà còn buồn cười hơn bộ phim nhiều.
Tuesday, February 22, 2022
Truyện ngắn - Sức mạnh của sự tập trung
Sức mạnh của sự tập trung
Ở một vùng quê nọ, có hai cha con một nhà trồng hoa đang sinh sống trong một khu vườn rộng lớn. Người cha chăm chỉ, yêu lao động và được cả xã hội công nhận về thành công trong lĩnh vực trồng hoa. Còn người con có rất nhiều tài. Anh lớn lên trong vòng tay yêu thương và đầy đủ vật chất mà người cha ban cho. Anh đã học được nhiều nghề, làm được nhiều điều hay. Nhưng ở tuổi 35, anh vẫn là một người vô danh trong xã hội.
Anh luôn suy nghĩ về điều này, vẫn không thể hiểu tại sao mình làm nhiều điều hay mà đến giờ vẫn là người vô danh.
Người cha hiểu ý, liền đưa anh đến vườn hoa mà ông chuẩn bị thu hoạch. Ông chỉ vào cây bông hồng to nhất, đẹp nhất và rực rỡ nhất nằm giữa vườn cho cậu con trai và hỏi:
– Con có biết tại sao cây bông hồng kia lại to và đẹp rực rỡ hơn các cây khác không?
– Có phải vì cha mua giống mới không?
– Không phải, người cha đáp, tất cả đều chung một giống hoa con ạ.
– Thế có phải cha tưới cho nó nhiều nước và bón cho nó nhiều chất dinh dưỡng hơn không?
– Cũng không phải. Điều kiện chăm sóc và môi trường sinh trưởng của chúng đều như nhau.
Vậy thì chắc là đất ở chỗ đó tốt hơn?
Con lại sai nữa rồi. Đất cũng giống nhau.
Người con không biết trả lời sao nữa. Anh nghĩ mãi nhưng vẫn không thể giải thích nổi. Lúc này, người cha mới ôn tồn bảo:
Con có nhận thấy cây bông hồng này ít lá và ít nụ không?
À đúng rồi. Nhưng có nghĩa là gì hả cha?
Trong khu vườn này, chỉ duy nhất có cây bông này là ta thường xuyên nhìn tới. Khi thấy nhiều lá mọc quanh nó, ta tỉa bớt. Khi thấy nó có nhiều chồi, nhiều nụ đâm ra, ta cũng tỉa bớt.
Người con có vẻ hiểu ra điều gì đó, gật đầu liên tục. Người cha tiếp lời:
Tất cả các cây hồng đều có điều kiện sống như nhau, nhưng cây này lại được đặc ân của ta là tỉa bớt cành, nụ và lá nên chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào bông hoa, không bị phân tán đi nơi khác. Chính vì thế nó to hơn, đẹp hơn và rực rỡ hơn.
Trầm ngâm một lúc, ông lại tiếp:
Cũng như con, tuy con rất giỏi, rất nhiều tài, làm được rất nhiều việc nhưng vẫn giống như những người khác vì con thiếu tập trung, bị phân tán năng lượng và thời gian vào quá nhiều thứ. Con cần phải xác định mình sẽ trở thành người như thế nào trong 5 năm tới. Con đam mê gì nhất, điều gì khiến cho con trăn trở nhất, điều gì khiến con có thể sống chết với nó, không quản khó khăn? Lúc đó con sẽ là người thành công, con trai ạ.
Lúc này, người con đã hiểu ra vấn đề. Anh khóc rồi quỳ xuống hôn vào tay người cha và cảm ơn ông về câu chuyện đã giúp anh nhìn nhận cuộc đời tốt hơn.
Vậy đấy các bạn ạ. Ai cũng có nhiều mối quan tâm, nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng nếu không biết cách bỏ bớt để tập trung cho điều mình mong muốn thì mãi mãi vẫn sẽ là người vô danh.
Nguồn: Tổng hợp.
Subscribe to:
Posts (Atom)