Wednesday, June 29, 2016
Chuyện ngắn - Giúp đỡ
Giúp đỡ
Năm 18 tuổi, tôi sang Anh học Đại học. Và vẫn học đối mặt với nỗi đau quen thuộc, nỗi đau của một đứa trẻ mồ côi.
Một hôm, khi đang đi chợ, tôi thấy một cụ già đang loay hoay với một cây gậy và một túi táo với những quả táo đang thi nhau rơi khỏi túi. Tôi chạy đến đỡ lấy túi táo và nhặt từng quả vào túi cho ông.
- Cảm ơn cô bé. Ông ổn rồi! – Ông mỉm cười với tôi, đôi mắt sáng hiền từ.
- Cháu đi cùng ông nhé? – Tôi nói – Cháu sợ táo sẽ rơi nữa đấy!
Tình bạn của tôi với ông Burns, người có nụ cười ấm áp như cha của tôi bắt đầu như vậy.
Tôi xách túi táo, ông Burns tì cây gậy, lê từng bước khó nhọc. Đến nơi, tôi đặt túi táo lên bàn và đi pha trà, tôi hỏi ông liệu thỉnh thoảng tôi có thể đến thăm ông không.
Ngay hôm sau, tôi lại đến, lại giúp ông pha trà. Tôi kể cho ông nghe tôi là một đứa trẻ mồ côi, sống với họ hàng và giờ đây đi du học để tự lập. Ông chỉ cho tôi hai bức ảnh đặt trên bàn. Đó là bác gái Mary và cô con gái Alice của ông, hai người cùng mất trong một tai nạn cách đây sáu năm...
Tôi tới thăm ông Burns hai lần mỗi tuần, đúng giờ và đúng ngày. Khi đến, tôi thường thấy ông ngồi trên chiếc ghế to với cây gậy bên cạnh. Thấy tôi, ông cụ luôn vui mừng. Dù tôi tự nhủ rằng tôi đã đem lại niềm vui cho một ông già cô đơn, nhưng kì thực, tôi mới chính là người hạnh phúc nhất khi bước chân lên bậc cửa căn nhà này. Đơn giản là tôi được chia sẻ và có người lắng nghe những lời tâm sự của tôi.
Sau hai tháng, tôi đến thăm ông Burns vào một ngày khác với lệ thường. Tôi cũng không gọi điện thông báo trước vì nghĩ rằng mình sẽ gây một bất ngờ đặc biệt.
Và tôi thấy ông đang làm vườn, đang đi lại, đang cúi xuống, ngẩng lên, một cách dễ dàng không cần gậy! Liệu đó có phải là ông Burns mọi khi, lúc nào cũng tựa hẳn mình vào cây gậy? Ông Burns bỗng ngẩng lên và nhìn thấy tôi. Thấy rõ sự băn khoăn lẫn ngạc nhiên của tôi, ông vẫy tôi lại gần.
- Nào, cháu yêu quý, hôm nay để ông pha trà cho cháu... – Ông Burns dẫn tôi vào nhà.
- Cháu đã nghĩ... – Tôi bắt đầu
- Ông biết cháu nghĩ gì, cháu yêu quý. Lần đầu tiên cháu gặp ông ở chợ, ừ hôm đó đầu gối ông bị đau. Va phải cánh cửa ấy mà...
- Nhưng... ông lại đi lại bình thường... từ lúc nào?
- Ngay hôm sau –Ông cụ hấp háy mắt.
- Nhưng tại sao...? – Tôi lúng túng.
- Lần thứ hai cháu đến đây, cháu yêu quý ạ, đó là khi ông nhận thấy cháu mới buồn và cô đơn có thể tựa vào vai ông. Nhưng ông e rằng cháu sẽ không đến nữa nếu biết ông khỏe mạnh.
- Còn cái gậy thì sao ạ?
- À, cái gậy tốt! Ông hay dùng nó để chặn cửa hàng rào.
Ông Burns đã biến mình trở thành một người cần được giúp đỡ để giúp đỡ tôi như thế đấy. Đó là một cách tuyệt vời để một cô bé non nớt và nhạy cảm như tôi thấy mình thật mạnh mẽ.
Những chuyện ngụ ngôn hay
An hưởng cuộc đời
Ngày xưa, có vị Hoàng Đế nọ muốn ban trọng ân cho một người cận thần. Nhà vua phán: "Ngươi có công lao rất lớn với ta. Kể từ cổng thành trở đi, ngươi phóng ngựa đi tới nơi nào ngươi dừng lại thì khoảng đất đó ta sẽ ban cho ngươi". Viên cận thần nhảy lên ngựa phóng đi, ra sức phóng ngựa để có được càng nhiều đất càng tốt. Người đó đi suốt ngày đêm, khi mệt và đói cũng không dám ngừng nghỉ vì muốn có nhiều đất. Tới một ngày kia, sức khoẻ kiệt quệ vì đói và mệt, hắn lả đi gần chết ở trong rừng. Hắn lẩm bẩm: "Tại sao ta tham lam quá độ vậy, ta tận sức để có được nhiều đất đai. Bây giờ thì gần chết rồi ta chỉ mong có được một thước đất để được chôn cất mà thôi!"
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Câu Trả Lời Của Người Chết
Khi Mamiya, về sau trở thành một giảng sư đại tài, đến một thiền sư để được chỉ giáo, liền được cho một công án về tiếng vỗ của một bàn tay.
Mamiya chú tâm quán chíếu đến đề thọai đầu này. "Ngươi vẫn chưa cố gắng lắm," vị thiền sư bảo với ngài. "Ngươi vẫn còn quá vướùng mắc đến thức ăn, tài, vật và cái tiếng động đó. Tốt hơn nếu ngươi chết đi thì mới giải quyết được vấn nạn."
Lần sau Mamiya đến bái kiếân thầy thì lại được hỏi đã được gì để chỉ tiếng động của một bàn tay. Tức thì Mamiya ngã lăn ra như thể đã chết rồi.
"Thôi được, ngươi đã chết," thiền sư quan sát. "Thế nhưng cái tiếng động thì thế nào?"
"Con chưa giải nó được," Mamiya ngước nhìn lên trả lời.
"Người chết không nói được," thiền sư bảo. "Cút ngay!"
Sự Tích Nhân Gian Việt Nam
Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
- Ngày trước, ở khu vực Thanh Trì có một người học trò nghèo mang họ Nguyễn. Cha của anh này mất từ khi anh còn rất nhỏ, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Mẹ anh làm nghề lái đò để kiếm tiền nuôi con. Nhưng cho dù mẹ anh có làm việc vất vả cả ngày cũng không đủ tiền ăn, huống chi đến tiền đi học. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhiều khi anh phải nghỉ học để về lái đò thay cho những lúc mẹ bị ốm. Hai mẹ con anh ở một cái lán nhỏ bên bờ sông. Anh này có giọng hát ngọt ngào, làm mê đắm lòng người.
Ở phía bên kia bờ sông có cô gái con phú ông đem lòng yêu thầm anh lái đò vì thấy anh vừa chịu thương chịu khó, lại có giọng hát hay tuyệt vời. Đặc biệt vào những ngày hè, cùng với những làn gió từ bờ sông, tiếng hát của chàng trai như đã hớp hồn cô. Vào một hôm, cô mạo muội sai người đem đến cho chàng trai một gói khăn, trong đó có chiếc trâm cài tóc để bày bỏ sự mến thương của mình. Cô gái còn gửi lời nhắn đến anh rằng hãy cứ yên tâm vì tin rằng chắc chắn hôn sự sẽ thành.
Khi anh học trò nghèo nhận được tín vật thì vừa mừng vừa lo nghĩ. Mẹ anh thấy thế thì can ngăn rằng:
Nhà ta nghèo khó, con đừng có ý định trèo cao như vậy. Không những không đạt được ước nguyện mà còn bị bàn dân thiên hạ cười cho.
Mặc dù mẹ nói như vậy nhưng anh vẫn vui vẻ nói với mẹ:
Xin mẹ đừng quá lo lắng. Mong mẹ hãy chuẩn bị cho chúng con. Nếu chúng con đã yêu thương nhau thật lòng thì dù có không xứng như thế nào cũng không sao đâu ạ.
Bà mẹ thấy anh con trai đã quyết như vậy, biết là không thể can ngăn được nên sắm lễ trầu cau sang nhà phú ông để thưa chuyện.
Nhà phú ông vừa nghe bà mẹ anh học trò thưa chuyện hỏi cưới thì đã ra vẻ khinh miệt mà trả lại lễ vật. Mặc cho bà mối khen anh học trò là con nhà tử tế, chịu thương chịu khó, sẽ chăm lo tốt cho con gái phú ông nhưng phú ông vẫn khăng khăng phản đối. Phú ông mỉa mai anh học trò nghèo:
Nhà tôi chỉ có một cô con gái dốt nát, xấu xí, không dám với cao đến con trai của bà là người học hành đàng hoàng, tiền đồ rộng mở như thế.
Sau một hồi miệt thị gia đình anh chàng kia, phú ông liền đuổi khéo mà thách rằng:
Nếu muốn cưới con gái tôi về làm vợ thì hãy mang đến đây sính lễ gồm có ba trăng lạng vàng.
Khi nghe lời bà mối kể lại, anh học trò nghèo vừa xấu hổ, vừa buồn bã. Nhưng ngay ngày hôm sau, anh đã tìm gặp mẹ để thưa chuyện:
Xin mẹ hãy cho phép con được ra đi làm ăn để lập nghiệp, con sẽ kiếm đủ tiền về để hỏi cô gái con yêu thương về làm vợ.
Thưa chuyện với mẹ xong, anh lập tức dứt khăn áo ra đi.
Về phần cô con gái phú ông, thấy chuyện tình cảm của mình không thành thì hết sức buồn rầu. Không những thế, đang trong lúc tâm trạng rối bời, lại nghe tin người yêu mình ra đi không một lời từ biệt. Từ đó, ngày qua ngày, nàng đều thương nhớ, chờ đợi tin tức của anh chàng lái đò. Nhưng chờ đợi qua bao lâu vẫn bặt vô âm tín, tâm tưởng dần sinh ra bệnh, ngày một ốm yếu. Phú ông thấy con gái như vậy thì vô cùng lo lắng, sai người đi khắp nơi để mời những thầy thuốc giỏi nhất về chữa bệnh cho con. Nhưng đáng tiếc thay, con gái phú ông đã không thể qua khỏi. Phú ông vô cùng đau xót, đành cho hỏa thiêu như di nguyện của con gái. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy trong đống tro tàn một vật lạ có màu đỏ như son và sáng lấp lánh như pha lê. Phú ông cho người mang vật đó đi tạc thành một chiếc chén nhỏ làm chén thờ cho con gái. Mỗi khi pha trà bằng chiếc chén đó, hình ảnh của anh lái đò lại ẩn hiện, phú ông thấy vậy thì cô cùng hối hận.
Nói đến anh học trò nghèo, ra đi không có gì ngoài ý chí làm giàu để về cưới được người con gái mà mình yêu thương. Phải trải ba biết bao thử thách gian truân, cuối cùng anh làm việc dưới trướng của một vị quan võ trấn giữ vùng đất phía Bắc. Vì anh thật thà, tốt bụng lại rất thạo công việc nên được quan trên tin tưởng, giao phó cho nhiều công việc và thưởng bổng lộc hậu hĩnh. Ba năm sau, anh đã có trong tay số tiền hơn ba trăng lạng vàng. Anh xin quan cho về quê.
Thấy ước nguyện của mình sắp được thực hiện, anh vui mừng khôn xiết. Nhưng khi về đến nhà phú ông, nghe tin người con gái mình thương yêu đã mất. Anh đau lòng mà khóc than, sau khi phú ông kể lại sự tình câu chuyện và đưa cho anh chén trà, khi nước mắt chàng trai rơi vào đó thì chén trà bỗng tan ra thành huyết lệ.
Cũng từ đó, trong nhân gian vẫn tương truyền câu ca dao:
Nợ tình chưa trả cho ai,
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
Chuyện cười trong ngày
Lời lẽ tế nhị
Một con bạc bị thua cháy túi, không dám về nhà, chẳng còn đường nào khác bèn thắt cổ tự vẫn. Những người cùng hội không ai dám đi báo tin cho gia đình nạn nhân, sợ sẽ gây sốc cho họ. Cuối cùng Peter, người nổi tiếng ăn nói nhỏ nhẹ, tế nhị được đề cử làm việc này.
Tại nhà nạn nhân, Peter lịch sự chào vợ anh ta:
- Thưa bà, tôi từ chỗ anh Smith đến đây.
Bà vợ tru tréo lên:
- Sao, có phải hắn đang chết gí ở sòng bạc không ?
- Thưa vâng.
- Hắn lại đánh cho thua cháy túi đi rồi phải không?
- Thưa bà, đúng vậy.
- Trời ơi là trời, thế sao hắn không treo cổ chết quách đi cho rồi.
- Thưa bà, đã.
Một con bạc bị thua cháy túi, không dám về nhà, chẳng còn đường nào khác bèn thắt cổ tự vẫn. Những người cùng hội không ai dám đi báo tin cho gia đình nạn nhân, sợ sẽ gây sốc cho họ. Cuối cùng Peter, người nổi tiếng ăn nói nhỏ nhẹ, tế nhị được đề cử làm việc này.
Tại nhà nạn nhân, Peter lịch sự chào vợ anh ta:
- Thưa bà, tôi từ chỗ anh Smith đến đây.
Bà vợ tru tréo lên:
- Sao, có phải hắn đang chết gí ở sòng bạc không ?
- Thưa vâng.
- Hắn lại đánh cho thua cháy túi đi rồi phải không?
- Thưa bà, đúng vậy.
- Trời ơi là trời, thế sao hắn không treo cổ chết quách đi cho rồi.
- Thưa bà, đã.
Tuesday, June 28, 2016
Chuyện ngắn - Câu chuyện một người Mẹ
Câu Chuyện Một Người Mẹ
Historien Om En Mor của Kristine Baardse
Việt dịch của Dương Kim
Sáng nay, Anne dạy sớm. Trước khi tỉnh hẳn ngủ, cô linh tính như có chuyện gì không ổn đang đợi. Erik, chồng cô đang ngủ say bên cạnh; cô cảm thấy an tâm và thích nghe tiếng thở đều của chồng. Cô nhẹ bước xuống giường, đi ra ngoài đứng lắng nghe về phía phòng của hai đứa con sanh đôi: Trời đất, giờ này hai đứa co`n ngủ.
Cô choàng áo khoác tắm lên mi`nh rồi đi nhanh xuống cầu thang qua nhà kho, mở khóa phòng khách ngoài nhà kho ở tầng một. Lúc bước vào phòng của mẹ, thấy đèn vẫn sáng. Hai tấm thảm được cuộn lại, bàn ăn bị kéo tới bên cửa sổ. Nhà bếp bốc mùi khét. Bà Braathen mặc bộ áo ngủ bằng nỉ mỏng, chân gác lên lò sưởi, tay quấy nồi mạnh mẽ. Nước da bà đỏ ửng. Lúc nhi`n thấy con gái, bà mỉm cười sung sướng:
- Cơm trưa sắp xong rồi, mẹ nó à, con biết là khi bố con đi làm về, ông thích đồ ăn đã được dọn sẵn lên bàn chứ?.
Anne nhi`n vào nồi.
- Nhưng trời ơi! Mẹ, sao mẹ bật bếp lớn thế, đồ trong nồi khét rồi!.
Bà Braathen lấy đồ ăn từ hôm qua đổ chung với súp, có cả thứ gì giống như mứt, trộn vào nấu. Anne tắt bếp, đưa tay lên ôm vai mẹ.
- Tại sao mẹ cuộn mấy tấm thảm lại vậy?
- Ồ con à, con biết là dạo này trộm cắp dữ lắm. Mẹ cuộn thảm lại để chúng đừng thấy đó. Con lại đây coi mẹ mới làm bông nè!.
Trên khung cửa sổ có mấy bông hoa, trước đây bà mẹ khéo tay lắm, bây giờ bà quấn dây rối bù buộc mấy bông hoa khô vào những cành cây. Rồi nhi`n có vẻ hài lo`ng:
- Mẹ làm mệt lắm đấy con ạ, nhưng để nấu cơm trưa cho bố xong, mẹ sẽ lên giúp con coi sóc mấy đứa trẻ."
- Mẹ à, mẹ, hôm nay mi`nh con trông mấy đứa nhỏ được rồi, như vậy cho tiện.
Bà Braathen nhi`n Anne vẻ đau đớn, Anne vội vàng nói: "
- Nếu mẹ ở yên đây thi` khi hai cháu gái ăn uống xong, con sẽ bế tụi nó xuống, rồi con lấy xe hơi chở mẹ đi chơi.
Bà mẹ vui mừng, bà thích đi chơi bằng xe hơi lắm, con rể bà, Erik, thỉnh thoảng vẫn lấy xe chở bà đi chơi chút chút. Bà nói:
- Ờ được. Lên trông tụi nó đi, co`n mẹ thi` đi chợ.
Mặc dù Anne biết cửa ngoài đã khóa, chìa khóa cất kỹ ở trên lầu, nhưng cô vẫn không yên tâm. Cô nghĩ tới những lần mẹ "đi chợ", cả ngày lẫn đêm, đôi lần đi ra ngoài, bà chỉ mặc áo ngủ. Cô ngồi xuống ghế sa-lông, mẹ cô cũng ngồi theo bên cạnh. Mặc dù da mẹ vẫn hồng hào, nhưng nhi`n bà già nua và mệt mỏi quá.
- Bây giờ mẹ bi`nh tỉnh lại một chút nhe mẹ, con đi lấy đồ đan để mẹ ngồi đây đan cho thoải mái,
cô nói năn nỉ. Bà mẹ gật đầu. Bà lúc nào cũng thích làm việc nữ công, chẳng ưa ngồi rỗi. Bà nói:
- Ờ, Mẹ phải đan cho xong mấy đôi vớ cho bố con.
Bố Anne mất đã mười năm nay, nhưng mẹ vẫn thường xuyên đan vớ cho bố.
*
Khi Anne trở lên pho`ng ngủ, Erik đã mở nhạc nho nhỏ từ cái ra-dô đầu giường. Nhạc, vậy là đã hơn sáu giờ rồi, nhưng cuối tháng Mười Một trời vẫn tối. Cô lại nằm lên giường, Erik nắm tay cô, hỏi. "
- Hồi nãy em ở dưới à?.
Anne kể mẹ đang nấu cơm trưa, làm anh cười quá đi. Thỉnh thoảng Anne cảm thấy bực với chồng cười những chuyện mà cô thấy gớm và khó chịu, nhưng nhiều lần chồng cô vẫn làm cô cười vi` mấy việc làm của mẹ cô, và cô biết mi`nh phải vui vẻ mới phải. Erik nói:
- Hôm nay anh không lái xe đâu.
Anne đáp:
- Khỏi, em đã kêu taxi rồi, như vậy tiện hơn.
- Em nhớ gọi điện thoại về cho anh càng sớm càng tốt để anh biết chuyện ra sao.
Erik rấy quý mẹ vợ, anh biết bà từ lúc bà co`n khỏe, và bây giờ anh thường cười vi` những hành động lạ lùng và những câu nói ngộ nghĩnh của bà.
*
Sáng nay Anne đã hẹn taxi đến đón lúc chín rưỡi. Cô đi với mẹ và nhờ May Britt, một cô bé gái hàng xóm sang coi chừng hộ hai đứa nhỏ. Lúc May sang, nhi`n hai mẹ con bà Braathen, khi thấy cái valy nhỏ ở cạnh họ, May hỏi:
- Mẹ cô đi du lịch hả?.
Anne lắc đầu, nhưng bà mẹ nói:
- Ờ mẹ nó, bà, và mấy đứa nhỏ sẽ đi xe hơi chơi đấy, nhưng cháu phải ở đây coi nhà nhé.
May tủm tỉm cười. May biết bà lâu rồi. Lúc bà bắt đầu "mát", May cũng hơi sợ sợ, nhưng bây giờ quen đi, thấy bà nói lăng nhăng cũng vui vui.
Taxi tới đúng giờ, Anne khoác tay mẹ đi ra xe, một tay sách va ly cho mẹ. Trong đầu cô cứ quanh nhớ quẩn mấu câu thơ đã học ở trường, cô chỉ đổi chữ "đầu" ra chữ "cuối":
Bởi đó mà lần cuối
mọi sự sầu một mối.....
Thôi quên đi, cô thầm nhủ, hãy suy nghĩ bằng cái đầu chứ đừng bằng trái tim!
May bồng hai đứa bé sanh đôi tới cửa sổ, cả ba vẫy tay chào. Khi xe chạy, bà mẹ ngồi nghiêng về phía Anne, luôn luôn bà thích sự gần gũi.
- Chỉ cần tài xế đừng tông xe làm cho mi`nh chết", bà sợ sệt, "Thằng Erik lái xe co`n giỏi hơn.
Người tài xế trẻ hút thuốc hoài, anh nhi`n mẹ con bà qua kiếng chiếu hậu. Ann có ấn tượng mỗi lần mẹ cô nói, làm anh ta cười khinh khỉnh.
Nhà thương thiệt lớn, khi xe tới thi` cũng đã hơn mười giờ. Trời ơi, Anne tưởng tượng nếu họ bảo: "Không, cô tới trễ rồi, cô về đi". Cô nắm tay mẹ đi nhanh tới phòng tiếp khách, ở nơi đó người ta sẽ chỉ cho cô biết phải đi tới khu bệnh nào; họ đón cầu thang máy lên lầu năm. Cái thang máy này khá lớn, chạy chầm chậm, bà mẹ lại ép sát mi`nh vào người cô, thi` thầm:
- Thôi, mẹ nghĩ mi`nh quay về đi".
Anne bảo:
- Thi` mi`nh hãy nói chuyện với bác sĩ đã, mẹ bị cúm đấy.
Cửa khu bệnh đã khóa, nhưng có chuông bấm. Một bà y tá ra mở. Trông bà khỏe mạnh, cương nghị và vui vẻ. bà tự giới thiệu là y tá Olaug, bà mời mẹ con Anne vào rồi khóa cửa lại.
Anne hỏi:
- Phải khóa cửa sao?.
Bà y tá mỉm cười.:
- Vâng chúng tôi phải khóa.
Cô quay sang mẹ, nắm tay bà.
- Và đây là…, bà y tá hỏi.
Người mẹ trả lời:
- Ingrid Anne Odegaard.
Anne choàng tay lên vai mẹ nói:
- Mẹ tôi tên Ingrid Braathen, cô tiếp: Odegaard là tên hồi co`n con gái của bà. Co`n tôi tên Anne”.
Bà y tá mỉm cười.
Ở phía hành lang dài có nhiều bà già đứng, ngồi, tất cả đều mặc áo trắng sọc xanh dương. Có hai bà nắm tay nhau đi về phía mẹ con Anne. Một bà quay đầu hướng về phía Anne nói với giọng cầu khẩn:
- Tôi yêu cầu cho tôi biết giám đốc khách sạn này tên gi`?.
Bà đi cạnh cười, bà này có cặp mắt xanh, nhỏ và minh mẫn, lại gần bà mẹ Anne, nói lớn:
- Ở đây toàn người điên cả đấy, đừng có nghe chúng nó nói gi` nhé!.
Bà mẹ kéo tay Anne:
- Thôi mi`nh về với mấy đứa nhỏ đi, bà tiếp:, Mi`nh đi cũng lâu rồi đấy.
Rồi quay qua nói với y tá:
- Cám ơn bà, bây giờ chúng tôi phải về vi` co`n các cháu nhỏ ở nhà
. Bà y tá nhi`n Anne như hỏi. Anne nói:
- Vâng, chúng tôi có hai cháu gái sanh đôi được ba tuổi.
Bà y tá nắm tay mẹ:
- Đi theo tôi, bà Braathen, rồi tôi chỉ chỗ ngủ cho bà.
Bà mẹ run sợ:
- Ồ không, ồ không, tôi không ngủ ở đây đâu, tôi chỉ quen giường ở nhà,
Rồi bà nắm tay Anne kéo ra cửa.
- Mẹ bi`nh tỉnh đi, mẹ, Anne kêu: Mi`nh ở đây một chút xem họ làm gi`?
. Bà mẹ: “Không, mẹ xem đủ rồi, mẹ nghĩ mấy đứa nhỏ ở nhà đói rồi đấy”.
y tá nắm tay bà mẹ và nhi`n bà. Anne nghỉ đến một cuốn phim cô đã coi cách đây nhiều năm. Có ông bị treo cổ, đao thủ nhi`n ông ta để đoán ông nặng bao nhiêu. Cô bảo với bà y tá đang dắt tay mẹ cô,:
- Tôi ở đây thêm chút nữa”, rồi họ bắt đầu đi chậm chậm về mé hành lang.
Mẹ run sợ, to` mo` nhi`n những bịnh nhân. Hai mẹ con xi` xào:
- Coi cái bà kia bị mất một cái răng ki`a. Không nhi`n lại coi, trông giống như con gà trống Tây ban nha”, chắc là gà mái đấy! Nghe Anne nói, bà mẹ cười.
Họ đi tới đi lui trong hành lang rồi lại đi tới đi lui. Mẹ cứ nắm chặt tay Anne, Anne thấy bà bắt đầu mệt.
Một cô y tá trẻ đẹp đi đến hỏi:
- Có phải mẹ cô đấy không, hai mẹ con trông giống nhau quá.
Bà mẹ cười sung sướng: “Ở nhà chúng tôi có hai cháu gái cũng giống nhau như đúc”.
“Vâng”, anne nói, “Tôi có hai đứa con gái sinh đôi”.
Bà mẹ tiếp lời:
- Ờ, nhưng chúng không cùng một trứng
Bà thích nói câu ấy, cứ mỗi khi có dịp bà lại nói ngay như thế, tựa hài học và rất hãnh diện đã thuộc lo`ng.
Cô y tá trẻ, tên Bente, dẫn họ tới pho`ng ngủ của bà mẹ. Pho`ng lớn gồm sáu giường. Bente chỉ cho bà mẹ giường của bà, nhưng bà tỏ vẻ không thích. Trên giường cạnh cửa sổ, một bà già nhỏ ốm, da bị vàng, mắt nâu to, hỏi Anne:
- Cô có nghe chưa?.
Anne hỏi:
- Nghe gi`?.
Ba` tiếp:
- Ở Schous plass, người ta đào mất hết bụi dâu của tôi rồi.
Ba` mẹ kéo tay Anne:
- Thôi, mi`nh về đi, con, chỗ này không phải cho những người bệnh thần kinh tới đâu.
Anne cười: “Có phải mẹ nói con đó không, mẹ?”, mẹ gật đầu.
Họ trở ra hành lang. Nơi đấy có một bà ngồi cạnh cửa, đưa đẩy cánh cửa qua lại, và lẩm bẩm gi` đó, Anne tới gần nghe: “Lát nữa chúng không đến, lát nữa chúng không đến”, cứ thế bà nhắc đi nhắc lại.
“Vâng, cô y tá kể, “Bà Larsen có hai người con trai lớn ở dưới phố, nhưng họ chẳng bao giờ lại thăm bà”. Vừa nói, cô y tá vừa cởi áo choàng của bà Braathen:
- Áo của bà treo vào tủ này, chút nữa bà đi tắm và gội đầu.
Ô trời ơi, Anne thầm nghĩ, mỗi lần mẹ đi tắm là có chuyện, cả ba tuần nay mẹ chưa hề gội đầu. Bà mẹ run sợ nhi`n cô y tá. Bà nói:
- Tắm, Không, trước khi tới đây tôi tắm rồi.
Bà giữ lại áo khoác, tay kia nắm lấy tay con gái.
Y tá bảo:
- Tốt nhất là cô về đi.
Bà mẹ nghe thế, giang hai tay ôm lấy Anne.
Anne bảo mẹ:
- Mẹ à, mẹ bi`nh tỉnh một chút đi, cô y tá chỉ muốn giúp mẹ thôi mà.
rồi cô quay nói với y tá:
- Giờ tôi đi gọi điện thoại về nhà rồi sẽ trở lại.
Bà mẹ buông Anne:
- Ờ, nhưng con nhớ trở lại nhe?.
- Da., nếu mẹ để cô y tá giúp đỡ thi` con sẽ trở lại.
Khi Anne ra , cửa tự động đóng lại. Xuống pho`ng hướng dẫn để gọi điện thoại. Cô quay số, May Britt nhấc điện thoại,
Anne hỏi: “Có chuyện gi` không?”.
May lầu bầu: “Tụi nó khóc dữ quá”.
- Có đồ ăn cô nấu sẵn, cháu cho tụi nó ăn chưa?
- Da. Có, nhưng cháu không thể ở đây lâu được nữa, Svein tới ti`m cháu hai lầu rủ đi phố.
Anne nghĩ thầm, cái con quỷ này. Rồi bi`nh tỉnh nói: “Này, May. Cháu có biết cái ví nâu của cô mà cháu thích không?”
“Dạ biết”, giọng May Britt tỉnh hẳn ra và nhiệt thành.
- Nếu cháu hứa với cô ở đấy cho tới khi cô về, thi` cháu sẽ được cái ví đó, cùng lắm là hai tiếng thôi.
- Vâng cô cứ đi đi, May nói tiếp : Mấy đứa bé nó ngoan rồi, cháu có thể ở đây tới ngày mai luôn cũng được.
Anne cúp máy, định quay số tới văn pho`ng của chồng, một cô từ pho`ng hướng dẫn đi đến:
- Cô tên là Anne Hansson phải không?.
Anne gật đầu:
- Bây giờ cô vào pho`ng bác sĩ Grud nói chuyện.
Rồi cô chỉ pho`ng của bác sĩ cho Anne.
Lúc Anne vào pho`ng, bác sĩ đang xem hồ sơ. Ông đứng dậy bắt tay, mời cô ngồi, rồi tiếp tục coi hồ sơ.
- Mẹ cô năm nay 75 tuổi…, Anne gật đầu.
- Mẹ cô bị bịnh bao lâu rồi?
- Cách đây 2 năm
- Tại sao vậy?
Anne lưỡng lự. “Mẹ tôi nhi`n thấy người, nhưng thực ra không có ai”. Cô thấy câu nói tối nghĩa vụng về. Nhớ lại mùa hè năm đó, hai đứa sanh đôi được một tuổi, cô bế chúng ra ngoài vườn. Bà mẹ ngồi ghế cạnh cô, Anne chú ý thấy bà cứ nhi`n về phía cây tùng lớn bên cạnh.
- Mẹ nhi`n gi` vậy?. Anne hỏi
- Con không thấy à, Anne, con không nhi`n thấy họ ở trên cây như thế nào sao?, Người đàn ông thi` đen, người đàn bà thi` trắng, trắng như con vậy.
Anne ngạc nhiên, khiếp sợ nhi`n mẹ.
- Ông ta đang cởi áo cô ấy. Ôi, con đừng nhi`n, để mẹ kể con nghe họ làm gi`. Rồi bây giờ cô ấy quay về phía ông ta, ôi, mẹ chưa từng thấy kinh khủng như vậy.
Bác sĩ húng hắng: “Người hả?”
- Vâng, mẹ tôi nhi`n thấy người ở trên cây. Ti`nh trạng mẹ tôi lúc đầu cũng thưòng, nhưng có vài lần mẹ tôi bị xỉu mấy phút, khi tỉnh bà lại bi`nh thường, rồi sau đó chẳng nhớ chuyện gi` nữa”.
- Cô có anh chị em gi` không? Bác sĩ hỏi.
- Không, tôi là con một. Nhưng tôi nghĩ mi`nh không cô đơn, và không thấy thiếu ti`nh anh em bao giờ cả.
Vi` Anne có nhiều bạn thân, bố mẹ cho phép cô lúc nào muốn rủ bạn về nhà chơi cũng được.
- Mẹ cô goá?
- “Vâng, bố tôi mất cách đây mười năm” Cô thầm nghĩ: nhờ thế mà bố khỏi phải chứng kiến cảnh mẹ bệnh bây giờ.
- Mẹ cô sanh quán ở tỉnh này?
- Không, mẹ tôi từ Valdres tới.
Bố mẹ Anne dọn tới phố này lâu rồi. Nhưng qua bao năm bà gần như vẫn giữ giọng nói địa phương, hồi co`n nhỏ, Anne đã phải hổ thẹn vi` giọng nói của mẹ.
- Mẹ cô có bao giờ làm việc ở ngoài chưa?
- Chưa. Nhưng trước khi lấy chồng, mẹ tôi làm công trong tiệm bông, rồi sau đó bà chỉ ở nhà lo cơm nước. Bà thích việc nội trợ, làm luôn tay, nếu không làm việc trong nhà thi` cũng ra làm vườn. Đối với bố mẹ tôi, làm việc là một điều hãnh diện. Ông bà trồng cây ngoài vườn, từng gốc cây, từng khóm hoa một. Bà biết hết tên của mấy loại hoa.
- Mẹ cô ở một mi`nh?
- Vâng, như thế này, chúng tôi ở loại nhà cho hai gia đi`nh, mẹ tôi ở tầng một, vợ chồng tôi ở tầng hai; giữa hai tầng kể như nhà kho.
Nhưng từ khi bà mẹ bị dở hơi, vợ chồng Anne phải khóa cửa lại. Hồi bà co`n khỏe, buổi trưa bà vẫn thường lên thăm con gái. Bà yêu thưong mấy đứa cháu ngoại, Anne thích nhi`n cảnh bà cháu nói chuyện, chơi giỡn với nhau.
Nhưng từ năm ngoái, nhiều lần bà lên lầu từ lúc ba, bốn giờ sáng, đứng trước pho`ng ngủ của Anne và Erik kêu: “Anne, dậy đi thôi, con tới trường trễ đó!” Có lúc bà làm cho mấy đứa bé thức giấc, từ đó Anne phải khóa cửa pho`ng của bà lại. Có vài đêm Anne chợt thức, tưởng như nghe thấy tiếng kêu và tiếng gõ cửa ở nhà dưới. Tội nghiệp mẹ, cô nghĩ và hi`nh dung thấy tay mẹ đang đập cửa. Mẹ làm việc rất khéo tay, nhưng từ năm ngoái tay mẹ bị rũ liệt, làm như không co`n là tay của mẹ nữa. Vi` mẹ gần như không có rửa ráy tay chân chi nữa.
- Mẹ cô có tự lo cho mi`nh đuơc không?. Bác sĩ hỏi.
Anne khẽ bật cười: “Không, mẹ tôi chưa bao giờ cởi áo ngủ ra cả, có vài lần bà mặc ba cái áo đầm ra ngoài cái áo ngủ, mẹ tôi không bao giờ mang giầy”.
- Mẹ cô có sạch sẽ không?
Phải chăng bác sĩ có y’ hỏi mẹ có tự đi cầu được không, có làm bậy ra quần không, Anne đóan vậy. Hồi Noel năm ngoái cô mua cho mẹ một cái áo ấm đẹp, mắc tiền. Mẹ chưa tự mua cho mi`nh cái gi` đẹp cả, nhưng bà thích đồ đẹp lắm, nhi`n thấy chiếc áo đẹp, mắt bà sáng lên với màu xanh của chiếc áo. Mười bốn ngày sau, vào một buổi sáng cô đi xuống pho`ng mẹ, cô ngửi thấy mùi hôi hám từ mẹ. Chiếc áo ấm màu xanh, mẹ đem dùng như quần lót. Kẹp giữa cặp đùi gầy, tay áo lòi lên, chiếc áo ấm dính đầy phân.
- Không, mẹ tôi không được sạch cho lắm.
- Tôi biết, mẹ cô có người giúp đỡ mà!
- Vâng có, nhưng chỉ được vài lần rồi họ lại bỏ đi. Mẹ tôi nói không quen thấy “người lạ trong bếp”, bà không biết là họ tới để giúp bà, nên họ làm gi` mẹ tôi cũng chận lại.
Một hôm Anne và Erik đăng báo cho mướn hai căn pho`ng cùng tầng lầu với bà mẹ. Để cho người phụ nữ nào có thể trông nom, giúp đỡ mẹ cô, thuê với giá rẻ. Có nhiều người gọi tới hỏi thuê pho`ng, nhưng thường lại là những người trẻ, ho chỉ cần có cái pho`ng, đêm ở ngày đi. Nhưng rồi cũng có một bà goá già đến thuê. Lúc đầu bà ta rất tử tế, nửa tháng sau thi` bà ta say sưa, cả tuần chỉ nằm rồi uống. Lúc hết bia, bà ta nhờ mẹ Anne cầm giấy ra chợ mua giùm, trên giấy ghi: Ba chai bia. CỨ ĐỂ BẢ MUA! Người bán rất quen bà mẹ, đi mách Anne và Erik. Một hôm Anne đẩy nôi con đi dạo, gặp mẹ. Lúc đó trời tháng tư, gió lạnh từ phía bắc thổi lại. Bà mặc một cái áo đầm, khoác áo choàng, chân không vớ, tay sách một túi bia.
- Theo tôi nghĩ, cô rất bận con nhỏ lại thêm mẹ cô. Chồng cô làm gi`?. Bác sĩ hỏi
- Ảnh là kỹ sư, thường đi đây đó làm việc cho hãng.
Anne mĩm cười, nhớ có lần họ mời một và người bạn lại nhà. Đêm ấy bà mẹ cũng lên, bà quen hết mấy người đó, họ là bạn của Anne từ hồi nhỏ. Mẹ nói chuyện với họ tương đối cũng bi`nh thường, nhưng lúc mọi người đang ngồi nghỉ, bất thi`nh li`nh bà nói với Erik, con rể bà: “Mẹ thấy con có chiếc nhẫn, chúc mừng nhé?” Từ đó mỗi lần gặp Erik, bà tự giới thiệu với dáng điệu nghi lễ trịnh trọng khác lúc bà chưa bệnh. Erik cũng đùa đáp lễ, cúi thấp người nói: “Rất hân hạnh”. Lúc đó bà cười rạng rỡ nhi`n Erik, ánh mắt vui thích, coi vẻ bà thích như thế lắm.
*
Bác sĩ nhi`n Anne, nói:
- Trong tờ y chứng có viết, có đêm mẹ cô bị cảnh sát bắt, dẫn về nhà.
- Vâng, mẹ tôi mặc bộ đồ ngủ đi gần tới phố. Nửa đêm chuông nhà reo, chúng tôi chẳng biết chuyện gi`. Mở cửa ra, thấy mẹ tôi đứng giữa hai ông cảnh sát.
Lúc bà Braathen đi có mang theo cái cặp bi`a giấy tờ của ông chồng, trong đấy có thư từ và địa chỉ nên cảnh sát mới biết đường dẫn bà về.
- Nếu ai hỏi đến, mẹ cô có trả lời được bi`nh thường không?
- Không, mẹ tôi nhớ tên mi`nh, nhưng nếu ai hỏi thi` bà lại dùng tên hồi con gái. Bà không nhớ tuổi mi`nh, hôm qua chúng tôi đi chợ, lúc vào tiệm bà muốn được biết tuổi của tôi. Tôi nói cho bà nghe nhiều lần, nhưng bà lại không nghe. Cuối cùng tôi nói lớn lên “Ba mươi tám” cả tiệm đều nghe, mẹ tôi kêu: “Ôi, con lớn tuổi hơn cả mẹ nữa”.
Bác sĩ nhếch miệng cười, Anne cũng cười. Ông ngồi nhi`n giấy tờ, lát sau ông nói:
- Chắc cô cũng hiểu rằng mẹ cô sẽ bị nhốt kín?
Anne lập lại:
- Nhốt kín! Nhưng mẹ tôi hiền và vui vẻ lắm, suốt đời bà chưa ở nhà thương bao giờ cả.
Bác sĩ nói:
- Vâng, nhưng nhiệm vụ chúng tôi phải coi sóc không để mẹ cô bị nguy hiểm, hay gây nguy hiểm cho người khác.
- Mẹ tôi chưa bao giờ làm hại đến ai cả, mẹ tôi vui tánh và hiền lắm. Anne lập lại
- Cô vừa kể mẹ cô đi đêm, nhưng chúng tôi không thể để mẹ cô làm như thế được nữa. Trước hết chúng tôi khám nghiệm, rồi sẽ ti`m đúng thuốc cho bà, sau đó bà ở lại đây cho tới khi có chỗ nhốt kín.
- “Ôi trời ơi”, Anne nói, “Ôi trời ơi”. Cô nghẹn lời, miệng khô. Bác sĩ đứng dậy tới vỗ lên vai cô. Ông nói:
- Chúng tôi không thể nào làm mẹ cô khỏe lại được, nhưng chúng tôi sẽ chăm sóc bà.
Anne hiểu bác sĩ có y’ bảo cô đi đi, cô đứng dậy, bắt tay bác sĩ, chào và cảm ơn.
*
Anne đón cầu thang máy lên lầu chỗ mẹ cô, nhưng khi lên lại không thấy bà đâu, cô ngồi ghế đợi ở hành lang. Bốn mươi lăm phút sau cánh cửa cuối dãy mở, mẹ cô và y tá bước ra: mẹ mặc áo dài xanh dương viền trắng. Lúc thấy Anne, bà giựt tay cô y tá, chạy từng bước ngắn về phía Anne. Anne ôm lấy mẹ, nghe mẹ thở vào tai mi`nh, làm như bà nhịn từ lâu lắm, bây giờ mới được thở. “Con” bà gọi, “Giờ mi`nh về đi, mẹ đang nấu cơm trưa cho bố con, con cũng biết trưóc khi bố về đồ ăn phải được dọn sẵn lên bàn chứ”.
Cô y tá đi tới họ:
- Bây giờ mẹ cô phải vào pho`ng bác sĩ.
Anne hỏi:
- Tôi được đi theo không?
Cô y tá lắc đầu.
Họ xuống dãy hành lang, tới bên cửa sổ lớn. Bà mẹ chạy tới, ngóng ra. Y tá Bente nói nhỏ với Anne:
- Tôi nghĩ tốt nhất là cô nên về đi, cô càng ở lâu, càng khó cho chúng tôi.
Bà mẹ trở lại nói:
- Ở ngoài có con ngựa con.
Cô y tá cười.
- Đúng, đấy là cái tượng con ngựa con đó . Cô y tá nói tiếp: Cô có thể ngờ được rằng mùa hè ở đây đẹp lắm không?
Anne hỏi:
- Lúc đó bệnh nhân có được ra ngoài không?
Cô y tá đáp:
- Có, nếu chúng tôi có thi` giờ, hay khi có ai tới thăm bệnh, họ có thể dẫn thân nhân ra ngoài.
Anne nói:
- Mẹ tôi là người nhà quê, mẹ tôi yêu thiên nhiên lắm, và yêu cả thú vật nữa.
Bà Braathen nhi`n con:
- Mẹ nghĩ chắc họ không cho ngựa ăn, nên ngựa hí ồn quá.
Cô y tá mỉm cười.
Anne quàng tay lên vai mẹ, đua má cạ vào má mẹ:
- Mẹ, con phải đi, nếu con kiếm được ai trông mấy cháu thi` mai sẽ trở lại đây.
Bà Braathen nhi`n con ngơ ngác:
- Con không bỏ mẹ ở tại đây chứ.
Anne nói như van xin:
- Mẹ biết con phải về coi sóc mấy cháu bé mà.
Y tá Bente đẩy nhẹ lưng Anne:
- Cô về lẹ lẹ đi, tôi co`n phải đi dạo với mẹ cô trong hành lang.
Anne ra cửa, nhưng bà mẹ đẩy cô y tá ra, chạy từng bước ngắn theo con, miệng kêu:
- Anne, mẹ nó ơi, con đừng bỏ mẹ, con thương, đừng bỏ mẹ ở đây một mi`nh.
Cô y tá đi nhanh tới trước Anne, lấy khóa mở cửa. Bà mẹ nắm chặt lấy áo con, nhưng Anne giựt ra, rồi chạy về phía cửa cô y tá mở sẵn. Lúc ra ngoài, Anne nhi`n qua khung cửa, thấy y tá đang nắm tay mẹ cô kéo về phía hành lang, nhưng bà lại chạy ngược ra, đứng đó đập cửa bằng cái nhẫn cưới. Anne nghe tiếng bà kêu vọng ra, bà gào lên:
- Anne ơi, mẹ nó ơi, mẹ nó ơi.
Cô bịt tai đi xuống cầu thang, nhưng tiếng kêu ấy vẫn bám theo cô. Anne biết cô sẽ không bao giờ quên tiếng nhẫn của mẹ cô đập vào cửa kiếng.
Chuyện ngụ ngôn hay - Chỉ có một người thôi
Chỉ có một người thôi
Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
Bác làm công trở về gặp người chủ.
Người chủ hỏi:
- Ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời:
- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Thiền Của JOSHU
Joshu khởi sự học Thiền lúc ngài đã sáu mươi tuổi và tiếp tục đến mãi tám mươi tuổi thì liểu ngộ. Ngài dạy thiền từ khi tám mươi tuổi cho đến khi một trăm hai mươi tuổi.
Một lần có một thiền sinh hỏi: "Nếu chẳng có gì trong tâm thì con phải làm sao?"
Joshu trả lời: "Ném nó ra."
"Nhưng nếu con chẳng có gì thì làm sao con ném nó ra được?" thiền sinh tiếp.
"Vậy thì" Joshu bảo "Hãy khiêng nó ra."
Điển Hay Tích Lạ - Lão tiều phu hay con hạc đen
Lão tiều phu hay con hạc đen
Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u. Đời nhà Trần, Hồ (1225-1407) có một tiều phu ẩn cư ở đấy. Người ta gọi là Hoàng My tiên sinh.
Một hôm Hồ Hán Thương đi săn đến đấy, bỗng gặp một lão tiều phu vừa đi vừa hát:
Na chi sơn hữu thạch toàn ngoan
Thụ thương thương
Yên tịch mịch
Thủy sàn sàn
Triêu hề ngô xuất
Mộ hề ngô hoàn
Hữu y hề chế kỹ,
Hữu bội hề nhận lan
Thát bài thanh hề bình hiểu chướng,
Điền hộ lục hề chẩm tình than.
Nhậm tha triều thị
Nhậm tha sa mã
Tri trần bất đáo thử giang san,
U thảo Tống triều cung kiếm
Cổ khâu Tấn đại y quan.
Vương Tạ phong lưu
Triệu Tào sự nghiệp,
Toán vãng cổ lai kim khanh tướng
Trạch triện đài man
Tranh như ngã trạo đầu nhất giác
Hồng nhật tam can.
Tạm dịch: (Bản dịch của Trúc Khê)
Núi Na đá mọc chênh vênh,
Cây tùm um, nước long lanh khói mờ.
Đi về hôm sớm thẩn thơ,
Mình dư áo lá, cổ thừa chuỗi hoa.
Non xanh bao bọc quanh nhà,
Ruộng đem sắc biếc xa xa diễu ngoài.
Ngựa xe võng lọng thây ai,
Nước non riêng chiếm, bụi đời khôn vương.
Áo đai đời Tấn gò hoang,
Kiếm cung triều Tống dưới làn cỏ xanh
Sự đời bao xiết mong manh,
Phong lưu Vương, Tạ, công danh Triệu, Tào
Từ xưa khanh tướng ngôi cao,
Đá mờ rêu phủ đã bao nhiêu rồi.
Sao bằng ta được thảnh thơi,
Giấc mai bừng tỉnh, mặt trời lưng không.
Hán Thương nghe hát cho đó là một vị ẩn giả, bèn truyền thị thần đi theo vào động. Thấy trên vách đá có đề hai khúc ca "Ái miên" (Thích ngủ) và khúc "Ái kỳ" (Thích đánh cờ), thị thần xin mời tiều phu về triều.
Tiều phu không bằng lòng nói:
- Nghiêm Tử Lăng không lấy chức Gián nghị ở Đông Đô mà đổi cái thú yên ba sông Đồng Lại. Khương Bá Duy không vì họa đồ của Thiên tử mà làm nhơ cái cảnh sơn thủy Bành Thành.
Sứ thần về tâu lại, nhưng Hán Thương bảo đi mời một lần nữa, mang theo một cỗ an xa, quyết mời cho kỳ được. Nhưng đến nơi chỉ thấy cửa động rêu mọc phủ cả, gai góc lấp mất đường đi, trên vách đá có hai câu thơ đề bằng nhựa cây:
Kỳ La hải khẩu ngâm hồn đoạn,
Cao Vọng đầu khách tứ sầu
Nghĩa:
Cửa biển Kỳ La hồn sẽ dứt,
Đầu non Cao Vọng khách đeo sầu.
Sứ thần về kể lại; Hán Thương nổi giận, khiến người đến đốt núi ấy. Chỉ thấy một con hạc đen từ trong núi bay bổng lên, liệng múa giữa không trung, mà không thấy giấu tích tiều phu đâu cả.
Về sau, hai cha con họ Hồ là Quý Ly và Hán Thương đều bị xảy ra tai họa đúng như hai câu thơ báo trước của lão tiều phu.
Chuyện cười trong ngày
Biện pháp mạnh
Ở một trường tư nọ, các cô gái lớp 12 bắt đầu sử dụng son. Họ thường trang điểm trong nhà vệ sinh. Đó cũng là điều bình thường nếu họ không có thói quen ép môi vào gương và để lại đó hàng tá dấu son.
Hàng đêm, người lao công phải tới lau sạch và sáng hôm sau, các cô gái lại làm tấm gương nhòe nhoẹt những dấu son.
Cuối cùng, hiệu trưởng quyết định ra tay để lập lại kỷ luật. Bà gọi các cô gái tới nhà vệ sinh cùng với anh lao công, giải thích cho các cô rằng những dấu son họ để lại đã gây phiền toái cho người phải dọn nó như thế nào.
Để chứng minh cho sự khó khăn của việc lau sạch gương, bà đề nghị anh lao công làm thử trước mặt các cô gái.
Anh chàng cầm lấy cây lau nhà cán dài, nhúng vào bồn cầu và bắt đầu lau gương.
Kể từ đó, dấu son tuyệt tích trên những tấm gương.
Ở một trường tư nọ, các cô gái lớp 12 bắt đầu sử dụng son. Họ thường trang điểm trong nhà vệ sinh. Đó cũng là điều bình thường nếu họ không có thói quen ép môi vào gương và để lại đó hàng tá dấu son.
Hàng đêm, người lao công phải tới lau sạch và sáng hôm sau, các cô gái lại làm tấm gương nhòe nhoẹt những dấu son.
Cuối cùng, hiệu trưởng quyết định ra tay để lập lại kỷ luật. Bà gọi các cô gái tới nhà vệ sinh cùng với anh lao công, giải thích cho các cô rằng những dấu son họ để lại đã gây phiền toái cho người phải dọn nó như thế nào.
Để chứng minh cho sự khó khăn của việc lau sạch gương, bà đề nghị anh lao công làm thử trước mặt các cô gái.
Anh chàng cầm lấy cây lau nhà cán dài, nhúng vào bồn cầu và bắt đầu lau gương.
Kể từ đó, dấu son tuyệt tích trên những tấm gương.
Monday, June 27, 2016
Chuyện ngắn - Cuộc vận động của Susie
Cuộc vận động của Susie
Thomas R. Overton
Làm bố mẹ, chúng ta thường học được nhiều điều nơi con cái cũng như chúng học được từ chúng ta. Bọn trẻ gợi cho ta nghĩ về cái thời hoa mộng đầy ắp những ý tưởng và hy vọng, cái thời mà những cay đắng của cuộc đời chưa dạy cho chúng ta biết nghi ngờ chính mình mỗi khi gặp phải khó khăn và trở ngại.
Con gái Susie của tôi đang học lớp 5 khi con bé học được bài học đầu đời về cuộc sống, cái chết và lòng trắc ẩn. Jeff, cậu bạn học của nó, bị chứng bệnh bạch cầu. Cậu bé rất yếu và rụng cả tóc, phải thường xuyên nghỉ học. Trong khi một số bạn bè tránh xa, chế giễu hoặc nhạo báng Jeff, Susie lại quan tâm chăm sóc thằng bé và hai đứa trở thành đôi bạn thân thiết.
Trong suốt thời kỳ căn bệnh của Jeff thuyên giảm, Susie và Jeff thường ở bên nhau, chơi đùa, học chung và chuyện trò. Chúng tham gia cả những cuộc chạy đua tiếp sức của lớp 5K. Hai đứa chúng chẳng chịu rời nhau bao giờ.
Vì thế, quả là một cú sốc khủng khiếp đối với con bé Susie nhà tôi khi chứng kiến bệnh bạch cầu bộc phát và quật ngã người bạn thân thiết nhất của nó. Đó cũng là lúc cô con gái phi thường của tôi thể hiện hết khả năng sáng tạo và sức mạnh ý chí của nó. Điều ấy đã dạy cho chúng tôi biết thế nào là quyền năng của lòng tin.
Susie muốn làm một điều gì đó gợi cho mọi người nhớ về Jeff. Vì lúc còn khỏe mạnh Jeff rất yêu thích môn chạy đua, Susie nảy ra ý định tổ chức một cuộc chạy đua tưởng niệm Jeff Castro nhân danh hiệp hội những người bị bệnh bạch cầu. Khi Susie bày tỏ với chúng tôi ý nghĩ này, chúng tôi rất tự hào và xúc động nhưng cũng rất e dè. Chúng tôi biết Susie không có một chút khái niệm gì về tầm quan trọng của một công việc như thế, con bé cũng chẳng có kinh nghiệm hay hiểu biết gì để tổ chức chương trình ấy. Thực ra, chúng tôi cũng không biết làm cách nào để vận động một quĩ hỗ trợ. Vì vậy, chúng tôi chỉ biết lắng nghe rồi gác câu chuyện sang một bên. Chúng tôi thực sự không ngờ rằng Susie vẫn tiếp tục nỗ lực thực hiện ý định của mình cho đến khi tìm được người có khả năng giúp đỡ nó.
Không nói trước cho chúng tôi biết, Susie tìm đến các thầy cô. Cũng như chúng tôi, họ đã khen ngợi ý tưởng của con bé và cố gắng giải thích cho Susie rõ vì sao khó lòng thực hiện ý tưởng như thế. Bên cạnh thời gian và công sức phải bỏ ra, các thầy cô đã giảng giải với con bé Susie nhà tôi,con bé cần phải liên hệ và thuyết phục được những người thích hợp cũng như phải vận động cho được một số tiền tài trợ rất lớn. Họ đề nghị với Susie một số chương trình đơn giản hơn.
Susie chỉ lắng nghe, không nói gì và tiếp tục làm theo cách riêng của mình.
Bạn có thể hình dung được nỗi kinh ngạc của gia đình chúng tôi, khi mà chỉ độ hai tuần sau chúng tôi bắt đầu nhận được những cú điện thoại ở nhà từ Pepsi – Cola, Coors và nhiều công ty tiếng tăm khác hỏi tìm gặp Susie. Con bé đã liên hệ với các công ty này để xin tài trợ một cuộc đua, và họ muốn được biết thêm chi tiết về chương trình tổ chức của cuộc đua ấy. Từ thời điểm đó, chúng tôi hiểu rằng cô con gái của mình quyết tâm thực hiện ước mơ của nó và chúng tôi không thể nào làm ngơ được – một cuộc chạy đua sẽ phải được tổ chức và chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ con mình.
Sau nhiều tháng trời hoạch định, phối hợp và vận động gây quĩ, cuộc chạy đua Jeff Castro của hiệp hội những bệnh nhân bệnh bạch cầu đã được tổ chức. Liệu chương trình ấy có thành công không? Bạn hãy thử đặt cược đi! Chúng tôi đã vận động được hơn 20.000 đô-la, phân nữa số tiền này được dùng để thanh toán các chi phí tổ chức, và một chi phiếu 10.000 đô-la được hân hạnh trao cho hiệp hội các bệnh nhân bệnh bạch cầu. Tất cả được bắt đầu từ một khát vọng được thể hiện tình thương của một bé gái dành cho đứa bạn trai, một khát vọng đã đựoc nung nấu bằng ý chí và lập trường kiên định mà không ai có thể lay chuyển được.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Đại bàng và Gà
Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.
"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".
Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
An Tống Kinh Ðiển
Tetsugen, một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớùn vô lường.
Tetsugen bắt đầu du hành và quyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đũ số tiền để khởi sự công tác.
Nhưng lúc ấy sông Uji gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.
Vài năm sau, một trậỉn ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu nhân độả thế.
Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở Kyoto.
Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.
Điển Tích Truyện Kiều - Tràng Khanh
Điển Tích Truyện Kiều - Tràng Khanh
Phương Tây có Casanova, có Don Juan., nhưng đào hoa, đa tình e còn thua xa Tống Ngọc, Tràng Khanh..Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh. Chỉ một khúc nhạc Phượng Cầu trầm tư để "làm vốn" mà Tràng Khanh đã làm rơi rụng biết bao con tim. Tiếng đàn của Kiều cũng nặng u sầu khúc nhạc này:
Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng ?.
Trường Khanh, tức Tư mã Tương Như có tiếng đàn tuyệt chiêu, đặc biệt là khi gảy khúc Phượng Cầu, trong lòng thiếu phụ, gái thanh xuân bỗng như sóng trào.
Thời ấy có nàng Trác Văn Quân thuộc hàng quốc sắc thiên hương, con của tri huyện Thiểm Tây Trác Bá Lộc. Nàng được gã cho thư sinh Vương Hàm Tân, đỗ tú tài rồi nhung vẫn tiếp tục việc bút nghiên. Nửa năm hương lửa đang nồng, Hàm Tân bỗng lâm bạo bệnh từ trần. Nửa đời hồng nhan dang dở. Trong suốt thời gian làm tuần , nàng ngồi rũ rượi bên bàn thờ chồng. Bỗng một đêm, văng vẳng từ bên kia sông, tiếng đàn ai theo với lời ca não nùng:
Tình yêu là mối dây oan
Hoa tươi nghĩ lúc hoa tàn tủi thân.
Hoa tàn hoa rụng - Hoa héo đầu cành
Hận ngày xanh - Tủi ngày xanh
Kiếp hoa ngắn ngủi
Mưa gió tan tành
Nguyệt đan mành
Hoa tàn tạ
Cảnh bâng khuâng
Yêu nhau không trọn
Đời bạc như vôi
Tình xưa ai đã phụ rồi
Người xưa như thế thì thôi còn gì
Mối tình si - lệ lâm ly
Thà rằng quen biết nhau chi
Biết nhau như thế ước gì mà mong
Ôi tiếng đàn câu ca như xé tâm can. Trác Văn Quân gọi tỳ nữ Thanh Mai vào thơ phòng , hỏi:
- Tiếng đàn của ai bên sông sao nghe buồn bã quá, lòng ta xao động khôn cùng. Người hãy sang sông tìm thử ai đang réo rắt tiếng tơ trùng này.
Đêm đã khuya, nhưng may con ánh trăng vằng vặc. Thanh Mai vâng lời chủ, gọi đò sang sông. Cô lái đò giải thích cho Thanh Mai:
- Có chàng trai từ phương xa đến đây tên là Tư Mã Tương Như Trường Khanh . Chàng có khúc nhạc mê hồn Phượng Cầu Hoàng, đàn bà con gái không sao cưỡng lại sức quyến rũ, mê mẫn khi nghe khúc nhạc này.
Thanh Mai chỉ hiểu mơ hồ lời giải thích của cô lái đò và tìm đến gần phía trang viên. Bên trong thấp thoáng nhiều bóng hồng đang đùa cợt lả lơi quanh một chàng trai trẻ đẹp. Sửng sờ, cô tỳ nữ bị chôn cứng chân đến gần tảng sáng mới lần bướ ra về, thưa chuyện cho cô chủ:
- Em đã tìm đến trang viên.. Ở đó có vườn hoa đẹp, có chàng trai tên là Trường Khanh, có tiếng đàn làm mê hoặc đàn bà con gái khắp vùng này.
Trác Văn Quân bỗng hở dài, nét hoa thêm phần ủ dột, thảo nào, lòng tạ. Suốt ngày hôm đó, nàng ngồi câm nín bên lan can, vành khăn tang trễ xuống ngang vai, khói hương bàn thờ chồng cũng tắt ngấm. Rồi ngày một ngày hai, tiếng đàn sao im bặt.. Qua đêm thứ ba, Văn Quân không dìm được nỗi lòng, gọi Thanh Mai vào:
- Đã hai đêm ta không nghe được tiếng đàn, trong người khó thở. Người hãy tìm đến chàng, trao thư này cho tạ Thanh Mai ngập ngừng can ngăn:
- Tiểu thư chưa quen biết, sao lại trao thơ cho người tạ Lệnh lang cũng vừa mệnh chung...
Văn Quân như mất hồn, ừ thì thôi vậy, nếu người không trao thư cho ta, thì hãy đưa ta đến tìm gặp người đó . Nói xong. vội vàng Van Quân cởi bỏ tang phục, ăn mặc cực kỳ diêm dúa, kéo xệch Thanh Mai xuống đò, sang ngang. Gần đến trang thanh viên, Văn Quan hối hả bước vộị Nhưng khi đến gần, được Thanh Mai chỉ cho trông thấy dung mạo người trong mộng, Văn Quân bỗng thẹn thùng; con người đàn bà đoan chính, một thoáng chốc ... Nàng run rẩy quay gót chạy trở về. Tràng Khanh cũng biết có nguời đang nhìn trộm mình rồi bỏ chạy, nhưng vướng víu các kiều nữ đang quấn chặt lấy mình, nên không theo đuổi kịp. Sau đó, tuy trễ một chuyến đò, Tràng Khanh cũng tìm đến được bên ngoài phủ quan, biết ngươì thiếu phụ là Trác Văn Quân, góa phụ trẻ đẹp tuyệt tác trần gian. Tràng Khanh nghĩ, ta sẽ có nàng.
Trác Văn Quân về đến thơ phong, vất bỏ xiêm ỵ mặc lại tang phục, đến ngồi lặng yên bên bàn thờ chồng. Nửa đêm về sáng, bỗng tiếng đàn lại vọng lên. Ôi nó réo rắt mời gọị Người góa phụ cố bịt kín lấy đôi tai, nhưng âm thanh lại càng xoáy vào hồn. Nàng dẫy dụa trong dằn vặt nhưng thôi ; ánh trăng mờ dần .. nàng thẩn thờ đứng dậy, lại cởi bỏ tang phục, thay đổi xiêm y sặc sỡ, nhanh bước ra bờsông. Khi đã đưa nàng sang bên kia bờ, cô lái đò hỏi:
- Thưa bà, tiện nữ sẽ đợi đến bao giờ để đưa bà về.
- Không, đừng hoài công chờđợi . Ta đã vào khúc Phượng Cầu, e không có ngày trở lại.
Chuyện cười trong ngày
Gậy ông đập lưng ông
Khách thuê phòng phàn nàn với giám đốc: "Sao ông tính cả tiền trái cây cho tôi? Tôi có ăn tí nào đâu?"
Giám đốc: "Ngày nào chúng tôi cũng đặt trái cây tươi trong phòng. Ông ăn hay không là chuyện của ông".
"Tôi hiểu rồi". Người khách vừa trả lời vừa lấy bút trừ đi 150.000đ trong hóa đơn.
Giám đốc ngạc nhiên: "Anh làm gì vậy?"
Người kia thản nhiên: "Vì ông hôn vợ tôi, mỗi ngày phải trừ đi 50.000đ".
"Sao? Tôi hôn vợ ông bao giờ?"
"Bà ấy ở trong khách sạn ông suốt ba ngày kia mà!"
Khách thuê phòng phàn nàn với giám đốc: "Sao ông tính cả tiền trái cây cho tôi? Tôi có ăn tí nào đâu?"
Giám đốc: "Ngày nào chúng tôi cũng đặt trái cây tươi trong phòng. Ông ăn hay không là chuyện của ông".
"Tôi hiểu rồi". Người khách vừa trả lời vừa lấy bút trừ đi 150.000đ trong hóa đơn.
Giám đốc ngạc nhiên: "Anh làm gì vậy?"
Người kia thản nhiên: "Vì ông hôn vợ tôi, mỗi ngày phải trừ đi 50.000đ".
"Sao? Tôi hôn vợ ông bao giờ?"
"Bà ấy ở trong khách sạn ông suốt ba ngày kia mà!"
Sunday, June 26, 2016
Chuyện ngắn - Bí mật của bé Bánh Rán
Bí mật của bé Bánh Rán
Chuyện sưu tầm
Lên năm tuổi, thằng Bánh Rán, con tôi, hầu như tuần nào cũng mang về nhà một thương tích mới. Phạt roi hay úp mặt vào tường đều là nước đổ lá khoai.
Cuối cùng, tôi đề nghị thương lượng. Nếu trong một tuần, Bánh Rán không làm điều gì khiến cô mẫu giáo và hàng xóm than phiền, thì tôi sẽ mua cho cu cậu một chiếc ôtô chạy điện.
Trong bảy ngày kế tiếp, vợ chồng tôi hoàn toàn yên ổn. Ở trường mẫu giáo về nhà, cu cậu thường ngồi hí hoáy vẽ. Nếu có đi chơi, thì quần áo Bánh Rán cũng chỉ lấm lem tí chút. Vợ chồng tôi rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên hơn nữa, ngày chủ nhật, khi tôi dẫn Bánh Rán đi mua chiếc ôtô chạy điện mà con từ lâu ao ước, cậu đã từ chối mà khăng khăng chọn chiếc xe đạp ba bánh có rơ - moóc.
Một ngày kia, tôi lén đi theo khi cu cậu đạp xe ra sân chơi gần nhà, Bánh Rán mang theo mấy bức vẽ và một củ khoai luộc. Bánh Rán dừng xe, một cô bé nhỏ xíu, mắt một mí tung tăng chạy đến. Hai đứa nhỏ ngồi đung đưa chân trên ghế đá, chúi mũi xem "tác phẩm hội hoạ" của Bánh Rán. Cô bé bóc khoai, bẻ cho Bánh Rán miếng to, còn mình chỉ nhai nhỏ nhẻ. Bánh Rán vô tư ăn hết phần rồi... thèm thuồng nhìn miệng bạn gái. Mắt một mí chìa luôn miếng khoai cho cậu, còn cô bé ngắm tranh cho no lòng.
Về nhà, tôi không nói gì với vợ. Tôi chẳng muốn cô ấy thêm đau đầu về "mối tình" của Bánh Rán.
Bánh Rán ngày càng ngoan. Cu cậu hăng say học chữ, tập làm toán. Nhưng bánh kẹo và hoa quả trong tủ lạnh thì vơi đi nhanh chóng. Tôi quyết định nói chuyện thẳng thắn với cậu con trai. Và Bánh Rán thành thật kể về Su. Tôi hỏi: "Con thích bạn Su thật chứ? ". Cậu nhóc gật đầu: "Bạn ấy học cùng lớp Lá. Tụi con cất gối và cốc uống nước gần nhau trong tủ. Buổi trưa, con lấy gối ngủ cho Su. Còn ăn chè thì Su lấy cốc cho con, bố ạ. Việc nhẹ Su làm, việc nặng con làm hết! ". Tôi hơi chột dạ, vì ở nhà, mọi việc đều do vợ tôi gánh vác, đi làm về tôi chỉ đọc báo và xem TV mà thôi.
Tôi hỏi tiếp: "Con thường giành ăn của Su phải không? ". Bánh Rán ngoẹo đầu: "Bạn ấy bị sún nên ghét nhai lắm. Ở lớp, con nhường cho bạn ấy bát canh của con đấy! ". Tôi phì cười: "Sắp vào lớp 1, hết học chung, con nhớ Su chứ? ". Bỗng dưng, đôi mắt Bánh Rán mở to, lo âu: "Con sẽ cưới bạn Su, bố nhé? ". Tôi bàng hoàng, đùa: "Cưới nhau thì hai vợ chồng đi lại bằng gì? ". "Con có xe đạp ba bánh đấy thôi. Su có thể ngồi sau rơ - moóc ạ". "Nhưng khi có em bé sẽ vất vả đấy", tôi nói nghiêm trang. Bánh Rán suy nghĩ rất lâu rồi cười rạng rỡ: "Su đẻ trứng, con gửi mẹ cất vào tủ lạnh. Con sẽ đi làm siêng năng. Khi nào có nhiều tiền, Su sẽ ấp quả trứng cho nở ra em bé. Con sẽ chăm sóc Su thật tốt, không để bạn ấy mệt tí nào bố ạ". Tôi lặng đi, nhìn Bánh Rán. Những ý nghĩ ngây thơ mà cũng thật chững chạc hệt như của một chàng trai trưởng thành, biết yêu thương nên đầy trách nhiệm và lo toan.
Mai này Bánh Rán lớn lên, có lẽ sẽ lấy cô gái mắt một mí nào đó làm vợ. Dù cô gái ấy là ai, tôi cũng tin rằng người được con tôi yêu sẽ hạnh phúc. Bởi vì, một khi biết thương người phụ nữ của mình, người đàn ông sẽ nỗ lực rất nhiều. Tôi học được điều bí mật tuyệt vời ấy chính từ Bánh Rán.
Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Chú voi con
Chú voi con
Sau một lần thưởng thức, thích thú với chương trình xiếc thú vào buổi tối. Tôi đi vòng ra sau rạp xiếc để ngắm tận mắt những con thú dễ thương và mở mang trí óc.
Tôi nhìn thấy con voi bị buộc chặt vào một cộc gỗ nhỏ. Rõ ràng là con voi rất to và khỏe, đủ để nhổ bật cái cọc đó và trốn thoát bất cứ lúc nào một cách dễ dàng.
Nhưng hình như nó cứ chịu đựng và không hề có nỗ lực cố gắng gì. Tại sao một con vật có thể nâng lên hàng trăm cân hàng bằng vòi lại chịu bị bó buộc và chờ thời gian trôi qua? Tại sao? Trừ phi nó muốn thế.
Tôi liền hỏi người dạy thú, ông ta giải thích như sau: “ Khi con voi còn nhỏ và mới vào rạp xiếc, nó còn rất yếu. Lúc ấy nó bị buộc bằng một sợi xích lớn vào một cọc sắt để không làm cho nó có thể giật ra được. Sau một thời gian cố gắng, nó bỏ cuộc. Luôn có ấn tượng thì thầm bên tai nó: “ Mình không thể! Mình không thể!”
Chính dấu ấn đó làm yếu đi sức mạnh tinh thần của nó. Và nó không hy vọng trốn được, cũng không bao giờ cố chạy trốn nữa.
Có rất nhiều người cũng như con voi trong rạp xiếc. Với những tiếng nói vang vọng trong tâm trí họ: “ Không làm được đâu!” Chính điều đó đã kết thúc mọi nỗ lực của họ
Có thể họ có ước mơ, nhưng những ấn tượng không tốt đó luôn kéo họ lại.
Hôm nay, bạn hãy bỏ đi những suy nghĩ về sự hạn chế của bản thân mình. Khi tâm trí của bạn được giải phóng, mọi giới hạn về khả năng của bạn sẽ được xóa bỏ.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Mỗi Phút Ðều Là Thiền
Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in. Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."
Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.
Điển Hay Tích Lạ - Trung ngôn nghịch nhĩ
Trung ngôn nghịch nhĩ
Thành ngữ "Trung ngôn nghịch nhĩ". Tức nói thật mất lòng, hoặc nói thẳng nghe trái tai.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký-Lưu Hầu Thế Gia".
Năm 207 công nguyên, sau khi Lưu Bang đánh chiếm được Hàm Dương, liền vào trong cung nhà Tần xem xét, thấy của cải chất như núi, mỹ nữ nhiều vô kể, thì trong lòng bỗng cảm thấy rất hiếu kỳ và thỏa mãn, những muốn hưởng dụng hết tất cả.
Phàn Khoái là thuộc hạ của Lưu Bang, khi nhận biết ý đồ này, liền hỏi Lưu Bang muốn làm một đại phú ông, hay muốn thống trị thiên hạ, Lưu Bang trả lời rằng: "Đương nhiên là muốn thống trị thiên hạ rồi". Phàn Khoái lại nói: "Trong cung Tần của cải vô số, mỹ nữ đông đúc, những thứ này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới triều nhà Tần bị diệt vong, vậy đại vương không thể nào ở lại trong cung, mà hãy nhanh chóng trở về Bá Thượng". Nhưng Lưu Bang không chịu nghe theo.
Sau khi biết được việc này, mưu sĩ Trương Lương mới nói với Lưu Bang rằng: "Vua Tần u mê vô đạo, cho nên nhân dân mới nổi lên làm phản, do đó đại vương mới chiếm được những thứ này, đại vương đã trừ được bạo chúa cho dân, thì phải giữ vững hình ảnh của mình, phải sống tiết kiệm qua ngày. Nay mới tới cung nhà Tần mà đã muốn hưởng lạc sao được? Lời nói thẳng tuy nghe trái tai, nhưng lại có lợi cho hàng động, thuốc tốt tuy đắng nhưng giã tật. Vậy mong đại vương hãy nghe theo lời của Phàn Khoái".
Lưu Bang nghe xong nghĩ rằng, sau này mình được cả thiên hạ thì của cải, mỹ nữ sớm muộn mình cũng được hưởng, bèn nhận lời nghe theo, và coi cung nhà Tần là một nơi thị phi, là cạm bẫy, bèn hạ lệnh cho quân sĩ niêm phong các phủ đệ và kho báu, đóng cửa cung lại rồi trở về Bá Thượng.
Chuyện cười trong ngày
Cô giáo hỏi một học sinh:
- Em có biết chúng ta nhập khẩu từ Ấn Độ những sản phẩm gì?
- Thưa cô, em không biết ạ.
- Thế hạt tiêu nhà em vẫn dùng từ đâu mà có?
- Thưa cô, mẹ em xin của hàng xóm ạ.
- Em có biết chúng ta nhập khẩu từ Ấn Độ những sản phẩm gì?
- Thưa cô, em không biết ạ.
- Thế hạt tiêu nhà em vẫn dùng từ đâu mà có?
- Thưa cô, mẹ em xin của hàng xóm ạ.
Saturday, June 25, 2016
Chuyện ngắn - Ai chọn giùm tôi
Ai Chọn Dùm Tôi
Tác giả: Y Ban
Tôi quyết định bán nhà. Căn nhà đã ghi lại bao kỷ niệm buồn đến nỗi tôi không thể sống trong đó. Mỗi vật dụng trong nhà đều đã chứng kiến nỗi khổ đau của tôi. Thậm chí đến không khí trong căn nhà cũng tăng độ ẩm vì nước mắt của tôi.
Tôi không mang theo một thứ gì trong căn nhà này. Cái giường, cái tủ còn tốt nên chủ nhà mới xin lại. Cái bát, cái đũa, cái xoong, cái nồi tôi cho bà hàng xóm… Còn lại duy nhất là cái bàn thờ với bát hương thì chưa biết giải quyết bằng cách nào.
Cái bàn thờ tôi lập khi mua căn nhà này đi ở riêng. Trên bàn thờ chỉ có duy nhất một bát hương nhưng là nơi để tôi thờ Phật, Thần linh, Thổ địa, Cụ kỵ, Ông bà… Đến khi cha mẹ tôi qua đời thì tôi rất muốn rước cha mẹ tôi về thờ riêng nhưng các anh trai tôi không đồng ý vì phận tôi là gái. Vậy là cái bàn thờ của tôi là nơi tôi thờ tất cả những điều linh thiêng đã nâng đỡ cho tâm hồn tôi chống trọi được với cuộc đời, để sống.
Mẹ sinh tôi là gái. Mẹ dạy tôi tam tòng, tứ đức. Đặc biệt mẹ dạy tôi chữ nhẫn. Bài học đầu tiên của chữ nhẫn là năm lên 4 tuổi mẹ đã vót cho tôi một đôi que đan với một cái giỏ đựng đầy sợi gai. Bàn tay vụng dại của tôi nhể từng sợi gai đan thành một mảnh vải kỳ quái bé xíu bằng bàn tay. Lớn lên cha cho tôi đến trường. Tôi học không sáng dạ nhưng bàn tay đan thì khéo léo vô cùng. Khi 18 tuổi tôi đã có nghề kiếm cơm của thiên hạ. Nhưng cái nghề này khiến tôi suốt ngày ru rú ở trong nhà. Mẹ bảo: khéo không nó ế chồng. Cha bảo: mua cho nó căn nhà như cái giỏ để nó đơm một tấm chồng.
Năm 19 tuổi tôi đã có căn nhà, có một nghề tốt để kiếm cơm, lo gì không kiếm nổi một tấm chồng. Một tấm chồng tương xứng với tôi. Nhưng tôi lại là một kẻ mơ mộng, với ước vọng cao xa. Tôi phải lòng một anh học trò nghèo. Mặc những khuyên can của cha mẹ, anh em. Mặc những lời đàm tiếu của thiên hạ tôi rước anh học trò nghèo về nhà nhận phần chăm lo cuộc sống trần tục để chàng chăm lo đèn sách mong một ngày "võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Nếu không được kết thúc có hậu như vậy thì cũng là góp phần nuôi dưỡng chất xám. Cái thứ đang bị ngoại bang chăn dắt.
Sau 5 năm chăm lo cuộc sống cho chàng đèn sách, lại còn không muốn cho chàng thua kém bạn bè. Tôi đã mua cho chàng xe máy, máy vi tính, điện thoại di động. Còn tôi, tôi nhận về mình bao cay đắng. Chưa một lần tôi được đón tiếp bạn bè của chàng. Chưa một lần tôi được đi chơi cùng chàng giữa thanh thiên bạch nhật. Giữa một rừng lời nói yêu đương hai lần chàng ép buộc tôi đi tháo bỏ thai ra.
Thêm 2 năm sau khi tốt nghiệp mà chàng không xin được việc. Chàng khổ đau một thì tôi khổ đau 10. Để làm vui lòng chàng tôi phải ra sức chiều chuộng theo chàng. Giờ chàng có thói quen tắm hiệu, gội đầu hiệu. Một tấm áo len tôi đan mất 2 ngày, tiền công 50 ngàn đồng thì một lần chàng gội đầu hiệu và bo hết 20 ngàn đồng, tiền cà phê 10 ngàn đồng. Còn lại chỉ đủ tiền ăn cho chàng. Tôi bắt chước người Trung Quốc ngậm chiếc tăm vào miệng, sỉa răng trong khi ruột đang đói thắt lại.
Chàng được tuyển vào làm việc tại một công ty. Cầm giấy báo trong tay chàng lặng lẽ rời khỏi ngôi nhà của tôi nhưng không quên mang theo xe máy, vi tính, điện thoại di động.
7 năm đời con gái của tôi trôi veo. Thế là bài học cha mẹ dạy tôi chỉ áp dụng được ở đời chữ nhẫn.
7 năm, cái bàn thờ nhỏ trên tường đã đọng lại bao nhiêu lời cầu khẩn của tôi. Tôi thường khấn Phật giúp chàng đầu sáng láng vượt qua các kỳ thi. Còn tôi Phật giúp mở lòng từ bi vượt qua những cơn khốn khó. Tôi khấn Thần linh cho chàng sáng mắt, sáng lòng nhận ra tấm lòng tôi đối với chàng. Tôi khấn trời làm cho lòng tôi đen lại không yêu chàng nữa. Đau khổ tột cùng tôi cầu cha, mẹ cứu. Không có một điều kỳ diệu nào hiển linh cả, nhưng những điều tôi cầu khấn đã giúp tôi nghị lực sống.
Tôi đi hỏi bạn bè cách giải quyết chiếc bàn thờ của tôi. Ai cũng quả quyết rằng: không thể mang chiếc bàn thờ về nhà mới. Đó là điều kiêng kỵ nhất. Mà vứt bỏ vào một xó nào đấy cũng không thể được. Đó cũng phạm vào điều kiêng kỵ. Một người bạn bảo tôi đến nhờ một ông thày cúng. Tôi bèn sắm sính lễ đến. Ông thày cúng vừa thắp hương vừa lẩm bẩm:
- Sao mà bây giờ lắm người muốn trầm bát hương thế.
Thắp hương xong ông thày cúng quay sang hỏi tôi:
- Chắc là cô đã nghe người ta kháo nhau về mẹ con cái bà cờ bạc mà bỗng chốc trở thành mệnh phụ phu nhân rồi hử?
- Dạ cháu chưa nghe chuyện nhưng quả là nhà cháu có chuyện phân vân vì chưa biết giải quyết thế nào.
- Thế thì nghe cho rõ rồi mà quyết này.
Như các cụ nói ngày xưa thì cái nhà ấy là đại vô phúc. Một gia đình trung lưu,ông chồng chết sớm, 3 người con trai đã yên bề gia thất. Còn lại bà mẹ chưa phải là gìa với cô con gái út 20 tuổi. Bỗng đâu cả bà mẹ với cô gái út sa chân vào cờ bạc. Phạm vào cái thói cờ bạc thì đàn bà còn máu mê hơn đàn ông. Mẹ ngồi xới trên, con ngồi xới dưới. Của nả trong nhà cứ thế đội nón ra đi. Của trong nhà hết thì sang nhà các anh con trai. Nay nhà con này mất chiếc vô tuyến, mai nhà con kia bị cầm xe máy. Bọn trẻ con cứ thấy bóng bà nội và cô út đến đầu ngõ là đã hét dinh như còi. Rồi đến cái ngày cái nhà cũng bị xiết nợ. Chẳng con nào chịu cưu mang nữa. Quá bẽ bàng hai mẹ con rủ nhau bỏ đất này ra đi. Còn cái bàn thờ tổ tiên mang đến nhà con trai cả, con trai cả không nhận. Sợ mẹ lấy cớ hương khói quay về rồi nhà lại mất thứ nọ thứ kia. Anh con trai thứ hai cũng không nhận. Nó là cả nó chẳng nhận tôi là thứ sao tôi lại phải nhận. Anh con trai thứ ba lại càng chẳng có cớ gì mà thờ tổ thờ tiên cả. Bà mẹ bèn mang bàn thờ tổ tiên ra sông Hồng, buông sông. Hai mẹ con dắt ríu nhau vào Sài Gòn lê lết kiếm ăn trên vỉa hè. Thế nào mà cô con gái lại lọt vào tầm ngắm của một người đàn ông Đài Loan 60 tuổi. Cô trở thành vợ ông ta. Ông ta có một xưởng sản xuất to với một khách sạn lớn. Một năm sau cô út lại sinh cho ông ta một cậu con trai bụ bẫm. Thế là mẹ con bà nọ trở thành những mệnh phụ phu nhân. Một bước lên xe hơi, hai bước lên xe hơi. Kẻ hầu người hạ tấp nập. Buổi sáng đi đánh te nít, buổi chiều tính số đề. Lại còn biết lấy tiền của chồng làm từ thiện, lên cả ti vi.
- Đấy cô đã nghe rõ câu chuyện chưa hử? Nếu cô muốn lấy một ông tây nào nói chung, hay một ông Đài Loan già nói riêng thì cô mang cái bàn thờ ra sông Hồng mà buông sông. Sông Hồng chảy ra biển. Cô sẽ thành mệnh phụ phu nhân… Còn nếu cô chỉ muốn một cuộc sống thanh thản ở đời này thì cô mang bát hương này lên chùa. Rồi cô thành tâm cô khấn. Xong cô mang chân hương đi hoá. Rồi cô để bát hương này lại chùa. Lòng cô sẽ thanh thản. Cô sống thành thì sẽ nhận được quả phúc.
Rời nhà ông thày cúng tôi vẫn chưa biết chọn nẻo nào cho mình. Tôi đã sống thành mà có nhận được quả phúc đâu. Còn sông Hồng ư? Liệu có trôi được ra biển không? Hay sẽ mắc vào một gờ đá nào đó rồi vật vờ theo sóng như cái chết của nàng tiên cá. Đến câu chuyện cổ tích mà cũng có cứu được nàng đâu.
Tôi không mang theo một thứ gì trong căn nhà này. Cái giường, cái tủ còn tốt nên chủ nhà mới xin lại. Cái bát, cái đũa, cái xoong, cái nồi tôi cho bà hàng xóm… Còn lại duy nhất là cái bàn thờ với bát hương thì chưa biết giải quyết bằng cách nào.
Cái bàn thờ tôi lập khi mua căn nhà này đi ở riêng. Trên bàn thờ chỉ có duy nhất một bát hương nhưng là nơi để tôi thờ Phật, Thần linh, Thổ địa, Cụ kỵ, Ông bà… Đến khi cha mẹ tôi qua đời thì tôi rất muốn rước cha mẹ tôi về thờ riêng nhưng các anh trai tôi không đồng ý vì phận tôi là gái. Vậy là cái bàn thờ của tôi là nơi tôi thờ tất cả những điều linh thiêng đã nâng đỡ cho tâm hồn tôi chống trọi được với cuộc đời, để sống.
Mẹ sinh tôi là gái. Mẹ dạy tôi tam tòng, tứ đức. Đặc biệt mẹ dạy tôi chữ nhẫn. Bài học đầu tiên của chữ nhẫn là năm lên 4 tuổi mẹ đã vót cho tôi một đôi que đan với một cái giỏ đựng đầy sợi gai. Bàn tay vụng dại của tôi nhể từng sợi gai đan thành một mảnh vải kỳ quái bé xíu bằng bàn tay. Lớn lên cha cho tôi đến trường. Tôi học không sáng dạ nhưng bàn tay đan thì khéo léo vô cùng. Khi 18 tuổi tôi đã có nghề kiếm cơm của thiên hạ. Nhưng cái nghề này khiến tôi suốt ngày ru rú ở trong nhà. Mẹ bảo: khéo không nó ế chồng. Cha bảo: mua cho nó căn nhà như cái giỏ để nó đơm một tấm chồng.
Năm 19 tuổi tôi đã có căn nhà, có một nghề tốt để kiếm cơm, lo gì không kiếm nổi một tấm chồng. Một tấm chồng tương xứng với tôi. Nhưng tôi lại là một kẻ mơ mộng, với ước vọng cao xa. Tôi phải lòng một anh học trò nghèo. Mặc những khuyên can của cha mẹ, anh em. Mặc những lời đàm tiếu của thiên hạ tôi rước anh học trò nghèo về nhà nhận phần chăm lo cuộc sống trần tục để chàng chăm lo đèn sách mong một ngày "võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Nếu không được kết thúc có hậu như vậy thì cũng là góp phần nuôi dưỡng chất xám. Cái thứ đang bị ngoại bang chăn dắt.
Sau 5 năm chăm lo cuộc sống cho chàng đèn sách, lại còn không muốn cho chàng thua kém bạn bè. Tôi đã mua cho chàng xe máy, máy vi tính, điện thoại di động. Còn tôi, tôi nhận về mình bao cay đắng. Chưa một lần tôi được đón tiếp bạn bè của chàng. Chưa một lần tôi được đi chơi cùng chàng giữa thanh thiên bạch nhật. Giữa một rừng lời nói yêu đương hai lần chàng ép buộc tôi đi tháo bỏ thai ra.
Thêm 2 năm sau khi tốt nghiệp mà chàng không xin được việc. Chàng khổ đau một thì tôi khổ đau 10. Để làm vui lòng chàng tôi phải ra sức chiều chuộng theo chàng. Giờ chàng có thói quen tắm hiệu, gội đầu hiệu. Một tấm áo len tôi đan mất 2 ngày, tiền công 50 ngàn đồng thì một lần chàng gội đầu hiệu và bo hết 20 ngàn đồng, tiền cà phê 10 ngàn đồng. Còn lại chỉ đủ tiền ăn cho chàng. Tôi bắt chước người Trung Quốc ngậm chiếc tăm vào miệng, sỉa răng trong khi ruột đang đói thắt lại.
Chàng được tuyển vào làm việc tại một công ty. Cầm giấy báo trong tay chàng lặng lẽ rời khỏi ngôi nhà của tôi nhưng không quên mang theo xe máy, vi tính, điện thoại di động.
7 năm đời con gái của tôi trôi veo. Thế là bài học cha mẹ dạy tôi chỉ áp dụng được ở đời chữ nhẫn.
7 năm, cái bàn thờ nhỏ trên tường đã đọng lại bao nhiêu lời cầu khẩn của tôi. Tôi thường khấn Phật giúp chàng đầu sáng láng vượt qua các kỳ thi. Còn tôi Phật giúp mở lòng từ bi vượt qua những cơn khốn khó. Tôi khấn Thần linh cho chàng sáng mắt, sáng lòng nhận ra tấm lòng tôi đối với chàng. Tôi khấn trời làm cho lòng tôi đen lại không yêu chàng nữa. Đau khổ tột cùng tôi cầu cha, mẹ cứu. Không có một điều kỳ diệu nào hiển linh cả, nhưng những điều tôi cầu khấn đã giúp tôi nghị lực sống.
Tôi đi hỏi bạn bè cách giải quyết chiếc bàn thờ của tôi. Ai cũng quả quyết rằng: không thể mang chiếc bàn thờ về nhà mới. Đó là điều kiêng kỵ nhất. Mà vứt bỏ vào một xó nào đấy cũng không thể được. Đó cũng phạm vào điều kiêng kỵ. Một người bạn bảo tôi đến nhờ một ông thày cúng. Tôi bèn sắm sính lễ đến. Ông thày cúng vừa thắp hương vừa lẩm bẩm:
- Sao mà bây giờ lắm người muốn trầm bát hương thế.
Thắp hương xong ông thày cúng quay sang hỏi tôi:
- Chắc là cô đã nghe người ta kháo nhau về mẹ con cái bà cờ bạc mà bỗng chốc trở thành mệnh phụ phu nhân rồi hử?
- Dạ cháu chưa nghe chuyện nhưng quả là nhà cháu có chuyện phân vân vì chưa biết giải quyết thế nào.
- Thế thì nghe cho rõ rồi mà quyết này.
Như các cụ nói ngày xưa thì cái nhà ấy là đại vô phúc. Một gia đình trung lưu,ông chồng chết sớm, 3 người con trai đã yên bề gia thất. Còn lại bà mẹ chưa phải là gìa với cô con gái út 20 tuổi. Bỗng đâu cả bà mẹ với cô gái út sa chân vào cờ bạc. Phạm vào cái thói cờ bạc thì đàn bà còn máu mê hơn đàn ông. Mẹ ngồi xới trên, con ngồi xới dưới. Của nả trong nhà cứ thế đội nón ra đi. Của trong nhà hết thì sang nhà các anh con trai. Nay nhà con này mất chiếc vô tuyến, mai nhà con kia bị cầm xe máy. Bọn trẻ con cứ thấy bóng bà nội và cô út đến đầu ngõ là đã hét dinh như còi. Rồi đến cái ngày cái nhà cũng bị xiết nợ. Chẳng con nào chịu cưu mang nữa. Quá bẽ bàng hai mẹ con rủ nhau bỏ đất này ra đi. Còn cái bàn thờ tổ tiên mang đến nhà con trai cả, con trai cả không nhận. Sợ mẹ lấy cớ hương khói quay về rồi nhà lại mất thứ nọ thứ kia. Anh con trai thứ hai cũng không nhận. Nó là cả nó chẳng nhận tôi là thứ sao tôi lại phải nhận. Anh con trai thứ ba lại càng chẳng có cớ gì mà thờ tổ thờ tiên cả. Bà mẹ bèn mang bàn thờ tổ tiên ra sông Hồng, buông sông. Hai mẹ con dắt ríu nhau vào Sài Gòn lê lết kiếm ăn trên vỉa hè. Thế nào mà cô con gái lại lọt vào tầm ngắm của một người đàn ông Đài Loan 60 tuổi. Cô trở thành vợ ông ta. Ông ta có một xưởng sản xuất to với một khách sạn lớn. Một năm sau cô út lại sinh cho ông ta một cậu con trai bụ bẫm. Thế là mẹ con bà nọ trở thành những mệnh phụ phu nhân. Một bước lên xe hơi, hai bước lên xe hơi. Kẻ hầu người hạ tấp nập. Buổi sáng đi đánh te nít, buổi chiều tính số đề. Lại còn biết lấy tiền của chồng làm từ thiện, lên cả ti vi.
- Đấy cô đã nghe rõ câu chuyện chưa hử? Nếu cô muốn lấy một ông tây nào nói chung, hay một ông Đài Loan già nói riêng thì cô mang cái bàn thờ ra sông Hồng mà buông sông. Sông Hồng chảy ra biển. Cô sẽ thành mệnh phụ phu nhân… Còn nếu cô chỉ muốn một cuộc sống thanh thản ở đời này thì cô mang bát hương này lên chùa. Rồi cô thành tâm cô khấn. Xong cô mang chân hương đi hoá. Rồi cô để bát hương này lại chùa. Lòng cô sẽ thanh thản. Cô sống thành thì sẽ nhận được quả phúc.
Rời nhà ông thày cúng tôi vẫn chưa biết chọn nẻo nào cho mình. Tôi đã sống thành mà có nhận được quả phúc đâu. Còn sông Hồng ư? Liệu có trôi được ra biển không? Hay sẽ mắc vào một gờ đá nào đó rồi vật vờ theo sóng như cái chết của nàng tiên cá. Đến câu chuyện cổ tích mà cũng có cứu được nàng đâu.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Chim sẻ
Sẻ thấy con người đi gieo hạt lanh. Nó liền bay tới họ nhà chim rủ rê:
- Hãy mau bay đến mổ hạt đi. Lanh mọc lên, con người sẽ xe chỉ, đan lưới, săn bắt tất cả chúng ta.
Họ nhà chim không nghe, thế là sẻ không thể mổ hết hạt lanh.
Lanh nở hoa, sẻ gọi họ nhàm chim đi rỉa lanh. Họ nhà chim lại không nghe sẻ. Lanh chín. Lần thứ ba sẻ đi kêu gọi họ nhà chim. Và lần thứ ba họ nhà chim vẫn không nghe nó. Bấy giờ sẻ giận họ nhà chim, bỏ chúng và bay đến sống bên cạnh chỗ ở của người..
- Hãy mau bay đến mổ hạt đi. Lanh mọc lên, con người sẽ xe chỉ, đan lưới, săn bắt tất cả chúng ta.
Họ nhà chim không nghe, thế là sẻ không thể mổ hết hạt lanh.
Lanh nở hoa, sẻ gọi họ nhàm chim đi rỉa lanh. Họ nhà chim lại không nghe sẻ. Lanh chín. Lần thứ ba sẻ đi kêu gọi họ nhà chim. Và lần thứ ba họ nhà chim vẫn không nghe nó. Bấy giờ sẻ giận họ nhà chim, bỏ chúng và bay đến sống bên cạnh chỗ ở của người..
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
CẶP MẮT
Có một cô gái mù đã không thích chính mình bởi vì cô bị mù. Cô căm ghét tất cả mọi người, ngoại trừ người yêu của cô, người luôn luôn ở bên cạnh cô. Cô nói rằng nếu cô có thể chỉ nhìn thấy thế giới, cô sẽ kết hôn với người bạn trai của cô. Một ngày, một người đã hiến tặng cô cặp mắt. Cô có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ, kể cả người bạn trai của cô. Người bạn trai của cô hỏi cô,
"Bây giờ em có thể nhìn thấy thế giới, em sẽ kết hôn với anh ?"
Cô gái đã sửng sốt khi cô nhìn thấy người bạn trai của cô bị mù, và từ chối kết hôn với anh ta. Người bạn trai bỏ đi trong thổn thức, và sau đó đã viết một lá thư gửi đến cô nói rằng -
"Hãy chăm sóc cặp mắt của tôi em yêu."
Cổ Học Tinh Hoa - Trí và nhân
TRÍ VÀ NHÂN
Thầy Tử Lộ yết kiến đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử hỏi: Thế nào là người trí? Thế nào là người nhân?
Thầy Tử Lộ thưa:Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình; người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình.
Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói vậy cũng khá gọi là người có học vấn.
Thầy Tử Lộ ra, thầy Tử Cống vào, đức Khổng Tử lại hỏi người trí, người nhân là thế nào?
Thầy Tử Cống thưa: Người trí là người biết người; người nhận là người yêu người.
Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói vậy cũng khá gọi là người có học vấn Thầy Tử Cống ra, thần Nhan Hồi vào, đức Khổng Tử lại đem trí, nhân ra hỏi.
Thầy Nhan Hồi thưa: Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình.
Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử
Gia Ngữ
GIẢI NGHĨA
Tử Lộ: học trò giỏi của đức Khổng Tử, có tiếng về khoa chánh sự
Tử Cống: học trò giỏi của đức Khổng Tử, có tiếng về khoa ngôn ngữ Nhan Hồi: học trò giỏi nhất của đức Khổng Tử, có tiếng về khoa đức hạnh.
Sĩ quân tử: bậc người thượng lưu trong xã hội, có đức hạnh, có học vấn, có kiến thức
LỜI BÀN
Cũng một chữ Trí, một chữ Nhân mà ba người đáp mỗi người một khác. Không phải là trí với nhân có lắm nghĩa, thay đổi khác nhau, đó là tùy theo cái trình độ học vấn, kiến thức của mỗi người, mà tư tưởng thuyết minh có phần hơn kém nhau. Thầy Tử Lộ đáp như thế là người vụ ngoại, chỉ cần cho người ta biết mình, yêu mình mà thôi. Thầy Tử Cống đám như thế là người quên mình, chỉ biết người, yêu người mà thôi. So với thầy Tử Lộ thì cao hơn một bậc. Song chưa bằng thầy Nhan Hồi, học như thế mới là học vị kỷ; nghĩa là học để tự biết mình, yêu mình trước, rồi suy rộng ra đến biết người, yêu người. Biết mình, yêu mình không phải là có lòng tự kỷ hẹp hòi. Có biết mình thì mới tu tỉnh được tâm thân, cải quá thiên thiện mà nên người hay, người khá, cũng như câu: “Connais toi toi même” của người Tô Lạp Thị. Có yêu mình, thì mới biết trọng tư cách của mình, quí phẩm giá của mình rồi mới đến thân nhân dân, ái vật, tức cũng như câu tục ngữ Pháp: “Charité bien ordonée commence par soimêe”.
Chuyện cười trong ngày
MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ
Một khách hành liên tục làm phiền người bồi trong một nhà hàng; đầu tiên, anh ta yêu cầu bộ phận điều hòa nhiệt độ được mở lên vì anh ta quá nóng, sau đó anh ta yêu cầu tắt nó đi vì anh ta quá lạnh, và cứ tiếp tục như thế khoảng nửa giờ đồng hồ.
Đáng ngạc nhiên là người bồi vẫn rất kiên nhẫn, đi tới đi lui và không bao giờ nổi giận mảy may. Cuối cùng, thấy thế một khách hàng thứ nhì hỏi vì sao họ không tống khứ kẻ quấy rầy.
“Ồ, tôi không cần,” người bồi mỉm cười nói. “Chúng tôi không có đến một máy điều hòa nhiệt độ.”
Friday, June 24, 2016
Chuyện ngắn - Một cuộc biển dâu
Một cuộc biển dâu - Hương Rừng Cà Mau
Tác giả: Sơn Nam
Linh đinh bèo nước biết về đâu?
Ðậu bến An Giang thấy những rầu,
Bảy Núi mây liền, chim nhíp cánh,
Ba dòng nước chảy, cá vênh râu.
Có rau nội quạnh, dân xanh mặt,
Không trái bần khô, khỉ bạc đầu...
Cử nhơn PHAN VĂN TRỊ
Lão Bích day mặt qua một bên. Nắng đổ xuống từng đóm lửa đỏ như mấy cục sắt trong lò rèn mới rút ra, chóa lên rồi bay bổng xa dần, trở nên phiêu diêu, mát rượi như bầy đom đóm vô hình bay trong đêm. Ðúng ba ngày rày, lão chỉ uống nước chớ không ăn một hột cơm nào. Hai hôm đầu, lão lấy cớ lả mệt. Hôm sau, đứa con lão bới cơm đầy chén, lão hứa sẽ ăn khi khỏe người. Chờ khi nó nằm ngủ trưa, lão đổ cơm trở vào nối, thảy xuống nước vài hột để nhìn bầy cá linh bu lại giành mồi, phóng mình lên... Giờ phút này, bụng dạ của lão thơ thới lạ thường, không biết đói là gì. hay là nó đã tê liệt rồi? Nhịn đói năm ba ngày liên tiếp không phải là một lý do đầy đủ để chết; sức người chịu dai lắm nếu hãy còn cảm giác biết đói. Ðằng này lão không đói nữa: phân nửa thân xác của lão, từ ngực trở xuống, dường như đã lìa. Từ ngực trở lên, qua hơi thở phơn phớt, lão ngỡ chỉ còn lớp da nhăn bọc xương khô. Bịnh lão hoành hành từ mười năm qua đã giúp lão trút nhẹ lá phổi, duy còn đôi mắt và hai lỗ tai. Nhưng hai giác quan này đã biến đổi, hư hao quá nhiều. Bây giờ là ngày hay đêm? Ở đây là biển trần khổ hay là ở trên bồng lại? Trong mớ ánh sáng lung linh, dường như có muôn ngàn gương mặt khác nhau hiện ra không rõ rệt, dịu hiền như ngọc nữ kim đồng, trong tiếng tiêu, tiếng sáo, tiếng đờn cò, giữa bầy phụng hoàng bay lượn.
Thằng Kim, đứa con lão, quát to:
- Quạ! Quạ đừng!
Lão Bích giựt mình thở phì phào:
- Quạ à? Vậy mà cha tưởng là...
Thằng Kim bò trên xuồng, hươi dầm định đập lũ qua đang liều lĩnh bu lại mũi xuồng. Lão Bích lắc đầu:
- Nó muốn rỉa xác tao thì cứ rỉa. Coi chừng chìm xuồng... Rán bơi tới nữa... Con ơi!
Rồi lão nắm tay nó mà kéo lại sát mặt:
- Thấy chòm cây, xóm nhà nào trước mặt không? Hừng sáng rồi hả?
Thằng Kim hoảng hồn, đoán rằng cha nó đang hấp hối. Mặt trời sắp lặn. Nó bơi mạnh. Qua lượn sóng to này nó hồi hộp, chưa kịp nghỉ tay là lượn sóng khác tràn tới. Ðằng xa kia, ẩn hiện trên ngọn sóng ngọn lúa xanh rì. Từ hồi sáng, mặc dầu nó bơi liên tiếp, cảnh vật chung quanh vẫn y hệt. Nước chảy hăng, tràn lan từ bờ sông Hậu Giang ra vịnh Xiêm La, chảy mãi về hướng Tây. Nó thắc mắc: nước ở đâu mà nhiều quá, ngập đồng ruộng, sâu cỡ hai thước, mênh mông không bờ bến như biển khơi. Hồi hôm qua, lão Bích dẫn giải:
- Ðây vùng ruộng sạ thuộc tình Long Xuyên. Hằng năm, nước lên vài tháng rồi giựt xuống. Ði tắt như vầy hơi cực nhưng không ai xét giấy thuế thân.
Giờ đây, nó mới hiểu rõ sự thật của tiếng “hơi cực”. Nhớ lúc đi qua phá Ðại Ngãi để vượt ngang sông dài Hậu Giang, nước sâu, sông rộng nhưng nó cảm thấy đẽ thở hơn. Sông rộng có giới hạn, bơi non một giờ là qua khỏi; giữa sông nhiều cù lao nổi lên giúp người đi đường vững tinh thần, rủi chìm xuồng thì lội vô cù lao. Vùng ruộng sạ này có khác! Bờ Bến ở tận chơn trời, nước tuy cạn nhưng có thể giết người, nạn nhân dầu lội giỏi, vượt năm bảy ngàn thước cũng không tìm được một căn nhà sàn, một ngọn tre mà nương tựa.
Mặt trời xuống, ngày một thấp. Và rặng cây ban nãy biến đâu mất rồi? Nó tự hỏi. Mặt nước xanh tươi, đám ruộng sạ của ai hiện ra hàng trăm công đất. Lạc vào đó e ngọn lúam vướng vào dầm khó bơi, nó quay xuồng qua phía tay mặt. Sóng gió đà dịu xuống. Phía trước mũi xuồng, lố nhố những đốm đen ngòm, chuyển động như giăng ngang kin1 chân trời.
Lão Bích nói vọng lại, yếu ớt:
- Thấy bờ bến gì chưa?
Nó nghiêng tai nghe tiếp.
- Ba để lại cho con cái áo này... Yếu quá... ba ngồi dậy cổi áo không được. Con..
Nó trố mắt. Hai chân của cha nó im lìm như khúc gỗ bỗng nhiên cựa quậy, giãy dụa.
- Sao... sao không cha?
Thằng Kim la rú lên, bò tới. Tay chân ba nó đã lạnh ngắt, mặt thì xanh đen. Nó khóc không nên tiếng, nước mắt nước mũi cứ tuôn xuống.
Ðằng xa... xóm nhà hiện ra. Nó rú lên. Nhưng tiếng hú nghẹn trong cuống họng. Chụp cây dầm, nó quơ lên trời làm dấu hiệu.
... Một chiếc xuống ba lá rẽ nước tiến lại, người ngồi trên xuống quát lớn:
- Gì vậy? Té xuống ruộng hả?
- Không! Ba tôi chết rồi.
Khách nọ ngồi xuống, rờ vào lão Bích rồi nhìn thằng Kim:
- Ở đâu tới vậy? Tội quá. Người này là ba của chú em à?
- Dạ ở cù lao Ông Chưởng...
Khách lẩm bẩm:
- Thì cũng ở trong vòng tỉnh Long Xuyên... Biết sao bây giờ! Ði đâu mà lỡ đường như vậy? Có bà con với ai gần đây không?
Thằng Kim chắp tay lại:
- Ông giúp dùm tôi. Không ai hết. Không ai hết.
- Ðể coi.
Khách quay lưng, đưa tay ngoắc chiếc xuồng phía sau. Thằng Kim đã hiểu những lằng đen ở chân trời khi nãy là bầy trâu vô số kể đang lặn hụp. Trâu quậy, sóng nước chuyển nghe đùng đùng. Hơi trâu thở khì khì như cây rừng khi nổi gió. Hàng trăm cặp sừng cong vòng, nhọn lễu nhô trên bộ mặt ngơ ngác ba góc, giống hệt những trái ấu khổng lồ.
Khách bảo em bé ở xuống sau:
- Ðừng cho trâu đi theo. Không khéo chìm xuống người ta bây giờ! Mày đẫn chú này lại chòi ông Hai Tích...
Ðứa bé đáp:
- Rồi ai coi chừng trâu phía sau?
Khách ngẫm nghĩ:
- Vậy thì mày đưa một đỗi, gần tới nhà Hai Tích thì hú một tiếng cho ổng hay. Rồi trở ra lẹ. Ngoài này tao len trâu chậm chậm chờ mày...
Rồi day lại thằng Kim:
- Chú em đi với em này lại nhà quen của tôi. Họ giúp giùm cho.
o0o
Em bé bơi trước. Thằng Kim theo sau, trong dạ buồn điếng nhưng cũng khuây khỏa được ít nhiều. Nó cúi đầu nhìn: tay chân cha nó đã rút lên, mặt nghiêng một bên khuất dưới cái nón lá; có lẽ khi nãy ông khách nọ đã chú ý đậy mặt dùm cho nó.
Ông khách bỗng bơi xuống theo, kêu nó:
- Ngừng lại nghe tôi căn dặn: thằng nhỏ đó sợ ma lắm. Chiều rồi, đừng cho nó thấy. Chú em lấy cái nóp này của tôi đem về nhà ông Hai Tích. Không chừng sáng mai tôi về tới. Ðừng buồn. Ông Hai Tích cũng như tôi...
Hai căn chòi nằm lú trên mặt nước. Khói cơm bay tỏa cuồn cuộn, tản mác trở về phía mặt trời mọc. Quạ đậu sắp hàng trên nóc nhà, há mỏ kêu rồi bay bổng vòng quanh xuồng. Em bé rú lên:
- Ông Hai ơi! Có khách của chú Tư Lập nè!
Rồi nó quày quả trở lại. Thằng Kim nói:
- Cám ơn. Ðứa bé nhìn lại trong xuồng thằng Kim:
- Sao ông này nằm hoài... Kêu ổng thức dậy, tới bến rồi!
Thằng Kim méo mặt, nước mắt lại tuôn xuống. Như đoán được trách nhiệm giao phó nãy giờ, đứa bé rùng mình, la lên một tiếng “trời” rồi bơi đi tuốt.
Nghe thằng Kim thuật lại hoàn cảnh của cha nó, ông Hai Tích thở dài, gọi bà Hai nấu cơm thêm để thằng Kim cùng ăn. Thằng Kim nuốt không vô; hồi xế trưa đến giờ tâm trí nó bận rộn vì một câu hỏi mà nó không dám thốt ra: “Chôn ba nó ở đâu? Làm sao mà chôn?”. Bà Hai gọi ông Hai ra phiá sau. Hai vợ chồng nói qua lại thì thào. Ông Hai trở ra:
- Ý của cháu như thế nào? Miệt này, mùa này ai rủi ro thì cũng vậy. Bác coi cháu như người nhà nên mới nói thiệt. Phải chôn gấp nội chiều nay, lòng vòng chờ sáng mai không lợi ích gì.
Thằng Kim hỏi:
- Thưa bác, chôn ở đâu?
Ðoán được vẻ lo âu sợ hãi ấy, ông Hai Tích ngập ngừng:
- Nói chôn cho đúng tục lệ chớ đất ở đâu mà chôn? Tứ bề là nước. Có hai cách: một là xóc cây tréo ở giữa đồng rồi treo lên mặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất. Như vậy mất công lắm, diều quạ hoành hành. Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng...
Thằng Kim đập đầu xuống sàn nhà, hai tay bứt tóc:
- Trời ơi, phải biết vậy, ba tôi đi tới xứ này làm chi...
Bà Hai Tích rưng rưng nước mắt:
- Cháu đừng khóc. Trời định vậy. Ở đây ai cũng vậy; người có của, ai tới xứ này? Trách cha, trách mẹ, trách trời là thêm tội. Cháu thắp nhang đi, lạy không được thì xá ba xá. Bác ra tay dùm. Trời chạng vạng, lát nữa tối tăm, khó lắm.
Bước ra sau hè để coi bóng mặt trời rồi ông Hai Tích lật đật trở lại phía trước, tay cầm chai rượu. Ông dở cái nón che mặt lão Bích, phun rượu kéo tay chân xác chết ra cho ngay ngắn.
Hai chiếc nóp gói kín xác kẻ bạc mạng. Bà Hai vào nhà rút mười sợi dây choại, chuyền xuống. Sau rốt, hai ông bà lum khum khiêng xuống suồng cái thớt trên của cây cối xay lúa cũ.
Xuồng rời khỏi nhà, mỗi lúc một xa. Thằng Kim khóc đòi đi theo... để tự vận. Bà Hai Tích nói:
- Lớn rồi, cháu không phải là con nít nữa mà đòi liều mạng dại dột như vậy. Coi như là xong một cái tai nạn...
Thỉnh thoảng, ông Hai Tích day mặt lại, khoát tay như ra dấu bảo người trong nhà đừng trông theo. Biết cử chỉ của mình vô hiệu quả, ông cho xuồng tẽ qua một bên hông trong nhà không ai nom thấy cảnh tượng đau xót cuối cùng. Ðôi mắt thằng Kim mở rộng, trừng trừng. Cả mặt nước giờ đây hiển hiện như con ác thú khổng lồ há miệng ra nuốt trọn thân xác cha nó rồi ngậm miệng lại, giận dữ vì chưa no. Nhưng chỉ giây phút thôi! Mặt nước trở lại yên tịnh, phải chờ khi da trời tỏ rạng sao Hôm, nắng vàng chìm xuống, cơn gió Nam mới nổi lên lần nữa, triền miên đến khi gà gáy văng vẳng.
Ngay bàn thờ giữa, khói hương cháy đỏ. Ý của ông Hai và bà Hai là cầu siêu cho vong hồn người bạc mạng. Phần thằng Kim thì sau khi uống trọn gáo nước lạnh, nó nằm ngả trên sàn, mệt lịm, ngủ tự hồi nào. Nó mớ. Nó trở mình đấm tay, đạp chân nghe rầm rầm. Ông Hai, bà Hai lấy chiếc chiếu đắp cho nó.
Bà Hai nói:
- Tội nghiệp. thân nó đơn chiếc mà gặp cảnh này...
Ông Hai cau mày:
- Biết vậy thì tại sao hối nãy bà tiếc cái cối xay lúa? Bộ bà muốn cho ba nó nổi sình lềnh trên mặt nước hay sao?
- Ðừng nói nữa ông ơi. Tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng rán nhớ hốt xương, chôn cất kỹ lưỡng dùm nó. Tôi khổ lắm...
Ông Hai hớp miếng rượu:
- Không cần... Ðất ruộng này rải rác, Lũ khũ... xương người ta với xương trâu, thứ trâu “len” đi xa bị bịnh mà chết dọc đường. Tới mùa cày ruộng, năm nào cũng vậy, tôi gặp xương đó hoài.
- Rồi ông làm sao?
- Thì cày đất lấp lại cho lúa sạ mọc lên. Mình cứ tưởng đó là xương của người hồi đời Bàn Cổ... Chớ nhìn nhận rằng nó còn tươi trẻ hơn bộ xương mà mình đang mang đây thì... mình phải suy nghĩ cho phận làm người của mình quá! Mấy bữa đó, tôi buồn, về nhà khảo tiền của bà để mua rượu uống, bà không hiểu nên rầy tôi... Bà nhớ không? Thằng Kim lại trở mình, đập tay xuống sàn nhà...
Ðậu bến An Giang thấy những rầu,
Bảy Núi mây liền, chim nhíp cánh,
Ba dòng nước chảy, cá vênh râu.
Có rau nội quạnh, dân xanh mặt,
Không trái bần khô, khỉ bạc đầu...
Cử nhơn PHAN VĂN TRỊ
Lão Bích day mặt qua một bên. Nắng đổ xuống từng đóm lửa đỏ như mấy cục sắt trong lò rèn mới rút ra, chóa lên rồi bay bổng xa dần, trở nên phiêu diêu, mát rượi như bầy đom đóm vô hình bay trong đêm. Ðúng ba ngày rày, lão chỉ uống nước chớ không ăn một hột cơm nào. Hai hôm đầu, lão lấy cớ lả mệt. Hôm sau, đứa con lão bới cơm đầy chén, lão hứa sẽ ăn khi khỏe người. Chờ khi nó nằm ngủ trưa, lão đổ cơm trở vào nối, thảy xuống nước vài hột để nhìn bầy cá linh bu lại giành mồi, phóng mình lên... Giờ phút này, bụng dạ của lão thơ thới lạ thường, không biết đói là gì. hay là nó đã tê liệt rồi? Nhịn đói năm ba ngày liên tiếp không phải là một lý do đầy đủ để chết; sức người chịu dai lắm nếu hãy còn cảm giác biết đói. Ðằng này lão không đói nữa: phân nửa thân xác của lão, từ ngực trở xuống, dường như đã lìa. Từ ngực trở lên, qua hơi thở phơn phớt, lão ngỡ chỉ còn lớp da nhăn bọc xương khô. Bịnh lão hoành hành từ mười năm qua đã giúp lão trút nhẹ lá phổi, duy còn đôi mắt và hai lỗ tai. Nhưng hai giác quan này đã biến đổi, hư hao quá nhiều. Bây giờ là ngày hay đêm? Ở đây là biển trần khổ hay là ở trên bồng lại? Trong mớ ánh sáng lung linh, dường như có muôn ngàn gương mặt khác nhau hiện ra không rõ rệt, dịu hiền như ngọc nữ kim đồng, trong tiếng tiêu, tiếng sáo, tiếng đờn cò, giữa bầy phụng hoàng bay lượn.
Thằng Kim, đứa con lão, quát to:
- Quạ! Quạ đừng!
Lão Bích giựt mình thở phì phào:
- Quạ à? Vậy mà cha tưởng là...
Thằng Kim bò trên xuồng, hươi dầm định đập lũ qua đang liều lĩnh bu lại mũi xuồng. Lão Bích lắc đầu:
- Nó muốn rỉa xác tao thì cứ rỉa. Coi chừng chìm xuồng... Rán bơi tới nữa... Con ơi!
Rồi lão nắm tay nó mà kéo lại sát mặt:
- Thấy chòm cây, xóm nhà nào trước mặt không? Hừng sáng rồi hả?
Thằng Kim hoảng hồn, đoán rằng cha nó đang hấp hối. Mặt trời sắp lặn. Nó bơi mạnh. Qua lượn sóng to này nó hồi hộp, chưa kịp nghỉ tay là lượn sóng khác tràn tới. Ðằng xa kia, ẩn hiện trên ngọn sóng ngọn lúa xanh rì. Từ hồi sáng, mặc dầu nó bơi liên tiếp, cảnh vật chung quanh vẫn y hệt. Nước chảy hăng, tràn lan từ bờ sông Hậu Giang ra vịnh Xiêm La, chảy mãi về hướng Tây. Nó thắc mắc: nước ở đâu mà nhiều quá, ngập đồng ruộng, sâu cỡ hai thước, mênh mông không bờ bến như biển khơi. Hồi hôm qua, lão Bích dẫn giải:
- Ðây vùng ruộng sạ thuộc tình Long Xuyên. Hằng năm, nước lên vài tháng rồi giựt xuống. Ði tắt như vầy hơi cực nhưng không ai xét giấy thuế thân.
Giờ đây, nó mới hiểu rõ sự thật của tiếng “hơi cực”. Nhớ lúc đi qua phá Ðại Ngãi để vượt ngang sông dài Hậu Giang, nước sâu, sông rộng nhưng nó cảm thấy đẽ thở hơn. Sông rộng có giới hạn, bơi non một giờ là qua khỏi; giữa sông nhiều cù lao nổi lên giúp người đi đường vững tinh thần, rủi chìm xuồng thì lội vô cù lao. Vùng ruộng sạ này có khác! Bờ Bến ở tận chơn trời, nước tuy cạn nhưng có thể giết người, nạn nhân dầu lội giỏi, vượt năm bảy ngàn thước cũng không tìm được một căn nhà sàn, một ngọn tre mà nương tựa.
Mặt trời xuống, ngày một thấp. Và rặng cây ban nãy biến đâu mất rồi? Nó tự hỏi. Mặt nước xanh tươi, đám ruộng sạ của ai hiện ra hàng trăm công đất. Lạc vào đó e ngọn lúam vướng vào dầm khó bơi, nó quay xuồng qua phía tay mặt. Sóng gió đà dịu xuống. Phía trước mũi xuồng, lố nhố những đốm đen ngòm, chuyển động như giăng ngang kin1 chân trời.
Lão Bích nói vọng lại, yếu ớt:
- Thấy bờ bến gì chưa?
Nó nghiêng tai nghe tiếp.
- Ba để lại cho con cái áo này... Yếu quá... ba ngồi dậy cổi áo không được. Con..
Nó trố mắt. Hai chân của cha nó im lìm như khúc gỗ bỗng nhiên cựa quậy, giãy dụa.
- Sao... sao không cha?
Thằng Kim la rú lên, bò tới. Tay chân ba nó đã lạnh ngắt, mặt thì xanh đen. Nó khóc không nên tiếng, nước mắt nước mũi cứ tuôn xuống.
Ðằng xa... xóm nhà hiện ra. Nó rú lên. Nhưng tiếng hú nghẹn trong cuống họng. Chụp cây dầm, nó quơ lên trời làm dấu hiệu.
... Một chiếc xuống ba lá rẽ nước tiến lại, người ngồi trên xuống quát lớn:
- Gì vậy? Té xuống ruộng hả?
- Không! Ba tôi chết rồi.
Khách nọ ngồi xuống, rờ vào lão Bích rồi nhìn thằng Kim:
- Ở đâu tới vậy? Tội quá. Người này là ba của chú em à?
- Dạ ở cù lao Ông Chưởng...
Khách lẩm bẩm:
- Thì cũng ở trong vòng tỉnh Long Xuyên... Biết sao bây giờ! Ði đâu mà lỡ đường như vậy? Có bà con với ai gần đây không?
Thằng Kim chắp tay lại:
- Ông giúp dùm tôi. Không ai hết. Không ai hết.
- Ðể coi.
Khách quay lưng, đưa tay ngoắc chiếc xuồng phía sau. Thằng Kim đã hiểu những lằng đen ở chân trời khi nãy là bầy trâu vô số kể đang lặn hụp. Trâu quậy, sóng nước chuyển nghe đùng đùng. Hơi trâu thở khì khì như cây rừng khi nổi gió. Hàng trăm cặp sừng cong vòng, nhọn lễu nhô trên bộ mặt ngơ ngác ba góc, giống hệt những trái ấu khổng lồ.
Khách bảo em bé ở xuống sau:
- Ðừng cho trâu đi theo. Không khéo chìm xuống người ta bây giờ! Mày đẫn chú này lại chòi ông Hai Tích...
Ðứa bé đáp:
- Rồi ai coi chừng trâu phía sau?
Khách ngẫm nghĩ:
- Vậy thì mày đưa một đỗi, gần tới nhà Hai Tích thì hú một tiếng cho ổng hay. Rồi trở ra lẹ. Ngoài này tao len trâu chậm chậm chờ mày...
Rồi day lại thằng Kim:
- Chú em đi với em này lại nhà quen của tôi. Họ giúp giùm cho.
o0o
Em bé bơi trước. Thằng Kim theo sau, trong dạ buồn điếng nhưng cũng khuây khỏa được ít nhiều. Nó cúi đầu nhìn: tay chân cha nó đã rút lên, mặt nghiêng một bên khuất dưới cái nón lá; có lẽ khi nãy ông khách nọ đã chú ý đậy mặt dùm cho nó.
Ông khách bỗng bơi xuống theo, kêu nó:
- Ngừng lại nghe tôi căn dặn: thằng nhỏ đó sợ ma lắm. Chiều rồi, đừng cho nó thấy. Chú em lấy cái nóp này của tôi đem về nhà ông Hai Tích. Không chừng sáng mai tôi về tới. Ðừng buồn. Ông Hai Tích cũng như tôi...
Hai căn chòi nằm lú trên mặt nước. Khói cơm bay tỏa cuồn cuộn, tản mác trở về phía mặt trời mọc. Quạ đậu sắp hàng trên nóc nhà, há mỏ kêu rồi bay bổng vòng quanh xuồng. Em bé rú lên:
- Ông Hai ơi! Có khách của chú Tư Lập nè!
Rồi nó quày quả trở lại. Thằng Kim nói:
- Cám ơn. Ðứa bé nhìn lại trong xuồng thằng Kim:
- Sao ông này nằm hoài... Kêu ổng thức dậy, tới bến rồi!
Thằng Kim méo mặt, nước mắt lại tuôn xuống. Như đoán được trách nhiệm giao phó nãy giờ, đứa bé rùng mình, la lên một tiếng “trời” rồi bơi đi tuốt.
Nghe thằng Kim thuật lại hoàn cảnh của cha nó, ông Hai Tích thở dài, gọi bà Hai nấu cơm thêm để thằng Kim cùng ăn. Thằng Kim nuốt không vô; hồi xế trưa đến giờ tâm trí nó bận rộn vì một câu hỏi mà nó không dám thốt ra: “Chôn ba nó ở đâu? Làm sao mà chôn?”. Bà Hai gọi ông Hai ra phiá sau. Hai vợ chồng nói qua lại thì thào. Ông Hai trở ra:
- Ý của cháu như thế nào? Miệt này, mùa này ai rủi ro thì cũng vậy. Bác coi cháu như người nhà nên mới nói thiệt. Phải chôn gấp nội chiều nay, lòng vòng chờ sáng mai không lợi ích gì.
Thằng Kim hỏi:
- Thưa bác, chôn ở đâu?
Ðoán được vẻ lo âu sợ hãi ấy, ông Hai Tích ngập ngừng:
- Nói chôn cho đúng tục lệ chớ đất ở đâu mà chôn? Tứ bề là nước. Có hai cách: một là xóc cây tréo ở giữa đồng rồi treo lên mặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất. Như vậy mất công lắm, diều quạ hoành hành. Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng...
Thằng Kim đập đầu xuống sàn nhà, hai tay bứt tóc:
- Trời ơi, phải biết vậy, ba tôi đi tới xứ này làm chi...
Bà Hai Tích rưng rưng nước mắt:
- Cháu đừng khóc. Trời định vậy. Ở đây ai cũng vậy; người có của, ai tới xứ này? Trách cha, trách mẹ, trách trời là thêm tội. Cháu thắp nhang đi, lạy không được thì xá ba xá. Bác ra tay dùm. Trời chạng vạng, lát nữa tối tăm, khó lắm.
Bước ra sau hè để coi bóng mặt trời rồi ông Hai Tích lật đật trở lại phía trước, tay cầm chai rượu. Ông dở cái nón che mặt lão Bích, phun rượu kéo tay chân xác chết ra cho ngay ngắn.
Hai chiếc nóp gói kín xác kẻ bạc mạng. Bà Hai vào nhà rút mười sợi dây choại, chuyền xuống. Sau rốt, hai ông bà lum khum khiêng xuống suồng cái thớt trên của cây cối xay lúa cũ.
Xuồng rời khỏi nhà, mỗi lúc một xa. Thằng Kim khóc đòi đi theo... để tự vận. Bà Hai Tích nói:
- Lớn rồi, cháu không phải là con nít nữa mà đòi liều mạng dại dột như vậy. Coi như là xong một cái tai nạn...
Thỉnh thoảng, ông Hai Tích day mặt lại, khoát tay như ra dấu bảo người trong nhà đừng trông theo. Biết cử chỉ của mình vô hiệu quả, ông cho xuồng tẽ qua một bên hông trong nhà không ai nom thấy cảnh tượng đau xót cuối cùng. Ðôi mắt thằng Kim mở rộng, trừng trừng. Cả mặt nước giờ đây hiển hiện như con ác thú khổng lồ há miệng ra nuốt trọn thân xác cha nó rồi ngậm miệng lại, giận dữ vì chưa no. Nhưng chỉ giây phút thôi! Mặt nước trở lại yên tịnh, phải chờ khi da trời tỏ rạng sao Hôm, nắng vàng chìm xuống, cơn gió Nam mới nổi lên lần nữa, triền miên đến khi gà gáy văng vẳng.
Ngay bàn thờ giữa, khói hương cháy đỏ. Ý của ông Hai và bà Hai là cầu siêu cho vong hồn người bạc mạng. Phần thằng Kim thì sau khi uống trọn gáo nước lạnh, nó nằm ngả trên sàn, mệt lịm, ngủ tự hồi nào. Nó mớ. Nó trở mình đấm tay, đạp chân nghe rầm rầm. Ông Hai, bà Hai lấy chiếc chiếu đắp cho nó.
Bà Hai nói:
- Tội nghiệp. thân nó đơn chiếc mà gặp cảnh này...
Ông Hai cau mày:
- Biết vậy thì tại sao hối nãy bà tiếc cái cối xay lúa? Bộ bà muốn cho ba nó nổi sình lềnh trên mặt nước hay sao?
- Ðừng nói nữa ông ơi. Tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng rán nhớ hốt xương, chôn cất kỹ lưỡng dùm nó. Tôi khổ lắm...
Ông Hai hớp miếng rượu:
- Không cần... Ðất ruộng này rải rác, Lũ khũ... xương người ta với xương trâu, thứ trâu “len” đi xa bị bịnh mà chết dọc đường. Tới mùa cày ruộng, năm nào cũng vậy, tôi gặp xương đó hoài.
- Rồi ông làm sao?
- Thì cày đất lấp lại cho lúa sạ mọc lên. Mình cứ tưởng đó là xương của người hồi đời Bàn Cổ... Chớ nhìn nhận rằng nó còn tươi trẻ hơn bộ xương mà mình đang mang đây thì... mình phải suy nghĩ cho phận làm người của mình quá! Mấy bữa đó, tôi buồn, về nhà khảo tiền của bà để mua rượu uống, bà không hiểu nên rầy tôi... Bà nhớ không? Thằng Kim lại trở mình, đập tay xuống sàn nhà...
Subscribe to:
Posts (Atom)