Ngư mục hỗn châu
Ý của câu thành ngữ này là chỉ mắt của con cá rất giống viên ngọc trai, thường dùng để ví về sự hỗn độn lấy giả làm thật.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hàn thi ngoại truyện".
Ngày xưa, có một người tên là Mãn Ý mua được một viên ngọc trai tại một cửa hiệu nhỏ ở miền đất hoang vắng. Sau khi về nhà, Mãn Ý liền bỏ viên ngọc vào một chiếc hộp rất đặc biệt, rồi cất giữ cần thận, chỉ khi nào đến ngày lễ tết mới đem ra cho bạn bè thân thích xem.
Mãn Ý có một người hàng xóm tên là Thọ Lượng, trong nhà cũng có một viên ngọc gia truyền, anh ta vẫn muốn đem ra để so đọ với viên ngọc của Mãn Ý. Nhưng vì tổ tiên có lời dặn rằng không nên để người ngoài biết nên đành thôi.
Nhưng điều trớ trêu là ít lâu sau, hai người này đều mắc phải một chứng bệnh rất quái lạ, nằm liệt giường không sao dậy được, uống đã nhiều thuốc mà vẫn không khỏi bệnh. Một hôm, có một thầy lang đi trên phố và nó có thể chữa các loại bệnh nan trị. Hai nhà này đã lần lượt mời thầy đến nhà, sau khi bắt mạch xong thầy lang nói rằng, thang thuốc này phải có thêm bột ngọc trai thì mới có công hiệu, nói xong bèn để lại phương thuốc rồi đi ra.
Nhưng vì Mãn Ý rất tiếc viên ngọc quý của mình, nên chỉ uống thuốc không chứ không pha thêm bột ngọc. Còn Thọ Lượng thì đem viện ngọc gia truyền của mình ra nghiền thành bột rồi hoà chung với thuốc. Về sau, thầy lang được biết Mãn Ý không dùng bột ngọc pha thuốc, thì mới phát hiện viên ngọc này của anh quả là rất quý hiếm. Nhưng khi nhìn đến viên ngọc của Thọ Lượng thì thầy nói rằng: "Đây chỉ là mắt của một loài cá biển thôi, anh coi mắt cá là ngọc quý thì làm sao chữa khỏi bệnh được".
Thảo nào, mặc dù Thọ Lượng đã pha thêm bột ngọc vào thuốc mà bệnh vẫn không khỏi được.
No comments:
Post a Comment