Do dự bất quyết
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Chiến Quốc Sách-Triệu Sách Tam".
Thời Chiến Quốc, năm đó thủ đô Hàm Đan nước Triệu bị quân Tần bao vây, vua Triệu buộc phải cử người sang nước Ngụy cầu cứu. Vua nước Ngụy đã cử đại tướng Tấn Bỉ đem quân sang giúp nước Triệu, nhưng vì Tấn Bỉ lo sợ nước Tần thế lực lớn mạnh, bèn ra lệnh cho quân sĩ dừng lại ở Thang Âm, rồi cử tướng Thân Viên Hàm bí mật lẻn vào Hàm Đan, thông qua tướng quốc Bình Nguyên Quân là Triệu Thắng đến khuyên vua nước Triệu rằng, nước Tần sở dĩ vây riết thủ đô nước Triệu, là hoàn toàn do vua nước Tần muốn xưng đế, chứ không phải muốn chiếm cứ địa bàn, mà đoạt thành trì của nước Triệu. Nay chỉ cần nước Triệu cử sứ thần sang nói rõ với vua Tần, nguyện tôn ông ta làm đế, thì vua Tần chắc sẽ rất phấn khởi mà rút quân về.
Vua nước Triệu nghe xong những lời này, còn do dự chưa biết quyết đoán ra sao.
Cũng chính vào lúc này có một mưu sĩ của nước Tề tên là Lỗ Trọng Liên đang du lịch tại nước Triệu, sau khi biết được việc này, ông bèn đến nhờ tướng quốc Triệu Thắng dẫn đến gặp tướng Ngụy Thân Viên Hàm. Lỗ Trọng Liên bày tỏ không nên tôn vua Tần làm Đế, đồng thời trình bày rõ nếu làm như vậy sẽ dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thân Viên Hàm thấy ông nói có lý, bèn thay đổi lại cách nghĩ của mình. Lúc này vua nước Triệu cũng đã có chủ ý của mình, quyết định kiên quyết chống lại quân Tần, và mời tướng Ngụy là Tấn Bỉ khởi binh cứu Triệu.
No comments:
Post a Comment