Thursday, September 30, 2021
Truyện ngắn - Thiện Tâm Xóa Tan Hận Thù
Thiện Tâm Xóa Tan Hận Thù
Cổ Học Tinh Hoa - Ba điều khó học
BA ĐIỀU KHÓ HỌC
Thầy Tăng Tử nói với Đức Khổng Tử:
Tôi biết thầy có ba điều, tôi học mãi mà chưa làm được. Thầy:
-Thấy người ta có một điều phải mà quên cả trăm điều trái của người ta, thế là thầy dễ tính.
-Thấy người có điều gì phải, thì vui vẻ như là mình có, thế là thầy không ghen tị. -Nghe thấy điều gì phải, nhất quyết làm rồi sau mới nói, thế là thầy chịu khó thực hành.
Thầy là người dễ tính, là người không ghen tị, là người chịu khó, tôi học mãi ba điều ấy của thầy mà chưa thể làm được.
Thuyết Uyển
GIẢI NGHĨA
Thuyết Uyển: Bộ sách 21 quyển của Lưu Hướng đời Hán soạn, ghi chép những việc đạo đức đáng dạy người ta.
Tăng Tử: tức là Tăng Sâm, người thành thực và rất có hiếu, học trò giỏi của Đức Khổng
Tử truyền được đạo đức Khổng Tử có thuật sách Hiếu Kinh và sách Đại Học.
Khổng Tử: người nước Lỗ về thời Xuân Thu, tên là Khâu tự là Trọng Ni, ông tổ nho học.
LỜI BÀN
Lấy một điều phải mà quên trăm điều trái, thế là có bụng khoan dung người ta, lại có ý gây cho người làm nên điều phải. Thấy người làm phải cũng vui như chính mình làm điều phải, thế là có lòng vô ngã muốn giục cho người phải ưa làm điều phải. Thấy điều phải làm ngay rồi mới nói, thế là vụ cái thực làm chớ không chỉ có một cái nói giỏi mà thôi. Ba điều này mới nghe tưởng dễ, mà làm thực khó!. Thói thường, người đời chỉ hay bới xấu nhau, ghen tị nhau, nói giỏi mà làm càn, cho nên mới ghét bỏ nhau, lừa dối nhau, hãm hại nhau, đưa nhau đến tử vong mà không gỡ ra được.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Vốn đã tròn thành Phật, sao quay lại làm chúng sanh mê muội?
" Vốn đã tròn thành Phật, sao quay lại làm chúng sanh mê muội? "
Có vị tăng hỏi Hòa Thượng Triệu Châu rằng:
- Nơi con chó có Phật tánh hay không?
- Có, Hòa Thượng đáp.
- Nếu ngài bảo có thì cớ sao lại chung vào bao da nầy mà làm súc sanh chứ? Vị tăng kia hỏi ngược lại.
- Ấy chính vì nó biết mà cố phạm phải thôi.
Từ "biết mà cố phạm" vốn có nhiều trong tông môn lắm.
Truyện cười trong ngày
Ai Có Lý Hơn ?
Trong giờ kiểm tra môn tiếng Việt, thày giáo đưa ra một câu: "Phụ nữ không có đàn ông không là gì cả" và yêu cầu các sinh viên phải đặt dấu câu cho đúng.
Khi chấm bài, thày giáo phát hiện ra tất cả các nam sinh đều viết:
- Phụ nữ không có đàn ông, không là gì cả.
Trong khi đó các nữ sinh lại viết:
- Phụ nữ không có! Đàn ông không là gì cả.
Wednesday, September 29, 2021
Truyện ngắn - Hãy buộc một dải ruy băng lên cây sồi già
Hãy buộc một dải ruy băng lên cây sồi già
Cổ Học Tinh Hoa - Đáng sợ gì hơn cả
Đáng sợ gì hơn cả
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Trà Thiền Một Vi
Một hôm Hòa Thượng Giáp Sơn, sau khi uống một tách trà xong thì pha tách khác rồi đưa cho người thị giả của mình. Khi người thị giả định đưa tay đón lấy tách trà thì Hòa Thượng bèn thâu tay lại mà hỏi rằng:
- Đây là cái gì?
Thị giả không trả lời được. Thế thì như quý vị, nếu như quý vị là người thị giả kia sẽ trả lời ra sao?
Xưa nay, người ta thường bảo rằng trà vị và Thiền vị điều có cùng một vị như nhau. Cư Sĩ Lợi Hưu thì cho rằng: " Hình thức Cha-no-yu mà ngồi trên chiếc bồ đoàn nhỏ là lấy củi, đun nước sôi, khuấy trà, đem dân cúng Phật, xong ta uốn rồi cắm hoa và xông hương trầm, thảy đều học dấu tích các hạnh của chư Phật Tổ."
Có lần vị Hòa Thượng nọ gởi cho cháu của Lợi Hưu là Tông Đán (1578 - 1658) một cành hoa Trà Bạch Ngọc (Shiratama Tsubaki), nhờ người tiểu đồng mang đến. Không may chàng ta thú thật sự việc trên và nhận lỗi. Khi vị Hòa Thượng ấy đến thăm, được Tông Đán hướng dẫn đến phòng uống trà, ông ta thấy có trưng bày một cành cây chẳng có hoa treo trên cột trụ rũ xuống, bên dưới đó là những cánh hoa rụng rất tự nhiên. Quả thật là một cảnh sắc không thể diễn tả bằng ngôn từ được. Chính tâm của Tông Đán mà đã làm cho một cánh hoa rơi cũng sống lại như vậy, có thể đó là Thiền tâm.
Truyện cười trong ngày
Giúp cây mau lớn
Một người làm mấy mẫu ruộng,thấy các cây non trong ruộng mọc xanh tươi, lòng vui mừng lắm.
Ngày nào ông ta cũng ra thăm ruộng và do đó mà cảm thấy cây lớn lên chậm quá.
Một hôm anh ta ra ruộng và cứ từng cây một,nhổ lên cho cao hơn một ít.Anh ta làm chăm chỉ từ sáng sớm đến chiều tối mịt mới chịu lôi tấm thân mệt mỏi về nhà về nhà, anh ta nói:
- Hôm nay tôi mệt quá,đã làm cho từng cây một lớn lên thêm một ít rồi !
Sáng hôm sau,con anh ta ra thăm ruộng, thì than ôi, cả ruộng cây đều chết héo
Tuesday, September 28, 2021
Cổ Học Tinh Hoa - Can gì mà phá đi
CAN GÌ MÀ PHÁ ĐI
Dân nước Trịnh thường hay đến trường học thôn quê để nghị luận những chính sách hay dở của quan liêu.
Nhiên Minh bảo Tử Sản rằng:
-Tôi định phá hết cả các trường thôn quê, ông tính sao?
Tử Sản nói: Để chứ. Phá đi làm gì? Dân sự người ta sớm tối đến chơi trường học để nghị luận điều phải, điều trái của quan liêu làm. Cái gì người ta cho là phải, ta cứ thế mà làm. Cái gì người ta cho là dở, ta liệu mà đổi đi. Những kẻ nghị luận ấy tức là những ông thầy của ta. Can gì mà phá trường học. Vả chăng, tôi nghe nói: “ Hết lòng làm điều phải, thì mới đỡ được người ta oán trách mình”. Tôi chưa từng nghe nói: “Chỉ nạt nộ ra oai, mà tuyệt được hết sự oán trách của người.” Cũng như phải đắp đê mà giữ nước, chớ bỏ đê đi, thì nước vỡ tứ tung, bao nhiêu người chết, không thể cứu lại được. Nay ta hẳn cứ để trường học, khiến thường được nghe những câu chê bai để làm thuốc chữa cho ta thì hơn.
Nhiên Minh nghe Tử Sản xong, nói rằng:
-Nay tôi mới biết ông là ông quan thầy đáng tôn vậy. Tôi thật là kẻ bất tài. Ông làm được như lời, thì chẳng những một đám chúng tôi được trông cậy mà cả nước cũng được nhờ vậy.
Tả Truyện
GIẢI NGHĨA
Tả Truyện: sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự về lịch sử thời Xuân Thu.
Tả Khưu Minh: quan Thái Sư nước Lỗ theo chí của Khổng Tử mà làm ra chuyện kinh
Xuân Thu gọi là Tả Thị Xuân Thu cho nên người ta thường xưng Khổng Tử là Tố
Vương, Khưu Minh là Tố Thần.
Trịnh: nước nhỏ thời Xuân Thu, ở vào huyện Tân Trịnh, một phần đất phủ Khai Phong
tỉnh Hà Nam ngày nay.
Tử Sản: tên tự là Công Tôn Kiều làm quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu
Nhiên Minh: người đời Xuân Thu, cùng quan ở nước Trịnh với Tử Sản.
LỜI BÀN
Người ta càng cao xa, càng tôn quý bao nhiêu, thì càng xa sự thực bấy nhiêu. Sự thực hay thì hay thực, song lại hay làm cho mất lòng, nên những người đã có địa vị cao, ít khi được nghe sự thực. Thiên hạ không ai muốn mất lòng mình, thì ai dám nói sự thực cho mình biết.
Nhiên Minh đây bảo phá nhà trường là vì nghe sự thực mà mất lòng. Tử Sản đây bảo giữ nhà trường là vì yêu sự thực, được nghe sự thực lấy làm vui sướng. Các nhà trường nước Trịnh bấy giờ có phải như các tờ báo ngày nay, là những cơ quan để cho dân chúng được tự do mà đàm luận về chính sách hay dở hay không? Nếu như vậy, thì ra xưa nay dân sự vẫn có cách là cho những điều nguyện vọng của mình đạt được tới chính phủ, mà chính phủ khôn khéo, tưởng cũng nên lợi dụng cái cách ấy, không nên tuyệt đi vậy. Những câu Tử Sản nói ví như giữ đê cho nước chảy để phòng sự lụt ngập tràn trụa rất nguy, hết lòng làm phải chớ không phải ra oai nạt nộ mới tuyệt được sự oán trách của dân, thực là những câu nói rất đúng với chân lý. Ôi! Một chính phủ mà vững bền hay hư hỏng có thể nghiệm ở lòng dân yêu hay ghét. Nếu dân chúng đã ghét những chính sách không ra gì, chúng dám nói ra miệng, mà lại chỉ thị oai như muốn bưng miệng chúng, chớ không muốn sửa đỗi lỗi mình, thì có khác gì thấy nồi nước sôi trào ra ngoài không biết rút củi ra, lại cứ cầm que mà khuấy vào nước cho đỡ sôi không.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
ĂN CẮP MẶT TRĂNG
Thiền sư trở về và thấy tên ăn trộm “anh đến thăm tôi đấy à” ông ta nói với tên ăn trộm “và anh đừng trở về tay không, hãy lấy quần áo của tôi mà làm qùa”
Tên trộm bối rối và lấy quần áo chạy đi ngay. Thiền sư ngồi lõa lồ nhìn mặt trăng
“1 gã nghèo” ông ta mơ màng “Tôi ước gì tôi có thể cho anh cái mặt trăng đẹp đẽ này
Truyện cười trong ngày
VIRUS ĐẾN TỪ ĐÂU?
Máy vi tính hỏi virus: "Cậu từ đâu đến đây thế?".
- Thế cậu ở đâu ra?
- Tớ đến từ USA.
- Vậy tớ là hàng xóm của cậu rồi. Tớ đến từ… USB.
!!!
Monday, September 27, 2021
Truyện ngắn - Đôi mắt biết nói
Đôi mắt biết nói
Cổ Học Tinh Hoa - Phải biết phòng xa
PHẢI BIẾT PHÒNG XA
Ông Biển Thước đến yết kiến Hoàn Hầu nước Tề, đứng ngắm một lát, tâu rằng: -Vua có bệnh ở trong bì phu, không chữa sợ sau nặng.
Hoàn Hầu bảo: Ta vô bệnh.
Biển thước đi ra.
Hoàn Hầu nói: Thầy thuốc này lý tài lắm! Muốn chữa người khỏe để lấy công.
Mười hôm sau, Biển Thước vào yết kiến Hoàn Hầu lại nói:
-Vua có bệnh ở gan ruột, không chữa mau sau khó lòng.
Hoàn Hầu không trả lời, còn lấy làm không bằng lòng.
Biển Thước đi ra.
Cách mười hôm nữa, Biển Thước lại vào yết kiến Hoàn Hầu, vừa trông thấy, lùi chạy ra ngay.
Hoàn Hầu cho người gọi lại hỏi, vì cớ gì mà ra ngay như vậy.
Biển Thước tâu:
-Bệnh ở bì phu còn châm trích được, bệnh ở gan ruột còn thuốc thang được, bệnh đã vào xương tủy, thì không tài nào chữa được nữa. Bây giờ bệnh nhà vua đã vào đến xương tủy
cho nên tôi không dám nói mà phải ra ngay.
Năm hôm sau, Hoàn Hầu phát bệnh, cho tìm Biển Thước, thì Biển Thước đã sang nước Tần rồi. Quả nhiên bệnh Hoàn Hầu không thầy nào chữa được nữa, Hoàn Hầu mất.
Thanh Lê Tử
GIẢI NGHĨA
Thanh Lê Tử: tức là Lưu Hướng, người nhà Hán làm quan Gián Nghị đại phu, giỏi về văn chương lại kiêm cả kinh thuật và thiên văn.
Biển Thước: thầy thuốc hay có tiếng đời Xuân Thu.
Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Tần: tên nước mạnh nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc (ở vào tỉnh Thiểm Tây bây giờ) đến đời Thủy Hoàng, nước Tần chiếm được cả sáu nước mà nhất thống thiên hạ.
Lý tài:lập cách kiếm tiền.
Châm trích: châm: kim lể, trích: lửa đốt.
LỜI BÀN
Theo y học phương đông thì đối với bệnh nhân: vọng, văn, vấn, thiết là bốn việc cần.
Biển Thước là bậc danh y vọng ( trông) mà biết bệnh nhẹ rồi nặng có chi là lạ.
Phàm bệnh gì cũng vậy, lúc mới phát ra, biết mà chữa ngay còn dễ, chớ để lâu ngày, thì rất khó hơn hoặc có khi nguy, không sao chữa được nữa.
Suy rộng ý bài này ra, ta lại có thể lấy việc bệnh tật mà so với việc thân, việc nhà, việc nước, đại khái đều như thế cả. Nghĩa là bất kỳ việc gì, nếu đã gọi là hư hỏng, thì phải sớm biết lo xa ngay đi, hoặc còn chữa chạy được, chớ để lâu ngày quá, đợi khi nước đến chân thì dù có muốn cũng không sao kịp được nữa, vì trễ quá rồi.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Huệ Huyền nơi đây không sanh tử.
Truyện cười trong ngày
Hai Lọ Mực
Thầy: "Trò Tí, sao em lại liệng hai lọ mực vào lưng bạn Tèo?"
Tí: "Dạ... Tại con liệng cái lọ thứ nhất không trúng ạ."
Sunday, September 26, 2021
Truyện ngắn - Giữ lửa
Giữ lửa
Cổ Học Tinh Hoa - Đại Đồng
ĐẠI ĐỒNG
Đường lối chính trị rất cao cả mà thực hành thì thiên hạ phải là của chung của cả thiên hạ, không một người nào hay một nước nào được nhận thiên hạ làm của riêng mình. Kén chọn người có đức vọng để làm lãnh đạo, tuyển cử người có tài năng để ra gánh vác.
Giao thiệp đi lại với nhau cho có chữ “tín” lỡ có hiểu lầm nhau phải phân trần ngay... Ăn ở đối đãi với nhau cần phải “hòa” lỡ có chênh lệch phải sửa đổi ngay. Có thế, tự khắc ai ai cũng đều tôn quý cha mẹ người như cha mẹ mình, ai ai cũng thân yêu con cái người như con cái mình...
Của ở trên mặt đất hay ở dưới mặt đất, đáng ghét nhất là ngu dại bỏ phí bỏ hoài, không biết tăng gia, không biết khai thác, không biết lợi dụng. Có biết mà làm được, cần phải cùng hưởng, cùng dùng, chớ có vơ cả làm của riêng.
Đã là người thời chẳng nhiều thì ít, ai cũng có sức lực và năng lực, đáng ghét nhất là lười biếng, chỉ thích ỷ lại hay thích đài đệ, không chịu dùng sức mình để cung cấp, không chịu đem năng lực để đảm nhiệm công việc chung. Như việc dùng sức lực hay năng lực, cần phải cống hiến cho quần chúng, chớ có làm hay riêng cho bản thân là cá nhân...
Có thế thời cơ mưu gian trá mới không nẩy ra và trộm cướp tự nhiên tiêu diệt Đại khái như thế mới gọi là “ đại đồng”.
Lễ ký
GIẢI NGHĨA
Lễ ký: hay còn gọi là Kinh Lễ là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước. Ngũ Kinh gồm có: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu.
LỜI BÀN
Thuyết đại đồng nêu ra tự đời Xuân Thu mấy nghìn năm về trước nghe cũng đã lấy làm vui sướng, huống chi đến đời chúng ta ngày nay, cái đời tranh sống chết kịch liệt, ta được nghe thì lấy làm vui sướng và ao ước biết chừng nào! Lý tưởng đại đồng sống chung với nhau đấy tín nghĩa thân ái, người với ta như một, sung sướng hưởng chung, chỉ những hòa thuận và hòa bình bồng lai và nát bàn thật. Lý tưởng quý báu cao cả ấy có thực hiện được không? Ai ai cũng có chân tâm mà làm thực sự, sao lại không thực hiện được. Khốn nỗi, người sẵn chân tâm mà làm thực sự, có, nhưng rất hiếm; kẻ giả danh giả nghĩa, khéo lợi dụng thì lại quá nhiều. Vả lại, nhân loại truy nguyên ra thì trong đầu óc vẫn rớt lại những thú tính, thâm dâm hung tàn. Đa số chỉ có nghĩ lành, nói lành, ước ao lành, cầu người lành, bắt người làm lành, mà chính thân thì ác. Thậm chí người ta phải nói: “Người là giống rất tàn ác hơn các loài mãnh thú”. Người lúc nào cũng làm khổ người, thì đại đồng bao giờ mới thực hiện được. Than ôi!
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Thiên Đường
Truyện cười trong ngày
Chịu đau giỏi
Đôi vợ chồng nọ đưa nhau đến gặp nha sĩ, người chồng tỏ ý rất vội:
- Càng đơn giản càng tốt, thưa bác sĩ. Không cần phải gây mê hay tiêm thuốc giảm đau gì hết. Ông cứ nhổ phắt cái răng sâu ra là được.
Nha sĩ thán phục:
- Giá mà bệnh nhân nào cũng chịu đau giỏi như anh. Nào, chỉ cho tôi chiếc răng sâu!
Lập tức, ông chồng quay sang vợ:
- Em yêu, cho bác sĩ xem cái răng sâu đi!
Saturday, September 25, 2021
Truyện ngắn - Muốn thành công phải tiết kiệm từng đồng bạc lẻ
MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI TIẾT KIỆM TỪNG ĐỒNG BẠC LẺ
Cổ Học Tinh Hoa - Bệnh mê
BỆNH MÊ
Nước Tần có con nhà học Bàng, lúc nhỏ thông minh khôn ngoan sớm, đến lúc lớn tự nhiên mắc phải bệnh mê; nghe hát cho là khóc, trông trắng hóa ra đen, ngửi thơm cho là thối, ăn ngọt cho là đắng. Tính hạnh anh dở mà cứ cho là phải, bao nhiêu những cái anh ta nghĩ đến, trời, đất, bốn phương, nước, lửa, nực, rét, không cái gì là không đảo ngược sai lầm cả.
Có người bảo cha anh rằng:
Bậc quân tử nước Lỗ có lắm thuật, nhiều nghề họa may chữa được chăng, sao không đưa đi mà hỏi.
Người cha sang nước Lỗ. Khi qua nước Tần gặp ông Lão Đam, nhân nói chuyện chứng bệnh của con.
Lão Đam nói:
Nhà ngươi há biết được cái bệnh mê của con nhà ngươi đâu. Nay thiên hạ ai ai cũng ù ờ phải trái, mờ mịt, về lợi hại, kẻ mắc phải bệnh mê như con nhà ngươi rất nhiều, chẳng có ai tỉnh cả. Vả lại, một mình mê không đủ làm lụy một nhà, một nhà mê không đủ làm lụy một nước, một nước mê không đủ làm lụy cả thiên hạ. Thiên hạ ai ai cũng mê cả, thì còn ai làm lụy ai được nữa.
Giả sử thiên hạ ai cũng mê như con nhà ngươi mà chỉ nhà ngươi muốn chữa bệnh mê, thế thì chính nhà ngươi lại hóa ra mê mất.
Ở đời những sự thương, vui, lẽ phải trái, những cái mắt trông, tai nghe, mồm nếm, mũi ngửi, ai nấy là người chắc cứ cho như thế mới là phải. Này ngay như lời nói ta đây, vị tất đã khỏi mê, huống chí người quân tử nước Lỗ lại là người quá ư mê, thì chữa sao được bệnh mê của người. Nhà ngươi đem bao nhiêu tiền đi tìm thầy chữa chạy, chẳng bằng nghe ta trở về ngay còn hơn.
Liệt Tử
GIẢI NGHĨA
Liệt Tử: sách của Liệt Ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh, hay Sung Hu chí đức chân kinh.
Tần: tên nước mạnh nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc (ở vào tỉnh Thiểm Tây bây giờ) đến đời Thủy Hoàng, nước Tần chiếm được cả sáu nước mà nhất thống thiên hạ. Quân tử
nước Lỗ: tức là ám chỉ Đức Khổng Tử.
Lỗ: tên một nước nhỏ, có tự đời nhà Chu sau phải nước Sở diệt mất, ở vào phủ Duyên
Châu và Bĩ tức tỉnh Sơn Đông ngày nay.
Lắm thuật nhiều nghề: lắm cách nhiều lối Lão Đam: tức Lão Tử, họ Lý tên Nhi, người Xuân Thu có làm sách Đạo đức kinh, tổ đạo
Lão.
LỜI BÀN
Bài ngày cũng như bài trên có ý chê Đức Khổng Tử, bác hẳn cái nếp đã thành ở đời, xưa nay ai nấy, tự lúc biết đời cũng cứ cho như thế mới là phải. Nhưng xét đến nơi, cái nếp ấy chẳng qua cũng chỉ là ước định mà thôi. Ấy là không nói ở đời lắm kẻ lợi dụng cái nếp ấy làm điều giả dối để ngu hoặc người ta, lắm khi đến nỗi chỉ còn có danh mà không có thực. Giả sử bây giờ ta thử đổi cái trắng là đen, cái đen là trắng, cái ngọt là đắng, cái đắng là ngọt, nếu lâu ngày quen nếp đi, thì tất thiên hạ lại cho thế mới là thuận mà chính như bây giờ là nghịch vậy. Ôi! Cái thanh, sắc, khứu, vị rõ rệt như thế, người đời cho ngược hẳn lại được, thì cái nhân tâm, thế đạo là cái vô hình, vô trạng người đời há lại không dám ngược lại hay sao! Này những đời loạn, càn dỡ thì cho là tòng quyền, hà hiếp thì gọi là bênh vực, cái phận trên dưới không phân minh, đến cả cha con cũng bình đẳng, cái mối luân thường đã rối loạn, đến cả vợ chồng cũng tự do, mà cứ càng ngày càng đắm đuối mãi vào, thì có gọi đời là tỉnh được hay không! Hay chính là mê, mê quá không biết nữa vậy. Bệnh mê thực làm hại người ta, hầu hết cả một nước, cả loại người như điên, như cuồng, ai chữa cho khỏi, mà ai là kẻ có cách chữa được khỏi. Than ôi biết làm thế nào?
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Kẻ Cướp Trở Thành Môn Ðồ
Truyện cười trong ngày
Ngày trăng lưỡi liềm..
Trong quán rượu, một anh kể chuyện:
- Này, người ta nói rằng diện tích trên mặt trăng đủ cho hàng triệu người sống đấy!
- Đúng là lũ ngu, đến ngày trăng khuyết thì lộn cổ chết cả nút!
- Ừ nhỉ!
Friday, September 24, 2021
Truyện ngắn - Cát và đá
Cát và đá
Cổ Học Tinh Hoa - Thực học
THỰC HỌC
Hết thảy mọi việc, việc gì cũng có tình hình thực sự. Làm thì làm thực sự, chớ vụ hư danh.
Hết thảy câu nói, câu gì cũng có điểm mầu nhiệm. Nói thì nói cho ra nói, chớ có vọng ngôn.
Hết thảy mọi vật, mỗi vật có một lý rất phải. Nếu không hiểu rõ lý ấy, thì nhận xét dễ sai lầm mà thành mê muội.
Hết thảy mọi người, mỗi người, ta có một cách để cư xử đối phó, nếu không biết xử thì dễ sinh ra bất hòa, rồi chán ghét nhau.
Người ta đi học cần cái gì, chỉ cần học làm cho có sự thật, học nói cho khỏi vọng ngôn, học biết mọi vật cho tinh, học xử với mọi người cho phải...Học chỉ học thế thôi. Không chỗ nào không phải là chỗ học, không lúc nào không phải là lúc học, không tâm niệm nào không phải là tâm niệm để học. Cố học cho được hiểu trọn vẹn, chớ hiểu dở dang, cố học cho kỳ được, học cho đến nơi đến chốn, chớ có tự mãn tự túc. Thế mới đáng gọi là người học giả.
Khuyết Danh
LỜI BÀN
Thực học là lối học thực tế, học cho mở mang trí thức, học cho dầy dặn năng lực, để thành tài để ra người, để làm người hữu dụng: Nhỏ thì hữu dụng cho xã hội, to thì hữu dụng cho quốc gia, cho thiên hạ.
Thực học trái người với lối học hư văn là lối tục học, phù hoa khinh bạc, lòe đời, nịnh đời, chỉ tổ tự hại và hại tha, tuyệt không có gì là hữu dụng cả. Thế cho nên người đi học thì nhiều, người hữu dụng thì ít; đời mới than phiền: “hiếm nhân tài!”.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Giác Ngộ
Một ngày nọ vị Thiền Sư tuyên bố rằng một vị sư trẻ tuổi đã đạt tới cấp cao của sự giác ngộ. Tin này là lý do kích động một vài người. Một vài vị sư đã đi đến gặp nhà sư trẻ. "Chúng tôi nghe rằng sư đã giác ngộ. Có đúng không?" họ hỏi.
"Đúng vậy," nhà sư trẻ trả lời.
"Vậy cảm giác của sư như thế nào?"
"Nghèo nàn hơn bao giờ," vị sư nói.
Truyện cười trong ngày
Tại giống bố
Một gia đình nọ có khá đông anh em nhưng không ai giống ai cả, thậm chí cũng chẳng giống bố. Vì mọi người rất hay trêu chọc họ về chuyện này nên một hôm đứa lớn nhất tìm mẹ để hỏi cho ra nhẽ.
- Mẹ ơi, mọi người bảo bọn con không giống bố. Thế mẹ bảo bọn con có giống bố không
Người mẹ đáp ngay:
- Tất nhiên là các con phải giống bố rồi.
Đứa con lại hỏi tiếp:
- Thế thì vì sao bọn con lại trông chẳng giống nhau gì cả?
Bà mẹ lưỡng lự hồi lâu rồi nói:
- Ừ, chắc tại các con giống bố...
Thursday, September 23, 2021
Truyện ngắn - Một tội ác
MỘT TỘI ÁC
* Phán quyết mà thẩm phán đưa ra cho kẻ trộm. Một bé trai 15 tuổi bị bắt vì trộm từ một cửa hàng ở Mỹ , Khi cố gắng để trốn thoát, cậu bé cũng đã làm hư một cái kệ.
Sau khi thẩm phán nghe được vụ án, ông ấy hỏi cậu bé:
- " Cháu có thật sự ăn cắp gì không ?
Cháu ăn cắp bánh mì, phô mai và làm hư cái kệ."
Cậu bé xấu hổ, cúi đầu xuống, trả lời:
- "Dạ đúng vậy."
Thẩm phán hỏi:
- "Tại sao cháu lại ăn cắp?"
Đứa bé trả lời:
- "Vì nó cần thiết."
Thẩm phán lại hỏi:
- "Sao Cháu không mua mà ăn cắp nó."
Cậu bé nói:
- "Cháu không có tiền."
Thẩm phán nói:
- "Cháu có thể xin tiền Cha mẹ."
Cậu bé nói:
- "Cháu chỉ có Mẹ, bà ấy bị bệnh không có việc làm và Cháu ăn cắp bánh phô mai để cho Mẹ ăn."
Thẩm phán hỏi:
- "Cháu không làm gì à? Cháu không có việc làm sao?"
Cậu bé trả lời:
- "Cháu làm việc ở tiệm rửa xe. Cháu nghỉ để phụ Mẹ bệnh nên bị đuổi việc."
Thẩm phán nói:
- "Cháu không tìm kiếm thứ gì khác để làm việc nơi khác sao?
Sau cuộc trò chuyện với cậu bé kết thúc. Thẩm phán tuyên bố phán quyết :
Ăn cắp đặc biệt là ăn cắp bánh mì là MỘT TỘI ÁC đáng xấu hổ. Và đây tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm cho tội ác này. Tất cả mọi người trong phòng xử án hôm nay, trong đó có Tôi, đều phải chịu trách nhiệm cho tội ác này. Do đó ai đang hiện diện cũng bị phạt 10 Dollars, không ai đi ra khỏi đây mà không bị phạt 10 Dollars.
Thẩm phán lấy tờ tiền 10 Dollars từ túi áo ông ấy, lấy cây bút và bắt đầu viết.
Ngoài ra, Tôi còn phạt 1000 Dollars Chủ cửa hàng vì giao một đứa trẻ đói bụng cho Cảnh sát. Nếu không đóng phạt trong vòng một giờ, cửa hàng sẽ bị đóng cửa."
Mọi người ở đây đều xin lỗi cậu bé và nộp phạt 10 Dollars . Thẩm phán đã rời khỏi phòng xử án cùng với những giọt nước mắt của cậu bé.
Sau khi nghe phán quyết, tất cả mọi người trong phòng án đã rơi nước mắt . Tôi tự hỏi liệu xã hội, hệ thống Tòa án của chúng ta có thể đưa ra một phán quyết như vậy không ?
Thẩm phán nói thêm:
- "Nếu một người bị bắt quả tang ăn cắp bánh mì, tất cả thành viên của Cộng đồng, Xã hội và Đất nước này phải xấu hổ.!"
(Cang Huỳnh lược dịch từ tuần báo Paris Match)
Bài sưu tầm
Cổ Học Tinh Hoa - Ba điều vui
Ba điều vui