Thursday, September 13, 2018

Tri Thức - Cây Vô Ưu và Hoa Ưu Đàm trong kinh Phật

Cây Vô ưu và Hoa ưu đàm trong kinh Phật


Cây Sung hay cây Ưu Đàm là một trong những cây dược thảo đã đề cập trong tất cả các kinh điển cổ xưa của y học Ấn Độ (Ayurveda). Rễ, vỏ cây, trái, lá và nhựa của Ưu đàm có giá trị chữa bệnh rất lớn, được sử dụng bên trong cũng như bên ngoài đối với cơ thể con người

Cây Sung hay cây Ưu Đàm, theo các nhà thực vật học trên thế giới thì cây sung có nguồn gốc từ Châu Á và được trồng rất phổ biến ở các nước của bán đảo Đông dương. Xưa nay nhiều người cho rằng, tên gọi của cây Sung không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung mãn, mà còn có thể mang lại nhiều vọng ước cho của người nông dân nghèo trồng nó.


Thành phần hóa học của vỏ cây Sung trong y học có chứa : Tannin, wax,
Udumbara, cây Sung hay cây Ưu Đàm là cây thiêng liêng được dùng trong các nghi lễ cúng bái Thượng đế Dattaguru (Đấng sáng tạo thiên nhiên trong vũ trụ). Udumbara có những từ đồng nghĩa khác nhau như : yajnanga, yajniya, yajnayoga, yajnyasara.


Chất nhựa của cây Ưu Đàm hay cây Sung được áp dụng trên da, ở dạng dán, để làm mịn làn da, và chống sưng. Các tinh chất chiết ra từ trong lá  dùng để rửa các vết thương cho sạch và nuôi dưỡng da trong thời gian điều trị. Các tinh chất chiết ra từ vỏ cây dùng làm nước súc miệng hiệu quả trong lúc bị viêm miệng hay đau cổ họng…

Phạm vi ứng dụng của Lá, quả, nhựa, vỏ cây sung được dùng chữa những bịnh bên trong cơ thể con người được biết như : Lợi tiểu, Tiêu đàm, Tiêu chảy và sát trùng, Kiết lỵ, Vết thương mãn tính, Viêm hạch cổ tử cung, Suy nhược tình dục, Hen suyễn, Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa, Nhức răng…


Cây Sung có nguồn gốc từ các quốc gia như : Úc, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Nepal, New Guinea, Pakistan, Sri Lanka, và vùng Địa Trung Hải có một loài sung dạng bụi (Ficus carica L.), cao chừng 3-4 m, quả vị có vị ngọt, phơi khô có hương vị như chà là. Sung là loại cây thân gỗ lớn, có tán lá rậm, màu lá xanh bóng, cho nên người ta thường trồng nó để che mát.

Quả mọc thành chùm trên các cành hay trên thân cây. Vỏ thân cây, nhẵn, màu nâu xám bóng. Hoa có hai loại đực và cái. Hoa thường ra khoảng tháng 5 cho tới tháng 7. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh. Khi hoa nở, tỏa mùi hương thơm ngọt lịm, làm cho các loài côn trùng, tìm cách chui vào bên trong hút mật. Do đó đôi khi cắt quả sung chín ra làm hai, người ta thường thấy có số côn trùng còn nằm trong quả. Trái sung, thật ra đó là quả giả. Bởi vì, bên ngoài của nó là một đế hoa, mà trong đó mọc tua tủa những cánh hoa li ti được khép kín lại với nhau thành hình tròn bầu bĩnh, trông giống như quả.

Ở Việt Nam có nhiều loại sung khác nhau và được người ta đặt tên như : Sung vè, Sung xanh, Sung nòi… Tuy Sung mọc ở những nơi hoang dã, trên các triền núi cao, hay trong rừng sâu, hoặc các vùng đồng bằng sông nước. Nhưng ngày nay, người ta có thể nhân giống nó, bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, dâm cành để tạo ra cây con. Cây sung là một loài cây có dáng thân rất đẹp, giống như những cây cổ thụ, cho nên những người thích chơi cây cảnh biến nó thành Bonsai để chưng chơi.

Theo quan niệm từ Sung gần với sung túc, do đó người ta chọn Sung làm biểu tượng của sự no đủ, tốt lành, cũng như ý nghĩa của hoa Mai là biểu trưng cho sự may mắn.

Từ sự ứng dụng đa dạng của cây sung đã có lịch sử lâu đời, trong cuộc sống nhân loại, được biết qua nhiều lãnh vực, và ý nghĩa tâm linh của những âm Hán Việt : Ưu đàm ba la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm, Ưu đàm bát hoa, Ưu đàm Bạt La Hoa, hay Hoa Ưu đàm, mà Phạn ngữ gọi là Udumbara,  danh pháp khoa học : Ficus racemosa. Việt dịch : Cây sung.

Cây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong (danh pháp hai phần: Ficus racemosa, đồng nghĩa Ficus glomerata Roxb., 1802) là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối

Bài thuốc
Điều kinh phụ nữ: lá sung 60g, măng sậy hoặc búp sậy 30g, ngải cứu 20g, phèn chua phi 5g và một ít muối. Tất cả giã nát, thêm nước dừa quấy đều rồi vắt lấy nước. Uống vào thời gian gần có kinh thì hành kinh tốt.

Chữa sởi trẻ em: lá sung tật, lá dâu, lá đậu ván, lá cối xay mỗi thứ 15g, tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày. Trẻ từ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 20ml, cách 2 giờ uống 1 lần cho đến khi khỏi.

Chữa hen suyễn trẻ em: dùng nhựa sung hoà với mật ong uống trước khi đi ngủ.

Chữa nhức đầu: dùng nhựa sung phết lên giấy bản dán vào 2 bên thái dương.

Trong tôn giáo

Ấn giáo

Trong Atharva Veda, cây sung (tiếng Phạn: uḍumbara hay udumbara) được coi là phương tiện để đạt được sự thịnh vượng và đánh bại kẻ thù. Chẳng hạn, khi nói về tính chất bùa ngải của cây udumbara, bài ca tụng (AV xix, 31) có đoạn viết liên quan.

Phật giáo

Cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari:  tức hoa đàm hay ưu đàm hoa) trong Phật giáo. Udumbara cũng có thể dùng để chỉ hoa Ni la ưu đàm bát la (Nila udumbara). Hoa ưu đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (優曇華, ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.

Nguồn: Internet

No comments:

Post a Comment