Sunday, January 31, 2016

Ngày 31-1-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Búp bê lật đật

BÚP BÊ LẬT ĐẬT

Có cậu bé kia sinh thành trong một gia đình khá giả, ngày ngày cứ nũng nịu ăn vạ với bố mẹ. Tình cờ một lần đang chơi ngoài vườn lỡ vấp phải quả bóng, cậu ta bị ngã lăn ra ngay trên bãi cỏ, nhưng lại chẳng buồn ngồi dậy. Nghe tiếng la khóc bên ngoài, người mẹ tất bật chạy ra xem sao sự tình.

- Ấy chết! Con có sao không?

Cậu bé được đỡ dậy từ đôi bàn tay của mẹ, hết khóc rồi lại ra vẻ bức bối.

- Chỉ tại quả bóng đáng ghét này mà mới bị như vậy. Con ghét nó, kể từ giờ con sẽ không thèm chơi với nó nữa!

Người mẹ chỉ biết lắc đầu trước thái độ ngang ngạnh của đứa con trai cưng mới bước vào mẫu giáo. Còn bà nội cậu ta khi đứng cạnh đó thầm nghĩ: "Dù gì cháu nó cũng đã cứng cáp hơn đôi chút ở cái độ tuổi này. Các bạn cùng trang lứa đã biết đi xe đạp nhỏ hết rồi, còn cháu mình thì..."

Nghĩ vậy, bà bàn với con dâu...

- Con này, mẹ nghĩ mình nên mua xe đạp cỡ nhỏ cho cháu nó tập dần từ bây giờ đi. Ngộ nhỡ sau này lớn rồi mà chưa biết đi xe đạp chúng bạn nó cười cho.

- Nhưng mà mẹ thấy đó, tính cháu nhút nhát lại hay mít ướt. Trước giờ mình chỉ cho cháu chơi xe ba bánh, thậm chí cả xe ô tô điện nữa. Còn bây giờ tự dưng bắt tập xe đạp với hai bánh, con sợ cháu sẽ té đau, lúc đó có mà dỗ dành cả buổi mới xong.

- Đâu chỉ mình con lo lắng cho cháu nó, mẹ cũng thương lắm. Nhưng mà cũng đành lòng, có ngã đau thì mới nên được, cũng như có nếm đắng cay thì mới có hưởng ngọt bùi chứ.

Thấy con dâu mình còn lưỡng lự trước chuyện này, bà lại phân trần tiếp.

- Phải cho nó biết tự vươn vai đứng dậy trước những khó khăn thách thức thì sau này nó mới can trường được con à! Đây chỉ là chuyện nhỏ nhặt, là của bắt đầu thôi. Để một mai khi bước vào đời sẽ luôn vững tin mà đối mặt và đương đầu với bao khó khăn trong cuộc sống, như thế thì mới nên người được!

Người mẹ như thấu hiểu những lời lẽ ấy của mẹ chồng, vì chính bản thân mình cũng mong mỏi ở con như vậy, chỉ là quá thương con trong sự mềm lòng mà thôi. Thế là ngày hôm sau, người bố trong chuyến công tác trên tỉnh có đem về một chiếc xe đạp mi ni mới toanh thật đẹp mắt. Thoạt nhìn, cậu bé có vẻ thích thú đan lẫn sự bỡ ngỡ trước chiếc xe mới lạ và đẹp đẽ đến thế.

Những lần đầu được mẹ kèm cập kĩ lưỡng, cậu ta tỏ ra vô cùng phấn khởi khi lần đầu tiên được chạy băng băng trên hai chiếc bánh xe lăn tròn. Nụ cười nở trên khuôn mặt thơ ngây ấy, đó như là niềm hạnh phúc của người bà đang đứng ở ngoài cỗ vũ hết mình cho cháu. Nhưng chỉ sau vài lần được vịn giữ thăng bằng, giờ phải tự chạy lấy thì cậu ta đã phải thay đổi thái độ sau những lần té ngã, rồi lại trở nên chán nản với chuyện này.

- Ôi! Con đau quá bố mẹ ơi!

- Ấy ấy! Con không sao chứ? Con đã bảo mẹ rồi mà...

Người bà tỏ ra buồn lòng vì sự nhu nhược của con dâu. Bà lại động viên cháu tập lại.

- Hãy cố gắng lên nào, cháu của bà! Đây chỉ là chuyện nhỏ thôi mà, cháu phải biết gượng dậy và vượt qua chứ!

- Không! Cháu không tập nữa đâu, bị té đau lắm.

Lúc này người mẹ mới cảm thấy hơi khó chịu trong chuyện này. Rồi lại quay sang nựng con.

- Đã bảo chuyện này không hay mà mẹ lại... Thôi, giờ dẹp hết đi, không cho con trai cưng phải tập nữa.

Đứa bé như được nuông chiều quá mức, nên thừa lúc được bênh vực lại quay sang trách móc bà.

- Con ghét bà, bà làm con đau.

Rồi lại bật khóc om sòm khó mà dỗ được. Người bà như không hề trách trẻ thơ , lại thấy thương cháu hơn khi cháu phải chịu đau. Thấy vậy, người mẹ đỡ lời.

- Thôi nào, sao con lại trách bà. Bà nội chỉ muốn tốt cho con thôi mà.

- Con không chịu đâu, con không chịu tập xe đạp nữa đâu! Bây giờ con chỉ muốn ăn thôi, mẹ phải mua Táo cho con cơ!

Tính tình ưa làm nũng của cậu cả hai đều quá rõ, người bà cũng muốn làm gì đó cho cháu để bù đắp lại đôi chút, cũng ra sức dỗ dành.

- Được rồi, được rồi! Để mai bà đi chợ rồi mua cho, được chưa nào?

- Không cơ, cháu muốn bây giờ cơ!

Rồi lại khóc toáng lên. Người bà cũng đành chiều cháu, cũng làm bộ xách giỏ ra chợ dù biết rằng mùa này ngoài chợ làm gì có Táo mà mua. Nhưng rồi bà cũng tạt qua chỗ khác mà mua cái gì đó về làm quà cho cháu.

Ở nhà, cu cậu đang xem phim hoạt hình chờ bà đem Táo về cho. Chiếc xe đạp mới mua cũng đã vứt vào nhà kho tuy chỉ mới được sử dụng được một lần. Khi người bà về đến nhà...

- A... Bà có mua Táo cho cháu không ạ?

- Không cháu ạ, mùa này làm gì có Táo mà bán với mua.

- Không! Cháu không chịu đâu, bà phải mua bằng kì được cho cháu, cháu đang rất thèm Táo.

Rồi lại lăn ra sàn nhà nằm ăn vạ như mọi khi, la khóc ỏm tỏi. Đang nằm lăn lốc giãy giụa thì bỗng có một vật gì đó được thả trước mặt, lăn quay ra mấy vòng rồi lại lắc lư, lắc lư. Làm cậu ta tò mò và nhìn chầm chầm vào món đồ ấy với hai con mắt tròn xoe trông thật hồn nhiên.

- Cháu hãy nhìn con Lật Đật này mà xem. Dù cho người ta có xô ngã như thế nào đi chăng nữa, với đủ mọi chiều hướng, mạnh hay yếu thì nó vẫn luôn biết tự đứng dậy. Chẳng nhẽ cháu lại không bằng đến cả một con búp bê vô tri vô giác thế sao?

Lúc này cậu bé mới thôi nín hẳn. Và dường như cậu ta đã thấu hiểu được chuyện này, bèn đưa tay gạt ngang những giọt nước mắt yếu đuối, rồi gượng đứng dậy không còn ăn vạ dưới đất nữa.

Hôm sau...

- Mẹ cho con tập chạy xe ngay bây giờ nhé!

Người mẹ ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột ấy của con trai, phần lo nhưng phần cũng mừng lòng.

- Con không sợ bị ngã đau sao? Mà hãy cứ để đấy chiều rồi hẳn tập, giờ đang còn nắng thế này...

- Không ạ! Con đang rất muốn được tập bây giờ!

Không thể làm mất hứng của con, người mẹ cũng đành chấp thuận cho cậu bé tập lại ngay sau đó. Và chỉ sau vài lần té ngã bởi thiếu kinh nghiệm, cậu bé đã biết tự đứng dậy và chạy thành thạo như bao bạn khác. Nụ cười nở trên khuôn mặt với niềm vui sướng khi đi được xe đạp, sau bao nét nhăn nhó vì đau đớn xác thân mỗi khi bị té ngã. Và đó cũng chính là niềm hạnh phúc, phần thưởng xứng đáng sau một quá trình gian khó để đạt được thành công như bây giờ đây.

* * *

Mười năm sau...

Giờ đây, ở trước mặt cậu bé của hôm nào là nấm mồ với những đất đá, bên trên phủ một màu cỏ xanh tốt tươi. Người bà năm xưa đã từng yêu thương vỗ về giờ đã không còn, đã bỏ đi về một phương trời xa nào rồi!? Đến viếng mồ bà nhưng không một đồ cúng, không một cành hoa mà chỉ là một con búp bê Lật Đật được đặt ở trên mộ. Và... cậu bé của ngày đó lại mới chính là một "con Lật Đật" mạnh mẽ nhất của đời bà.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Cây sậy và cây ô liu

Cây ô liu và cây sậy tranh cãi nhau xem ai chắc hơn và rắn hơn. Cây ô liu cười cây sậy vì gặp bất cứ cơn gió nào sậy cũng cong xuống. Sậy lặng thinh. Dông bão chợt nổi lên. Sậy nghiêng ngã, lay động, uốn rạp xuống tận mặt đất rồi vẫn còn nguyên vẹn. Cây ô liư chĩa cành nhánh ra chống đỡ gió, thế là gãy gục. .

Tri Kiến GiácNgộ - Minh Triết Trong Đời Sống

BA NGÀY NỮA 

Suiwo, đệ tử của Hakuin, là một thiền sư giỏi. Trong một mùa an cư kiết hạ, một đệ tử từ một hòn đảo miền nam Nhật Bản đến thăm.

Suiwo trao cho anh ta một công án: "Hãy nghe âm thanh của một bàn tay."

Người đệ tử ở ba năm nhưng vẫn chưa vượt qua được cuộc trắc nghiệm. 

Một đêm đôi mắt đẫm lệ anh tìm đến Suiwo. "Con phải trở về miền nam trong sự xấu hổ và lúng túng," anh ta thưa, "vì con không thể giải đáp được vấn đề của con."

"Hãy đợi thêm một tuần nữa và siêng năng thiền định." Suiwo khuyên. Người đệ tử vẫn không giác ngộ được.

"Hãy cố gắng thêm một tuần nữa," Suiwo nói. Anh đệ tử vâng lời, nhưng vô ích.

"Vậy thêm một tuần nữa." Tuy nhiên vẫn không có hiệu quả. Người đệ tử thất vọng xin được bãi miễn, nhưng Suiwo yêu cầu thêm năm ngày thiền định nữa. Không có kết quả gì. 

Rồi ông nói: "Thiền định thêm ba ngày nữa, nếu anh không đạt được giác ngộ thì tốt hơn hết là anh nên tự tử đi."

Đến ngày thứ hai thì người đệ tử giác ngộ.

Những điển tích hay - Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Nguồn Gốc Tết Nguyên Đán và Những Điều Kiêng Kỵ
TẾT

Sưu tầm trích từ Net, vietnamnet và wikipedia.org

Sikkim


Trong một năm Việt Nam có rất nhiều lễ Tết, ứng với tiết trời và mùa vụ khác nhau, nhưng trọng đại nhất vẫn là Tết Nguyên đán. Tết bắt đầu cho năm mới, hy vọng mọi sự may mắn tốt lành của mùa xuân nảy lộc đâm chồi, đồng thời cũng bỏ lại tất cả những rủi ro, đen đủi của năm cũ.
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay đơn giản một chữ Tết) là lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Chữ "Tết" từ chứ Hán "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán"
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn hay quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người trong gia đình xum họp. Họ đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em được người lớn lì xì bằng một phong bao đỏ đựng ít tiền với ý nghĩa chúc mừng trẻ em chóng lớn.
Theo luật tạo hóa thì mọi vật đều có bắt đầu thì phải có kết thúc, cho nên trong Tết Nguyên đán, đón lễ Giao thừa chính là thời khắc thiêng liêng nhất, từ giả cái cũ, đón nhận cái mới.
Vì vậy lễ Giao thừa còn gọi là Lễ Trừ tịch. Tết Nguyên đán của ta tiến hành vào phút cuối cùng của năm cũ, phút đầu tiên bước sang năm mới, tức là giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu thì ngày 29 tháng Chạp năm trước và Giờ Tý ngày mùng 1 tháng Giêng năm sau. 

Phong Tục:
Trang trí Mâm ngũ quả

Yogyakarta Sultanate
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm: chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, quýt, lê-ki-ma, hồng xiêm, hồng đỏ. Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc.
Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý cầu sung vừa đủ xài.

Cây nêu

Yogyakarta Sultanate
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ".
Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi".

Tranh Tết

Tranh Tet

Kiêng không treo những tranh “xui xẻo” như đánh ghen, kiện tụng mà phải ;à những tranh lợn, gà, cậu bé, vinh hoa phú quý… hy vọng năm mới sẽ có nhiều điều tốt lành, trâu bò chật ních, thóc lúa đầy bồ. Ngày Tết nhà nào cũng có lọ hoa, tuỳ theo gia cảnh mà trang trí bày biện.


Câu đối Tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân cổ xưa vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho màu đen hay vàng trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

cau doi tet

Hoa

Ở nông thôn thì phần nhiều là những cành hoa giấy, hoa lông gà lông vịt màu sắc rực rỡ mua ở những phiên chợ Tết hàng tổng, hàng huyện. Song ở thành thị người dân kén chọn những cành đào không những đầy hoa mà còn phải có nhiều nụ, nhiều lộc. Hoặc những cây sung nặng trĩu nhiều quả. Hình như trong sâu thẳm đáy lòng ta vẫn tin vào một sự huyền bí, siêu nhiên nào đó sẽ đáp ứng được mong mỏi và nguyện vọng của mỗi người.
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược v.v... Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.

Hoa đào

hoa dao
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, cành đào có ý nghĩa là quyền lực trừ ma và trừ mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
Sự tích hoa đào ngày Tết:
Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ.

Hoa Mai


hoa dao
Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua chúa. Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Cây Kim Quất


hoa dao
Tết đến, cây quất thường được trang trí tại phòng khách. Cây quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

 

 

 

Chuyện cười trong ngày

Đãng trí hay không?

Một thương gia đang nằm chờ chết, thều thào đọc chúc thư cho viên luật sư:

- Có lẽ cũng phải nghĩ đến các nhân viên của tôi một chút. Hãy chia cho mỗi người phục vụ trên 25 năm nửa triệu USD...

Luật sư ngạc nhiên:

- Nhưng hãng của ngài chỉ mới thành lập có 15 năm thôi mà?

Vị thương gia thở hắt:

- Vâng, tôi nhớ. Nhưng phải quảng cáo chứ! 

Saturday, January 30, 2016

Ngày 30-1-2016 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Người khách mù trên xe buýt

Người khách mù trên xe buýt

Tác giả: Vô Danh

Mọi cặp mắt trên xe buýt đổ dồn vào cô gái trẻ đẹp với cây gậy trên tay đang bước một cách cẩn thận lên xe. Trả tiền xong cô gái sờ tay tìm chỗ ngồi ở dãy giữa mà viên tài xế báo là còn chỗ trống. Đến được chỗ cô ngồi xuống, đặt cặp tài liệu vào lòng và dựa cây gậy sát vào chân.

Đã tròn một năm kể từ ngày Susan bị mù do bệnh. Từng là một phụ nữ có ý chí mạnh mẽ, giờ đây Susan cảm thấy như định mệnh trớ trêu đã biến cô trở thành một con người bất lực, vô tích sự và là gánh nặng cho mọi người xung quanh. Cô trở nên trầm cảm, dù trước đây cô luôn lạc quan, yêu đời. Chỗ dựa duy nhất của cô giờ đây chính là Mark - chồng cô.

Mark là sĩ quan không quân và là người rất mực yêu vợ. Kể từ khi Susan mất đi đôi mắt, nhận thấy vợ rơi vào nỗi tuyệt vọng khốn cùng anh quyết tâm giúp cô lấy lại sức mạnh và sự tự tin cần thiết.

Cuối cùng thì Susan cũng đã sẵn sàng trở lại nơi làm việc với công việc thích hợp với cô, nhưng cô sẽ đi làm bằng cách nào đây? Cô đã từng đi xe buýt nhưng giờ đây lại sợ hãi khi nghĩ đến việc phải tự lần mò lên xuống xe. Mark đưa đón vợ bằng xe hơi mỗi ngày dù nơi làm việc của hai người trái đường nhau. Ban đầu chuyện này khiến cho Susan cảm thấy an ủi và Mark cũng an lòng khi bảo về được vợ. Tuy nhiên chẳng bao lâu Mark nhận ra rằng việc này không đem lại hiệu quả và đáp ứng đúng mục tiêu anh đề ra. Trong thâm tâm anh nghĩ Susan cần thay đổi thì mới mong tìm về với con người ngày xưa của cô. Nhưng làm sao để mở miệng đề nghị khi cô vẫn còn dễ xúc động và hay giận dữ.

Việc gì đến cũng phải đến. Khi nghe Mark đề nghị, Susan cảm thấy tổn thương và cay đắng nói: “Em bị mù mà! Em không thể tưởng tượng được mình có thể tự thân đi mà không có anh giúp đỡ. Em cảm thấy anh đang bỏ rơi em.” Trái tim Mark đau nhói khi nghe cô nói nhưng anh vẫn giữ nguyên ý định của mình. Anh hứa với cô mỗi sang và tối sẽ cùng đi xe buýt với cô cho đến khi nào cô có thể đi một mình được.

Hai tuần liên tục trôi qua, Mark trong bộ quân phục luôn đồng hành đi và về với Susan mỗi ngày. Anh dạy cô cách dựa vào các giác quan và khả năng phán đoán của mình, đặc biệt là khả năng thính giác để xác định nơi mình đi - đến và hội nhập với môi trường mới. Anh giúp cô tạo mối giao hảo với các tài xế xe buýt để họ giúp cô tìm chỗ ngồi thích hợp. Thế rồi nụ cười cũng đã trở lại trên đôi môi của cô. Mỗi sáng hai vợ chồng cùng nhau đi suốt hành trình và Mark cũng đều đặn đón tàu điện ngầm để trở lại nơi làm việc của anh. Mặc dù việc làm này khó khăn và tốn kém hơn việc Mark lái xe đưa Susan đi làm nhưng anh biết cần phải có thời gian thì cô mới có thể tự đi làm một mình mà không cần có anh đi theo nữa.

Anh tin rằng Susan là người không sợ thách thức và không hề cam chịu. Cuối cùng thì cô đã tự mình đi xe buýt đến chỗ làm mà không cần có Mark bên cạnh. Một buổi sáng trước khi rời nhà, cô ôm lấy Mark mà nước mắt tuôn rơi và cảm ơn anh - một người chồng trung thành, kiên nhẫn, yêu thương vợ hết mực, đây là ngày đầu tiên hai người tự đi làm một mình mà không có người kia cùng đi.

Ngày lại ngày trôi đi, giờ đây Susan đã lấy lại sự tự tin và thanh thản đón chờ cuộc sống cho dù đôi mắt không còn nữa.

Một buổi sáng khi lên xe buýt và trả tiền xe như thường lệ người tài xế đã buột miệng nói: “Tôi thật ghen tị với cô, cô bạn”.

Không biết có phải ông ta đang nói tới mình không và cô nghĩ mấy ai đi ganh tị với một phụ nữ mù phải cố gắng can đảm sống hết quãng đời còn lại , tò mò Susan hỏi lại người tài xế : “Tại sao ông lại nói rằng ông ganh tị với tôi?”

Người tài xế trả lời: “ Ai cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ như cô, cô bạn ạ.” Không hiểu người tài xế muốn nói gì , cô lại hỏi : “Ông muốn ám chỉ điều gì? ”

Người tài xế tiếp: “Cô biết không, mỗi buổi sáng đều có một anh chàng đẹp trai trong bộ quân phục đứng ở góc đường quan sát khi cô xuống xe buýt. Anh ta luôn muốn biết chắc rằng cô qua đường an toàn và anh ta nhìn theo cho đến khi cô bước hẳn vào văn phòng làm việc. Rồi anh ta gửi cho cô một nụ hôn gió trước khi đi khỏi. Cô thật là người may mắn.”

Những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống má Susan. Dù cô không thấy anh nhưng cô luôn cảm nhận được sự hiện diện của Mark.

Cô thật sự hạnh phúc bởi anh đã cho cô món quà tinh thần mạnh hơn cả ánh nhìn, một món quà không phải nhìn thấy rõ – món quà của tình yêu có thể đem lại ánh sáng đến những nơi tối tăm nhất…..

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Cáo và dê con

Cáo và dê con 

Ngày xưa có một chú dê con đang nhú sừng nghĩ rằng mình đã lớn và có thể tự lo cho mình được. Thế nên vào một buổi chiều, khi đàn dê từ đồng cỏ bắt đầu quay về chuồng thì dê mẹ gọi, nhưng dê con chẳng thèm nghe và cứ kiếm cỏ non gặm tiếp. Lát sau, khi nó ngẩng đầu lên thì đàn dê đã về hết.

Nó chỉ còn lại một mình. Mặt trời đang lặn xuống. Các bóng cây đổ dài trên mặt đất. Một cơn gió nhẹ lạnh run lướt qua đồng cỏ rít lên những tiếng động đáng sợ. Dê con rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến tên Cáo khủng khiếp. Nó bắt đầu chạy lung tung khắp cánh đồng, kêu be be mẹ ơi mẹ. Nhưng mới được một tí, tên Cáo bỗng xuất hiện, gần một bụi cây!

Dê con biết là mình chẳng còn nhiều hy vọng gì nữa.

"Cháu xin ông, ông Cáo," dê con run rẩy nói, "cháu biết là ông sẽ ăn thịt cháu. Nhưng trước khi ăn, xin ông hãy thổi kèn lên giúp cháu, vì cháu muốn được nhảy múa cho vui vẻ trước khi chết."

Cáo thấy trước khi ăn được nghe nhạc chút ít cũng thích thú, nên nó liền lấy kèn thổi cho Dê Con nhảy múa tưng bừng.

Trong lúc đó, đàn dê đang trên đường từ từ trở về chuồng. Trong buổi chiều im ắng tiếng kèn của Cáo được gió thổi đi xa. Mấy chú chó chăn dê vểnh tai lắng nghe. Chúng liền nhận ra bài Cáo vẫn thường hát trước khi ăn, chỉ một thoáng, chúng đã phóng như bay trở lại cánh đồng cỏ. Cáo đột ngột ngừng thổi, và bỏ chạy, nhưng không còn kịp nữa vì lũ chó đã đến gần, nó bèn trách mình sao ngu ngốc đi thổi kèn để làm vui lòng dê, thay vì cứ để tâm đến cái công việc sát sinh của mình.

Lời bàn:

Đừng bao giờ để bất cứ việc gì gây sao nhãng mục tiêu chính của mìn

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Một Nụ Cười Trong Đời Của Ông Ta. 

Mokugen được biết là một người không bao giờ cười cho đến ngày cuối đời của ông. Đến giờ phút lâm chung ông nói với những tín đồ trung thành của mình.

"Các con đã học dưới sự dạy dỗ của ta trên mười năm. Hãy trình bày cho ta cách hiểu thật sự của các con về thiền. Ai mà diễn đạt điều này rõ ràng nhất sẽ là người thừa tự của ta và nhận y ao và bình bát của ta.

Tất cả mọi người theo dõi khuôn mặt xúc động của Mokugen, nhưng không ai trả lời.

Encho, một đệ tử theo vị thầy của hắn trong nhiều năm, tiến gần bên giường. Anh ta đẩy cái tách thuốc về phía trước một chút. Đây là câu trả lời của anh ta cho câu hỏi.

Gương mặt của vị thành trở lên xúc động hơn. "Có phải đó là tất cả những gì con hiểu?" Ông hỏi.

Encho với tới và di chuyển cái tách trở lại.

Một nụ cười thật đẹp nở trên nét mặt của Mokugen. "Con thật là may mắn" ông nói với Encho. "Con làm việc với ta mười năm và chưa bao giờ nhìn thấy toàn vẹn thân của ta. Hãy lấy y và bát. Chúng là của con.

Những Cổ Tích Hay - Tích Táo Quân


Tích Táo Quân - Việt Nam
Sưu Tầm trên Net

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân , nhưng mỗi người giữ một việc:
Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần
Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Ý nghĩa

Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao...thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Thờ cúng

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

Lễ vật

Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản có khi người việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân.

Chuyện cười trong ngày

Nhiệm vụ của con dâu

Bữa tối tại nhà của chú rể, mọi người đang nhiệt liệt đón tiếp nàng dâu mới về.

Cô dâu bắt đầu lên tiếng:

- Mến chào tất cả người nhà thân thương của con, con rất cám ơn mọi người đã đón tiếp con vào gia đình mới một cách nồng nhiệt. Trước hết con xin mọi người hãy an tâm là sự gia nhập của con quyết sẽ không làm thay đổi đời sống và những công việc bình thường hằng ngày của quý vị.

Bố chồng hỏi:

- Ý của con là?

Con dâu trả lời:

- Ý con muốn nói là những người rửa chén nên tiếp tục rửa chén. Những người giặt áo quần cũng xin giữ yên như vậy. Còn ai phụ trách nấu cơm thì xin đừng vì sự có mặt của con mà ngưng nấu cơm. Còn ai lo chuyện quét dọn thì vẫn tiếp tục quét dọn.

Mẹ chồng hỏi:

- Thế thì cô đến đây để làm gì?

Nàng đâu bình tĩnh trả lời:

- Con ấy à? Công việc của con là đến đây làm vui lòng con trai của mẹ!

- !!!!!

Friday, January 29, 2016

Ngày 29-1-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Làm từ thiện đúng cách

LÀM TỪ THIỆN ĐÚNG CÁCH

Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.

***

Mọi người trên chuyến xe cứu trợ không khỏi xúc động khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ. Ngay lập tức, nhóm tình nguyện viên chúng tôi quay vào xe lấy quà cứu trợ trao cho cậu bé.
"Anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!" tình nguyện viên người Mỹ quát lớn.

Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai người Mỹ. "Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?" Họ nghĩ thầm.

"Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em". Tình nguyện viên người Mỹ hỏi cậu bé.

Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.

Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.

"Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?"

Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.

Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.

"Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát." Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.

"Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!" Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.

Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ...

Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:

"Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên. Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?"

Có thể nói hôm đó là một ngày dài đầy trải nghiệm.

Dường như những đứa trẻ đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây. Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà.

Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.

(Theo NTDTV - Thanh Thanh biên dịch)

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Con cáo và cái bóng

CON CÁO VÀ CÁI BÓNG

Một con cáo tinh thần đang vui vẻ thèm ăn rời hang đi tìm mồi. Khi nó chạy, nắng chiều chiếu xuống trên lưng nó làm bóng nó đổ dài trên mặt đất, nhìn y như là nó cao lớn hơn mọi hôm gấp nhiều lần.

"Ô, xem kìa!" con cáo tự hào la lớn, "mình mới cao lớn làm sao! Sao mình lại phải bỏ chạy mỗi khi thấy thằng sư tử bé nhỏ ấy nhỉ! Mình sẽ cho nó biết ai mới xứng đáng làm vua khu rừng này, nó hay là mình."

Ngay khi đó, một cái bóng khác khổng lồ bao trùm lấy nó, và trong chớp mắt nó đã té xuống chỉ với một cú đấm của sư tử.

Lời bàn:

Đừng để trí tưởng tượng của bạn làm bạn quên mất cả sự thực!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

THIỀN CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN 


Encho là một người kể chuyện nổi tiếng. Những chuyện về tình yêu của ông làm rung động trái tim những người nghe. Khi ông thuật lại một câu chuyện chiến tranh, thì dường như những người nghe như chính họ đang tham gia ngoài chiến trường.

Một ngày nọ Encho gặp Yamaoka Tesshu, một cư sĩ gần như đạt tới trình độ của vị Thiền Sư.

"Tôi hiểu," Yamaoka nói, "ông là người kể chuyện hay nhất trong nước ta và ông làm cho thiên hạ khóc hay cười theo ý muốn. Kể cho tôi nghe câu chuyện tôi ưa thích chuyện Cậu Bé Trái Đào. Khi tôi còn là một đứa bé tôi thường ngủ bên cạnh mẹ tôi, và bà thường kể chuyện cổ tích này. Giữa câu chuyện thì tôi đã ngủ thiếp đi rồi. Hãy kể chuyện đó cho tôi giống y như mẹ tôi đã kể vậy."

Encho không dám thử làm chuyện này. Ông xin có thời gian để tìm hiểu. Vài tháng sau ông đến gặp Yamaoka và nói: "Làm ơn cho tôi cơ hội kể chuyện cho ông."

"Ngày khác đi," Yamaoka trả lời.

Encho thất vọng rất nhiều. Ông nghiên cứu sâu xa thêm và lại thử kể. Yamaoka bác bỏ ông nhiều lần. Khi Encho bắt đầu lên tiếng thì Yamaoka chận ông lại, nói: "Ông chưa giống mẹ tôi."

Encho phải mất đến năm năm mới có thể kể cho Yamaoka câu chuyện cổ tích như mẹ của ông này đã từng kể chuyện đó cho ông ta trước đây.

Bằng phương cách này, Yamaoka đã truyền thụ Thiền cho Encho.

Những điển tích hay - Ngựa quen đường cũ

Ngựa quen đường cũ

Chuyện bắt nguồn từ câu chuyện của Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc thời nhà Chu bên Trung Quốc.
Lúc cất quân đi là mùa Xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên quân lính của Tề Công bị lạc đường. Quản trọng bèn tâu:

- Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường.
Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về. Do đặc tính ghi nhớ mùi vị rất tốt, nên ngựa thường rất nhớ những con đường chúng đi qua. Câu thành ngữ này vốn ca ngợi những người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.

Tuy nhiên trải qua nhiều tam sao thất bản, câu thành ngữ đã bị đổi nghĩa hoàn toàn. Ngày nay, người ta dùng câu thành ngữ này để ám chỉ những người có thói hư tật xấu cố hữu không thể bỏ được. Hoặc chỉ về một người vừa làm một chuyện xấu đã bị lên án xong vẫn tái phạm.

Chuyện cười

Khỏe như trâu

Vợ bảo:

- Mọi hôm anh khỏe như trâu ấy, mà nay về nhà cứ nằm dài thườn thượt, bảo làm gì cũng không chịu là thế nào?

Anh chồng nói:

- Thì cô tính, trâu cũng phải có lúc ốm chứ.

Chị vợ đáp lại:

- Sao ốm đau mà không chịu nói cho người ta biết?

Ông chồng thở dài:

- Trời ơi, đã là trâu thì còn nói gì được.

Thursday, January 28, 2016

Ngày 28-1-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Hạnh phúc

Hạnh Phúc 

- Hạnh phúc là gì? 

Chàng tuổi trẻ luôn đặt câu hỏi này với những người mà chàng cho rằng quan điểm của họ có thể giúp chàng đi đúng hướng trên con đường gian lao đi tìm hạnh phúc.- Hạnh phúc là gì?- Hạnh phúc là tiền bạc - người thương gia giàu có đáp.- Hạnh phúc là sự nổi tiếng - một ca sĩ trả lời.- Hạnh phúc là một gia đình hòa thuận, trên dưới một lòng - một người cha đáng kính đáp.- Hạnh phúc là một công việc làm tốt, thân thể khỏe mạnh không bệnh tật - một anh công nhân nói....Và còn vô số những định nghĩa mà thoạt đầu chàng đều cho là có lý và chàng cố gắng làm theo.

 Chàng đã có một công việc rất tốt, một người vợ đảm đang cùng 2 đứa con xinh xắn, khoẻ mạnh. Chàng không bệnh tật gì, trái lại còn có một sức khỏe rất tốt. Chàng đã bắt đầu có tiếng trên thương trường và tiền bạc không còn là một nỗi băn khoăn gì cả. 

Thế nhưng chàng vẫn chưa thỏa mãn, chàng vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc hoàn toàn. Có những lúc chàng cảm thấy mọi thứ sao nhạt nhẽo và vô vị dù cảm giác đó chỉ là thoáng qua. Có những lúc chàng cảm thấy trống rỗng và như lạc phương hướng. Có những lúc chàng bỗng nhiên muốn thoát khỏi mọi sự ràng buộc, thoát khỏi thế giới này. 

Chàng mơ mình là Robinson Cruose, là Robin Hood hay thậm chí còn là Batman. Chàng không hiểu nổi chính mình muốn gì? Và chàng tiếp tục săn tìm lời giải cho câu hỏi:- Hạnh phúc là gì?Và một hôm chàng chợt nhớ ra một người. Vâng, đó là ông nội của chàng. Người Ông đã sống qua bao nhiêu cuộc bể dâu, đã trải qua bao nhiêu kinh nghiệm cuộc sống: chiến tranh, đói kém, giàu có, nhẵn túi, hạnh phúc, đau khổ, chết chóc... Người Ông mà số tuổi không ai trong gia đình còn nhớ chính xác là bao nhiêu. Hiện Ông đang ở đâu nhỉ? À, Ông đang ở một vùng đồi núi cách nơi chàng ở hơn 300 cây số. Chỉ cần 5 tiếng đồng hồ lái xe, chàng chắc chắn sẽ tìm được lời giải đáp.Khi chàng bước vào, Ông đang ngồi trên một chiếc ghế bật đung đưa, đầu tóc bạc phơ, miệng đang nhai một mẩu bánh mì, bên cạnh là một hộp cá mòi đang ăn dở.Chàng sà vào lòng Ông như ngày xưa và hỏi:

- Ông ơi, hãy nói cho cháu hạnh phúc là gì?

Ông bật cười và đáp:

- Ồ cháu của ta, Hạnh Phúc à? Hạnh Phúc là gì ư? Hạnh Phúc là lúc này đây, là ta đang ngồi nhai ổ bánh mì và nhấm nháp con cá mòi béo ngậy này và nghe thằng cháu cưng của ta hỏi Hạnh Phúc là gì?

Những câu chuyện ngụ ngôn hay - Vẹt và châu chấu

VẸT VÀ CHÂU CHẤU

Khoa La là tên một con vẹt, mỏ nó vừa đẹp vừa linh hoạt. Nó có thể mổ châu chấu trong các bụi cỏ rất chi là tự nhiên. Nó thấy loại côn trung xanh này ngọt và ngon nên sau mỗi lần chén no nê xong nó bỏ những phần thừa vào một chỗ dự trữ.

Chẳng bao lâu sau châu chấu không chịu cam phận. Chúng cững muốn được sống tự do. Thế là chúng vùng dậy phản kháng. Ðể chống lại kẻ thù chúng chúng bí mật tổ chức một "liên minh chấu chấu" và lên kế hoạch hành động cụ thể.

Hôm đó vẹt Khoa La lượn một hồi lâu mà chẳng bắt được con châu chấu nào đành nhịn đói quay về. Hôm sau vẫn thế, vẹt KHoa La buộc phải dùng đến thức ăn trong kho dự trữ.

Mấy ngày liền sau đó, vẹt Khoa La toàn không gặp may. Thức ăn dự trữ ngày một ít. Xem ra chỉ còn lại một 1 càng châu chấu. Vẹt Khoa La muốn để dành nhưng không được, nó đói không ngủ được "không ăn thì không ngủ được" nó tự nhủ. Cuối cùng nó ăn nốt càng châu chấu đó. Nhưng 1 chiếc càng châu chấu có thấm tháp gì! Bụng nó sôi eo éo cả đêm. Tờ mờ sáng hôm sau vẹt Khoa La buộc phải đi kiếm mồi. Vì đói nên nó rất yếu, dù đi bộ hay bay trên không trung nó đều cảm thấy mệt rã rời. Nó đành phải nghỉ dưới một gốc cây.

Bỗng vẹt Khoa La nghe thấy một âm thanh lạ:

Bu chi chi... cưa chi chi...
Bu chi chi... cưa chi chi...

Nó nghĩ có lẽ là bụng nó sôi thành tiếng, cứ ngủ cái đã, ngủ đi sẽ quên đói.

Bu chi chi... cưa chi chi...
Bu chi chi... cưa chi chi...

Âm thanh lạ đó cứ kéo dài mãi. Vẹt Khoa La càng nghe càng khó chịu: Nó muốn đi chỗ khác nhưng nó thấy trời đất tối sầm lại. "ồ! Sao ta lại không nhìn thấy gì cả. Ðây hẳn là bụng ta đang gào thét, nó muốn trả thù ta vì đã lâu ta không có gì cho vào bụng".

Lúc đó, Vẹt Khoa La thấy phía trước hình như có một đám mây lớn đang bay lại. Ðợi đám mây đó đến gần Vẹt Khoa La nhìn kỹ hoá ra đám mây là do rất nhiều con vật tạo thành. Ðang buồn bực thì đám con vật kia bay tới, con thì đánh, con thì đạp, con thì đẩy, con thì cắn khiến vẹt ta vừa đau vừa ngứa không thể chịu nổi.

"A! Trời ơi, đó là một đàn châu chấu", Vẹt Khoa La kinh ngạc kêu lên. Ðúng vậy, đàn châu chấu đông đúc bao vây Vẹt Khoa La làm nó lóng ngóng và sợ hãi.

Ðể thoát khỏi vòng vây Vẹt Khoa La buộc phải nhảy từ chỗ nọ sang chỗ khác, từ cành cây này sang cành cây khác. Nhảy mãi nhảy mãi sức nó cạn kiệt rồi "phộp" một tiếng nó rời từ trên cây xuống.

"Liên minh châu chấu" đã nghĩ ra cách đó. Vậy âm thanh lạ Vẹt nghe lúc nãy là gì? Té ra châu chấu có thể vừa đạp vừa bay. Vì tất cả cùng đạp nên những đôi càng răng cưa phát ra tiếng "bu chi chi, cưa chi chi". Chúng muốn dùng cách đó để uy hiếp kẻ thù trước. Lũ châu chấu quả là ghê gớm!

Ðội quân châu chấu thấy vẹt Khoa La nằm bất động tưởng rằng đã chết nên tản đi.
Kỳ thực vẹt Khoa La chỉ ngất đi thôi. Vài giờ sau gió chiều mát mẻ thổi tới làm nó tỉnh lại. Lúc đầu nó vẫn ngỡ là một cơn ác mộng. Bốn bề im ắng, vẹt càng nghĩ càng tủi, hôm nay sao mà xúi quẩy hế không biết. Nó thấy cổ họng khô rát, thèm nước. Nó lê tới một dòng suối cạnh đó uống nước, ánh trăng phản chiếu trên dòng suối láp lánh anh bạc, thật giống một tấm gương.

Vẹt Khoa La soi mình vào dòng nước, nó giật mình và dường như không nhận ra mình nữa, mũi xanh mắt quầng, xấu xí quá!

"Lũ châu chấu thật đáng sợ", vẹt Khoa La tự nhủ, "Nhưng ta chẳng phải có một cái mỏ vừa đẹp vừa linh hoạt sao? Chẳng phải trước đây đã từng mổ châu chấu rất tự nhiên đó sao? Tại sao vừa nãy lại không phát huy tác dụng nhỉ?"

Từ đó trở đi mỗi khi vẹt gặp châu chấu đều không dám mổ. Lúc đói nó kiếm vài cọng cỏ để ăn hoặc mổ những hạt quả mềm ăn nhân.

Lời bàn:

Câu chuyện mách bảo ta điều gì? Kẻ yếu thì phải đoàn kết lại thì mới thắng được kẻ mạnh.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống


Nó sẽ đi qua


Một thiền sinh đến gặp vị Thiền Sư và nói, 

"Sự tu tập thiền của tôi hết sức khó chịu! Tôi cảm thấy quẫn trí, đôi chân của tôi bị đau nhức, đôi khi tôi rơi vào cơn buồn ngủ. Nó thì hết sức khó chịu!"

"Nó sẽ đi qua," vị Thiền Sư thản nhiên nói 

Một tuần lễ sau, thiền sinh trở lại gặp vị thầy của mình. "Sự tu tập thiền của tôi thì rất tốt! Tôi cảm thấy vô cùng tỉnh thức, thật là yên tĩnh, vô cùng sinh động! Nó thật là kỳ diệu!"

"Nó sẽ đi qua."

Vị Thiền Sư thản nhiên trả lời

Những điển tích cổ hay - Sự tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng.

Sự tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng.

Huyền thoại xưa ở Á Châu có kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa gió.
Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ.

Sau, vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cỏi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa.

Nhưng vì số rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi rồng”.

Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh nhau đi thi.

Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa rồng.

Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng.

Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.

Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.

Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặt biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai…

Thần gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…

Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.

Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!

Cả bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu phàm, thoát tục… và biến thành rồng thiêng, được sống đời đời.

Vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng của con người trên thế gian…

Nhưng không phải con nào cũng có tính chất quí sáng (mang ngọc quý trong thân) và không phải cá chép nào cũng có phẩm chất, khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt được thành công!

Cá chép hóa rồng phun nước làm cho đất đai mầu mỡ, cây cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài.

Bởi vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng. Thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về tài lộc trong thương mại.

Chuyện cười trong ngày

Bợm nhậu cả tin

Một bợm nhậu đi ngang quán rượu thấy 'đồng nghiệp' mặt đỏ gay đứng trước cửa, ngóng vào trong quán.

Thấy vậy người này hỏi bạn:

- Sao ông không vào nhậu, đứng đây làm gì?

- Tôi vừa bị chủ quán tống ra đây vì trêu chọc vợ gã.

- Ông tính ăn thua đủ với hắn hả?

- Không, tôi nghe gã nói sẽ tống cả bà vợ ra đây nên tôi đứng chờ!

Wednesday, January 27, 2016

Ngày 27-1-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Những con hạc vàng

NHỮNG CON HẠC VÀNG

Ngày xưa, ở rất xa đây, cách Xứ Lắm Ruộng hàng nghìn ngày đường, có đàn chim hạc lớn lông vàng. Một hôm, Thần Ðại Linh gọi Latakini, con chim đầu đàn đến và nói rằng :

– Latakini, đàn chim của ngươi đẹp nhất trong số các loài chim. Ta không ban cho loài chim nào bộ lông vàng như bộ lông của các ngươi. Ta muốn các ngươi không được rời khỏi nơi ta đã dành cho các ngươi.

Latakini bèn hỏi : "Tại sao cấm chúng tôi bay đến nơi khác?".

– Bay đi nơi khác thì cánh hạc sẽ mất đi ánh vàng đẹp mắt – Thần Ðại Linh trả lời rồi biến mất.

Latakini xù bộ lông vàng rồi xòe hai cánh mạnh mẽ bay đi rất đường bệ. Nó đi báo cho cả đàn biết quyết định của Thần Ðại Linh.

Mùa hè sắp hết. Những đàn ngỗng xứ Canada, vịt trời và cuốc kéo đến quê hương của Latakini ở phương Bắc. Tất cả các loài chim di trú báo cho nhau hiệu tập hợp và để thực hiện cuộc di chuyển hàng năm về phương Nam ấm áp.

Latakini không còn bình thản được nữa. Ngày lại ngày, nó theo dõi những đàn chim rất đông bay đi mất hút ở chân trời. Ðêm lại đêm, nó nghe không ngớt những tiếng đập cánh của những đàn chim bay càng nhiều trên nền trời tối đen. Rồi, một buổi sáng, nó nhận thấy cả một vùng rộng chỉ có đàn hạc. Không cưỡng nổi sự cán dỗ, nó ra hiệu cho cả đàn cất cánh bay đi.

Thần Ðại Linh rất giận đàn chim hạc không tuân theo lệnh của Người. Người biết rằng đàn hạc bay về Xứ Lắm Ruộng và Người ra lệnh cho tất cả các nguồn nước ở xứ này xoá sạch ánh vàng trên cánh những con hạc dám cưỡng ý Người.

Những con hạc vàng bay ngày, bay đêm vượt qua nhiều nước lạ không nghỉ. Cuối cùng, từ trên cao, chúng nhìn thấy một đồng cỏ ngập nắng, ở đó trải dài nhiều khoảng ruộng và lấp lánh những hồ nước. Chúng đã đến đích.

Latakini cụp bớt cánh, lượn một vòng trên mặt hồ rồi nhào xuống, có cả đàn theo sau. Những con hạc vừa đậu xuống nước thì tức khắc nổi lên một cơn bão. Sóng trên hồ dâng rất cao có thể nhấn chìm cả đàn. Những con sóng đã giật lấy những cánh vàng của chúng và cuốn đi rất xa theo lệnh của Thần Ðại Linh.

Latakini ra hiệu cho đàn cất cánh bay lên, nhưng đã muộn. Không còn đâu những con chim cánh vàng hợp thành một đám mây dày lấp lánh trong nắng phương Nam, bây giờ chỉ là những con chim trắng bay thành một đám như sương mù. Lúc đó Latakini mới nhớ lại lời cảnh cáo của Thần Ðại Linh.

Latakini tự an ủi mình : "Mùa xuân đến, ta trở về quê hương ở phương Bắc thì có thể Thần Ðại Linh trả lại cho ta cánh vàng. Nếu thế thì không bao giờ ta trái lệnh Người nữa, ta sẽ không rời bỏ khu vực mà Người đã dành cho ta".

Nó rất mong đến mùa xuân và khi những con chim di trú lên đường thì Latakini gọi cả đàn bay về quê hương.

Một lần nữa, đàn hạc bay nhiều ngày nhiều đêm không nghỉ. Chúng hạ cánh xuống một đồng cỏ ở quê hương. Chao ôi ! Thật chẳng khác gì tuyết đã trở lại : Ðàn chim vẫn một màu trắng xoá. Latakini hiểu rằng không bao giờ nó sẽ có cánh vàng nữa vì nó đã làm trái với ý muốn của Thần Ðại Linh.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Những ngón tay

Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:

- Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.

Các ngón khác đều cãi rằng:

- Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!

Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chủ, tức là đeo nhẫn cưới.

Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng:

- Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu?

- Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây..., mọi người đều sợ tôi trỏ vì không ai muốn mình là nguyên nhân chậm tiến của cả tập thể.

- Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ - Ngón tay cái phản đối – không phải chỉ mình bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ phạm như thường. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khi muốn thoái thác trách nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin, phản đối...

Từ nãy chỉ có ngón tay út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì nữa: nó vốn là ngón tay bé nhất. Nhưng...

- Kìa, tại sao chú út không nói gì? - Những ngón tay khác hỏi.

- Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lúc ông chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc: nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều chìa em ra móc với nhau. Nhiều khi được việc ra phết đấy!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Một nốt của Zen

Kakua sau một lần thăm viếng vị hoàng đế, ông đã biến mất và không ai biết chuyện gì xảy ra cho ông ta. Ông là người Nhật đầu tiên học về thiền Zen tại Trung Hoa, nhưng ông không tỏ lộ là biết về thiền, trừ một nốt thiền, không ai nhớ đến ông là người đã đem thiền Zen vào xứ sở của ông.

Kakua đã đến thăm Trung Hoa và được học về sự chân thực. Ông không đi du lịch khi ông tại Trung Hoa. Ông luôn luôn hành thiền, và ông sinh sống tại một vùng núi xa xôi. Mỗi khi ai thấy ông và yêu cầu ông dậy thì ông chỉ nói vài lời và rồi ông lại đi sang nơi khác của ngọn núi, nơi mà khó có thể kiếm ra ông dễ dàng.

Vị hoàng đế nghe về Kakua khi ông trở lại Nhật Bản và yêu cầu ông giảng về thiền Zen cho hoàng đế và các quan trong triều.

Kakua đứng yên lặng trước mặt hoàng đế. Ông lấy một ống sáo từ trong áo của mình và thổi một nốt ngắn. Cúi đầu chào lễ phép, và ông biến đi.

Những điển tích hay - Lã vọng câu cá

Điển tích Lã vọng câu cá

Điển tích “Câu cá chờ thời” của Khương Thái Công là một câu chuyện về đức tính kiên nhẫn của người làm việc lớn, mặc dù các nhà nghiên cứu lịch sử cũng cho là không có thực.
Dù đã ngoài 80 tuổi không tham làm quan vì thấy thời thế thay đổi, nhưng cách sống kiên nhẫn để đợi thời cơ làm nên sự nghiệp lớn của ông khiến cho hậu thế ai cũng phải kính trọng, nể phục. Có thể nói đó là một giai thoại hết sức hào hùng, to lớn.

Nói về Khương Tử Nha thì có rất nhiều điển tích, truyền thuyết khác nhau. Đây là những chuyện kể về ông với một người có tài dụng binh và trị quốc hiếm có vào bậc kỳ tài, được người đời tôn xưng Khương Thái Công đáng tôn kính và trang trọng.

Khương Tử Nha tên thật là Khương Thượng, tự Tử Nha, quê ở Đông Hải, sống vào thế kỷ 12 TCN . Từ đời vua Thuấn đến đời nhà Hạ, tổ tiên của ông ở được phong hầu ở đất Lã nên lấy họ là Lã. Sau đến nhà Thương phong hầu lại cho các tướng lĩnh, đại thần khai quốc nên tổ tiên của ông trở thành thường dân và lấy họ là Khương. Nên dân gian cũng có tên gọi ông là Lã Vọng.

Khương Tử Nha có một thời gian làm quan ở Triều Ca nhưng chán ngán cảnh thời vận triều đình ngày càng suy vi nên bỏ lên núi Côn Lôn học đạo. Khi tuổi đã già ông đến đất Tây Kỳ (Tây Chu sau này) sống ấn dật nơi thác sâu rừng thẳm, núi non cao ngất.

Lúc bấy giờ triều đại Ân Thương đã đến độ suy kiệt, dân chúng lầm than. Trụ Vương là ông vua nỗi tiếng dâm lạc chỉ biết hưởng thụ mà lại bất nhân. Vì say mê nàng Đắc Kỷ, ông ta đã cho xây Tửu Trì và Nhục Lâm để cùng tham thú nhục dục, trai gái thác loạn ở bên trong. Để ngắm tinh tú và muốn sánh ngang với các vị thần tiên lại bắt dân chúng và nô lệ huy động cả vạn người để xây Lộc Đài. Triều thần bấy giờ rất bất mãn với sự bạo ngược, hoang dâm vô độ của Trụ Vương lên tiếng can gián đều bị chịu những hình phạt rất tàn khốc, trong đó có Sái Bồn (Hầm rắn sâu) và Bào Lạc (Ống đồng nung). Các chư hầu lúc đó phò nhà Thương không chịu nỗi với sự tàn bạo, mất nhân tính của của Trụ Vương nên đồng loạt phản kháng.

Trong đó có Tây Bá Hầu Cơ Xương (tức Chu Văn Vương sau này) nhiều lần can gián cũng bị Trụ Vương bắt nhốt ở Dữu Lý và giết luôn cả người con trai của của ông. Chịu nhục phải ăn thịt con của mình để được về nước, Cơ Xương căm hận Trụ Vương nên đứng lên phạt Trụ. Để cũng cố lực lượng, Cơ Xương đã âm thầm chiêu binh mãi mã, đãi ngộ hiền tài, lấy nhân nghĩa trị quốc nên Tây Chu ngày càng lớn mạnh.

Khương Tử Nha đoán được thời vận nhà Thương sắp tàn nên ngày ngày ra câu cá ở bờ sông Vị chờ thời cơ để lập nghiệp lớn. Hơn bao năm ngồi câu cá chờ thời, dân chúng trong vùng cho là ông là kẻ quái nhân khác người, có người lại nói ông là kỳ nhân dị sỹ có chí lớn hơn người. Cơ Xương nghe được tin đồn và sự giới thiệu của tôi thần nên có lòng ngưỡng mộ đã xa giá đến sông Vị được diện kiến thánh nhân.

Đúng như lời đồn, Cơ Xương đến bờ sông Vị thì thấy ông lão tóc bạc phơ phong thái như thần tiên đang ngồi trên thạch bàn ung dung buông cần câu, lúc này Khương Tử Nha đã 80 tuổi. Cơ Xương vội bước đến hạ mình kính thỉnh vị lão ông để hỏi chuyện.

“Dám hỏi vị lão tiều phu tên họ là gì sao lại ngồi đây câu cá phong thái tự tại như vậy ?”

“Lão đến đây câu không phải mong đợi được cá !” Khương Tử Nha ung dung trả lời.

Các bầy tôi của Cơ Xương thấy vậy liền tò mò đến chỗ ông lão xem thử, nắm dây câu thì lưỡi câu thẳng lỳ như lời đồn của mọi người. Bất ngờ với lời đồn đúng như sự thật, nên Cơ Xương càng tỏ ra kính trọng bậc tiền bối và hành lễ.

Tử Nha vẫn ung dung : “Lão phu vẫn có thói quen câu cá bằng lưỡi thẳng không cần mồi, cá không cần phải cắn câu, nhưng đang đợi người có lòng sẽ tự động cắn câu !”.

Lúc này Cơ Xương hiểu được ý nghĩa sâu xa của Tử Nha vội lạy tạ mong được sự phò tá của ông. Khương Tử Nha cười lớn, bỏ cần câu xuống vội vàng đỡ lễ của Cơ Xương tự xưng danh tính :

“Lão phu họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha xin bái kiến Hầu gia !”

Cơ Xương liền hỏi Tử Nha về thời thế bây giờ phải làm sao. Tử Nha liền khẳng khái nói thẳng :

“Triều đình nhà Thương đã đến hồi suy tàn. Trụ Vương vô đạo, bất nhân khiến cuộc sống của muôn dân bách tính lầm than, ai oán khắp nơi. Chư hầu các nơi bất mãn nổi dậy khiến cho thiên hạ ngày càng thêm dâu sôi lửa bỏng. Dám hỏi Hầu gia được muôn dân kính trọng sao không tự mình tập hợp các chư hầu đứng lên phạt Trụ, tự lập cơ nghiệp cứu muôn dân khỏi cảnh khổ ?”

Cơ Xương nge được những lời này như bật sáng trong lòng càng quả quyết đứng lên phạt Trụ và đích thân mời Khương Tử Nha ngồi chung xa giá cùng bàn luận chuyện trị quốc.

Về sau với tài an bang trị quốc bình thiên hạ, Khương Tử Nha đã lập nhiều công lao hiển hách trong công cuộc phạt Trụ, lập ra triều đại nhà Chu, và ông được phong hầu ở đất Tề, tức là Tề Thái Công sau này.

Chuyện cười trong ngày

Trò khá hơn thầy rồi

Có một thầy đồ lười, tiếng đồn khắp, đến nỗi không ai dám cho con đến học. Thế mà lại có anh đem trầu cau đến xin học. Thầy bảo:

- Nhà không có án thư, con xem nhà ai có, mượn tạm một cái về đây, ta lễ thánh.

Trò vội thưa:

- Thưa thầy, đi mượn thì rồi phải trả lôi thôi. Chi bằng con cúi khom lưng làm cái án thư, thầy đặt trầu cau lên đấy lễ thánh cũng được.

Thầy nghe nói, chắp thay vái:

- Con khá hơn thầy nhiều rồi! Con phải học thầy làm gì nữa?

Tuesday, January 26, 2016

Ngày 26-1-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở

VÌ SAO NGƯỜI LƯƠNG THIỆN HAY GẶP NỖI BUỒN VÀ TRẮC TRỞ

Bài sưu tầm trên Net

Trong lúc tuyệt vọng tôi đã tìm đến một bậc thầy để dọ hỏi: “Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy?”

Người thầy hiền hòa nhìn người một lúc rồi nói:

“Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Nếu một người nội tâm không có điều ác, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác”.

Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm và không phục, tôi nói:

“Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!”

Thầy trả lời:

“Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con”.

Tôi nói:

“Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…”

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

“Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc ngoài xã hội, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

Nhưng bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm.

Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm”.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:

“Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói”.

Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan thay thế dần cho lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần được chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

“Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.

“Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người tu luyện chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui”.

“Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy kỳ tự nhiện! Vĩnh viễn dùng tâm thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì”.

“Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?”

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

st từ Bruce Phan

Những câu chuyện ngôn hay - người bán tượng

NGƯỜI BÁN TƯỢNG

Một người nọ làm tượng thần Hermes bằng gỗ và đem ra chợ bán. Không một ai đến hỏi mua cả. Lúc đấy, để thu hút sự chú ý của bất cứ ai, anh ta bèn rao bán tượng thần, đấng ban phước và bảo vệ phước lộc cho người.

Một người qua đường hỏi anh ta:

- Anh bạn thân mến ạ, việc gì anh lại bán đi một bức tượng như thế, cứ việc giữ nó để dùng có phải hơn không?

Người bán tượng đáp:

- Tôi rất cần phước lộc của thần nhưng thần thường đem lợi lộc đến quá chậm!

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

HÃY MỞ KHO CHÂU BÁU CỦA ÔNG


Daiju đến thăm thiền sư Baso ở Trung Hoa. Baso hỏi: "Ông bạn đang cố gắng đạt tới điều gì?"

"Sự giác ngộ," Daiju trả lời.

"Ông bạn có một nhà châu báu của riêng bạn. Tại sao bạn còn tìm kiếm ở bên ngoài?" Baso hỏi.

Daiju hỏi: " kho châu báu của tôi ở đâu?"

Baso trả lời: "Điều gì mà bạn đang hỏi thì là kho châu báu của riêng bạn."

Daiju đã giác ngộ! Từ đó về sau ông cố thuyết phục những người bạn của mình: "Hãy mở kho châu báu của riêng mình và dùng xử dụng những châu báu này.

Những điển tích hay - Tích ngữ liễu tiên sinh

Tích ngữ liễu tiên sinh

Đào Tiềm là người nước Tấn, do chán cảnh quan trường nên lui về ở ẩn, làm nhà ở dưới tán của năm cây liễu, nên còn có biệt danh là Ngũ liễu tiên sinh.

Đào Tiềm thường kê giường nằm ngủ cạnh cửa sổ để hóng gió mát và tự cho mình là người của thời Đường Nghiêu - Ngu Thuấn, là thời kỳ thái bình thịnh trị trong huyền sử Trung Hoa thời cổ đại.

Ông lánh đời, tìm thú vui ở sách, ở rượu, ở ruộng đồng và làm văn để tiêu khiển, tỏ chí mình (Ngũ Liễu tiên sinh). Trở về với thiên nhiên, nhưng ông không không đơn thuần ngâm trăng vịnh gió, mà tâm tình ông bao trùm luôn cảnh thiên nhiên và cảnh thiên nhiên phản ảnh những điều ông ấp ủ trong lòng. Lấy bài nào cũng minh họa được ý ấy. Bởi thế, thơ điền viên của ông rất khác với thơ của những nhà thơ đồng thời hay sau ông, vì họ thường chú trọng màu sắc, âm thanh trong cảnh thiên nhiên...bằng những lời đẹp đẽ, ít có nội dung xã hội.

ĐàoTiềm lúc đáng thì buồn, đáng vui thì vui...thật đúng là một con người sống mà vượt khỏi cái tầm thường của thế nhân. Con người ông, từ phẩm cách đến tính tình, tu dưỡng đều có quan hệ mật thiết với tác phẩm của ông...Lương Chiêu Minh thái tử nói rất đúng: "Những ai đọc được văn của Uyên Minh thì lòng sẽ chừa không dám tranh đua, ý keo kiệt sẽ tiêu tán, tham lam sẽ trở nên thanh khiết, hèn yếu sẽ trở nên tự lập".. Nói như Lỗ Tấn, "chính vì ông có nhân cách, nên ông mới vĩ đại".

Trước đây, nhiều người chỉ thấy ở Đào Tiềm là một "ẩn sĩ phiêu diêu ngoại vật"...nhưng theo Lỗ Tấn thì ông có nhiều bài thơ tích cực nữa, như những bài Vịnh Nhị Sơ, Vịnh Tam lương, Thuật Tửu...đều dính dáng đến sự đổi thay của triều đại thời đó.

"Ông sinh hoạt theo cảnh tự nhiên mà điềm đạm, ở trong cảnh nghèo mà vẫn lấy làm vui, lấy các thú ngắm núi sông cỏ cây để khuây khỏa nỗi buồn chán việc đời...Về văn từ, lời thơ ông bình thường, điềm đạm, mới đọc không lấy gì làm hay, làm lạ, nhưng ngẫm nghĩ kỹ mới thấy thú vị đậm đà." (Dương Quảng Hàm)

Ngũ Liễu tiên sinh quả là một con người Tự Do.

Chuyện cười trong ngày

DỖ CON TRAI ÔNG …

Trong siêu thị có một người đàn ông  đẩy một chiếc xe có một đứa bé thét rống lên. Quý ông này luôn nói đi nói lại một cách nhẹ nhàng:” Đừng bị kích động, Albert; đừng kêu thất thanh, Albert; đừng la hét, Albert; hãy bình tĩnh, Albert.”

Một bà đứng cạnh ông ta nói:

- ” Ông nhất định phải được khen vì đã cố gắng mềm mỏng dỗ con trai ông là cậu bé Albert.”

Người đàn ông nhìn bà ta và nói:

- ”Thưa bà, tôi là Albert.”

Monday, January 25, 2016

Ngày 25-1-2016 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Món quà từ trái tim

Món quà từ trái tim

 Khi nói về nguồn gốc của trò chơi thả diều , người Rumani thường kể lại câu chuyện sau : 

Tại làng nọ, có một người nghèo mà ai cũng gọi là Cob - một tên gọi không mấy thân thiện - người ta gọi ông bằng cái tên ấy vì hàm răng sún và đôi chân khập khiểng của ông , đi đến đâu, ông cũng trở thành trò đùa cho mọi người, nhưng ông vãn bình thản, không hề than thân trách phận hoặc tỏ ra giận dữ , buồn phiền khi bị chọc ghẹo . 

Cả đời ông chỉ băn khoăn một điều là chua làm được việc gì lớn lao cho người khác nên tự an ủi “ít ra mình cũng làm cho họ vui” mỗi khi ông bị đem ra làm trò cười.

Cho đến một hôm , ông nghĩ ra một món quà, đó là cánh diều bay lơ lửng trên không trung như ước mơ của ông , thế là ông đi nhặt những gì cần thiết, miệt mài cắt xén sơn vẽ ... và hoàn thành một cánh diều óng ả, sáng chói như một đĩa bay . khi cánh diều gặp gió bay cao, cả dân làng kéo nhau ra cánh đồng ngắm nhìn một cách thích thú và nhìn ông trìu mến 

. lặng lẽ điều khiển con diều bay cao cho mọi người chiêm ngưỡng, ông Cob mĩm cười và thầm nghĩ : đây là quà tặng cua con người khốn khổ nhất trong ngôi làng mang lại cho đồng loại của mình . 

Lời cuối : Một tác giả nào đó đã nói : “ trái tim không phải là món hàng để mua bán , mà là món quà để trao tặng , một trái tim không biết trao tặng là một trái tim chết” . Sự giàu có và nghèo nàn có thể phân biệt thành giai cấp cung bậc, nhưng mỗi người đều chỉ có một trái tim , do đó , quà tặng xuất phát từ trái tim đều vô giá . giá trị của món quà không nằm ở giá trị tiền bạc mà ở trái tim được gửi gắm qua món quà . Một ánh mắt, một nụ cười , một lời an ủi , một bàn tay nâng đỡ ... đó là những “ trái tim” mà con người có thể trao tặng cho nhau .