Saturday, July 31, 2021
Truyện ngắn - Khi cuộc sống khó khăn, hãy nghĩ tới 13 điều này
Khi cuộc sống khó khăn, hãy nghĩ tới 13 điều này
Cổ Học Tinh Hoa - Can gì mà phá đi
CAN GÌ MÀ PHÁ ĐI
Dân nước Trịnh thường hay đến trường học thôn quê để nghị luận những chính sách hay dở của quan liêu.
Nhiên Minh bảo Tử Sản rằng:
-Tôi định phá hết cả các trường thôn quê, ông tính sao?
Tử Sản nói: Để chứ. Phá đi làm gì? Dân sự người ta sớm tối đến chơi trường học để nghị luận điều phải, điều trái của quan liêu làm. Cái gì người ta cho là phải, ta cứ thế mà làm.
Cái gì người ta cho là dở, ta liệu mà đổi đi. Những kẻ nghị luận ấy tức là những ông thầy của ta. Can gì mà phá trường học.
Vả chăng, tôi nghe nói: “ Hết lòng làm điều phải, thì mới đỡ được người ta oán trách mình”. Tôi chưa từng nghe nói: “Chỉ nạt nộ ra oai, mà tuyệt được hết sự oán trách của người.” Cũng như phải đắp đê mà giữ nước, chớ bỏ đê đi, thì nước vỡ tứ tung, bao nhiêu người chết, không thể cứu lại được. Nay ta hẳn cứ để trường học, khiến thường được nghe những câu chê bai để làm thuốc chữa cho ta thì hơn.
Nhiên Minh nghe Tử Sản xong, nói rằng:
-Nay tôi mới biết ông là ông quan thầy đáng tôn vậy. Tôi thật là kẻ bất tài. Ông làm được như lời, thì chẳng những một đám chúng tôi được trông cậy mà cả nước cũng được nhờ vậy.
Tả Truyện
GIIẢ NGHĨA
Tả Truyện: sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự về lịch sử thời Xuân Thu.
Tả Khưu Minh: quan Thái Sư nước Lỗ theo chí của Khổng Tử mà làm ra chuyện kinh
Xuân Thu gọi là Tả Thị Xuân Thu cho nên người ta thường xưng Khổng Tử là Tố Vương, Khưu Minh là Tố Thần.
Trịnh: nước nhỏ thời Xuân Thu, ở vào huyện Tân Trịnh, một phần đất phủ Khai Phong tỉnh Hà Nam ngày nay.
Tử Sản: tên tự là Công Tôn Kiều làm quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu.
Nhiên Minh: người đời Xuân Thu, cùng quan ở nước Trịnh với Tử Sản.
LỜI BÀN
Người ta càng cao xa, càng tôn quý bao nhiêu, thì càng xa sự thực bấy nhiêu. Sự thực hay thì hay thực, song lại hay làm cho mất lòng, nên những người đã có địa vị cao, ít khi được nghe sự thực. Thiên hạ không ai muốn mất lòng mình, thì ai dám nói sự thực cho mình biết.
Nhiên Minh đây bảo phá nhà trường là vì nghe sự thực mà mất lòng. Tử Sản đây bảo giữ nhà trường là vì yêu sự thực, được nghe sự thực lấy làm vui sướng. Các nhà trường nước Trịnh bấy giờ có phải như các tờ báo ngày nay, là những cơ quan để cho dân chúng được tự do mà đàm luận về chính sách hay dở hay không? Nếu như vậy, thì ra xưa nay dân sự vẫn có cách là cho những điều nguyện vọng của mình đạt được tới chính phủ, mà chính phủ khôn khéo, tưởng cũng nên lợi dụng cái cách ấy, không nên tuyệt đi vậy. Những câu Tử Sản nói ví như giữ đê cho nước chảy để phòng sự lụt ngập tràn trụa rất nguy, hết lòng làm phải chớ không phải ra oai nạt nộ mới tuyệt được sự oán trách của dân, thực là những câu nói rất đúng với chân lý. Ôi! Một chính phủ mà vững bền hay hư hỏng có thể nghiệm ở lòng dân yêu hay ghét. Nếu dân chúng đã ghét những chính sách không ra gì, chúng dám nói ra miệng, mà lại chỉ thị oai như muốn bưng miệng chúng, chớ không muốn sửa đỗi lỗi mình, thì có khác gì thấy nồi nước sôi trào ra ngoài không biết rút củi ra, lại cứ cầm que mà khuấy vào nước cho đỡ sôi không.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Câu Trả Lời Của Người Chết
Truyện cười trong ngày
Mua Vé Xổ Số…
- Cô bán vé: “Anh ơi, mua một vé xổ số nhé! bảo đảm là sẽ trúng lớn”.
- Người mua: “Tôi mua rồi!”
- Cô bán vé: “Mua thêm vé nữa, mua nhiều trúng nhiều”.
- Người mua: “Nếu không trúng thì sao?”
- Cô bán vé: “Đến gặp em!”
- Người mua: “Tìm em phỏng có ích gì?”
- Cô bán vé: “Mua thêm một vé nữa!”
Friday, July 30, 2021
Truyện ngắn - Bầu trời nức nở
Bầu trời nức nở
Cổ Học Tinh Hoa - Chỉ biết có mình
CHỈ BIẾT CÓ MÌNH
Người ta sở dĩ đến nỗi phạm phải muôn nghìn tội lỗi là chỉ vì cái bệnh “chỉ biết có mình”. Vì cớ mình chỉ biết có mình, mình mới suy tính thiên phương bách kế, chỉ muốn cho mình giàu, chỉ muốn cho mình sang, chỉ muốn cho mình sống, chỉ muốn cho mình vui, chỉ muốn cho mình yên, chỉ muốn cho mình thọ, còn người ta nghèo hèn, nguy khổ, lụn bại, chết chóc, nhất thiết là chẳng nghĩ gì đến cả. Bởi thế mà sinh ý chẳng liên can, thiên lý đến tuyệt duyệt, tuy có hình người, kỳ thực không khác gì cầm thú.
Ví bằng trừ bỏ cái bệnh “chỉ biết có mình” tâm địa rộng rãi công minh, giàu, sang, nghèo, hèn, vui khổ, sống chết đều cùng chung với cả loài người, thì sinh ý quán triệt, ai nấy được hả lòng mà thiên lý giữ được trọn vẹn. Thế là thân ta cùng với muôn vật là nhất thể vậy.
Tiết Huyên
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Câu Chuyện Shunkai
Truyện cười trong ngày
Bố nào con nấy
Mẹ:- Bố con lười quá! Chẳng động đến chân tay chút nào. Sáng nay con lau nhà hộ mẹ nhé, mẹ sẽ thưởng con năm ngàn.
Trưa về, Tí khoe:
- Mẹ thấy chưa? Nhà sạch bóng. Mẹ trả công lao động cho con đi.
- Từ từ đã...
- Con phải trả ngay cho ba thằng bạn giúp con lau nhà, mỗi đứa một ngàn, con ngồi không thì cũng có hai ngàn hì hì...
Thursday, July 29, 2021
Truyện ngắn - Ăn vạ cuộc đời
ĂN VẠ CUỘC ĐỜI
Cổ Học Tinh Hoa - Bệnh quên
Bệnh quên
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Biết về Loài Cá
Một ngày nọ Chuan Tzu và bạn đi bộ dọc theo bờ sông.
"Nhìn những con cá đang bơi lội," Chuang Tzu nói, "Chúng nó thật là vui vẻ."
"Bạn không phải là loài cá," người bạn trả lời, "Sao bạn có thể thật sự biết rằng chúng nó vui vẻ."
"Bạn không phải là tôi," Chuang Tzu trả lời. "Sao bạn biết là tôi không biết những con cá đang vui vẻ?"
Truyện cười trong ngày
Dìm bong bóng…
Có 4 đứa trẻ đang chơi ở hồ nứơc,bỗng bị cảnh sát bắt về hỏi
-Mày tên gì?
Đứa thứ 1:
- Dạ con tên vịt
- Mày làm gì ở hồ nứơc?
- Dạ con chơi dìm bong bóng xuống nước ạ
Cảnh sát lại hỏi:
- Mày tền gì?
Đứa thứ 2:
- Dạ con tên vịt vịt
- Mày làm gì ở hồ nứơc?
- Dạ con chơi dìm bong bóng xuống nước
Cảnh sát lại hỏi:
- Mày tên gì?
Đứa thứ 3:
- Dạ con tên vịt vịt vịt
- Mày làm gì ở hồ nứơc?
- Dạ con chơi dìm bong bóng xuống nước
Cảnh sát hỏi đứa cưối cùng:
- Mày tên gì?
Đứa thứ 4:
- Dạ con tên bong bóng
Wednesday, July 28, 2021
Truyện ngắn - Khoảnh khắc yếu đuối
Khoảnh khắc yếu đuối
Cổ Học Tinh Hoa - Cứu người lúc nguy cấp
CỨU NGƯỜI LÚC NGUY CẤP
Trang Chu giận nói: “Khi Chu đến đây, đi giữa đường nghe có tiếng gọi, ngoảnh lại thấy một con cá đang ngắc ngải trong cái vết bánh xe. Chu này hỏi: Cá ở đây làm gì thế? -Cá đáp: Tôi là thủy thần ở bên bể Đông mắc nạn tại đây, ông có thể cho tôi bát nước để cứu tôi lúc nguy cấp này không? -Chu này bảo: Để tôi qua chơi nước Ngô, nước Việt rồi lấy nước sông Tây Giang về đón ngươi, ngươi có bằng lòng không? Cá giận nói: Tôi đang cần đến nước, ông chỉ cho tôi được một ít là tôi sống. Nay ông nói như thế; đợi đến lúc ông về, thì có khi ông đến chỗ hàng cá khô đã thấy tôi đấy rồi.”
Thuyết Uyển
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
NÚI LÀ NÚI, NƯỚC LÀ NƯỚC
Vị giáo sư Mỹ hỏi, “Giữa bước thứ nhất và bước thứ ba có gì khác nhau?” “Ở bước thứ ba,” Thiền sư nói bằng giọng to nhất, “NÚI LÀ NÚI, NƯỚC LÀ NƯƠC!” Nhân đó vị giáo sư có tỉnh.
Với cái thấy chưa ngộ, núi là núi, nước là nước; với cái thấy của ngộ, núi cũng là núi, nước cũng là nước. Tuy nhiên, có cuộc hành trình tâm linh ẩn khuất trong cái thấy của ngộ; đó là thời kỳ núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước. Chúng ta gọi cái “chẳng phải” ấy là tu tập.
(Thiền Ngữ Thiền Tự)
Truyện cười trong ngày
Ngôn ngữ học
Một giáo sư ngôn ngữ học trên đường trở về nhà sau buổi dạy. Qua một góc tối, ông bị tên cướp nọ chặn lại.
– Giơ tay lên! – Tên cướp rít qua kẽ răng.
Giáo sư điềm tĩnh:
– Anh phải nói là: “Giơ hai tay lên!”, chứ nếu anh nói “Giơ tay lên!” thì tôi chỉ giơ có một tay thôi!
Tên cướp cười nhạt:
– Thế là đúng đấy. Giơ một tay lên và đưa ví cho tôi bằng tay kia!
Tuesday, July 27, 2021
Truyện ngắn - Đừng tự làm tổn thương chính mình
ĐỪNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG CHÍNH MÌNH
Cổ Học Tinh Hoa - Lời kẻ bắt rắn
LỜI NÓI KẺ BẮT RẮN
Ở Vĩnh Châu có giống rắn lạ, thân đen, vằn trắng, chạm vào cây cỏ thì cây cỏ chết, cắn phải người, thì không thuốc gì chữa nổi. Song mà bắt được giống rắn ấy dùng làm thuốc để chữa những bệnh như bệnh trúng phong, bệnh co quắp chân tay, lại sát được cả trùng. Cho nên nhà vua có lệ bắt dân gian mỗi năm phải hiến hai con rắn ấy để dành. Ai bắt được rắn thì được trừ thuế ruộng.
Người châu Vĩnh tranh nhau mà làm nghề bắt rắn. Có nhà họ Tương cũng làm nghề ấy đã được ba đời. Hỏi ra thì họ nhà Tương nói:
- Ông tôi chết về nghề bắt rắn, cha tôi cũng chết về nghề bắt rắn. Tôi nối nghề ông cha tôi mới có mười hai năm, cũng mấy lần suýt chết. Người ấy nói, vẻ mặt buồn rầu.
Ta thương và hỏi rằng:
- Nhà ngươi có thật cho nghề bắt rắn là khổ không? Ta sẽ nói với quan trên cho nhà ngươi bỏ nghề ấy mà cứ nộp thuế ruộng như thường. Nhà người tính thế nào? Người họ Tương vừa khóc, vừa nói:
- Ông thương tôi, muốn cho tôi sống, thì ông để cho tôi làm nghề bắt rắn còn hơn. Nếu tôi không làm nghề này thì tôi khốn khổ lâu rồi. Nhà tôi ba đời ở làng này kể đã hơn sáu mươi năm, cách sinh nhai trong làng mỗi ngày một quẫn bách. Người làng phải rút hết cả lợi hoa màu, vét hết cả của cải trong nhà để mà nộp thuế hết, thậm chí bỏ làng, bỏ xóm, đói khát, trôi giạt, chết đường, chết chợ kể bao nhiêu người. Những người vào trạc tuổi ông tôi mười nhà không còn một. Những người vào trạc tuổi cha tôi, mười nhà còn độ hai, ba. Những người vào trạc tuổi tôi, mười nhà còn độ bốn, năm. Không chết chóc thì lưu lạc cả... Tôi nhờ nghề bắt rắn mà còn đến bây giờ. Những quan lại tàn ác về làm thuế làng tôi, xúc hết đầu làng cuối xóm, vơ vét đến cả con gà con chó, dân gian phải hãi hùng kính sợ. Những lúc ấy về phần tôi, tôi được yên lặng, trông trong giỏ con rắn vẫn còn là tôi được ăn no, ngủ yên. Tôi làm nghề bắt rắn một năm sợ chết chỉ có hai lần, ngoài ra là vui vẻ, không phải lo thuế má, không đến nỗi như người làng xóm tôi hết ngày này, sang tháng khác khốn khổ về quan lại tàn ác. Giá tôi có chết về nghề bắt rắn, ví với người làng xóm tôi cũng đã là chậm, đâu dám cho là rắn độc mà xin thôi.
Ta nghe câu chuyện, lại càng thương lắm. Xưa Đức Khổng lắm: “Chính sách hà khắc độc hơn hổ dữ” ta vẫn ngờ, bây giờ xem chuyện họ Tương mới cho là thật. Than ôi! Cái độc quan lại tàn ác làm thuế ở dân gian dữ hơn con rắn độc, cho nên nói ra đây để người xem xét phong tục thấu được tình cảnh đau khổ của dân!
Liễu Tôn Nguyên
GIẢI NGHĨA
Liễu Tôn Nguyên: tên tự là Tử Hậu, người Hà Đông, tinh anh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng ở nước Tàu, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ Sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.
Vĩnh Châu: tên phủ, thuộc về tỉnh Hồ Nam ngày nay.
Trúng phong: phải gió độc, ngất người đi.
LỜI BÀN
Ta đọc bài này thật lấy làm ghê tởm cái chính sách hà khắc, người cầm quyền đã ác một phần, thì những kẻ dưới thừa hành ác tăng lên trăm phầm. Cái cảnh khổ của dân thường thường vẫn như thế. Liễu Tôn Nguyên có bụng thương dân mất hết cả quyền, sống cũng như chết, đem chuyện thật viết ra bài này, là có ý mong cho người trên hiểu thấu cái tình của dân gian, cái tệ của quan lại mà phần thì đánh thuế cho dân vừa phải, phần thì tìm cách trừng trị những phường tham nhũng, ngõ hầu dân mới đỡ được khổ chăng.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
KHỈ TRONG CHUỒNG
Một hôm Ngưỡng Sơn hỏi Thiền sư Hồng Ân:
- Thấy tánh là thế nào?
Hồng Ân cho một tỉ dụ:
- Giống như một cái chuồng có sáu cửa, bên trong có nhốt một con khỉ. Nếu phía đông có người kêu “khẹt khẹt”, bên trong khỉ cũng đáp lại “khẹt khẹt.” Tiếng kêu sẽ do sáu cửa ra vào ứng nhau.
Ngưỡng Sơn hỏi lại:
- Nếu như bên trong khỉ ngủ thì sao?
Hông Ân liền bước xuống giường thiền, một tay nắm gậy một tay nắm Ngưỡng Sơn, vừa múa vừa nói lớn:
- Khỉ ơi, khỉ ơi, ta cùng ngươi đang đối diện nhau đây.
(Thung Dung Lục)
Truyện cười trong ngày
Hiểu lầm
- Quan tòa: "Tại sao anh phải trộm chiếc xe ấy?"
- Tên trộm: "Bởi vì xe dừng ở cạnh nghĩa địa nên con tưởng chủ nhân nó đã qua đời!"
Monday, July 26, 2021
Truyện ngắn - Ăn trộm dạy con
Ăn trộm dạy con
Cổ Học Tinh Hoa - Muôn vật một loài
Muôn vật một loài