Tuesday, January 26, 2016

Những điển tích hay - Tích ngữ liễu tiên sinh

Tích ngữ liễu tiên sinh

Đào Tiềm là người nước Tấn, do chán cảnh quan trường nên lui về ở ẩn, làm nhà ở dưới tán của năm cây liễu, nên còn có biệt danh là Ngũ liễu tiên sinh.

Đào Tiềm thường kê giường nằm ngủ cạnh cửa sổ để hóng gió mát và tự cho mình là người của thời Đường Nghiêu - Ngu Thuấn, là thời kỳ thái bình thịnh trị trong huyền sử Trung Hoa thời cổ đại.

Ông lánh đời, tìm thú vui ở sách, ở rượu, ở ruộng đồng và làm văn để tiêu khiển, tỏ chí mình (Ngũ Liễu tiên sinh). Trở về với thiên nhiên, nhưng ông không không đơn thuần ngâm trăng vịnh gió, mà tâm tình ông bao trùm luôn cảnh thiên nhiên và cảnh thiên nhiên phản ảnh những điều ông ấp ủ trong lòng. Lấy bài nào cũng minh họa được ý ấy. Bởi thế, thơ điền viên của ông rất khác với thơ của những nhà thơ đồng thời hay sau ông, vì họ thường chú trọng màu sắc, âm thanh trong cảnh thiên nhiên...bằng những lời đẹp đẽ, ít có nội dung xã hội.

ĐàoTiềm lúc đáng thì buồn, đáng vui thì vui...thật đúng là một con người sống mà vượt khỏi cái tầm thường của thế nhân. Con người ông, từ phẩm cách đến tính tình, tu dưỡng đều có quan hệ mật thiết với tác phẩm của ông...Lương Chiêu Minh thái tử nói rất đúng: "Những ai đọc được văn của Uyên Minh thì lòng sẽ chừa không dám tranh đua, ý keo kiệt sẽ tiêu tán, tham lam sẽ trở nên thanh khiết, hèn yếu sẽ trở nên tự lập".. Nói như Lỗ Tấn, "chính vì ông có nhân cách, nên ông mới vĩ đại".

Trước đây, nhiều người chỉ thấy ở Đào Tiềm là một "ẩn sĩ phiêu diêu ngoại vật"...nhưng theo Lỗ Tấn thì ông có nhiều bài thơ tích cực nữa, như những bài Vịnh Nhị Sơ, Vịnh Tam lương, Thuật Tửu...đều dính dáng đến sự đổi thay của triều đại thời đó.

"Ông sinh hoạt theo cảnh tự nhiên mà điềm đạm, ở trong cảnh nghèo mà vẫn lấy làm vui, lấy các thú ngắm núi sông cỏ cây để khuây khỏa nỗi buồn chán việc đời...Về văn từ, lời thơ ông bình thường, điềm đạm, mới đọc không lấy gì làm hay, làm lạ, nhưng ngẫm nghĩ kỹ mới thấy thú vị đậm đà." (Dương Quảng Hàm)

Ngũ Liễu tiên sinh quả là một con người Tự Do.

No comments:

Post a Comment