Saturday, December 31, 2016
Chuyện ngắn - Chiếc nơ hình con bướm
Chiếc nơ hình con bướm
Hồi ấy tôi học tiểu học tại một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Anh. Tôi mới 13 tuổi, là cái tuổi các nhà thơ gọi là trái táo xanh có vị ngọt pha vị chát. Tôi hung hăng, thích choảng nhau, và ương ngạnh, ai bảo cũng không nghe. Dĩ nhiên thành tích học tập của tôi đứng thứ nhất đội sổ trong lớp. Tôi hư hỏng như thế là do từ nhỏ đã mất bố mẹ. Bố tôi làm thuỷ thủ tầu viễn dương, trong một lần tầu gặp bão lớn, sóng biển đã cướp mất tính mạng ông, ngay cả xác cũng không tìm thấy. Sau đó mẹ tôi bỏ mặc hai anh em tôi, một mình đến Liverpool với người tình của bà. Tôi và em gái ở với ông bà nội. Vì không có cha mẹ trông nom nên tôi thường trốn học đi lăng quăng khắp nơi chơi bời nghịch ngợm. Để không bị ai bắt nạt, tôi bắt chước vua võ sĩ quyền Anh Mohamad Ali, sáng nào cũng tập đấm vào bị cát. Tôi tin vào một chân lý không biết đọc được từ cuốn sách nào đã quên béng tên: nếu muốn không sợ người khác thì trước hết phải làm cho người khác sợ mình đã !
Các thầy cô giáo đều đau đầu vì tôi; tất nhiên họ cũng chẳng thừa hơi quan tâm đến chuyện một đứa trẻ mất bố mẹ thì cần tình thương như thế nào. Trong mắt họ, tôi là đồ nhãi ranh ngu xuẩn, sau này lớn lên sẽ trở thành một thằng mất dạy không có triển vọng gì. Tôi trở nên chai lỳ trước sự lạnh nhạt của thầy cô giáo và sự chế giễu của bè bạn. Tôi thừa nhận mình là một thằng hư hỏng không thể nào tu tỉnh được nữa. Nhưng chỉ cần có dịp là tôi trả thù những người đã làm tôi ghét. Chẳng hạn thầy giáo dạy lý béo như con chim cánh cụt ấy có lần bị tôi nấp trong bụi cây lấy cà chua ném cho vỡ cả kính. Một hôm, thằng Harlem con ông chủ tịch phường dám chửi em gái tôi, thế là tôi rút giầy ra choảng nó bươu cả trán.
Học kỳ ấy có một cô giáo mới tên là Yukinnya đến dạy môn nhạc lớp tôi. Cô có vóc người thanh tú, xinh đẹp mê hồn. Có thể nói không thằng con trai nào trong lớp tôi không thầm yêu cô ấy, dĩ nhiên kể cả tôi nữa. Cô Yukinnya thường ngồi trước cây đàn piano vừa đàn vừa hát những bài dân ca Scotland. Tôi nghĩ đó là những điệu nhạc tuyệt vời nhất thế giới. Cô hát như một thiên thần, hay gấp trăm lần các ca sĩ trong dàn đồng ca của nhà thờ. Cô Yukinnya không bao giờ có thái độ phân biệt đối xử với các học trò học kém. Cô không làm như các thầy cô khác, khi lên lớp thường chỉ hỏi các học sinh giỏi mà lờ đi đám học sinh kém. Cô Yukinnya gọi tôi lên hát bài “Ngựa phi trên tuyết”. Nghe tôi hát xong, cô chân thành khen : “Em hát cừ lắm. George, đúng là em có thiên bẩm âm nhạc. Rất có thể sau này em sẽ trở thành một John Lennon đấy !” Tiếng xì xào bàn tán nổi lên, hình như các bạn không bằng lòng với việc cô giáo khen một “thằng mất dạy” như tôi. Cô Yukinnya có vẻ bực mình nói : “Các em hãy đợi xem, sau này nhất định George sẽ gặt hái được những thành tích âm nhạc xuất sắc !”
Từ đó trở đi mỗi lần lên lớp giờ nhạc, bao giờ cô Yukinnya cũng gọi tôi dẫn xướng cho cả lớp hát theo. Các bạn trong lớp mới đầu chưa phục, về sau cũng quen dần. Tôi lĩnh xướng dạy các bạn học một loạt bài hát như bài “Chiếc xe trượt tuyết vui vẻ”, “Đội trưởng du kích”, “Ba nàng công chúa nhỏ xinh”. Dĩ nhiên trước khi lên lớp bao giờ cô cũng gọi tôi đến phòng làm việc, dạy tôi hát theo cô vài lần những bài hát ấy. Dần dần tôi thấy tự tin ở mình, khi làm việc gì tôi không còn hay phá bĩnh như trước. Bạn bè vì thế không còn nhìn tôi bằng con mắt khinh thường nữa. Hôm Lễ Giáng sinh tôi nhận được 5 thiếp chúc mừng, trong đó có 2 thiếp của các bạn gái !
Tôi điên rồ thầm yêu trộm nhớ cô Yukinnya. Dù cô ấy hơn tôi ít nhất 10 tuổi, nhưng tôi vẫn mơ ước có ngày được đón cô về nhà mình bằng một chiếc xe ngựa thuỷ tinh lộng lẫy như kiểu chàng hoàng tử đón nàng công chúa. Tôi bắt đầu đọc những bài thơ tình của Bai-rơn (George Gordon Byron) và Se-li (Percy Bysshe Shelley), nắn nót chép thơ của hai thi sĩ ấy vào một cuốn sổ và định bao giờ chép đủ 100 bài thì sẽ gửi tặng cô giáo Yukinnya.
Thế đấy, một thằng con trai 13 tuổi đã bắt đầu có những xáo động rạo rực của tuổi thanh xuân, trong lòng đầy ắp những suy nghĩ thần bí và hiếu kỳ đối với đàn bà. Tôi thích nhìn trộm bộ ngực đầy đặn của cô Yukinnya. Một lần khi đang nhìn ngắm như vậy, tôi có cử chỉ khác thường gì ấy khiến cô để ý đến và hỏi tôi : “George, em đang nhìn gì thế ?” Tôi đỏ mặt nói lảng đi là tôi nhìn chiếc nơ hình con bươm bướm cô cài trên ngực áo. “À, đấy là con bươm bướm mẹ cô tặng cô đấy, rất đẹp phải không ?” cô mỉm cười hỏi lại. Tôi vội vàng gật đầu lia lịa.
Trong giờ nhạc cuối cùng của học kỳ hai, cô Yukinnya yêu cầu chúng tôi không nhìn sách viết lại trên phổ 5 dòng các nốt nhạc của một bài ca. Lúc gần hết giờ, cô gọi tôi lên ngồi cạnh để ghi điểm bài làm của các bạn trong lớp. Hôm ấy cô Yukinnya mặc một chiếc sơ mi cổ hơi trễ, ngực áo đeo chiếc nơ hình con bươm bướm đúng vào cái chỗ tôi cứ nhìn vào thì lòng rạo rực mê mẩn. Mới đầu tôi còn nghiêm chỉnh làm việc ghi điểm số, nhưng chỉ một lúc sau là tôi thẫn thờ như thằng mất hồn. Cô Yukinnya chống hai tay lên bàn, bộ ngực trắng như tuyết của cô phập phồng hiện lên rõ mồn một ở chỗ cổ áo hở. Tôi bắt đầu trắng trợn liếc mắt nhìn trộm vào chỗ ấy. Càng nhìn tôi càng mê mẩn lú lẫn đến mức quên mất là mình đang ngồi trong lớp học, nhất là ngồi trên bục giảng trước hàng chục cặp mắt của các bạn đang nhìn lên. Rồi chẳng biết thế nào nữa, bàn tay phải của tôi như mất tự chủ rờ rờ lần sang ngực cô Yukinnya. Tiếng xì xầm nổi lên trong lớp học, có bạn huýt sáo ầm ỹ, chỉ có điều cái thằng tôi chó chết vẫn cứ mê mẩn lú lẫn không nghe thấy gì cả.
Như một phản xạ có điều kiện, cô Yukinnya chộp lấy bàn tay tôi khi nó bắt đầu chạm lên ngực cô. Tôi thấy hình như mắt cô ánh lên một chút ngạc nhiên pha tức giận. Tôi tỉnh người ra, rụt tay lại như bị chạm điện, xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống đất. Nhưng cô Yukinnya đã nhanh chóng nở nụ cười quen thuộc, cô sờ vào cái nơ hình con bướm cài trên ngực áo rồi chụm ngón tay cái với ngón tay trỏ vào nhau giơ lên khoa khoa mấy cái, tươi cười nói với mọi người : “Ồ, con kiến này sao lại dám bò cả lên cái nơ bươm bướm của cô thế nhỉ. George, cám ơn em đã giúp cô tóm được chú kiến. Em thấy chưa, đây này, hãy còn một chú nữa kia !” Thế là tiếng xầm xì tắt hẳn, các bạn trong lớp tưởng là có mấy con kiến ấy thật. Các bạn ấy sao có thể nhìn thấy là trong hai ngón tay cô Yukinnya chẳng có quái gì sất !
Sau giờ học nhạc hôm ấy tôi không còn gặp lại cô giáo Yukinnya nữa. Nghe nói cô lên London dạy ở một trường trung học quý tộc. Hôm cô lên đường đi London, nhiều học sinh ra tiễn cô, riêng tôi xấu hổ không đi. Một điều làm tôi ngạc nhiên và vui mừng là cô Yukinnya có nhờ một bạn gái trong lớp chuyển đến cho tôi gói quà của cô, bên trong là mấy cuốn sách nói về sức khoẻ sinh lý tuổi thanh xuân và một bức thư như sau:
Em George thân mến,
Em là một trong những học trò thông minh nhất của cô. Sau khi được biết về gia cảnh không may của em, cô đã quyết tâm giúp em xây dựng niềm tin phấn đấu vì một cuộc đời tươi đẹp, và em đã không làm cô thất vọng. Cô rất hài lòng về em đấy. Hôm nọ em đã có một cử chỉ rất ngốc nghếch, nhưng không sao; khi người ta còn trẻ dại thì ai cũng đều có thể phạm sai lầm cả. Cô biết em không có ý định xấu, nhưng em nên đọc kỹ mấy cuốn sách cô gửi tặng em.
Lòng tự tôn tự trọng của con người là thứ quý báu vô giá ! Một giáo viên giỏi thì phải biết cách lịch sự bảo vệ lòng tự tôn của các em thiếu niên, chứ không được thô bạo huỷ hoại nó. Bởi lẽ tự tôn tự trọng là động lực mạnh mẽ khiến chúng ta đủ tự tin mỉm cười nhìn cuộc sống.
Cô gửi tặng em chiếc nơ hình con bướm, cô mong rằng em sẽ rất thích nó.
Cô giáo Yukinnya mãi mãi của em.
Tôi mở bọc giấy, thấy ngay chiếc nơ hình con bướm quen thuộc !
Nhiều năm về sau, tôi đã không phụ lòng mong mỏi của cô giáo Yukinnya – tôi trở thành một nhạc sĩ. Bài hát “Chiếc nơ hình con bướm thủa thơ ấu” do tôi sáng tác được xếp số Một trong bảng xếp hạng âm nhạc mấy tuần liền, nhiều bạn trẻ trai có gái có khi nghe bài này đều rơi lệ, vì bài hát ấy kể lại một chuyện có thật. Câu chuyện ấy nói lên một điều: lòng tự trọng của tuổi thanh xuân mãi mãi là vô giá !
Nguyên Hải dịch
Những chuyện ngụ ngôn hay
Thằng nói dối
Một thằng bé chăn cừu và, làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kiêu cứu:
- Cứu tôi với, chó sói! chó sói!
Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật. Thằng bé lên tiếng kêu la:
- Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé lại đánh lứa như mọi lần, họ chẳng đến cưú thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoàng cắn chết cả đàn cừu.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Danh Thiếp
Keichu , một Thiền sinh thời Minh Trị , là sư trưởng đền Tofuku , một tu viên ở Kyoto . Một hôm , thống đốc Kyoto viếng Keichu lần đầu tiên .
Một đệ tử đưa lên Keichu một danh thiếp của nhà cầm quyền , thiếp ghi :
“ Kitagachi , Thống đốc Kyoto “ .
Keichu bảo với người đệ tử :
_ “ Ta không có việc gì với một con người như thế . Hãy bảo hắn ra khỏi nơi này “.
Người đệ tử hoànlại tấm thiếp với lời xin lỗi . Viên thống đốc nói :
_ “Ðây là lỗi của tôi “ và với cây bút chì trong tay , ông xóa mấy chữ “ Thống đốc Kyoto “ Rồi bảo người đệ tử _ “ Hãy hỏi lại thầy anh “.
Lần này thấy tấm danh thiếp , Keichu kêu lên :
_ “Ồ , Kitagaki đấy à ? Ta muốn gặp người đó
Điển Hay Tích Lạ - Cấm nhược hàn thiền
Cấm nhược hàn thiền
Chữ "Cấm " ở đây là chỉ ngậm miệng không nói; Còn "Hàn thiền" là chỉ con ve sầu trong trời rét.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hậu Hán thư – Truyện Đỗ Mật".
Thời Đông Hán có một viên quan tài giỏi tên là Đỗ Mật, ông từng đảm nhiệm chức thái thú quận và Thượng thư lệnh. Ông chấp pháp nghiêm minh, căm ghét tội ác và không ngừng đấu tranh với lũ hoạn quan, đối với những hoạn quan hoặc con nhà quyền quý phạm tội là ông cương quyết điều tra xử lý. Ngược lại, ông rất quý mến người có tài và luôn tìm cách giúp họ thành đạt trong sự nghiệp.
Một hôm, trong khi thị sát ở huyện Cao Mật, ông thấy quan làng Trịnh Huyền là người có học vấn, bèn đề bạt ông lên nhậm chức trên quận. Ít lâu sau, ông lại cử Trịnh Huyền đi chuyên tu ở Thái Học. Còn Trịnh Huyền cũng không phụ lòng ông, về sau trở thành nhà Kinh Học nổi tiếng thời Đông Hán.
Sau khi cáo lão hoàn hương, Đỗ Mật vẫn luôn luôn quan tâm tới tình hình chính sự, ông thường xuyên bàn luận với các quan chức địa phương về công việc nhà nước, tiến cử hiền sĩ và vạch trần những người xấu việc xấu.
Bấy giờ, Lưu Thắng bạn của Đỗ Mật cũng cáo lão về quê. Ông này là người tôn sùng triết học xử thế trong sạch vẹn thân, hàng ngày kín cổng cao tường, không tham gia bàn luận chính sự, việc đời tốt xấu mặc ai. Có người cho rằng, ông là biểu tượng của sự cao thượng.
Một hôm, Thái thú Vương Dục khen ngợi Lưu Thắng là một sĩ tử cao thượng liền bị Đỗ Mật bác lại và nói: "Lưu Thắng địa vị cao, được đối đãi vào hạng thượng khách. Nhưng ông ta biết người có tài mà không tiến cử, biết người làm việc xấu mà không dám hé miệng một câu, thì có khác gì con ve sầu im tiếng trong ngày trời rét, phải nói ông ta là kẻ có tội mới đúng".
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Cấm nhược hàn thiền" để chỉ những người sống yên phận im hơi lặng tiếng.
Chuyện cười trong ngày
Ảnh hưởng
Có một đứa bé rất mê xem ti vi. Mẹ nó bị viêm phổi, tắt tiếng. Có một người bạn của mẹ nó đến hỏi thăm:
- Mẹ cháu thế nào?
- Hình ảnh thì tốt, còn âm thanh không được rõ lắm.
Có một đứa bé rất mê xem ti vi. Mẹ nó bị viêm phổi, tắt tiếng. Có một người bạn của mẹ nó đến hỏi thăm:
- Mẹ cháu thế nào?
- Hình ảnh thì tốt, còn âm thanh không được rõ lắm.
Friday, December 30, 2016
Chuyện ngắn - Có nhau trọn đời
Có nhau trọn đời
Vào một ngày đẹp trời, có một cặp vợ chồng già khoảng 70 tuổi dắt nhau đến văn phòng luật sư. Hình như họ tới đây là để xin ly hôn.
Vị luật sư đã rất bối rối, sau khi nói chuyện với họ một hồi, ông dần hiểu được vấn đề của họ...
Cặp vợ chồng già này đã bất hoà với nhau suốt 40 năm nay kể từ ngày cưới và dường như những mối bất hoà này là không thể giải quyết được.
Ngày còn trẻ thì lý do con cái còn nhỏ, với lại sợ chuyện ly hôn sẽ làm ảnh hưởng đến lối sống và suy nghĩ của bọn chúng. Đôi vợ chồng đành cố chịu đựng. Bây giờ, khi chúng đã đã đều lớn cả, mỗi đứa lại có gia đình riêng, chẳng còn chuyện gì phải lo lắng hay bận tâm nữa, đôi vợ chồng già muốn có một cuộc sống thoải mái và của riêng mình sau nhiều năm chung sống không hạnh phúc. Vì vậy, việc làm đơn xin ly hôn vào lúc này, theo hai người nghĩ, là hoàn toàn chính đáng.
Vị luật sư đã phải rất khó khăn mới đưa được tờ đơn xin ly hôn cho hai người kí vào, bởi ông vẫn không hiểu, tại sao sau những 40 năm chung sống và hiện giờ thì đã ở tuổi 70, đôi vợ chồng già này lại vẫn muốn ly hôn...(?!?!?)
Khi bắt đầu kí, bà vợ quay sang nói với ông chồng: “Em thực sự vẫn rất yêu anh, nhưng em không thể chịu đựng thêm được nữa, em xin lỗi...”. Ông chồng chậm rãi: “Ừ, không sao đâu, anh hiểu mà”. Sau khi hoàn thành mọi thủ tục xin ly hôn, vị luật sự ngỏ ý muốn mời đôi vợ chồng cùng đi ăn tối, để họ có thể, một lần cuối cùng, được ngồi ăn tối cùng nhau, trước khi trở về vị trí của những người bạn.
Bữa tối ấy đã diễn ra trong cái im lặng của sự lúng túng. Món đầu tiên là thịt gà nướng. Ngay lập tức, ông chồng xé lấy một cái cẳng gà và nói với bà vợ: “ăn đi này, đây chẳng phải là món em ưa thích sao...?”
Nhìn cảnh đấy, vị luật sư cảm thấy như còn chút gì đó có thể cứu vãn được, thế nhưng người phụ nữ già lại tỏ vẻ khó chịu, bà trả lời: “Đây luôn luôn là vấn đề, anh thì lúc nào cũng đề cao bản thân mình, trong khi đó lại chẳng bao giờ để ý xem tôi đang nghĩ gì, tôi cảm thấy như thế nào. Chẳng nhẽ anh lại không biết là tôi ghét cẳng gà à ?”.
Bà vợ thì chưa bao giờ biết rằng, đã nhiều năm nay, ông chồng luôn cố gắng tìm mọi cách để chiều lòng bà, bà cũng không biết rằng cẳng gà là món ăn ưa thích của ông chồng. Còn ông chồng thì lại cũng không hay biết rằng vợ mình đang nghĩ ông hoàn toàn không hiểu chút gì về bà, ông không biết rằng vợ mình ghét tất cả những chiếc cẳng gà mà ông đưa cho mặc dù cuối cùng ông cũng chỉ muốn tốt cho bà.
Đêm hôm đó, cả hai người không sao ngủ được, hết quay người qua bên phải lại trở mình sang bên trái... Nhiều giờ sau, người đàn ông không thể chịu đựng lâu hơn được nữa, ông biết rằng ông quá yêu vợ mình, và ông không thể sống mà thiếu bà ấy được. Ông muốn bà ấy quay trở về, muốn nói thật to với bà, bằng tất cả con tim của mình, rằng ông xin lỗi, rằng ông yêu bà rất nhiều...
Ông chồng nhấc máy điện thoại, ấn số nhà bà vợ, những âm thanh tín hiệu như kéo dài bất tận trong vô vọng,... nhưng ông ấy vẫn không ngừng gọi điện...
Ở bên chỗ bà vợ, bà cũng đang vô cùng đau buồn, có điều bà không thể hiểu nổi, là tại sao sau ngần ấy năm, cho đến tận bây giờ, ông chồng vẫn không biết rằng bà rất yêu ông ấy. Những tiếng chuông điện thoại lại tiếp tục vang lên phá vỡ không gian yên tĩnh đáng sợ. Đoán được ai là người ở đầu dây bên kia, bà vợ nhất định không nhấc máy. “Để làm gì nữa, tất cả đã kết thúc rồi mà, cứ sống như thế này thôi là được rồi...” – bà nghĩ.... Những tiếng chuông điện thoại lại tiếp tục đổ, ngày 1một dồn dập và liên tiếp hơn.
Có điều, dường như bà đã quên hoàn toàn về căn bệnh tim của ông chồng.
Sáng hôm sau, bà nhận được tin ông ấy đã qua đời... Bà vội đến ngay khu nhà của ông, nhìn thấy ông đã không còn chút hơi thở nào, lạnh lẽo. Ông ấy vẫn đang nằm trên ghế tràng kỉ, và tay thì vẫn đang cầm chiếc điện thoại... Ông đã bị lên cơn đau tim trong khi cố gắng gọi điện cho bà.
Bà vợ cảm thấy đau buồn vô hạn, và tuyệt vọng, mọi thứ xung quanh dường như đều trở nên vô nghĩa.... Bà quyết định, sẽ phải xoá nhoà tất cả những gì thuộc về ông. Trong khi dọn dẹp, bà tìm thấy 1 chiếc quần của ông chồng, trong túi quần là một mảnh giấy, đó là hợp đồng bảo hiểm, có hiệu lực kể từ ngày hai người làm đám cưới với nhau, tên bà được ghi ở phần Người sẽ giữ tài sản trong trường hợp rủi ro, kèm theo mớ giấy tờ là một bức thư...
"Gửi em – cô vợ yêu dấu nhất trên đời của anh, khi em đọc được những dòng này, thì anh chắc rằng anh đã không thể còn ở trên cõi đời này được nữa. Anh đã mua cái bảo hiểm này cho em. Với số tiền 100.000 $ này, anh hi vọng chúng sẽ có thể tiếp tục thay anh làm tròn trách nhiệm, bổn phận, và lời hứa mà anh từng hứa với em khi chúng ta làm lễ cưới. Anh có thể sẽ không tồn tại mãi mãi bên cạnh em được, nhưng anh mong số tiền này sẽ thay thế anh để chăm sóc em thật tốt, giống như là khi anh còn sống vậy. Anh chỉ muốn em biết rằng, anh sẽ vẫn luôn ở bên cạnh em, trong trái tim em... Anh yêu em, mãi mãi yêu em, vợ của anh ạ!!!"
Nước mắt của người phụ nữ già tuôn rơi, lã chã... trào ra như một dòng sông...
“Khi bạn yêu một ai đó, hãy thể hiện cho họ biết tình cảm của mình... Bởi có thể bạn sẽ chẳng còn cơ hội nào để bày tỏ được tình cảm của mình đâu, vì bạn không biết rằng, chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Hãy học cách để yêu một ai đó... Học cách để sống bên nhau trọn đời....”
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Tim Tôi Bừng Cháy Như Lửa
Soyen Shaku , Thiền sư đầu tiên đến Mỹ châu nói :
_ “ Tim tôi bừng cháy như lửa nhưng mắt tôi nguội lạnh như tro tàn “ .
Shaku đã tạo ra những qui luật sau đây để áp dụng suốt đời mình :
_ Buổi sáng trước khi mặc áo quần , hãy thắp hương và thiền định .
_ Hãy nghĩ vào những giờ nhất định .
Hãy ăn vào những giờ nhất định .
Hãy ăn đều độ và đừng bao giờ ăn đến mức thỏa mãn .
_ Hãy tiếp khách cùng một thái độ như khi ở một mình .
Khi ở một mình hãy giữ y một thái độ như lúc tiếp khách .
_ Hãy giữ gìn lời nói và bất cứ nói điều gì phải làm theo lời nói .
_ Khi cơ hội đến đừng để nó qua mất ,
hãy luôn luôn nghĩ hai lần trước khi hành động .
_ Ðừng tiếc nuối quá khứ .
Hãy nhìn về tương lai .
_ Hãy có thái độ không sợ hãi của một anh hùng và trái tim yêu của một trẻ thơ .
_ Lúc ngủ hãy ngủ như đã bước vào giấc ngủ cuối cùng .
Lúc dậy , hãy tức kắc rời bỏ giường lại đằng sau như vứt bỏ một đôi giày cũ .
Điển Hay Tích Lạ - Tinh bì lực tận
Tinh bì lực tận
Hai chữ "Tinh bì" ở đây là chỉ tinh thần mỏi mệt, còn " Lực tận" là chỉ sức lực kiệt quệ.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ bài thơ "Trâu ốm" của Lý Cương.
Lý Cương, tự Bá Kỷ, người Thiệu Vũ (tức Phúc Kiến ngày nay), ông là một đại thần triều nhà Tống. Trong thời kỳ vua Tống Huy Tông tại vị, ông thi đỗ tiến sĩ, sau nhậm chức Thái thường thiếu khanh. Khi Cao Tông lên kế vị đã phong ông làm Thừa tướng, nhưng chỉ được 70 ngày rồi bị bãi chức. Lý Cương tính tình cương trực, một lòng một dạ trung thành với triều đình. Năm Tĩnh Khang thứ nhất, phủ Khai Phong bị giặc Kim bao vây, Lý Cương chủ trương chống giặc Kim, kiên quyết phản đối ý kiến của phái đầu hàng.
Khi giặc Kim mở cuộc tấn công, Lý Cương đã đứng trên thành lầu đốc chiến, khiến tinh thần binh sĩ càng thêm hăng hái, giặc Kim không thể nào phá được thành buộc phải bỏ chạy. Về sau, do phái đầu hàng thao túng, Lý Cương nhiều lần bị giáng chức. Nhưng ông không hề so đo được mất. Dù khi ở triều đình hay khi đã về quê, ông vẫn thường xuyên trình thư lên nhà vua bàn về việc chống giặc Kim, tuy ý kiến không được vua chấp thuận nhưng ông vẫn không hề tỏ ra nản lòng. Quân địch nghe tin cũng phải khiếp đảm trước ý chí sắt đá của ông.
Lý Cương đã viết một bài thơ tựa đề "Trâu ốm". Thơ rằng: Canh lê ngàn mẫu thực ngàn sương. Lực tận cân bì thùy phúc thương? Đãn đắc chúng sinh giai đắc bão. Bất từ doanh bệnh ngọa tàn dương. Đại ý là: "Con trâu chăm chỉ cày hàng nghìn mẫu ruộng, chủ nhân được mùa thóc đầy kho, ai thương trâu đã sức cùng lực kiệt? Nhưng chỉ cần dân được no đủ, dù mệt đến chết trâu cũng cam lòng". Thực ra là tác giả đã dùng lối ví von này để nói lên hoài bão của mình.
Hiện nay, người ta vẫn hay dùng câu thành ngữ : "Tinh bì lực tận" để ví về người mệt đến không còn chút hơi sức nào.
Chuyện cười trong ngày
Chỗ nào
Peter sắp được chích ngừa tê liệt lần thứ ba. Y tá hỏi cậu:
- Lần này em thích chích ở chỗ nào?
- Trên tay mẹ em ạ!
Peter sắp được chích ngừa tê liệt lần thứ ba. Y tá hỏi cậu:
- Lần này em thích chích ở chỗ nào?
- Trên tay mẹ em ạ!
Thursday, December 29, 2016
Chuyện ngắn - Hoa cho người sống
Hoa cho người sống
Tác giả: Nguyễn Trung Đỉnh
Tôi là kẻ quét rác, xén cỏ trong công viên. Cái nghề ít ai để ý, chỉ có tự tôi hay để ý mình. Người ta gọi đó là mặc cảm, chẳng biết có đúng không?
Nơi tôi làm, đã thành nếp, sáng sớm các cụ vô tập thể dục. Khi các cụ về thì khách thập phương tới. Trưa, họ kéo nhau đi ăn và chiều, lại các cụ và các cháu nhỏ. Mãi tới tối thanh niên mới vào! Cái chu kỳ, chỉ bị phá vỡ vào dịp Tết hoặc ngày chủ nhật. Thỉnh thoảng cũng có ngoại lệ, ấy là vào giờ nghĩ trưa, các cặp tình nhân đến đây, hú hí vài giờ, rồi lặng lẽ rút. Ðôi khi có một bố già xấu tính, kiếm đâu được cô bồ nhí, đú đởn trong lùm cây, hoặc có gã choai choai ôm eo mụ nạ dòng mập ú. Những ngoại lệ ấy tôi nhổ nước miếng , bỏ qua . Nhưng có một trường hợp khiến tôi day dứt mãi, đó là bà lão, nhìn vẻ ngoài chẳng có gì đặc biệt. Bà xách cái giỏ nhựa, ngày ngày tới ngồi trên ghế đá lặng lẽ têm trầu với cái vẻ lơ đễnh cuả người vô cảm, không ra buồn cũng chẳng ra nhàn hạ. Dáng bà thanh mảnh, nhưng không phải cái thanh mảnh cuả người thành phố. Nghĩa là hơi thô và cứng. Cái cách bà ngồi đó, không ra người giàu, cũng chẳng thể nói bà nghèo. Ðôi lúc bà cũng đi dạo, nhưng những bước chân tự chúng đưa bà đi đâu đó, chứ quyết không phải bà chủ định tới cái đích nào. Rồi bà ngồi thẩn nhìn vào khoảng không. Tôi đã từng mon men tới gần quét dọn, hy vọng được bà bắt chuyện, nhưng bà lảng sang chỗ khác ngay.
Cái ghế đá ấy, cả năm nay, chỉ dành riêng cho bà. Khi bà về, không còn dấu vết gì, kể cả bã trầu.
Bẵng đi hàng tháng không thấy bà tới, lòng tôi bồn chồn lo ngạị chỉ sợ bà đau ốm thì khổ lắm.
Nhưng bà lại xuất hiện. Sự xuất hiện cuả bà làm tôi mừng rỡ. Mặc dù nom bà có vẻ gầy hơn, xa vắng hơn. Bà vẫn mặc bộ đồ lụa thẫm giản dị với búi tóc bạc, khoác hờ chiếc khăn nhung mỏng màu đen và vẫn xách giỏ nhựa, âm thầm như cái bóng.
Một lần. Hai lần... Bà đến rồi đi, tựa hồ có sự phân định nhịp nhàng giống như công việc đơn điệu cuả tôi, tháng tháng lãnh lương, ngày ngày cặm cụi, riết rồi thành quen, thành ra yên phận. Nói là nói thế, những lúc đẩy cái máy xén cỏ rù rì, tôi cũng hay rù rì nghĩ ngợi, rằng chẳng biết thế nào nhỉ? Con người ta có số phận thật. Bà lão ấy ngày ngày ra công viên, chơi một mình, về một mình, chắc hẳn đời sống thanh nhàn lắm? Mà biết đâu chẳng phải thanh nhàn!? Tôi từ tấm bé lận đận, ba má mất sớm, học hành bỏ dở, chỉ biết lo kiếm sống, xin được việc làm ở đây, rồi lấy chồng, sanh con, được cái chồng hiền, con ngoan thế là mãn nguyện lắm. Có lẽ vì thế tôi ít ước mơ, ít nghĩ ngợi. Hễ thấy ai nghĩ ngợi là tôi lo, tôi sợ, mặc dù chẳng biết lo cái gì và sợ cái gì. Sự hiện diện cuả bà lão khiến tôi bối rối. Thương chẳng phải thương. Hình như tôi bị ám ảnh. Sáng ra làm việc, đã thấy bà lão ngồi đó nhai trầu. Tôi thầm theo dõi bà. Bà nhai trầu cho có cái để nhai, rồi lẩn thẩn lục lọi trong giỏ, sau đó ngồi im phắc. Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới, sự lặp đi lặp lại ấy dai dẳng đến nỗi tôi không chịu nổi. Một hôm tôi quyết định theo bà, khi cơn dông chiều ập xuống. Bà lập cập xách giỏ, lập cập bước, lập cập cuối chào ông gác cổng rồi men theo lề đường, tới góc phố có ngôi biệt thự, bà dừng bước, mở khoá lách vô. Tôi chưng hửng quay lại, chợt thấy có tiếng ô tô con, kiếng màu, cũng rẽ vào ngôi biệt thự. Tôi cảm thấy vô duyên cho nổi day dứt bấy nay cuả mình. Ngôi biệt thự ấy ngày nào tôi chả đi qua, bốn bề kín cổng cao tường, hoa ti gôn nở rộ, um tùm. Các cánh cửa sổ trên tầng lầu đóng im ỉm, như thể nó đã đóng từ thời xa lắm rồi. Rõ ràng đây không phải là nhà cũa dân thường! Nhà dân thường chẳng ai, cửa đóng kín thời kinh tế mặt tiền.
Thế nhưng, từ hôm phát hiện ra bí mật ấy, không hiểu vì sao chẳng thấy bà lão ra công viên nữa. Ngôi biệt thự vẫn đóng kín, chiều chiều chiếc xe con vẫn lọt vô. Có tới hai tháng vẫn vắng bóng bà. Lòng tôi se buồn. Bỗng một buổi sáng, hai ngả đường giáp ngôi biệt thự xe con đậu kín, có cả xe ca và xe tải, chiếc nào cũng ngờm ngợp vòng hoa. Từng đoàn người trang trọng nối đuôi vào viếng. Tấm hình bà lão dán trên góc, bảng cáo phó trước cổng ngôi biệt thự, báo tôi biết bà không còn nữa. Tự dưng tôi cảm thấy bơ vơ. Ông già gác cổng đứng nhìn sang đám tang, chép miệng:
- Tội nghiệp bà lão, chết không được một tiếng khóc!
- Hoa nhiều quá, chắc bả làm gì to lắm? Tôi nói. Ông già nhìn tôi vẻ thương hại:
- Con bả làm chức to. Hoa cho người sống đấy cháu ạ!
Tôi quay người, lau đi nước mắt...
Những chuyện ngụ ngôn hay
Đại bàng và cáo
Đại bàng chộp được một con cáo con và định mang đi. Cáo mẹ cầu xin đại bàng xót thương nó. Đại bàng nghĩ bụng: "Cáo có thể làm gì được ta? Tổ của ta ở cao tít trên cây tùng. Cáo không thể với tới ta được."
Và đại bàng bắt cáo con mang đi. Cáo mẹ bèn chạy ra cánh đồng, lấy một thanh củi đang cháy của người ta và tha về dưới gốc cây tùng. Cáo mẹ định đốt cháy cây tùng; bấy giờ đại bàng phải lên tiếng van xin tha thứ và mang trả cáo con cho cáo mẹ
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Câu Chuyện Shunkai
Tuyệt đại mỹ nhân Shunkai , có một tên khác là Suzu , bị bắt buộc phải lập gia đình trái với ý muốn của nàng Khi Shunkai còn nhỏ tuổi quá . Sau này , khi cuộc hôn nhân đã kết thúc , Shunkai theo học triết học ở một trường đại học .
Nhìn thấy Shunkai là phải yêu nàng . Luôn luôn và bất cứ nơi nào nàng bước chân đến là có kẽ yêu nàng , và chíng nàng cũng yêu nhiều người . Tìh yêu đã đến với Shunkai ở đại học , và sau này , khi triết học không làm Shunkai thỏa mãn . Shunkai đến viếng một ngôi đền để học Thiền , nhiều Thiền sinh yêu nàng . Toànthể cuộc đời Shunkai đẫm ướt tình yêu . Cuối cùng đến Kyoto , Shunkai mới trở thành một Thiền sư thật sự . Những sư huynh đệ của Shunkai ở một ngôi đền phụ thuộc đền Kennin đã ca ngợi lòng chân thành của Shunkai . Một người trong bọn họ đã chứng tỏ tinh tần đồng chí hướng với Shunkai bằng cách đã giúp đỡ Shunkai trong việc nắm vững căn bản Thiền học .
Sư trưởng của đền Kennin , Mokurai có nghĩa là Im lặng Sấm Sét là một người nghiêm khắc . Mokurai tự giữ giới luật rất nghiêm trang và muốc các đệ tử cũng làm như mình .
Ở nước Nhật hiện thời , dù bất cứ nhiệt tâm nào dường như các tu sĩ đã đánh mất tinh thần Phật giáo , vì họ có vợ . Mokurai thường xách chổi đuổi những người đàn bà khi ông tìm thấy họ ở bất cứ nơi nào trong ngôi đền của ông . Nhưng Mokurai càng quét đuổi nhiều bà vợ đó chừng nào thì dường nghư họ càng trở lại nhiều chừng ấy .
Trong ngôi đền đặc biệt này , bà vợ của tu sĩ trưởng nổi ghen với sự chăm chỉ và sắc đẹp của Shunkai . Nghe các đệ tử ca ngợi sự hành Thiền trang nghiêm của Shunkai , bà vợ tu sĩ trưởng ngứa ngáy khó chịu . Cuối cùng bà phao đồn về việc Shunkai với một thanh niên bạn . Vì thế Shunka và anh bạn bị trục xuất ra .
Shunkai nghĩ :” Có thể ta đã gây nên một lỗi lầm về chuyện yêu đương , nhưng bà ấy sẽ không thể ở lại ngôi đền đó được , nếu bạn ta bị đối xử quá bất công như thế “’
Ðêm đó , Shunkai mang một thùng dầu hỏa châm kửa đốt rụi ngôi đền đã xây hai mươi lăm năm này .
Sáng hôm sau Shunkai thấy mình bị cảnh sát bắt giữ .
Một luật sư trẻ thích Shunkai và cố gắng giúp nàng được nhẹ tội . Nhưng Shunkai bảo vị luật sư rằng :” Ðừng , đừng giúp tôi làm gì , biết đâu tôi lại quyết định làm một việc gì khác rồi tôi lại ngồi tù nữa . Vô ích “.
Cuối cùng Shunkai bị tuyên án bảy năm tù . Shunkai lại được một cai tù sáu mươi tuổi thả ra vì ông ta cũng say mê nàng .
Nhưng bây giờ người ta xem nàng như một “ con chim tù “. Không ai còn muốn giao kết với Shunkai . Cả đến các Thiền nhân , những người được cho là tin vào sự giác ngộ ngay trong đời này và với thân này , tất cả đều tránh nàng . Shunkai đã nhìn thấy Thiền là một việc và những kẽ theo Thiền là một việc khác hẳn hoàn toàn , Những người thân thuộc của Shunkai cũng không còn gì . Shunkai trở thành người bệnh tật , và yếu đuối . Shunkai gặp một tu sĩ Shinatru , nàng niệm danh hiệu của Ðức Phật A Di Ðà . Shunkai đã tìm được nơi đây một chút an ủi thanh bình của tâm hồn . Shunkai đã qua đời khi nàng còn đẹp tuyệt trần và chưa đầy ba mươi tuổi Shunkai đã viết lại câu chuyện đời nàng trong một sự cố gắng hữu ích để hổ trợ cho chính nàng . Một phần nhỏ câu chuyện này được nàng kể cho một người đàn bà khác ghi lại . Vì thế câu chuyện đã đến tai người dân Nhật . Những người đã từ chối Shunkai , những người đã phỉ báng và oán ghét Shunkai , bây giờ đọc lại chuyện đời Shunkai với những giọt lệ ăn năn
Điển Hay Tích Lạ
Kê minh cẩu đạo
Ý của câu thành ngữ này là bắt chước tiếng gà gáy và giả làm chó vào ăn trộm.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: "Sử ký - Truyện Mạnh Thường Quân".
Nhận lời mời của Tần Chiêu Vương, Mạnh Thường Quân người nước Tề đã cùng một số môn khách sang thăm nước Tần, đồng thời còn đem theo một chiếc áo lông chồn trắng rất quý hiếm làm quà tặng cho vua Tần.
Về sau, vua Tần ngại vì Mạnh Thường Quân là quý tộc nước Tề, không muốn trọng dụng ông, nhưng lại cảm thấy Mạnh Thường Quân hiểu biết quá nhiều tình hình nước Tần, nên đã quyết định giam lỏng ông ở nước Tần. Em trai vua Tần là Kinh Tương Quân đã bày cách cho Mạnh Thường Quân đến gặp Yến phi - người được vua Tần cưng yêu cứu giúp. Nhưng khi Mạnh Thường Quân đến gặp thì Yến phi đã đưa ra điều kiện phải tặng chiếc áo lông chồn cho nàng thì nàng mới đến xin với vua Tần.
Mạnh Thường Quân nghe vậy mới đến bàn với đám môn khách cùng đi. Có một người ngồi ở cuối hàng nói: "Tôi sẽ lẻn vào trong cung lấy trộm chiếc áo lông chồn kia ra". Mạnh Thường Quân vội hỏi lại: "Anh sẽ lấy bằng cách nào?". Người kia đáp: "Tôi sẽ giả làm chó rồi lẻn vào trong cung". Ngay đêm đó, người này quả nhiên đã lấy được chiếc áo lông chồn ra tặng cho Yến phi. Sau đó, trước lời cầu xin của Yến phi, vua Tần mới nhận lời tha cho Mạnh Thường Quân.
Mạnh Thường Quân sợ vua Tần nuốt lời, bèn lập tức cuốn gói rời khỏi nước Tần. Nhưng khi đến Hàm Cốc Quan thì gà còn chưa gáy sáng, nên cửa thành vẫn chưa mở. Giữa lúc đó, một môn khách đã bắt chước tiếng gà gáy, khiến gà ở xung quanh cũng lần lượt gáy theo. Lính canh cửa tưởng trời đã sáng liền ra mở cửa thành, nên cả đám người mới chạy thoát ra ngoài thành.
Sau đó, vua Tần quả nhiên hối hận về việc thả Mạnh Thường Quân, nhưng bấy giờ đã quá muộn.
Hiện nay, Người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ "Kê minh cẩu đạo"để ví với kỹ xảo hoặc hành vi thấp hèn.
chuyện cười trong ngày
Bố nào con nấy
Mẹ:
- Bố con lười quá! Chẳng động đến chân tay chút nào. Sáng nay con lau nhà hộ mẹ nhé, mẹ sẽ thưởng con năm ngàn.
Trưa về, Tí khoe:
- Mẹ thấy chưa? Nhà sạch bóng. Mẹ trả công lao động cho con đi.
- Từ từ đã...
- Con phải trả ngay cho ba thằng bạn giúp con lau nhà, mỗi đứa một ngàn, con ngồi không thì cũng có hai ngàn hì hì...
Mẹ:
- Bố con lười quá! Chẳng động đến chân tay chút nào. Sáng nay con lau nhà hộ mẹ nhé, mẹ sẽ thưởng con năm ngàn.
Trưa về, Tí khoe:
- Mẹ thấy chưa? Nhà sạch bóng. Mẹ trả công lao động cho con đi.
- Từ từ đã...
- Con phải trả ngay cho ba thằng bạn giúp con lau nhà, mỗi đứa một ngàn, con ngồi không thì cũng có hai ngàn hì hì...
Wednesday, December 28, 2016
Chuyện ngắn - Một việc nhỏ thôi
MỘT VIỆC NHỎ THÔI
Trích trong những câu chuyện cảm động/thư viện ebơok
Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè, họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt.
Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ... sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe: "ồ, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi!".
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống...
Những chuyện ngụ ngôn hay
Đắm thuyền
Những người đánh cá đi trên một con thuyền. Bỗng trời nổi dông bão. Những người đánh cá sợ hãi. Họ gác cả chèo lại và bắt đầu cầu khấn Thượng đế để thượng đế cứu giúp họ. Con thuyền bị trôi giạt trên sông mỗi lúc một xa bờ. Bấy giờ một bác đánh cá già mới bảo:
- Sao ta lại gác cả mái chèo thế nhỉ? Cứ việc cầu khẩn Thượng đế, nhưng cũng phải chèo vào bờ chứ!
Những người đánh cá đi trên một con thuyền. Bỗng trời nổi dông bão. Những người đánh cá sợ hãi. Họ gác cả chèo lại và bắt đầu cầu khấn Thượng đế để thượng đế cứu giúp họ. Con thuyền bị trôi giạt trên sông mỗi lúc một xa bờ. Bấy giờ một bác đánh cá già mới bảo:
- Sao ta lại gác cả mái chèo thế nhỉ? Cứ việc cầu khẩn Thượng đế, nhưng cũng phải chèo vào bờ chứ!
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Không Xa Phật Tánh
_ “ Thầy đã đọc Thánh kinh Kytô chưa ?”
Gassan bảo :
_ “ Chưa hãy đọc tôi nghe “ .
Sinh viên mở Thánh kinh ra và đọc sách Thánh Matthew :
_ “ Còn phần quần áo , các ngươi lo lắng làm chi ? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào ; chẳng làm khó nhọc , cũng không khéo chỉ ; nhưng ta phán cùng các ngươi , dẫu vua Salomon sang trọng đến đâu , cũng không mặc được áo tốt như một hoa nào trong giống đó … Vậy chớ lo lắng chi ngày mai , vì ngày mai sẽ lo việc vì ngày mai “.
Gassan nói : _ “ Ai nói những lời đó tôi cho là một người đã giác ngộ “.
Sinh viên đọc tiếp : _” Hãy xin sẽ được ; hãy tìn sẽ gặp ; hãy gõ sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được ; ai tìm thì gặp ; ai gõ thì được mở “.
Gassan phê bình : _ “ Thật là tuyệt . Ai nói điều đó không xa Phật tánh “.
Kim tự tháp Kêôp một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại
Kim tự tháp Kêôp một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Kim tự tháp là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos). Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2, 5 tấn…Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao của tháp sẽ được số P = 3,14; chiều cao của tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi của đáy tháp. Trong lòng tháp có phòng đặt quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phòng có kích thước 10,47 x 5,23 m, thông với bên ngoài bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1 m, ngang 1,05 m) và cửa ở lưng chừng tháp tại độ cao 17,42 m.
Kim tự tháp Kêôp là kim tự tháp lớn nhất trong số kim tự tháp, được xây dựng trên cao nguyên Ghizê (Gizeh; Ai Cập). Tháp cao 146,60 m (nay chỉ còn khoảng 137 m), mỗi cạnh đáy dài 231 m, được xây dựng trong 40 năm, gồm 2, 3 triệu phiến đá lớn (mỗi phiến trung bình nặng 2, 5 tấn, những phiến ở đáy nặng 55 tấn), được mài nhẵn và xếp chồng khít lên nhau. Trong kim tự tháp có nhiều phòng, hầm và hành lang kiên cố. Hiện nay, thi hài Kêôp không còn.
Kêôp là vua Ai Cập cổ đại, con trai của Xnêfru (Snefrou; vua Ai Cập), pharaông thứ hai của triều đại thứ tư thời Cổ vương quốc (khoảng năm 2600 tCn.). Ông nổi tiếng là do đã chủ trì việc xây dựng kim tự tháp Kêôp làm lăng mộ của mình.
Theo nguồn thông tin ít ỏi liên quan đến Ai Cập cổ đại, Kêôp đã xây dựng được một vương quốc hùng mạnh của giới tăng lữ trong thời đại mà Hêliôpôlit (Héliopolis – một trung tâm tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời) bắt đầu đóng vai trò là một thủ đô tôn giáo, bên cạnh Memphit (Memphis) là một thủ đô chính trị.
(Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam” tập 2, xuất bản năm 2002 và “Grand dictionnaire encyclopédique Larousse”).
Chuyện cười trong ngày
Đây ạ
Bé Kibi là đứa trẻ hết sức nghịch ngợm thường làm bẩn chân tay mình mẩy. Một hôm, bé quậy, bà mẹ cầm cây thước lên chuẩn bị đánh. Kibi thiểu não chùi tay vào quần rồi đưa ra. Bà mẹ nhìn kỹ bàn tay bé bảo: "Nếu con tìm được cho mẹ cái bàn tay nào bẩn hơn, mẹ sẽ không đánh".
- Đây ạ, bàn tay này bẩn hơn ạ.
Kibi giơ tay trái ra.
Bé Kibi là đứa trẻ hết sức nghịch ngợm thường làm bẩn chân tay mình mẩy. Một hôm, bé quậy, bà mẹ cầm cây thước lên chuẩn bị đánh. Kibi thiểu não chùi tay vào quần rồi đưa ra. Bà mẹ nhìn kỹ bàn tay bé bảo: "Nếu con tìm được cho mẹ cái bàn tay nào bẩn hơn, mẹ sẽ không đánh".
- Đây ạ, bàn tay này bẩn hơn ạ.
Kibi giơ tay trái ra.
Sunday, December 25, 2016
Chuyện ngắn - Cách nhìn cuộc sống
Cách nhìn cuộc sống
Trích trong tuyển tập truyện ngắn hay
Nguồn: thư viện ebơok
John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ. Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:
- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?
Ông John chậm rãi hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ nhăn mặt:
Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!
John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
- Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!
Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:
- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?
Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?
Người đàn ông tươi cười :
- Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuyển tới đây.
Ông John nở một nụ cười ấm áp:
- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm!
Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:
- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành còn với người thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời? Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo:
- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.
Những chuyện ngụ ngôn hay
Công và sếu
Sếu tranh cãi với công xem ai trong hai đứa oai vệ hơn. Công nói:
- Tôi là con chim đẹp nhất, đuôi của tôi có đủ mọi mầu sắc rực rỡ, còn anh xám ngắt, xấu xí.
Sếu nói:
- Nhưng tôi đã bay lên tận trời, còn anh chỉ tha thẩn trên cái sân đầy phân .
- Tôi là con chim đẹp nhất, đuôi của tôi có đủ mọi mầu sắc rực rỡ, còn anh xám ngắt, xấu xí.
Sếu nói:
- Nhưng tôi đã bay lên tận trời, còn anh chỉ tha thẩn trên cái sân đầy phân .
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Bài Thơ Cuối Cùng Của HoShin
Thiền sư Hoshin đã sống ở Trung Hoa nhiều năm . Rồi Hoshin trở về miền đông bắc Nhật Bản , ở đây Hoshin dạy nhiều đệ tử . Khi thấy mình đã già lắm rồi . Hoshin kể lại cho các đệ tử một câu chuyện mà Hoshin đã nghe được lúc Hoshin còn ở Trung Hoa . Câu chuyện như thế này :
Vào ngày hai mươi lăm tháng chạp một năm nọ , Tokufu thấy mình đã quá già và biết mình sắp chết , Tokufu nói với các đệ tử :” Ta sẽ không sống đến sang năm, vậy các anh hãy cư xử tốt với ta trong năm này đi “.
Các đệ tử tưởng ông nói đùa , nhưng Tokufu là một bậc thầy có tấm lòng độ lượng , nên mỗi người trong bọn họ thay phiên đãi tiệc Tokufu vào những ngày cuối năm .
Vào một buổi chiều năm mới , Tokufu kết luận :
_ “ Các con đã đối xử tốt với ta . Ta sẽ giả từ vào chiều mai , khi tuyết ngừng rơi “.
Các môn đệ của Tokufu đều cười cho rằng Tokufu đang đóng trò và nói chuyện vô lý bởi vì đêm nay trời đất quang đãng , thì làm gì có tuyết rơi , và ngày kế các đệ tử không tìm thấy tokufu đâu cả . Họ chạy vào thiền phòng , Tokufu đã qua đời ở đó .
Hoshin , người đã kể lại câu chuyện này , nói với các đệ tử mình :” Một thiền sư không cần phải nói trước việc từ giã cõi đời của mình , nhưng nếu ông ta thật sự muốn làm thế , ông ta có thể làm được “.
Một đệ tử hỏi :” Thầy làm được ?”
Hoshin đáp :” Ðược , Ta sẽ nói cho các con biết những gì ta có thể làm được những gì ta có thể làm được trong bảy ngày sắp tới kể từ bây giờ đây “.
Không một đệ tử nào tin lời Hoshin , hầu hết họ đã quên mất câu chuyện hôm trước khi Hoshin gọi họ đến quanh mình . Hoshin nhắc :
“ Bảy ngày đã qua . Thầy đã nói thầy sẽ giã biệt các con . Theo thường lệ , thầy phải viết một bài thơ để vĩnh biệt , nhưng thầy không phải là thi sĩ cũng không phải là người viết chữ đẹp . Vậy một anh nào trong các con hãy viết lại những lời cuối cùng của thầy “.
Các đệ tử cho rằng Hoshin đùa , nhưng một người trong bọn họ bắt đầu viết :
Hoshin hỏi “ Con sẵn sàng chưa ?”
Người viết đáp :” vâng , bạch thầy “. Rồi Hoshin đọc :
“ Ta đến từ tánh sáng Và trở về với tánh sáng . Tánh sáng là gì ?
Bài thơ là một dòng ngắn gồn bốn hàng như thường lệ , vì thế người đệ tử nói :” Bạch thầy chúng còn một dòng ngắn “.
Hoshin hét lên một tiếng : “ Kaa ! “ như tiếng gầm của một con sư tử đã chiến thắng , rồi ra đi .
Chùa Hang Kek Look Tong - Malaysia
Sự quyến rủ của một ngôi chùa.
Minh Hạnh dịch thuật
Ipoh, Perak (Malaysia) Những ngôi chùa hang thường có nhiều ly' do làm say mê lòng các khách hành hương: đó là sự tạo nên do các vú đá thiên nhiên và măng đá là một việc làm ngoạn mục của nghệ thuật mà nó làm kinh ngạc những ai đến chiêm bái.
Chùa hang Kek Lơok Tong tại Ipoh thi` hấp dẫn với những tảng đá sắp xếp ngoại mục.
Làm chủ và điều hành bởi Kek Lơok Seah, một cơ quan từ thiện của Phật giáo, Kek Lơok Tong đã tăng trưởng để trở thành một trong những nơi thắng cảnh nổi tiếng của Ipoh.
Chúng tôi được tiếp đón niềm nở bởi vị giám đốc cơ quan từ thiện kek Look Seah Chung Thim Lam và vị phó giám đốc Chung Yew Tong ngay cầu thang tại cổng vào ngôi chùa.
Cầu thang có hi`nh dáng của đuôi con cá chép. Ngay cả phía bên trong cũng giống con cá chép.
Ngôi chùa hang đã hấp dẫn ngoạn mục, tuy không có bàn tay của con người nhúng vào nhưng thật là một ky` công thiên nhiên tuyệt đẹp do những cách sắp xếp của những tảng đá và sự sạch sẽ chung quanh.
Khi chúng tôi bước vào ngôi chùa, chúng tôi thấy 13 tôn tượng Phật và tượng của các vị trong Lão giáo bằng thủy tinh và bằng đồng, được điêu khắc bởi những nghệ nhân người Đài Loan ở trong một xưởng nghệ thuật dưới sự trông nom giám sát bởi hội đồng của cơ quan từ thiện Kek Look Seah.
Nếu bên trong ngôi chùa đẹp lộng lẫy thi` những vườn tược chung quanh Kek Look Tong thi` rất ngoạn mục.
Vườn với những nét đẹp đặc trưng của sự chăm sóc cắt tỉa gọn gàng, một ao cá và ao sen, cũng như lối đi, đã làm ngôi chùa hoàn thiện lộng lẫy, một ngôi chùa trong tiên cảnh, chùa đã nhận được nhiều giải thưởng về cảnh vườn đẹp.
Chúng tôi được nghe một câu chuyện đẹp kể lại vào 85 năm trước những người Phật tử và những người đạo Lão sùng đạo đã thờ cúng tại hang động này vào khoảng năm 1920. Vào thời đó hang động thi` chật trội và si`nh lầy, dưới sàn đất không được bằng phẳng.
Vào năm 1950, m ột công nhân hầm mỏ tên gọi là Chooi Ah Kee đã tiếp nhận hang động, đã lấy quặng sắt trong một hầm mỏ phía bên trong của ngôi chùa. Sau đó hang động đã trở thành nơi thờ cúng.
Đến năm 1982 thi` Chooi cúng dường hang động này cho tổ chức Kek Look Seah.
Sau đó hai năm thi` hang động được sửa sang với nguồn tài chánh được các tín thí cúng dường. Ngôi chùa ngày hôm nay trở thành đặc điểm của thành phố Ipoh.
Chuyện cười trong ngày
Lắc đều
Một cậu bé cứ đứng uốn éo, vặn vẹo người mãi. Thấy vậy, cậu bạn hỏi:
- Cậu làm gì vậy?
- Tớ vừa uống thuốc bổ. Chai thuốc có đề: lắc đều trước khi uống, mà uống xong tớ mới đọc thấy.
Một cậu bé cứ đứng uốn éo, vặn vẹo người mãi. Thấy vậy, cậu bạn hỏi:
- Cậu làm gì vậy?
- Tớ vừa uống thuốc bổ. Chai thuốc có đề: lắc đều trước khi uống, mà uống xong tớ mới đọc thấy.
Saturday, December 24, 2016
Chuyện ngắn - Nai Chúa Cây Đa
Nai chúa Cây Đa
Chánh Hạnh dịch thuật
Vào thưở xa xưa, tại một khu rừng gần thành Benares ở phía bắc Ấn Độ, một chú nai thật tuyệt vời, thật đẹp ra đời. Mặc dù thân hình chú nai to lớn nhưng nai mẹ sinh chú ra rất dễ dàng. Mắt nai mở to, sáng như châu báu lấp lánh. Miệng nai đỏ như những trái dâu rừng tươi tốt. Móng nai đen bóng như than. Nhung nai óng ánh bạc. Màu lông nai mượt mà ánh vàng bình minh mùa hè rực rỡ. Khi Nai trưởng thành, 500 con nai tụ họp thành bầy sống quây quần với nhau, và chú Nai được tôn vinh là Nai chúa Cây đa.
Vào thời ấy, không xa nơi này bao nhiêu, một chú nai khác cũng ra đời, cũng với màu lông vàng rực rỡ. Lúc này, chú Nai cũng khôn lớn và cũng đứng đầu một bầy nai 500 con, được gọi là Nai Cành.
Đức vua trị vì Benares lúc bấy giờ rất đỗi ưa thích ăn thịt nai. Ngài thường xuyên săn bắt và giết hại nai rừng. Mỗi lần đi săn, Đức vua chọn một địa điểm khác nhau và bắt dân làng phục dịch. Họ phải đình chỉ tất cả những công việc đang làm, dù là công việc cầy cấy hay công việc gặt hái để lo phục dịch cho đoàn săn bắn của nhà vua.
Dân làng rất phiền hà vì sự đình trệ công việc như vậy. Thu hoạch vụ mùa cũng như các lợi tức khác kém đi. Do vậy họ họp lại với nhau và quyết định dựng một khu vườn Nai thật rộng lớn cho nhà vua. Như thế nhà vua có thể tự săn bắn, không cần sự phục dịch của dân làng nữa.
Vườn Nai được lập thành. Họ làm những ao, suối cho nai uống nước, trồng những cây cho quả và cỏ xanh cho nai ăn. Khi mọi việc đã xong, dân làng mở cửa và chia nhau đi vào rừng.Họ bao vây toàn bộ hai bầy nai, Nai Cây đa và Nai Cành. Sau đó dân làng dùng gậy gộc, vũ khí và gây náo động ầm ỉ khu rừng , họ lùa hai bầy nai vào vườn, và đóng cửa lại. Sau khi mọi việc đã ổn thoả, dân làng đến tâu với Đức vua, “Tâu Hoàng thượng, huê lợi mùa màng và các nguồn lợi tức khác của chúng thần đã bị giảm sút, khi chúng thần phải ngừng lại để phục dịch cho các cuộc săn bắn. Nay chúng thần đã tạo dựng một vườn Nai thật tuyệt cho bệ hạ, lại rất an toàn. Bệ hạ có thể tự mình săn bắn lúc nào Bệ hạ muốn. Bệ hạ có thể săn bắn thoả thích và thưởng thức các món ăn bằng thịt nai mà không cần sự trợ giúp của chúng thần.”
Đức vua đến tham quan vườn Nai. Đức vua rất hài lòng khi nhìn thấy bầy nai thật là đông đúc. Trong lúc quan sát bầy nai, trong tầm mất nhà vua trông thấy hai con nai cực đẹp, cực lộng lẫy với bộ gạc trưởng thành mạnh mẽ. Sững sờ với vẻ đẹp lạ thường của hai Nai, đức vua ban ơn miễn chết cho riêng hai Nai này. Nhà vua truyền lệnh mọi người phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hai Nai. Không ai được làm hại hoặc giết chúng.
Thế rồi, mỗi ngày nhà vua đều đến săn bắn và lấy thịt. Đôi khi, nhà vua bận việc thì người đầu bếp triều đình sẽ làm việc này. Thịt Nai được xẻ ra và nấu thành món ăn.
Mỗi khi bầy nai trông thấy cung tên, chúng hoảng sợ, run rẩy chạy trốn tìm sự sống. Chúng hoảng loạn, dẫm đạp gây thương tích cho nhau, nhiều con bị thượng nặng vô cùng đau đớn.
Một hôm, Nai chúa Cây Đa tập họp bầy nai đến. Nai chúa cũng cho mời Nai Cành, cả hai bầy họp bàn với nhau. Nai chúa Cây Đa nói chuyện trước cả đàn, “Trước sau gì không ai trong chúng ta thoát được cái chết, chúng ta cần phải hạn chế làm bị thương, làm cho đau đớn lẫn nhau. Bởi vì Đức vua chỉ muốn có thịt nai dung cho bữa ăn, nên chi mỗi ngày chúng ta tự lựa chọn với nhau để luân phiên lên thớt. Một ngày là nai bên bầy của tôi. Một ngày là nai bên bầy của Nai Cành, như vậy nạn nhân chỉ có một mà thôi.”
Nai Cành gật đầu đồng ý. Kể từ hôm đó, khi tới phiên của nai nào thì nai đó ngoan ngoãn nộp mạng, kê đầu lên thớt, không lời than van. Người đầu bếp đến mỗi ngày, dễ dàng làm thịt nai sửa soạn thức ăn cho nhà vua.
Ngày nọ, tới phiên của một nai đang mang thai bên bầy của Nai Cành. Lo cho nai con đang còn trong bụng không được sanh ra đời nếu như mình bị giết. Nai mẹ đến gặp Nai Cành và nói, “Thưa nai chúa, tôi đang mang thai. Xin ngài ban ơn cho tôi được sống đến ngày sanh nở. Sau khi sinh xong sẽ xin nộp mạng. Như vậy chỉ có một mạng bị hại thay vì cả hai.
Nai Cành trả lời, “Không được, không được, ta không thể sửa đổi luật lệ ngang xương như vậy, còn ai sẽ thế mạng cho ngươi đây. Chuyện thai nghén là chuyện của riêng ngươi, đứa bé là trách nhiệm của ngươi. Hãy để ta yên.”
Không được Nai Cành chấp thuận. Nai mẹ tội nghiệp đến cầu cứu Nai chúa Cây đa, và nói rõ hoàn cảnh của mình. Nai chúa Cây đa trả lời nhẹ nhàng, “Hãy an tâm, ta sẽ thay đổi luật lệ và kiếm người thay thế cho nàng”.
Nói xong Nai chúa Cây đa đi đến kê đầu lên thớt của người đao phủ. Đến đây người kể chuyện hầu như không tìm được từ ngữ để nói lên sự yên lặng kinh khủng bao trùm vườn Nai.
Không bao lâu người đầu bếp của vua đến làm thịt nai. Nhưng khi thấy đây là một trong hai Nai đẹp mà nhà vua ra lệnh không được giết. Ông đến gặp nhà vua xứ Benares để tấu trình.
Nhà vua ngạc nhiên vô cùng, vội vàng đến vườn Nai. Nhà vua nói với Nai vàng rực rỡ, đang kê đầu trên thớt, “ Này chúa của bầy nai. Phải chăng ta đã hứa là không sát hại ngươi? Vì cớ gì mà ngươi lại chịu chung số phận như những nai khác?”
Chúa nai Cây Đa trả lời, “Ôi, Vua của loài người. Hôm nay đến phiên nộp mạng của một nai cái đang mang thai, chưa đủ tháng đủ ngày để sinh nở. Nai mẹ cầu cứu xin tôi tìm phương cứu giúp, để bảo toàn cho nai mẹ và bào thai. Tôi có thể không giúp, nhưng khi đặt mình trong hoàn cảnh đó, thấy nai mẹ thật đau thương. Tôi có thể không giúp, nhưng nước mắt ứa ra khi nghĩ đến nai con sẽ không có cơ hội ngắm được vầng thái dương, thưởng thức hương vị hạt sương mai. Còn nữa, làm sao tôi có thể áp đặt một nai khác, đang yên lòng vì không phải tới phiên mình hôm nay, vào chỗ chết. Vì thế, tâu đức vua, tôi tự nguyện thế mạng cho hai mẹ con nai. Chắc chắn rằng không còn lý do nào khác.”
Vua xứ Benares lòng tràn ngập cảm xúc. Nhà vua hung dũng như vậy, cũng không sao được những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Ngài nói, “Ôi, vị chúa tể, vua của loài nai. Ngay cả trong giữa loài người, Ta chưa hề thấy bất kỳ ai như bạn. Với lòng đại từ như vậy, bạn chia sẻ nổi đau của mọi nai. Với tâm xả rộng lớn như vậy, bạn dâng cuộc sống cho mọi nai. Với tâm bi rộng lớn, bạn trải rộng tình thương đến mọi nai. Nai chúa ơi, hãy đứng dậy đi” “Ta ra chiếu chỉ, bạn không bao giờ bị sát hại bởi ta hay bất kỳ một thần dân nào của ta. Và cũng như vậy đối với hai mẹ con nai kia.”
Vẫn đê đầu trên thớt, Nai chúa nói, “Chỉ có chúng tôi thoát thôi ư? Còn những nai khác trong vườn thì sao? Tâu bệ hạ. Những bạn bè, bà con thân thuộc của chúng tôi?” Nhà vua nói, “ Nai chúa ơi, ta không thể từ chối bạn, ta ban chiếu chỉ bảo đảm sự sống và thả tự do tất cả nai trong vườn.”
“ Còn những nai ở ngoài khu vườn, chúng sẽ bị giết hay sao?” Nai chúa hỏi. “Ồ không nai chúa ơi, ta tha hết cho tất cả nai trong vương quốc của ta”.
Vẫn để đầu trên thớt, Nai chúa cầu xin, “ Loài Nai nay được an toàn, nhưng còn những loài thú bốn chân?” “ Nai chúa, từ đây chúng sẽ được an toàn trên dất của ta” “ Còn những loài chim ? Tất cả đều muốn sống”
“Vâng, nai chúa , các loài chim cũng được an toàn, thoát khỏi tay săn bắn loài người” “ Vậy còn những loài cá dưới nước?” “Ngay cả các loài cá cũng được tự do sống, nai chúa à.” Nói như vậy xong, nhà vua ban chiếu chỉ cấm săn bắn và sát hại tất cả sinh vật trong đất nước của mình.
Sau khi cầu xin sự sống cho muôn loài, Nai chúa mới đứng dậy.
Ngoài lòng từ và lòng biết ơn sâu sắc, Nai chúa Cây đa, bậc Giác ngộ sẽ thành, đã chỉ dạy cho vua xứ Benares. Ngài còn khuyên bảo nhà vua thực hành giữ gìn năm giới , làm cho tâm thanh tịnh. Ngài thuyết giảng cho nhà vua, “ Sẽ đem lại lợi lạc cho Ngài, nếu Ngài từ bỏ theo năm điều ác hạnh
sau đây :
_ Sát sanh, thể hiện không có từ tâm.
_ Lấy của không cho, thể hiện không rộng lượng, xả tài.
_ Tà dâm, thể hiện không có bi tâm.
_Nói hai lưỡi, nói lời đâm thọc, thể hiện sự không trung thực.
_ Uống rượu và chất say, điều này dẫn chúng sanh đoạ vào một trong bốn đường ác đạo.
Ngài cũng khuyên nhà vua năng làm các việc lành, sẽ đưa chúng sanh đến các cõi an vui trong ngày vị lai. Nai chúa Cây đa cùng cả hai bầy nai quay trở về rừng.
Nói về nai mẹ có thai, bây giờ đã nhập bầy với Nai chúa Cây đa, đến lúc đủ ngày đủ tháng, sinh được một chú nai xinh đẹp như hoa sen dâng cúng trời đất. Khi chú nai đã lớn, chú bắt đầu chơi với những con nai bên bầy của Nai Cành. Nai mẹ thấy vậy nói, “Thà sống một ngày với người có từ tâm, còn hơn sống trăm năm với kẻ tầm thường. Sau đó chú nai sống yên vui bên bầy của Nai chúa Cây đa.
Duy có những người không được an vui, đó là những nông dân và dân làng trong vương quốc. Vì rằng lệnh vua tha cho muôn loài, bầy nai không còn sợ hãi khi đến ăn hoa màu của nhà nông. Chúng còn đến phá những vườn rau trong làng và ngay cả trong kinh thành nữa.
Dân chúng trình tấu lên nhà vua sự việc, và xin lệnh nhà vua giết ít nhất vài con để cảnh cáo chúng. Nhà vua không chấp thuận nói, “Chính ta đã hứa với Nai chúa Cây đa là tha chết cho muôn loài. Ta sẽ từ bỏ ngôi vua nếu như thất hứa với nai chúa. Không ai được làm hai bầy nai.
Chuyện này đến tai Nai chúa Cây đa, Nai chúa nói với toàn bầy, “ Các bạn không được phép ăn hoa màu của loài người.” Sau đó Nai chúa gửi thông báo đến mọi người. Thay vì làm hàng rào, mọi người hãy cột những chùm lá chung quanh cánh đồng. Từ đó người Ấn độ đánh dấu cánh đồng của mình bằng cách cột những chùm lá, để ngăn ngừa bầy nai quậy phá.
Nai chúa Cây đa và nhà vua xứ Benares sống với thần dân của mình rất yên bình. Sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh về những cảnh giới như ý.
Bài học luân lý: Dầu được thể hiện ở bất cứ đâu, tâm từ bao giờ cũng biểu hiện cho sự cao cả
Subscribe to:
Posts (Atom)