Friday, May 25, 2018

Âm Nhạc Trong Đạo Phật



Âm Nhạc Trong Đạo Phật   

The bangkok Post, Nov 26, 2010
Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ
tuong Ganesha cua the ky 13
Bangkok, Thái Lan - Ấn tượng đầu tiên đối với công chúng về Phật giáo là tại sao Phật giáo lại xa lánh những niềm vui trần tục. Trong khi việc đó có thể đúng, nhưng trong Phật giáo cũng có một vai trò cho âm nhạc, một trong những thú vui của cuộc sống thế gian và cả trên tiên cảnh.
Ví dụ, khi Thái tử Tất Đạt Đa bỏ lại cuộc sống trần thế của mình và trở thành một nhà tu khổ hạnh, đầu tiên Ngài đã nghiên cứu theo sự hướng dẫn của nhiều đạo sư đáng kính của thời đại và không tìm thấy một hiệu quả nào để có thể kết thúc tất cả khổ đau về thể chất và tinh thần. Đó là khi Ngài quyết định tự mình đi trên con đường riêng của mình và đã cố gắng thử những thực nghiệm khác.
Trong thời đại của Ngài, có hai trường phái tư tưởng chính liên quan đến việc làm thế nào để chấm dứt khổ đau. Trường phái thứ nhất dạy rằng, để thắng được tất cả các phiền não và do đó hủy diệt được mọi đau khổ, bạn phải lắng nghe từng mong muốn trong lòng bạn. Lý luận của họ là, một khi bạn đã thỏa mãn những ham muốn của bạn tới một điểm nào đó, bạn sẽ cảm thấy chán ngấy tất cả và sẽ không còn bất cứ ham muốn nào nữa và bạn trở nên giác ngộ.
Nhưng Thái tử Tất Đạt Đa là một thái tử đã có tất cả và vẫn cảm thấy rằng Ngài chưa tiến được tới đâu trong việc Giác Ngộ. Vì vậy, lẽ tự nhiên Ngài chọn trường phái tư tưởng thứ nhì, đó là chối bỏ tất cả các thú vui trần tục và chấp nhận khổ hạnh cực đoan. Trường phái tư tưởng này tin rằng, khi bạn đã chối bỏ tất cả mọi thứ, thì những mong muốn của bạn sẽ suy giảm và cuối cùng sẽ biến mất.
Là một người rất quyết tâm, Thái tử đã tu tập rất nghiêm túc. Có thể nói rằng Ngài đã chiến đấu phi thường, tự khép mình vào nếp sống cực kỳ kham khổ. Tại một điểm, Ngài đã hầu như không ăn uống nhiều hơn một hạt mè trong một ngày để bỏ đói cơ thể của mình với hy vọng để giết chết những ham muốn của mình.
Một lần nữa, như chúng ta biết, phương pháp cực đoan đó không hiệu quả. Trên thực tế, Thái Tử Tất Đạt Đa ở trên bờ vực của sự chết vì có một ngày Ngài đã ngã qụy. Các chư Thiên, nhìn thấy những gì đã xảy ra và nghĩ rằng họ sẽ cho Thái tử những ý niệm nào đó. Vì vậy, một chư thiên hóa thân thành một thanh niên đang du ngoạn trên thuyền dọc theo giòng sông, đi ngang qua nơi Thái tử đang ngã qụi.
tuong Ganesha cua the ky 13
Và vị thiên thần hóa dạng là thanh niên đã làm gì? Ngài đã tấu một khúc nhạc. Lần đầu, Ngài chỉnh dây đàn thật căng và âm thanh không trổi lên đúng điệu. Lần thứ hai, Ngài đã chỉnh dây đàn quá chùng. Đương nhiên, những âm thanh nghe cũng lạc điệu. Chỉ đến lần thứ ba, khi Ngài chỉnh dây đúng mức _ không quá căng và cũng không quá chùng _ thì điệu nhạc vang lên thật là tuyệt vời.
Khi nghe được những gì diễn ra, Thái tử Tất Đạt Đa, với trí tuệ bẩm sinh, chợt hiểu phải làm gì. Ngài nhận ra rằng không phải khổ hạnh cũng không phải buông thả thì mới mang lại kết quả mỹ mãn . Đó là con đường Trung _ không cực đoan, nhưng cũng không phải là buông thả. Đó là khi Ngài quyết định thọ thực trở lại, nhưng vừa phải, và đã cố gắng tu tâm theo phương thức tương tự, có nghĩa là không đi quá sâu vào thiền định, hoặc là quá chú tâm, mà chỉ là quan sát những sự vật hiện hữu trong giây phút hiện tại. Việc tu tập sau đó là thiền minh sát đó cũng là trung tâm của phương thức tu thiền.
Sau khi Bồ Tát thay đổi sang phương thức Trung Đạo, Ngài đã Giác Ngộ không lâu sau đó. Và vì tiếng nhạc đã giúp khởi động trí tuệ của Ngài, có thể nói rằng âm nhạc cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc giác ngộ của Ngài, người mà về sau được thế giới gọi là Đức Phật.
tuong Ganesha cua the ky 13
Nhiều thế kỷ sau ở Nhật Bản, âm nhạc cũng đã giữ một vai trò trong việc truyền bá Phật giáo. Vào Khoảng thế kỷ thứ 12, những vị du tăng đã ca hát những bài hát về chiến tranh Heike, một cuộc chiến tranh trường kỳ dạy về Luật vô thường của Phật Giáo, với sự hoà tấu của đàn tỳ bà (Biwa), một loại nhạc cụ tương tự như các đàn luýt (lute).
Sau đó, trong khoảng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19, đã có một sự tu tập được gọi là suizen là một loại thiền mà các nhà sư Fuke sư sẽ thổi sáo shakuhachi bằng tre như là một hình thức thiền định để đạt được sự phát triển năng khiếu bản thân. Những nhà sư Fuke thổi sáo shakuhachi trong khi đầu đội một chiếc mũ đan lớn bao phủ toàn bộ đầu của họ trên con đường hành hương của họ. Với ý tưởng có lẽ là để bảo vệ đôi mắt của họ khỏi những thú vui trần tục và giúp họ tập trung tốt hơn trong âm nhạc thiền định của họ.
Tuy nhiên, các giáo phái bắt đầu nhìn thấy sự sụp đổ của nó trong thời kỳ Tokugawa (1608-1868). Hoàn toàn theo định hướng để duy trì chế độ độc tài của họ, chính phủ Tokugawa đã áp đặt lệnh cấm các công dân đi lại. Họ không thể đi du lịch một cách tự do trong các làng mạc và cần đến các giấy phép để được đi du lịch. Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại lệ, giấy phép đã được trao cho các nhà sư Fuke, kể từ khi họ được xem là khách hành hương. Bằng cách này, chính phủ Tokugawa đã cho những võ sĩ samurai mà không có thủ lãnh giả dạng thành các tăng sĩ để họ có thể làm gián điệp ở khắp nơi trong nước.
Sau sự sụp đổ của chế độ phong kiến với việc hiện đại hóa của Nhật Bản, Thiền Zen Fuke đã được phục hồi chậm ngày hôm nay. Nếu các nhà sư có thể chơi sáo như một hình thức thiền định, do đó, chúng ta cũng có thể. Bạn có thể chơi bất kỳ loại nhạc cụ? Nếu vậy, có bao giờ bạn coi là sử dụng nó để tu luyện tâm trí và phát triển trí tuệ của bạn để bạn có thể tự phát triển năng khiếu của bản thân và tới một ngày sẽ được giác ngộ?
Nếu bạn thích âm nhạc và sức mạnh của âm nhạc, bây giờ có thể thay đổi cuộc sống của bạn, bạn có thể nghĩ đến một khóa tĩnh tâm hành thiền đầu tiên hết là để hiểu những bước căn bản về thiền minh sát hay thiền zen như thế nào.
Từ đó, bạn có thể dễ dàng ứng dụng khái niệm âm nhạc trong những giờ rảnh rỗi. Bạn không bao giờ ngờ rằng - Giác Ngộ có thể đến với bạn chỉ trong vài âm thanh kế tiếp!

No comments:

Post a Comment