Wednesday, September 30, 2015

Ngày 30-9-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Một cuộc đua tài

MỘT CUỘC ĐUA TÀI  
Bài sưu tầm

Năm 20 tuổi, tôi là một nữ điều dưỡng đang thực tập tại một bệnh viện nhi. So với viện tim hoặc bệnh viện đa khoa, công việc ở bệnh viện nhi đối với tôi có vẻ dễ như trở bàn tay. Tôi vốn có khiếu kết bạn với trẻ con. Chắc chắn tôi sẽ vượt qua dễ dàng và chỉ còn chờ ngày tốt nghiệp... 

Chris là một cậu bé 8 tuổi vô cùng hiếu động. Cậu lén bố mẹ vào thám thính công trường xây dựng cạnh nhà, và bị té gãy tay. Cánh tay gãy của cậu bị nhiễm trùng, buộc phải cưa bỏ. Tôi được chỉ định làm y tá hậu phẩu của cậu bé. 

Khi sức khỏe của cậu bé dần dần khá lên cũng là lúc cậu đau khổ nhận ra sự mất mát của mình... Cậu nằm một chỗ, chờ giúp đỡ, không chịu làm vệ sinh cá nhân. Tôi nhẹ nhàng khích lệ: "Cháu đâu có ở mãi trong bệnh viện. Cháu phải học cách tự phụ vụ...". Cậu bé giận dữ la lên: "Cháu có thể làm gì được với một tay?".  Tôi vắt óc tìm một câu trả lời thích hợp. Cuối cùng tôi bảo: "Dù sao cháu vẫn còn tay phải". " Nhưng cháu thuận tay trái " - Cậu bé kêu lên đầy thất vọng... 

Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng và vô tâm đến thế. Sao tôi lại tưởng rằng mọi người đều thuận tay phải...  

Sáng hôm sau, tôi trở lại với một cuộn băng dính. Vòng cuộn băng quanh cổ tay, tôi bảo cậu bé: "Cháu thuận tay trái, còn cô thuận tay phải. Cô sẽ dán tay phải của cô vào hàng nút áo sau lưng của cháu. Bây giờ mỗi khi cô làm việc gì bằng tay trái, cháu phải làm theo bằng tay phải. Nào, cháu muốn bắt đầu bằng việc gì ?". Nhìn tôi với vẻ nghi ngờ, cậu bé càu nhàu: "Cháu mới ngủ dậy, cháu cần đánh răng ". Tôi xoay xở mở nắp ống kem, đặt bàn chảy lên bàn, tìm cách nặn kem lên chiếc bàn chảy đang ngả nghiêng... Sau gần 10 phút nỗ lực với kem vung vãi đầy trên bàn, tôi mới hoàn tất được công việc. "Cháu có thể làm nhanh hơn..." - cậu bé tuyên bố. Và khi nhanh hơn thật, cậu mỉm cười chiến thắng...

 Hai tuần sau đó trôi qua nhanh chóng. Chúng tôi biến mọi công việc hàng ngày thành những cuộc đua tài hào hứng. Chúng tôi cài nút áo, phết bơ kên bánh mì, cột dây giày,... Không còn phân biệt tuổi tác, chúng tôi là 2 vận động viên đang ra sức đua tài... 

Lúc tôi hết thời gian thực tập cũng là lúc cậu bé rời bệnh viện, tự tin đối mặt với cuộc sống... Khi hôn tạm biệt cậu bé, tôi không cầm được nước mắt... 

Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày ấy. Cuộc đời tôi đã bao phen chìm nổi. Mỗi lần phải đương đầu với thử thách, tôi lại nhớ đến cậu bé. Và mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, nản lòng, tôi lại lẳng lặng vào phòng tắm, giấu tay phải ra sau, lấy kem và đánh răng bằng tay trái

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Chó sói và chó nhà

Con sói gầy đói rình mò gần bên làng và gặp ngay một chó nhà béo mập. Sói hỏi nó:

- Chó nhà này, anh hãy cho tôi biết, các anh lấy cái ăn ở đâu ra thế?

- Con người cho chúng tôi.

- Chắc là các anh giúp con người một công việc vất vả.

Chó nhà nói: "Không, công việc của chúng tôi đâu có vất vả gì. Nhiệm vụ của chúng tôi là đêm đêm canh giữ sân nhà thôi:.

- Thế đấy, chỉ có vậy thôi mà con người cũng nuôi các anh. - Chó sói nói - Vậy thì tôi cũng sẵn sàng đi làm công việc của các anh ngay, chứ không họ nhà sói chúng tôi khó kiếm cái ăn quá.

- Thế thì đi làm đi - Chó nhà bảo - Chủ nhà cũng sẽ cho cả anh ăn uống.

Sói mừng rỡ và cùng chó nhà đến phục vụ con người. Sói đã bước vào tới cổng nhà thì nom thấy lông ở cổ của chó nhà bị vết chà xát. Sói liền hỏi:

- Chó nhà ơi, vì sao chỗ này lại thế?

- Vậy thôi - Chó nhà trả lời.

- Nhưng vậy thôi là thế nào?

- Vậy thôi, vì cái xích mà, ban ngày tôi bị xích phải ngồi một chỗ.

- Thế thì chào anh nhé - Chó sói bảo - Tôi chẳng đến với người đâu. Thà tôi được béo tốt nhưng được sống tự do

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

TÂM BÌNH THƯỜNG

 Nhân có một Luật sư đến hỏi:

- Phải tu đạo như thế nào?

Thiền sư đáp bằng câu nói của Lâm Tế:

- Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.

Luật sư liền nói:

- Đa số người ta đều làm vậy mà!

Thiền sư giải thích:

- Không, không, không phải vậy. Đa số khi ăn, người ta không chịu ăn mà còn nghĩ đến món này món nọ; khi ngủ, họ không chịu ngủ mà nghĩ đến điều này điều nọ.

 (Chơn Không Gầm Thét)

Cổ Học Tinh Hoa - Vua tôi bàn việc

Vua tôi bàn việc

Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần thần, còn nhiều khi giúp được mình như người ngoài giúp nước cờ vậy.

Vũ Hầu nước Ngụy cùng với quần thần bàn việc, việc gì vua bàn cũng phải, quần thần khôn ai giỏi bằng.

Lúc lui chầu, Ngụy Hầu ra dáng hớn hở lắm. Ngô Khởi(1) bèn tiến lên nói:

- Cận thần đã ai đem câu chuyện Sở Trang Vương nói cho nhà vua nghe chưa? Vũ Hầu hỏi:

- Câu chuyện Sở Trang Vương thế nào? Ngô Khởi thưa:

- Khi Sở Trang Vương mà bàn việc phải hơn quần thần, thì lúc lui chầu lo lắm. Có người hỏi: “Sao vua lại lo?” - Sở Trang Vương nói: ''Ta bàn việc mà quần thần không bằng được ta, cho nên ta lo. Cổ nhân có câu: ''Các vua chư hầu ai có thầy giỏi, thì làm được vương; ai có bạn giỏi thì làm được bá; ai có người quyết đoán cho mọi việc ngờ vực, thì còn nước; ai bàn việc không còn ai bằng mình, thì mất nước''. Ta nghĩ ngu như ta mà quần thần cũng không ai bằng thì nước ta có nhẽ mất mất. Bởi thế ta lo...''

Ấy cũng một việc giống nhau. Sở Trang Vương thì lo mà nhà vua thì mừng. Vũ Hầu nghe nói áy náy vái tạ và nói rằng:

- Giời sai nhà thầy đến bảo cái lỗi cho ta.

Tuân Tử

Lời bàn:

Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần thần, còn nhiều khi giúp được mình như người ngoài giúp nước cờ vậy. Nếu mà quần thần không có ai hơn mình cả, thì là bọn a dua ăn hại còn mong cậy gì được mà chẳng đáng lo. Nên lời Ngô Khởi nói vậy rất là phải. Đã hay rằng người ta ở đời phải cầu ở mình hơn nhờ ở người, nhưng lắm lúc cũng phải có tả phù hữu bật mới lo toan được công việc lớn. Những bậc vua chúa cần phải có thầy giỏi, tôi hay là vì cái lẽ ấy.

Chuyện này cũng giống câu trong “Quốc Sách'' có nói: “Đế giả cùng ở với thầy, vương giả cùng ở với bạn, bá giả cùng ở với bầy tôi, vua vong quốc chỉ cùng ở với hạng đầy tớ”.

---------------------

(1) Ngô Khởi: người nước Vệ thời Chiến Quốc, trước làm tướng vua nước Nguỵ, sau làm tướng vua nước Sở, là một nhà dùng binh giỏi có tiếng

Chuyện cười trong ngày

Trách nhầm

Hermann lái xe về nhà trên đường cao tốc. Vợ anh gọi điện thoại di động cho anh nhắc nhở.

- Anh đang lái xe trên đường 401 phải không? Em nghe radio có báo một gã nào lái xe ngược chiều trên đường 401 thật điên khùng.

- Ừ, anh đang rất tập trung mà... Chẳng phải một mà có đến hàng trăm gã khùng lái xe ngược chiều anh đây nè.

Tuesday, September 29, 2015

Ngày 29-9-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Cái bẫy chuột

Cái bẫy chuột

Bài sưu tầm

Một con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy một bác nông dân cùng với vợ đang mở một chiếc hộp. ” Hẳn là có đồ ăn gì trong hộp?”. Con Chuột tự hỏi. Nhưng liền sau đó, nó hốt hoảng khi phát hiện ra đó lại là cái bẫy chuột..

Chuột ta bèn chạy ra ngoài vườn và la làng la xóm: ”có một cái bẫy chuột trong nhà! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”

Chị gà cục ta cục tác chạy tới: ” Chú Chuột này, đây quả thật là mối lo ngại ghê gớm đối với chú, nhưng nó chẳng phiền hà gì với tôi. Tôi không thể nào bị vướng một cái bẫy chuột.”

Chuột quay sang nói với anh Heo với vẻ lo lắng: ” Anh Heo ơi, trong nhà ta có một cái bẫy Chuột”.Anh Heo tỏ ra thông cảm: “Tôi rất lấy làm tiếc, cậu em ạ! Tôi chẳng thể làm gì được, nhưng tôi sẽ cầu nguyện cho chú”.Chuột chạy tới bác Bò tỉ tê. Bác Bò một lần nữa trấn an: ” Tôi rất hiểu cậu, nhưng tôi chẳng thể giúp gì”. Chuột lẳng lặng bước vào nhà. Lòng buồn thỉu buồn thiu, một mình nhìn cái bấy chuột tàn nhẫn của bác nông dân.

Thể rồi đêm nọ, một tiếng động vang lên trong ngội nhà, hệt như tiếng sập bẫy. Vợ của bác nông dân chạy tới để xem có bắt được con chuột nào không. Trong đêm tối, loạn cha loạn choạng, bà đã bị một con rắn độc cắn khi bà mon men tới cái bẫy vốn đang sập vào đuôi con rắn.

Bác nông dân nhanh chóng đưa vợ vào trạm xá. Khi về nhà, bà đã bị sốt, mọi người đều biết rằng ăn cháo có thể giảm cơn sốt, vì thế bác nông dân bắt chị Gà mần thịt để nấu cháo cho vợ.

Thế nhưng bệnh tình vợ ông cũng không giảm. Bạn bè ông và xóm giềng đã tới thăm hởi, để thiết đãi họ, ông đã mần thịt anh Heo.

Sau nhiều ngày chống chọi với cơn bệnh, vợ ông đã qua đời. Nhiều người đến lễ tang và vì thế bác nông đan đã mổ thịt bác Bò để có đủ thức ăn đãi khách, những người đã rất quan tam tới gia đình ông.

Vì vậy, một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp khó khăn dù chuyện đó chẳng ” ăn nhập” gì tới bạn, hãy nhớ rằng khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả chúng ta đều có nguy cơ gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều đồng hành trên chuyến hành trình mang tên là cuộc đời. Hãy để mắt tới mọi người, luôn động viên và cùng họ vượt qua khó khăn!

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Thằng nói dối

Một thằng bé chăn cừu và, làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:

- Cứu tôi với, chó sói! chó sói!

Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật. Thằng bé lên tiếng kêu la:

- Ôi làng nước ơi, chó sói!

Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa . Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu. 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

LẠNH KHI LẠNH, NÓNG KHI NÓNG

 Một ông tăng hỏi Thiền sư Động Sơn Lương Giới:

- Khi mùa hè hay mùa đông đến, chúng ta nên đi đâu để tránh?

Động Sơn bảo:

 - Sao ông không đến nơi nào không có mùa hè và mùa đông mà ở?

Ông tăng hỏi:

- Có chỗ nào không có nóng và lạnh chăng?

Động Sơn đáp:

- Khi nóng đến thì nóng; khi lạnh đến thì lạnh.

 (Chơn Không Gầm Thét)

Cổ Học Tinh Hoa - Lẽ sống chết

Lẽ sống chết

Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!

Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Tử: “Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết có nên không?”.

Dương Tử nói: “Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?”.

- Thế cầu sống có nên không?

- Lẽ nào sống lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yêu thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay; thân thể an nguy xưa cũng như nay; việc đời vui khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay; cái gì cũng đã nghe thấy, đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán, huống còn cầu lấy sống lâu để cho khổ làm gì?”.

Mạnh Tôn Dương nói: “Nếu như thế, thì chóng chết còn hơn là sống lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có thỏa không?”.

Dương Tử nói: “Không phải thế. Đã sinh ra đời thì lúc sống cứ tự nhiên mặc, muốn làm gì thì làm, cho đến lúc chết. Lúc sắp chết, cũng tự nhiên mặc, muốn hóa ra gì thì hóa cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không, hà tất phải quan tâm sống lâu hay chóng chết làm gì?”.

Dương Tử[1]

Lời bàn:

Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!

Thà rằng: Từ lúc sống đến lúc chết, việc mình, mình làm, còn ngoại giả phó mặc ở sự tự nhiên cho gọi là số, là mệnh, là tạo hóa cũng không cần. Thói đời, thường tình vẫn tham sống, sợ chết. Nhưng chết, vị tất là khổ hẳn. Mà sống, cũng không ai bảo là toàn sướng được! Như xưa có kẻ sống hơn trăm tuổi, ai chẳng cho sống lâu là quý! Thế mà người ấy thường vẫn ta thán rằng: “Sống làm chi cho nhục!”. Sống lâu cho vô ích mà chỉ trông nhiều cảnh tang thương thì có hay gì.

------------------------------

[1] Dương Tử: Người thời Chiến Quốc tên là Tử Cư, tôn chỉ học thuyết là: “Mất một cái lông mà lợi thiên hạ cũng không cho, được cả thiên hạ phụng sự một mình cũng không làm, người nào cũng không chịu thiệt, người nào cũng không ham lợi thì thiên hạ tự nhiên thái bình”. Học thuyết ấy rất thịnh hành thời Chiến Quốc và người đời bây giờ cho là học thuyết “Vị ngã”.

Chuyện cười trong ngày

Chữa bệnh mất ngủ

Một người đàn ông mắc chứng mất ngủ, tới gặp bác sĩ để xin lời khuyên.

Sau khi nghe anh ta trình bày, vị bác sĩ dặn:

- Anh hãy cố đếm từ 1 tới 2.000, nếu vẫn mất ngủ thì hãy đến gặp lại tôi.

Vài ngày sau, anh ta quay lại phòng khám.

- Phương pháp đó không hiệu quả bác sĩ ạ.

- Thật sao? Anh có thể nói rõ hơn không?

- Ban đầu khá khó khăn, tôi đã cố đếm tới 1.000 nhưng sau đó thấy buồn ngủ quá nên phải uống thêm một cốc cà phê nữa mới hoàn thành được nhiệm vụ bác sĩ giao.

Bác sĩ: !?

Monday, September 28, 2015

Ngày 28-9-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Việc Làng - Đám người bị bỏ xót

Việc Làng - Đám người bị bỏ xót
Tác giả: Ngô Tất Tố

Hôm ấy, một hôm về cuối mùa đông, cách đây độ hơn mười năm, trời xế chiều, tôi mới đến nhà cụ Thượng Lão Việt. Cái nhà mới lạ làm sao! Nó là một túp lều tranh lụp xụp, đầy cảnh thê thảm, nhưng lại có vẻ vui vẻ. ở gian bên này khách khứa tấp nập. Người ta cười cười nói nói sốt sắng đợi hơi thở cuối cùng của ông cụ già. Cụ Thượng nằm to vo trên chiếc giường tre trong gian bên kia. Mặt cụ ngoảnh vào bức vách. Lưng cụ uốn gù con tôm. Bức chăn dạ đỏ phủ trên mình đã hóa màu gạch non vừa vặn đậy kín từ vai đến gối. Cái đầu trắng xóa và đôi bít tất thủng gót đeo ở cổ chân đều bị để lộ ra ngoài. Cánh dại che ở trước cửa chỉ còn lơ thơ vài nan. Gió Bắc tự do đưa mãi hơi lạnh từ ngoài sân vào vách. Mấy cục củ tre nhóm trên đống trấu cạnh giường đã hết ngọn lửa, khói đang nghi ngút tỏa khắp nhà. Cụ Thượng từ từ mở hai bàn tay gầy guộc khoác nhau ở đằng sau gáy, nặng nhọc trở mình ra ngoài, chào tôi bằng hai con mắt cảm động khi tôi rón rén ghé vào giường cụ, và sẽ lên tiếng hỏi cụ.

Biết bao nhiêu sự hối hận rung động lòng tôi! Nó trách tôi đến thăm cụ muộn quá. Với cụ, tôi không phải là kẻ họ hàng thân thích, hay người cùng tỉnh cùng huyện. Sở dĩ biết nhau chỉ vì một chuyến tàu thủy chạy từ Hà Nội xuống Nam Định, chuyến tàu chở dân lều chõng lần cuối cùng. Bấy giờ tàu cạn ở trên cửa Luộc, phải dừng lại đó suốt hai ngày một đêm để chờ con nước. Trong lúc suốt ngày đêm lênh đênh ngồi trên mặt nước để nghe những tiếng "dì xế dì" và "xám xế xám" của bọn mạch nô đo nước, người ta dễ thân với nhau, nếu đã cùng nhau ăn cùng mâm và nằm cùng chiếu. Nhờ vậy tôi mới trở nên người bạn của cụ, dù tôi kém cụ hơn ba chục tuổi và không phải cùng làm một nghề với cụ. Cụ yêu tôi về tính hoạt động. Còn tôi thì tôi trọng cụ ở chỗ từng trải, chất phác, có can đảm, không câu nệ, luôn luôn nhìn đời bằng con mắt lạc quan, nhất là những lúc rung đùi mà cất chén rượu, cụ đã tỏ ra người có chí khí. Bấy giờ, cụ đương buôn than, thường lên Hà Nội mua hàng tải về Nam Định. Nhưng cụ cũng có biết chữ, chữ quốc ngữ đủ để đọc báo, chữ Hán thì có thể hiểu những cuốn Tam quốc chí hay là Chinh đông chinh tây. Sau mấy ngày tình cờ hội ngộ, chúng tôi biệt nhau khi tàu cập bến Nam Định. Từ đó, tuy không gặp nhau, nhưng mà hai bên vẫn có thư từ đi lại. Mỗi lần cụ đổi nghề này làm nghề khác, đều có viết giấy cho tôi. ân hận hơn hết là cái giấy mời tôi đến làng Lão Việt dự tiệc bảy mươi, cái tiệc người ta ăn vạ cụ về tội dám sống đến bảy chục tuổi để là "cụ thượng" làng ấy.

Lúc ấy, tôi đã định đi, rồi lại ngần ngại không đi. Thế rồi, ba năm sau, một bữa tôi nhận được một bức thư của cụ và tôi giật mình đánh thót, khi coi đến mấy dòng này:

"Tôi nay sắp sửa từ giã cái làng Lão Việt, từ giã hết thảy những yêu ghét trong khoảng bảy mươi năm trời. Gan ruột tôi đang bồn chồn không muốn ở lại một ngày nào nữa. Sở dĩ chưa nhắm mắt được là vì còn mớ tâm sự muốn ngỏ với ông. Nếu lần này mà không được gặp ông, thì cái tâm sự ấy, tôi đành đem xuống suối vàng để nói với lũ quỉ sứ..." Chao ôi! Một chữ bao nhiêu đau đớn! Có lẽ cụ đã viết bằng nước mắt. Còn một lẽ nào để tôi chậm sự lên đường trong vài giờ? Nhưng tôi hết sức ngạc nhiên khi thoạt bước đến trước cổng nhà cụ. Trong khu vườn xoan kề bên cổng, người ta đã buộc một con trâu kềnh. Theo cái giá rẻ hồi ấy, nó cũng đáng đến bốn chục bạc. Cạnh đó, một bó nứa khô, mấy chiếc đòn tre, lổng chổng dựa vào gốc xoan và mấy bó rơm tanh bành quẳng ở giữa vườn. Thoáng coi những vật liệu ấy, đủ thấy một cuộc vật trâu đang được dự bị tại đó.

Ngó vào trong cổng, một tòa rạp lớn nghênh ngang dựng ở ngoài sân, mái cót còn chưa lợp kín. Dưới rạp giường, phản, bàn ghế đã kê sẵn sàng. Nong bát, nong đĩa, chum đựng nước, cối giã giò, rồi nồi ba mươi... không biết mỗi thứ là bao nhiêu cái, la liệt bày khắp ngoài rạp. "Tội nghiệp! Cụ Thượng đã chết mất rồi! Con cháu đã đương sắp đồ làm ma đây rồi! Mình không được nói với cụ một câu nào, sao mà phụ phàng cụ thế?..." Với sự bùi ngùi ấy, tôi bỡ ngỡ bước vào trong sân. Mấy chục con mắt đổ dồn vào tôi. Không ai biết tôi là người nào hết. Bởi vì tôi đến nhà cụ, lần này là lần đầu. Sau khi tôi tự giới thiệu, một người đàn ông, độ bốn mươi tuổi, tươi cười bảo tôi:

- Rước ông vào chơi trong nhà! Ba bốn hôm nay hôm nào thầy tôi cũng nhắc đến ông.

Thì ra người đó chính là con trai cụ Thượng. Lúc đó tôi mới biết cụ Thượng còn sống.

Đưa tôi vào đến cạnh giường cụ Thượng, người ấy chỉ kịp rót cho một chén trà nguội, rồi ông ta sấp ngửa chạy đi, coi bộ đương bận rộn lắm. Cụ Thượng tuy đương ốm nặng, nhưng nó chỉ là bệnh già, cũng như cái cây hết nhựa, chứ không có chứng gì khác. Vì vậy tinh thần vẫn còn tỉnh táo. Tuy đã xa nhau đến gần mười năm, mà khi thoạt nghe tiếng tôi, cụ liền nhận ngay ra tôi và cố quay mặt ra chỗ tôi ngồi! Cái mặt mới đáng sợ chứ! Nó sạm như ngả bùn, đôi mắt trũng hoáy, đôi má hóp lại, hai cái gò má dô lên, người ta có thể ngờ là một chiếc đầu lâu, nếu không có đôi con ngươi lóng lánh. "Sao mình không đi thăm cụ tự mấy tháng trước để đáp tấm lòng ân cần của cụ trong mấy năm xa nhau? Bây giờ đã đến thế này, cụ còn sức đâu mà kể với mình những điều cụ định kể? Thật là mình đã phạm một tội lớn! Chính mình đã làm cho cụ thấy áy náy trước khi từ giã cõi đời!... Tôi đang phàn nàn với tôi như vậy thì cái bàn tay cẳng gà của cụ chờ choạng nắm lấy tay tôi. Rồi cụ cất giọng rên rên như sắp đứt hơi:

- Đáng lẽ tôi sẽ im lặng mà chết, không thể nói thêm câu nào, dù tôi vẫn muốn nói. Bởi vì luôn hai bữa nay người tôi đã hết khí lực, không đủ sức để đưa câu nói ở trong miệng ra. Không hiểu vì sao mới nghe tiếng ông, tự nhiên tôi thấy trong mình hơi mạnh hơn trước. Có lẽ bây giờ tôi đã có thể nói nhiều với ông. Ngừng lại giây lát, cụ tiếp:

- Tôi sẽ là người chết oan! Ông nên nhớ cho như thế!

Nghe đến câu ấy, tôi phải hết sức sửng sốt, nhưng vẫn cố giữ vẻ bình tĩnh. Cụ vẫn ngập ngừng cất từng tiếng một:

- Đời tôi thế nào, ông đã biết rõ. Nhiều lúc tôi vẫn tự phụ: tuy không thông minh, nhưng không đến nỗi ngu đần. Nhất là tôi không lười biếng...

Xen vào đó, một tiếng thở dài, rồi cụ lại nói đều đều:

- Thật vậy, từ thuở mười bảy tuổi đầu đến giờ, tôi không chơi không ngày nào, trừ ra những ngày đau ốm. Thôi thì cày sâu cuốc bẫm, buôn ngược bán xuôi, không quản ngại một việc gì cả. Có lúc đã lên mỏ Hích lăn lộn với đám phu mỏ... Những việc tôi làm, bất kỳ việc nào, tuy không phát đạt, nhưng không thất bại bao giờ, chẳng lãi nhiều thì lãi ít. Vậy mà suốt đời nghèo xác, nghèo xơ, ăn không đủ, mặc không đủ, cả nhà có một thằng con đành để nó dốt nát. Ông bảo là vì cớ gì!

Tiếng cười nói ở gian bên kia làm cụ im đi một lúc như để chờ câu trả lời của tôi. Lâu lâu cụ mới cắt nghĩa:

- Ấy là bởi gánh việc làng. Cái làng Lão Việt nhà tôi có thể đại diện cho cả hương thôn già cỗi của nước Việt Nam. Vì nó là chỗ để chứa hủ tục. Bất kỳ hủ tục nào, làng tôi đều có đủ cả. Vì thế mà tôi suốt đời còm cọm, chỉ để đóng góp là vừa. Bây giờ tôi sắp nằm xuống, lại sắp để lại cho thằng con tôi một cái gánh nặng. Những sự linh đình ông thấy ở ngoài sân kia, sẽ là món nợ mà một đời nó chưa chắc trả hết... Đuôi con mắt cụ bỗng có một giọt nước rỏ xuống dưới chiếu, cụ cố nói cho ra giọng cứng:

- Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi, nếu phái trí thức để ý đến sự khai hóa cho dân quê. "Nhưng vì chúng tôi là một lớp người bị bỏ sót trong lđá tre xanh, con mắt của phái trí thức ít khi ngó tới. Bởi vậy, những cái tục lệ quái gở, mọi rợ mới được tự do kế tiếp nhau, chồng chất lên vai chúng tôi. "Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi, nhưng sức một mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu.

"Một người chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu lên được, bây giờ sắp chết, gánh tục lệ ấy vẫn còn đè ép chưa tha, ông bảo có oan uổng không? Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai đả động đến nó. Lạ thay! Tôi ước ao rằng: sau khi tôi đã nhắm mắt, ông sẽ đem những tội ác của nó mà phơi ra bóng mặt trời"...

Lúc này tiếng nói của cụ đã thấy nhỏ dần. Vì sợ cụ mệt, tôi tạm cáo từ để ra chỗ khác. Gần tối, tôi lại tới đó. Cụ vẫn ngoảnh mặt trở ra như có ý đợi tôi. Khi thấy tôi đến, cụ cố gắng sức đưa ra những tiếng thì thào và rời rạc:

- Một nước giống như một cái xe bò, lớp trí thức là người làm bò, lớp dân quê là người đẩy xe. Nếu kẻ đẩy còn bị những dây lệ buộc chặt hai chân, thì kẻ làm bò tài giỏi bậc nào cũng không thể kéo được cái xe bò lên dốc... Vì vậy... tôi chỉ mong mỏi các ông đưa mắt đến chỗ bẩn thỉu, tối tăm... trong đá tre xanh".

Hết câu đó, cụ bỗng trợn ngược hai mắt, đờm ở trong cổ kéo lên khè khè. Cả nhà nhớn nhác xúm lại. Cụ đã tắt thở. Cái lúc trong nhà im lặng bỏ tiền và gạo vào miệng người chết, thì ở ngoài vườn người ta cũng hò reo để vật con trâu. Từ lúc đưa đám tang cụ Thượng, lời cụ vẫn văng vẳng bên tai tôi. Sau mười năm lang thang nay đây mai đó, tới đâu tôi cũng thấy chứng cớ về sự từng trải và nỗi đau đớn của cụ. Cụ quả là người chết oan. Cho được an ủi vong hồn của cụ, tôi phải minh oan cho cụ và cho những người như cụ bằng thiên phóng sự này.

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Sói và sóc

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào chó sói đang ngủ. Chó sói choàng dậy tóm được sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra.

Sói trả lời:

- Thôi được, ta sẽ thả mày, có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy. Ta thì lúc nào cũng buồn rũ, còn chúng mày thì lúc nào cũng thấy đùa nghịch nhảy nhót trên tán cây cao.

Sóc nói:

- Ông cứ thả cháu lên cây đã, trên đó cháu sẽ nói cho ông rõ, chứ không cháu sợ ông quá.

Sói thả sóc ra, thế là sóc tót lên cây và nói chõ xuống:

- Ông buồn rũ là vì ông độc ác, cái độc ác nó bóp thắt tim gan ông lại. Còn đằng này bọn ta vui vẻ là vì bọn ta hiền lành và chẳng làm điều ác cho ai cả.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

ĐƯỜNG ĐẾN NIẾT BÀN

 Một ông tăng hỏi hòa thượng Càn Phong:

- Chư bậc Đại Tự Tại mười phương đều do một đường thẳng đến Niết bàn. Dám hỏi con đường ấy bắt đầu từ đâu?

Càn Phong lấy gậy vạch một đường trên mặt đất, nói:

- Ngay đây.

(Chơn Không Gầm Thét)

Cổ Học Tinh Hoa - Rửa tai

Rửa tai

Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận cũng là lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho là chuyện bẩn, phải đi rửa tai lại lạ hơn. Không để cho trâu uống cái nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu lại càng lạ nữa.

Đời thượng cổ có ông Hứa Do(1) là một người sống ẩn dật ở trong chằm Bái Trạch(2).

Vua Nghiêu nghe tiếng là người giỏi, mời ra xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn tại núi Trung Nhạc phía Nam sông Dĩnh Thuỷ.

Sau, vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do ra làm tổng trưởng cả chín châu(3). Hứa Do thấy vậy, không muốn nghe chuyện nữa, ra bờ sông Dĩnh Thuỷ rửa tai. Ngay lúc bấy giờ, Sào Phủ(4) đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do hỏi:

-          Vì việc gì mà bác phải rửa tai như vậy?

Hứa Do thuật chuyện, Sào Phủ liền gò cổ trâu lại mà nói rằng:

-          Ta toan cho trâu uống nước đây, lại e bẩn cả miệng trâu.

Nói đến đoạn dắt trâu lên quãng sông trên cho trâu uống nước.

Cao Sĩ Truyện(5)

Lời bàn:

 Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận cũng là lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho là chuyện bẩn, phải đi rửa tai lại lạ hơn. Không để cho trâu uống cái nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu lại càng lạ nữa.

Ôi! đọc bài này, tưởng như Hứa Do với Sài Phủ là hai người, nếu chẳng ngông cuồng, thì cũng gàn dở. Nhưng vì Hứa do và Sào Phủ hiểu thấu danh lợi nó hãm hại người ta dễ làm cho mất hết liêm sỉ, cho nên hai ông không muốn để cái làm vui sướng, thì cũng là những bậc cao sĩ thờ một cái chủ nghĩa cao quý vậy. Chả bù cho những phường tham danh, trục lợi thường say mê danh lợi, thậm chí đến chết vẫn chưa tỉnh cho!

 ----------------------------------

(1) Hứa Do: bậc cao sĩ đời thượng cổ

(2) Bái Trạch: chỗ có cây mọc tùm lum gọi là bái, chỗ nước đọng nhiều gọi là trạch

(3) Chín châu: đời thượng cổ nước Tàu chia ra làm chín khu để cai trị (Duyên, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Ung, Lương)

(4) Sào Phủ: bậc cao sĩ đời thượng cổ, không ưa thế lợi, ẩn ở trong núi, lấy cây làm tổ nằm ở trên cho nên gọi là Sào Phủ (sào nghĩa là tổ)

(5) Cao Sĩ Truyện: sách của Hoàng Phủ Mật đời nhà Tấn soạn kể chuyện những bậc cao sĩ ẩn dật đời xưa bên Tàu..

Chuyện cười trong ngày

250 franc cho một câu hỏi ngớ ngẩn

Một thanh niên đi xem bói. Anh nói với thầy chiêm tinh:

- Tôi muốn biết về tương lai của mình.

- Tôi sẽ trả lời hai câu hỏi của anh với giá 500 franc.

- 500 franc cho hai câu hỏi! Bà có thấy là quá đắt không?

- Đắt với những câu hỏi ngớ ngẩn. Mời anh hỏi câu thứ hai

Sunday, September 27, 2015

Ngày 28-9-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Phần thưởng

Phần Thưởng
Bài sưu tầm trên Net

Phòng cấp cứu chuyển ông xuống khoa tim mạch . Tóc dài, râu tua tủa, dơ bẩn và béo ị một cách bệnh tật, ông khoác hờ hững một chiếc áo jacket bằng da cáu bẩn và rách tươm . Toàn thân ông bốc mùi nồng nặc của rượu, của mồ hôi đã lâu không tắm giặt, và nhất là cái mùi của những bãi rác mà ông thường lê la .

Thoạt nhìn thấy ông được đẩy vào phòng, những nữ y tá đã giật mình và bối rối nhìn nhau . "Đừng, tôi không muốn chăm sóc người này", dường như y tá đang nói với nhau bằng ánh mắt . Họ lấm lét nhìn Bonnie, người y tá trưởng vốn nổi tiếng nghiêm khắc và nguyên tắc . Ai cũng sợ bị phân công tắm rửa cho người đàn ông mới được chuyển vào . 

Bonnie nhìn quanh một lượt rồi quyết định một điều mà không ai có thể nghĩ đến: "Đây sẽ là bệnh nhân của tôi". Bonnie nhanh nhẹn mang găng tay cao su và một mình chuẩn bị xà hpòng, thuốc sát trùng, dao cạo ... 

Dịu dàng, dè dặt, Bonnie vừa tẩy rửa vừa giúp người đàn ông không còn cảm thấy sợ sệt nữa . Cô nhẹ nhàng nói: "Vào những ngày lễ chúng tôi rất bận bịu . Nhiều khi việc vệ sinh cho các bệnh nhân cũng được làm một cách qua loa . Ông hãy thư giãn cơ thể và cảm nhận làn nước mát này . Nó sẽ làm ông cảm thấy dễ chịu vì bệnh viện là nơi người ta thấy yêu cuộc sống hơn". 

Thân thể người đàn ông đầy những vết sẹo nham nhở . Có thể ông đã nghiện rượu, ma túy, đã từng tham gia thanh toán trong các băng đảng ... Bonnie vừa chùi rửa vừa cầu nguyện cho một linh hồn bị vùi dập trong cuộc đời khắc nghiệt .

Công đoạn cuối cùng của Bonnie là xoa sữa làm ấm cơ thể và thoa phấn trẻ em lên người bệnh nhân . Ngược với vóc dáng dữ tợn, khi úp mặt vào gối để được xoa bóp ở lưng, người đàn ông tấm tức khóc . Khi quay lại, đột nhiên ông ta nhìn Bonnie với một ánh mắt xanh lơ đẹp kỳ dị: 

Cám ơn cô . Đã lâu lắm rồi không có ai chạm vào người tôi một cách dịu dàng thế này! Dường như trái tim tôi cũng đang liền sẹo!".

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

ĐẤT TRỜI TAN VỠ

 Tadamasa, một viên chức hộ vệ lâu năm của quan nhiếp chính Bắc Điều Cao Thời, có pháp danh là An Sơn. Ông ta là một tín đồ mẫn nhuệ của Thiền, đã tới lui thiền đường dành cho nam cư sĩ ở chùa Kiến Trường trong hai mươi ba năm. Vào năm 1331, khi đánh nhau xảy ra khắp nơi, ông ta bị thương và chạy như bay đến chùa Kiến Trường để gặp Sosan, vị sư thứ 27 của chùa. Lúc đó chùa đang có Trà thang (Cha no yu). Sosan thấy người đàn ông mặc áo giáp đến, liền để một tách trà phía trước ông ta, nói:

- Cái này thế nào?

Chiến sĩ lập tức dẫm nát cái tách trà dưới chân và nói:

- Trời đất cùng tan vỡ.

Sư nói:

- Khi trời đất tan vỡ thì ông thế nào?

An Sơn đứng thẳng hai tay khoanh trước ngực. Sư đánh ông ta và ông ta miễn cưỡng kêu lên vì các vết thương bị đau.

Sư nói:

- Trời đất vẫn chưa hoàn toàn tan vỡ.

Tiếng trống vang lên từ trại lính phiá núi bên kia và Tadamasa chạy thật nhanh về trại. Sáng hôm sau, ông ta trở lại chùa, mình dính đầy máu, để gặp sư. Sư bước ra, lại nói:

- Khi trời đất tan vỡ thì ông thế nào?

An Sơn nương mình lên thanh kiếm đẫm máu, hét một tiếng Yaa! lớn rồi chết đứng trước mặt sư.

 (Thiền và Đạo Thuật)

Những chuyện ngụ ngôn hay

Ngựa đực ngựa cái

Ngựa cái ngày đêm không làm lụng gì hết và chỉ tha thẩn trên cánh đồng, còn ngựa đực đêm đêm mới được thả đi ăn, ban ngày phải cày đất. Thấy vậy ngựa cái mới bảo ngựa đực:
- Anh việc gì phải kéo cày? Giá tôi ở địa vị anh thì tôi không có chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại.
Sáng ngày hôm sau ngựa đực bèn làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực trở nên ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày.

Cổ Học Tinh Hoa - Đáng sợ gì hơn cả

Đáng sợ gì hơn cả

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy.

Tại lầu sách nhà kia có con hồ tinh(1) không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện. Chuyện nói rất lý thú, ai nghe cũng phải phục.

Một hôm, tân khách(2) họp đông, họ mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì thì phải nói, mà nói vô lý thì phải phạt rượu”.

Bấy giờ, cử toạ(3) lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người lễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng...

Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: ta chỉ sợ hồ tinh.

Ai nấy đều cười, bảo rằng: “Người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu”.

Hồ tinh cười nói: “Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại đồng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ. Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng, người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn. Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào mà chẳng sợ hồ?”

Cử toạ đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.

Lời bàn:

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh hoặc vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy. Người phải sợ người hơn là sợ hùm beo, sư tử, người đồng loại, kẻ đồng nghiệp sợ lẫn nhau hơn là sợ người ngoài? Tại sao? Tại chỉ có cùng nhau một loài, cùng nhau một nghề mới phải cạnh tranh đá chọi lẫn nhau. Mà đã cạnh tranh nhau, tất hay dòm dỏ nhau, tìm cách hại lẫn nhau để cầu lợi cho mình, thậm chí tàn sát nhau đến chôn sống hàng vạn quân, giết chết hàng triệu người mà vẫn không chán. Thảm thương thay! Người lại hại người!

--------------------

(1) Hồ tinh: Tục truyền giống hồ sống nghìn năm thành hồ tinh hay quấy nhiễu người.

(2) Tân khách: chỉ gồm những người đến thăm nom vui chơi với chủ. Nói tách ra là quý khách và khách thường

(3) Cử toạ: tất cả bao nhiêu người cùng ngồi một chỗ

Chuyện cười trong ngày

Lịch sự

Cả nhà chuẩn bị ăn tối, ông bố phát hiện tay bé Tommi lấm lem bụi đất, bèn dạy con:

- Tommi, nếu bố ngồi vào bàn mà tay dơ như con thì con sẽ nói sao?

- Bố đừng lo, Tommi trả lời, con sẽ giữ lịch sự không nói gì cả.

Saturday, September 26, 2015

Ngày 26-9-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Bốn lạng đẩy ngàn cân

Bốn lạng đẩy ngàn cân
Bài sưu tầm trên Net

Có một cậu bé đang di chuyển tảng đá lớn trong sân. “Con trai, chỉ cần con cố gắng hết sức, con sẽ làm được” người cha đứng bên cạnh cổ vũ. Nhưng tảng đá quá nặng nên cậu bé không thể di chuyển được nó. Cậu bé nói “Cha ơi! Tảng đá nặng quá con đã cố hết sức mà vẫn không thể làm nó di chuyển được”. “Con chưa thật sự dùng hết sức của mình đó thôi! Con trai à!” người cha mỉm cười và giải thích “Ta luôn ở bên cạnh con, tại sao con lại không nhờ ta giúp nhỉ?”

Lắm lúc, chúng ta cũng giống như đứa trẻ ấy. Thông thường, khi xét xem mình có thể làm được việc nào đó hay không, ta chỉ xét đến năng lực của bản thân mà không nghĩ đến việc nhờ sự trợ giúp từ người khác. Kỳ thực, không có ai quy định rằng ta phải một mình làm cho thật tốt việc nào đó. Trong cuộc sống hiện nay, cũng có rất nhiều người thành công. Không phải là họ có năng lực lớn đến thế, mà chỉ là họ biết “dùng người” – hợp tác cùng với những người có năng lực. Hay còn gọi là “Mượn lực”.

Nhắc đến “mượn lực” thì phải nhắc đến Gia Cát Lượng sống trong thời Tam Quốc, là một trong những người sử dụng chiến thuật này tài tình nhất.

Ngày nọ, Chu Du nói với Gia Cát Lượng rằng “Nội trong ba ngày ngươi phải giao nộp cho ta đủ 10 vạn mũi tên. Về cơ bản đây là việc không thể thực hiện được. Vậy tại sao Gia Cát Lượng vẫn đồng ý? Không chế tạo được nhưng ta có thể mượn kia mà! Ta muốn giết ngươi, hãy cho ta mượn 10 vạn mũi tên!” Gia Cát Lượng nghĩ đến Tào Tháo. Ông thật sự đã làm vậy với Tào Tháo và trừ khi đầu óc của Tào Tháo có vấn đề hắn mới chấp nhận việc này!

Tuy Tào Tháo dù đầu óc không có vấn đề nhưng ông đã thật sự cấp cho Gia Cát Lượng 10 vạn mũi tên. Vào một buổi sớm, sương mù che phủ khắp đất trời, Gia Cát Lượng cho hai mươi chiếc thuyền gỗ chở các hình nộm bằng rơm rạ, giả vờ tiến đánh sang nơi Tào Tháo ở. Ông tưởng Gia Cát Lượng muốn giết mình thật nên đã ra lệnh cho tất cả các Cung Thủ đồng loạt bắn tên về phía những chiếc thuyền chở hình nộm. Chưa đến một canh giờ, Gia Cát Lượng đã thu lượm được hơn 10 vạn mũi tên do Tào Tháo bắn tới. Về sau câu chuyện lịch sử nổi tiếng này được lựu lại với tên gọi là “Thuyền cỏ mượn tên”.

Ai nói chỉ có thể “mượn lực” từ những người cộng sự, bạn bè hay người thân của ta nào? Đôi khi, đối thủ của mình lại là đối tượng tốt nhất để ta “mượn lực ”. Chỉ khi ta có bước đột phá trong tư tưởng thì mới có thể thấy thế giới này bao la đến dường nào.

Có một thư viện nổi tiếng thế giới ở Anh quốc với lượng sách khổng lồ gồm các bộ sưu tập sách đa dạng, phong phú. Một lần, người ta muốn dọn dẹp lại thư viện và chuyển sách sang “nơi ở mới”. Tuy nhiên, sau khi tính toán thì số tiền vận chuyển lên đến con số quá lớn – Phải làm sao đây? Có người đưa ra cách giải quyết thế này.

Đầu tiên, thư viện cho đăng mẫu tin như sau: “Bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ người dân nào trong thành phố cũng đều có thể đến thư viện mượn miễn phí 10 quyển sách”. Kết quả là rất nhiều người chen chúc nhau đến. Chỉ trong vài ngày, sách trong thư việc đã được mượn sạch. Sau đó, thư viện chỉ cần thông báo địa điểm mới để mọi người đến đọc và trả sách đã mượn. Cứ như vậy, thư viện đã “mượn lực” của mọi người để chuyển hết số sách của mình sang “nhà mới” mà không phải mất khoản tiền khổng lồ cho việc vận chuyển.

Chắc hẳn bạn cũng muốn được như thư viện Đại Anh dùng “bốn lạng đẩy ngàn cân” phải không? Nếu bạn có thể phát hiện ra “bốn lạng” của mình và dám đem “bốn lạng” đó để “đẩy ngàn cân” (cũng giống như: lượng sách báo khổng lồ trong thư viện và việc cho mọi người mượn sách miễn phí) thì “ngàn cân” không là gì cả. Đôi khi, cho đi cũng là một loại “mượn lực” hữu hiệu đó chứ !

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

TIẾNG HÉT CỦA TODEN


Yoriyasu là một samurai tự phụ và hiếu chiến. Vào mùa xuân năm 1314, anh ta được thuyên chuyển từ Kofu đến Kamakura, ở đây anh ta đến viếng Toden, vị sư thứ 45 ở chùa Kiến Trường, để hỏi Thiền.

Sư Toden nói:

- Ấy là trực tiếp biểu hiện Hành Động Vĩ Đại trong trăm mối quan tâm về cuộc sống. Khi nó trung như một samurai, ấy là trung của Thiền. Trung viết theo chữ Hán là kết hợp chữ “trung” và chữ “tâm”, vậy nó có nghĩa ông chủ ở giữa con người. Phải là không phiền não sai lầm. Nhưng hôm nay lão tăng đây nhìn chiến sĩ, có kẻ trung tâm nghiêng về danh và tiền, có kẻ nghiêng về rượu và sắc dục, và có kẻ nghiêng về quyền lực và can đảm. Tất cả bọn họ đều ở trên những cái dốc đó, và không thể có tâm trung. Làm sao họ có thể trung đối với quốc gia? Nếu ông, thưa Ngài, muốn tu Thiền, trước hết hãy tu trung, và đừng trượt chân vào dục vọng sai lầm.

Chiến sĩ nói:

- Trung của chúng tôi là Hành Động Vĩ Đại trực tiếp trên chiến trường. Chúng tôi cần sự thuyết pháp của nhà sư để làm gì?

Sư đáp:

- Ngài là một anh hùng trong tranh biện, tôi là kẻ thanh nhã hòa bình--chúng ta có thể không có gì để nói với nhau.

Lúc ấy chiến sĩ rút kiếm ra, nói:

- Trung ở trong lưỡi kiếm của anh hùng, nếu thầy không biết điều này thì chẳng nên nói đến trung.

Sư đáp:

- Lão tăng đây có kiếm báu Vua Kim Cương, nếu ông không biết nó, chớ nên nói đến trung.

Chiến sĩ nói:

- Trung của Kiếm Kim Cương -- thứ đó dùng làm gì trong chiến đấu thật sự?

Sư liền nhảy tới hét lên một tiếng Katsu!, khiến chiến sĩ hoảng hốt đến độ mất hết ý thức. Sau đó một chút, sư lại hét nữa và chiến sĩ liền bình phục.

Sư nói:

- Trung trong lưỡi kiếm của anh hùng, ở đâu rồi? Nói!

Kinh hãi quá, chiến sĩ xin lỗi rồi rút lui.

 (Thiền và Đạo Thuật)

Những câu chuyện ngụ ngôn hay

Con chó và thằng ăn trộm

Đêm hôm tên trộm mò đến sân nhà. Chó đánh hơi thấy trộm, lên tiếng sủa. Tên trộm lấy ra một miếng bánh mì và ném cho chó ăn. Chó không ngoạm bánh, xông vào trộm và cắn chân trộm.

- Sao mày lại cắn tao? Tao đã cho mày bánh kia mà? - trộm nói.

- Tôi cắn anh bởi vì khi anh chưa cho tôi bánh, tôi còn chưa biết anh là người tốt hay đứa độc ác, còn bây giờ thì thôi biết chắc chắn anh là người xấu, một khi anh định mua chuộc tôi.

Cổ Học Tinh Hoa - Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu.Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười.

Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà(1). Phép nước Vệ ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân(2). Mẹ Di Tử Hà ốm nặng. Đêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đi. Vua nghe thấy khen rằng:

“Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân”.

Lại một hôm, Di Tử Hà theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn quả đào thấy ngọt còn một nửa đưa cho vua ăn. Vua nói:

“Yêu ta thật! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta”.

Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng:

“Di Tử Hà trước đám thiện tiện(3) lấy xe của ta đi. Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tội với ta đã lâu ngày. Nói xong bắt đem ra trị tội. Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôi. Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sơ; cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay ghét mình thế nào rồi hãy nói.

Lời bàn:

Sự yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi, không rõ hẳn được cái giá trị của nguời được yêu hay bị ghét ra thế nào. Không nói gì yêu người này, ghét người nọ, cũng chỉ một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, lúc ghét cho ra thế kia. Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua.

Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu. Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười. Lại chẳng những yêu ghét riêng một người ấy thường yêu ghét đến cả những sự hay những người có can thiệp đến người ấy, yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về.

Sự yêu, ghét làm cho ta thiên và nhầm như thế, cho nên ta muốn công bình, khi yêu khi ghét phải nên rõ cái giá trị của người được yêu hay bị ghét, biết chỗ phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biết chỗ phải cho người ta mới được.

---------------------

(1) Người thời Xuân Thu, làm quan Đại phu nước Vệ.

(2) Một thứ hình trong năm hạng trọng hình đời cổ

(3) Chính mình không được làm như vậy mà cứ làm càn.

Chuyện cười trong ngày

Phân biệt tinh tế

- Quan tòa: Jerry Bowden, anh bị buộc tội là đã lái xe trong tình trạng say rượu. Anh có gì để bào chữa không?

- Bị cáo: Tôi vô tội! Tôi có năng khiếu phân biệt tinh tế. Chính nó cho tôi biết không hề say mà chỉ hơi thấm men.

- Quan tòa: Tòa án tôn trọng năng khiếu phân biệt tinh tế của anh. Tòa không phạt anh một tháng tù giam mà chỉ 30 ngày tù thôi

Thursday, September 24, 2015

Ngày 24-9-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Bài sưu tầm - Dựa vào chính mình

Dựa vào chính mình
Bài sưu tầm trên Net

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế ? Thật mệt chết đi được!".

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Mẹ nói .

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó ?".

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó ?".

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng dất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta 

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

THANH KIẾM GIẤY

Vào năm 1331, khi Nitta Yoshisada đang đánh Hojo Sadatoki, một viên chức hộ vệ chính của dòng họ Bắc Điều tên là Sakurada, bị giết. Vợ của ông ta là Wasa muốn cầu nguyện cho người quá cố, bà cắt tóc vào chùa Đông Khánh làm ni cô pháp danh là Shotaku. Bà đã nhiều năm hiến mình cho Thiền dưới sự chỉ dạy của vị sư thứ 17 của chùa Viên Giác, và cuối cùng đã trở thành ni sư thứ ba của chùa Đông Khánh. Vào tuần nhiếp tâm Lạp Bát (mồng 8 tháng 12) năm 1339, sau cuộc tham vấn chiều với sư chùa Viên Giác, khi bà đang trên đường về nhà thì một người đàn ông cầm kiếm thấy bà, bị sắc đẹp của bà quyến rũ. Hắn dùng kiếm đe dọa và đến cưỡng hiếp bà. Ni sư liền lấy một tờ giấy ra, cuộn lại và đâm vào mắt người đàn ông như một lưỡi kiếm. Hắn không còn đánh được và hoảng sợ quá đỗi vì sức mạnh tinh thần của ni sư. Hắn quay đầu bỏ chạy và ni sư bồi thêm một tiếng hét Yaa!, đánh hắn bằng thanh kiếm giấy. Hắn té, rồi chạy trốn.

 (Thiền và Đạo Thuật)

Cổ Học Tinh Hoa - Đạo vợ chồng

Đạo vợ chồng

Tưởng mình sắp chết, thấy vợ trẻ trung, không muốn để cho ở vậy thế là quá yêu thương vợ, thể tất cho vợ lắm. Sợ chồng tiếc đẹp, chết đi không dứt, mà khoét mắt để tỏ ra thành tật cho yên lòng chồng, thế là chí tình và nhất tâm với chồng lắm.

Lư phu nhân, vợ ông Phòng Huyền Linh là người tuyệt đẹp và có đức hạnh.

Ông lúc tuổi trẻ hàn vi lắm. Một khi ốm nặng tưởng đã sắp chết, ông gọi Lưu thị đến bảo rằng:

- Tôi bệnh nguy quá, nàng tuổi còn trẻ không nên ở vậy, liệu mà ăn ở cho tử tế với người chồng sau.

Lư thị nghe nói, nức nở khóc. Đoạn vào trong màn khoét một mắt bỏ đi, có ý tỏ cho chồng biết rằng dù chồng bất hạnh có chết, cũng không lấy ai nữa.

Không bao lâu, ông Huyền Linh khỏi bệnh.

Sau ông thi đỗ, làm quan đến chức Tể tướng. Ông một niềm yêu mến, kính trọng Lư thị vô cùng, không hề lấy người tì thiếp nào nữa.

Người ngoài cho thế là tại ông sợ Lư thị có tính hay ghen.

Chính vua Đường Thái Tôn, muốn thử Lư phu nhân, một hôm cho hoàng hậu gọi vào bảo:

- Theo phép thường, các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua muốn ban cho một người mỹ nhân.

Lư thị nhất quyết không nghe. Vua nổi giận mắng rằng:

- Nhà ngươi không ghen thì sống, mà ghen thì chết.

Rồi sai người đưa cho một chén rượu, giả làm chén thuốc độc, phán rằng:

- Đã vậy thì phải uống chén thuốc độc này.

Lư thị không ngần ngại chút nào, cầm chén, uống hết ngay. Vua thấy thế, nói:

- Ta cũng phải sợ, nữa là Huyền Linh.

Lời bàn:

Tưởng mình sắp chết, thấy vợ trẻ trung, không muốn để cho ở vậy thế là quá yêu thương vợ, thể tất cho vợ lắm. Sợ chồng tiếc đẹp, chết đi không dứt, mà khoét mắt để tỏ ra thành tật cho yên lòng chồng, thế là chí tình và nhất tâm với chồng lắm.

May khỏi bệnh, sau lại làm đến Tể tướng, ông chỉ biết có bà mắt khoét, không thiết gì đến tì thiếp xinh đẹp, thế là ông muốn giữ cho được trọn vẹn cái tình đối với bà. Còn bà không muốn để cho ông có tì thiếp, tuy gọi là thói ghen thường tình, nhưng cũng là vì chung tình với ông, không muốn cùng ai san sẻ mối tình nữa. Quý thay! Đôi vợ chồng này, chân tình và chí tình, suốt đời kính yêu nhau, vợ chỉ biết có chồng, chồng cũng chỉ biết có vợ, chồng một vợ một, không những thoát khỏi cái nạn “đa nhân duyên nhiều đường phiền não” mà còn gây được cái hạnh phúc lâu dài cho thân, cho gia đình, cho con cháu sau nữa.

Chuyện cười trong ngày

Giấc mơ đẹp

Vợ chồng già trò chuyện với nhau: "Bà nó ạ, đêm qua tôi thấy một giấc mơ thật tuyệt. Tôi còn là trai tân và đến cầu hôn bà...".

- Vậy có gì mà ông cho là tuyệt?

- Vì trong mơ, bà đã từ chối lời cầu hôn của tôi.

Saturday, September 19, 2015

Chuyện ngắn - Mẹ ơi, Xin Đừng Uống Dược Thảo Nữa - Mom. No more herbs please!!!

Mẹ ơi, Xin Đừng Uống Dược Thảo Nữa
Mom. No more herbs please!!!
Baton Rouge, ngày 19-9-2015 viết bởi Minh Hạnh, Một câu chuyện có thật. 

Dưới đây là câu chuyện vừa mới xảy ra với tôi. Do vậy với dụng ý giúp đở thông tin cho những ai đang dùng y học song song với dược thảo để tự chữa bịnh cho mình nên đọc qua.

Là một con người cũng như các chúng sanh khác Đức Phật dạy điều rất căn bản là ai sinh ra cũng phải chịu cảnh sanh, già, bịnh và kết thúc bằng cái chết.

Tự bản thân tôi cũng học được điều đó. Nhưng, trong tôi vẫn muốn mình được trẻ mãi không già, không bịnh và không chết. 

Sống trên đất Mỹ một thời gian khá dài là một xứ sở được bảo đảm về y tế rất hoàn hảo. Chúng tôi có đóng bảo hiểm sức khỏe hàng tháng nên mỗi khi bịnh đi bác sĩ và mua thuốc đều được hãng bảo hiểm trả hết những chi phi đó gần như là 95%. Chúng tôi hơi bịnh là đi bác sĩ, rồi toa thuốc bác sĩ viết cho đều đem ra tiệm mua không chừa cái nào. Nhưng mà rồi vì muốn mình được trẻ mãi, không già, không bịnh và không chết. Chẳng hạn, tôi bị các bịnh như cao máu, máu mỡ, máu đường v.v....  Tôi đã tìm đọc trên mạng những dược thảo và mua về tự mình nấu uống song song với thuốc tây. 

Chẵng những vậy, tôi giống như một người đi tìm thuốc trường sanh bất tử về cho mình. Sau khi đọc trên mạng biết được cây nha đam (aloe vera) uống sẽ hết bịnh tiểu đường, tôi đi tìm cây giống đem về trồng và gây giống được trên 20 cây. Rồi đọc trên mạng thấy nói uống lá cây Giảo Cổ Lam (jiaogulan) là một loại dược thảo uống sẽ được sức khỏe tốt như là một loại dược thảo qúi mà có bộ lạc bên Trung Hoa người ta uống thay trà mỗi ngày  được sống rất thọ. Thế là tôi tìm giống và mua về trồng rồi cũng cấy ra thành nhiều cây bây giờ trong vườn nhà tôi rất nhiều loại cây này bò lan trên nhiều khoảnh đất và tôi cũng lấy lá nấu để uống mỗi ngày thay trà. Rồi cũng trên mạng nói lá dứa nấu nước uống thay trà mỗi ngày sẽ hạ áp huyết máu, tôi cũng mua cây và đem về trồng bây giờ cũng lên đến gần 20 chậu lá dứa. Sau cùng, cũng trên mạng tôi đọc bài nói về uống năm loại rau quả gồm: táo xanh, dưa chuộc, ổ qua, ớt xanh, và cần bỏ vào máy ép trái cây lấy nước uống sẽ hạ tiểu đường.

Mỗi thứ dược thảo kể trên đã được tôi nấu và uống thử một thứ khoảng 2 năm. Thấy thứ nào cũng tốt và ngon miệng và có ảnh hưởng giảm tiểu đường. Cuối cùng tôi chọn cách 5 loại rau quả và tôi uống được thứ dược thảo này được gần một năm thì thấy da dẻ hồng hào và thân thể khỏe mạnh. Rồi bỗng nhiên một hôm tôi thèm một ly trà Giảo Cổ Lam nấu với lá dứa, thế là tôi nấu một nồi nhỏ cho hai vọ chồng uống thêm. 

Đó là, một ngày Chủ Nhật  cuối tuần đẹp vào trung tuần  tháng 9. Trời Baton Rouge bắt đầu bước sang thu khí hậu mát lạnh không còn cái nóng thiêu gay gắt của những tháng hè. Chúng tôi có cái hẹn đi thăm người  con trai và 3 đứa cháu nội, vừa để thăm cháu và con và cũng là để khám bịnh chích ngừa căn bịnh cúm (Flu) luôn.

Tôi thức dạy lúc 6:30 sáng, vừa bước xuống đất thì một cái gì đó từ trong lồng ngực bộc  lên miệng, giống như  trong lồng ngực có đờm và nó làm tôi ho, tôi chạy vội vào phòng tắm nhổ xuống bồn cầu thì thấy đó là máu, rất nhiều máu làm đỏ ối cả  bồn cầu. Tôi hoảng sợ, gọi lớn ông xã chạy vào, khi nhìn thấy ông cũng hoảng hốt vì không biết chuyện gì đã và đang xảy ra cho tôi. Ông xã vội gọi người con trai và nói về tình trạng của tôi thì người con nói hãy đến ngay phòng mạch của con.

Khi tôi đến phòng mạch của con sau hơn một tiếng lái xe, trên đường đi tôi không bị ho ra máu. Nhưng đúng lúc khám bệnh thì lại ho và máu lại trào ra rất nhiều. Tôi quá sợ hãi, con tôi nói:

- "Không sao đâu mẹ, con nghĩ là một mạch máu nào đó trong mũi bị bể, nó giống như là mẹ bị chảy máu cam thôi".

Và con tôi bắt đầu hỏi bệnh của tôi

- "Mẹ có uống thuốc cao máu thường xuyên không?"

Tôi đáp: "có, mỗi ngày mẹ đều uống thuốc cao máu rất đúng giờ".

Con tôi hỏi tiếp: "Tối qua mẹ có ăn thì mặn không?"

Tôi đáp: "Buổi tối thường mẹ không ăn cơm với thức ăn bình thường, mẹ chỉ ăn một chén nhỏ Oatmeal không đường không muối".

Mẹ có uống Aspirin mỗi  ngày không? - Con tôi giải thích thêm là nếu uống Aspirin mỗi ngày sẽ làm mỏng mạch máu và dễ gây ra trường hợp đứt mạch máu

Tôi đáp: "Không

- "Mẹ có uống loại herbs nào không?"

Tôi đáp: "Có"

- "Vậy tên loại herb là gì?"

Tôi đáp: "Thường ngày mẹ uống nước ép của 5 loại rau quả, hôm qua vì thèm một ly nước Giảo Cổ Lam nấu với lá dứa nên mẹ nấu thêm một nồi nhỏ và đã uống 2 ly, buổi sáng một ly và buổi tối trước khi đi ngủ một ly". 

Con tôi nói: "Y tá đã đo áp xuất của mẹ thì thấy là 185 như vậy quá cao, và mẹ không có dấu hiệu bị sốt. Như vậy là mẹ bị bể mạch máu ở đâu đó trong mũi hoặc trong phổi". 

Và con tôi nói tiếp: 

- "Mẹ hãy dừng ngay các loại dược thảo vì mẹ đã có chữa các căn bịnh của mẹ bằng Tây y rồi, nếu mẹ uống thêm các dược thảo nó có những phản ứng mà mình không ngờ được. Các bác sĩ người ta cũng nghiên cứu thuốc chữa bệnh từ các loại dược thảo và bào chế thành các loại thuốc chữa bệnh với cân lượng rõ ràng. Mẹ uống dược thảo thêm tức là mẹ tăng thêm liều độ với lại mẹ đâu biết phản ứng của nó sanh ra bệnh gì nữa. Mẹ phải ngừng ngay không uống dược thảo nha mẹ.".

Sau đó con tôi đưa giấy giới thiệu đến bác sĩ về phổi và bác sĩ tai mũi họng và dặn:

- "Vì hôm nay là Chủ Nhật nên các bác sĩ về phổi và về tai mũi họng không làm việc, sáng sớm ngày mai bố kiếm bác sĩ về phổi và tai mũi họng và đưa mẹ đi. Nhưng khi về nhà nếu thấy máu vẫn còn tiếp tục chảy nhiều thì bố phải đưa mẹ đi bệnh viện vào phòng cấp cứu ngay nha".

Sau đó chúng tôi đi về nhà và tôi liên tục ho ra máu nhiều lần nữa. Đến 9:30 tối lại ho ra máu rất nhiều nên chồng tôi quyết định chở tôi đến phòng cấp cứu của bịnh viện trong thành phố. 

Tại phòng cấp cứu của bịnh viện sau 3 tiếng chờ đợi, người y tá đưa tôi đến phòng chụp hình quan tuyến để làm Cat Scan. Sau đó tôi được đưa vào phòng khám để gặp bác sĩ. Tại đây chúng tôi gặp một chuyện hiểu lầm tai hại. Các bác sĩ và y tá tại phòng cấp cứu chứng kiến cảnh tôi ho ra máu thì họ nghĩ là tôi bị Ebola hoặc một bịnh có vi khuẩn lạ tai hại nào đó.

Vị bác sĩ trực hỏi tôi:

 - "Bà có đi du lịch nơi nào ngoài nước Mỹ gần đây không?"

Tôi trả lời: "Dạ không, gần 5 năm rồi tôi không đi đâu ra ngoài nước Mỹ"

Ông bác sĩ hỏi tiếp:

- "Thế bà có tiếp xúc với người nào bị bịnh không?"

Tôi ngơ ngẩn một chút rồi trả lời:

- "Tôi chỉ luẩn quẩn trong nhà và chồng tôi là người duy nhất tôi tiếp xúc. Ah! mà có lúc tôi ra làm vườn thì bị muỗi chích, tôi chắc có lẽ bịnh từ con muỗi chăng?"

Ông bác sĩ phì cười: "Con muỗi truyền bịnh cho bà sao!!!

Rồi ông ta đi ra, một lúc thì người y tá vào lấy máu từ trong người nói đem đi thí nghiệm. Một lúc thì tôi thấy họ đóng cửa phòng tôi lại. 

Sau đó, ông bác sĩ trực kéo thêm vị bác sĩ trưởng của ca cấp cứu vào  tuyên bố là tôi bị bịnh xưng phổi và sẽ chích cho tôi thuốc trụ sinh xong thì cho tôi về nhà đợi sáng hôm sau đi đến phòng mạch của bác sĩ phổi.

Tôi ngạc nhiên và hơi lo ngại là máu vẫn đang tiếp tục chảy vậy sao về nhà được, tôi hỏi ông ta:

- "Tôi về nhà thì máu có ngừng chảy không?"

Ông ta đáp: "dĩ nhiên là sẽ ngừng chảy, nhưng phải từ từ vì thuốc trụ sinh nó ngấm từ từ diệt những con vi khuẩn hết thì máu ngừng chảy"

Ông xã tôi nói: "Bác sĩ hãy để vợ tôi ở lại bịnh viện, rồi đến sáng tôi sẽ kiếm bác sĩ phổi khám cho vợ tôi. Chứ bây giờ máu vẫn tiếp tục ho ra thì về nhà chúng tôi cũng không biết làm gì, chẳng thà ở lại bịnh viện chờ sáng là hơn."

Ông bác sĩ nói chờ ông ra hỏi bác sĩ của bịnh viện xem có cho tôi ở lại không.

Sau một lúc họp khẩn với các bác sĩ của bịnh viện thì họ đồng ý cho tôi ở lại. Nhưng, họ cách ly tôi trong phòng cách ly đặc biệt của bịnh viện, các bác sĩ và y tá khi vào phòng tôi họ đều mang khẩu trang và vào rất là vội để đi ra ngay giống như họ sợ bị lây bịnh từ tôi. Tuyệt nhiên không ai nói cho tôi biết là họ nghỉ tôi bị bịnh gì mà chỉ nói là tôi bị pneumonia là viêm phổi. Bệnh viêm phổi là bệnh thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.

Họ tiếp tục lấy máu từ trong người tôi đem đi thí nghiệm, thậm chí họ kêu tôi khạc máu vào một hộp nhỏ để đem đi thí nghiệm. Và một chuyện rất là buồn cười và tủi thân, đó là y tá không dám đến gần tôi, họ thấy trên giường bệnh tôi ngồi có túi để tôi ói vào khi đó đã đầy rồi họ kêu chồng tôi vứt vào thùng rác, và trên tay tôi còn đeo số hiệu của phòng cấp cứu thay vì y tá lấy ra và thay cái khác vào thì bà ta sai tôi tự lấy ra, nói xong bà chạy ra khỏi phòng liền. Tôi và chồng tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra trong người tôi mà chỉ biết là mình đang bị cách ly trong bệnh viện.

Trong lòng lo lắng quá là lo lắng. Tôi ngồi nhắm mắt và định tâm, cố gắng kềm cơn ho không cho phát ra, bởi vì nếu ho là máu lại ộc ra. Lúc đó tôi nhớ lời giảng của Thầy tôi: Một phương cách thực hành trong lúc khó khăn để tự mình tìm sự bình tỉnh an ổn tinh thần, đó là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm giới, niệm Chư Thiên. Tôi bắt đầu niệm thầm:

"Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami. Con nương tựa với Phật, Con nương tựa với Pháp,Con nương tựa với Tăng". 

Và tôi cầu nguyện Chư Thiên: "Với tất cả phước báu con đã làm như làm phước, cúng dường, bố thí, trai tăng trong suốt thời gian qua con xin hồi hướng đến tất cả Chư Thiên ở trên trời, Chư Thiên chung quanh nhà con, Chư Thiên ở chung quanh bệnh viện này, và Chư Thiên ở ngay trong bệnh viện này. Cầu xin qúi Ngài tùy hỉ với tất cả phước báu đó. Nguyện xin Chư Thiên phù hộ cho con tai qua nạn khỏi và bệnh tật được tiêu trừ"

Đến 10 giờ y tá mang thức ăn sáng cho tôi. Suốt ngày qua cho đến lúc này tôi đã ho ra máu liên tiếp, mất máu rất nhiều, rồi phần đói nên tôi đã ăn thức ăn bịnh viện rất ngon, sau khi ăn xong tôi lại ngồi nhắm mắt và cầu nguyện tiếp. Khoảng 11 giờ bác sĩ về phổi đến phòng tôi cùng với một bà y tá, đều mang khẩu trang với vẻ mặt rất khẩn trương như có cái gì đó đang xảy ra. Sau câu chào hỏi thì ông cho biết là đã coi hồ sơ bịnh lý của tôi và biết là tôi đã ho ra máu. Thì ngay lúc đó tự nhiên bụng tôi đau quặn rất là đau, giống như tôi phải đi ngay vào phòng vệ sinh chứ không sẽ không kịp, cho nên tôi ra dấu cho bà y tá giúp đẩy bình IV đang tiếp nước biển vào người tôi theo tôi. Vừa vào tới phòng vệ sinh  chưa kịp đóng cửa phòng thì từ trong người tôi xổ ra rất nhiều máu đen từ đường đại tiện trong khi đó máu trong miệng cũng ọc ra từng ọc, rất là dễ sợ. Bà y tá cuống quýt giúp tôi lau máu từ miệng và đỡ tôi ra khỏi phòng vệ sinh. Vị bác sĩ nhìn tôi trong trạng thái máu vẫn ào ạt chảy ra từ miệng, ngay lúc đó ông dơ tay lên gỡ cái khẩu trang ra khỏi miệng ông và nói một cách rất quả quyết:

- "Tôi khẳng định rằng bà không mắc bịnh TB (TB là tên viết tắc của căn bệnh Tuberculosis tức là lao phổi), mà là bà bị bể một đường máu nào đó trong phổi hoặc cuống phổi. Tôi sẽ báo cho nhà thương biết là họ không cần cách ly bà nữa". 

Ngay lúc đó bà y tá cũng gỡ cái khẩu trang của bà ra.

Lúc đó tôi mới biết là các bác sĩ của bệnh viện đã định bịnh của tôi là lao phổi. Vậy mà họ không cho tôi biết.

Ông bác sĩ nói tiếp: "Tình trạng của bà đang rất là nguy hiểm, bà đã mất rất nhiều máu trong gần 30 tiếng đồng hồ. Tôi đi báo cho các bác sĩ của bệnh viện. Chúng tôi phải làm việc ngay chứ không thể kéo dài nữa".

Ông đi rất nhanh ra khỏi phòng, khoảng 30 phút sau ông trở lại và nói:

- "Tôi đã nói với các bác sĩ nhà thương là bà cần làm gấp cuộc phẩu thuật tên là Bronchoscopy. Nhưng bà phải nhịn đói 8 tiếng không được ăn gì. Tôi được cho biết là bà đã ăn sáng rồi, như vậy cuộc phẩu thuật sẽ trở nên khó khăn vì khi gây tê mê bà sẽ bị ói hết thức ăn từ trong bao tử ra. Nhưng vì tình trạng khẩn cấp nguy hại tới tính mạng cho nên chúng tôi chấp nhận việc bà sẽ bị ói vì nó chỉ làm dơ cái máy móc của nhà thương thôi mà cứu được tánh mạng của bà nên nhà thương đã chấp nhận tiến hành cuộc phẩu thuật này".


Và ông giải thích Bronchoscopy là gì, như sau: "Bronchoscopy là một dụng cụ y học tạm gọi là dụng cụ soi phế quản đi vào lồng phổi của bệnh nhân qua đường khí quản. Nó là một ống nhỏ hơn 1/2 inch và dài khoảng 2 feet. Được đưa vào qua miệng hoặc mũi của bệnh nhân và luồng xuống phổi. Qua đó chúng tôi có thể nhìn thấy vết đứt của đường máu ở nơi nào và từ đó chúng tôi sẽ chận lại không cho máu chảy ra tiếp".

Và ông nói tiếp:

- Bây giờ bà nằm nghỉ chờ tôi đi chuẩn bị máy, cuộc phẩu thuật sẽ bắt đầu lúc 2 giờ.

Lúc bấy giờ là 12:00 trưa

Tôi có phần yên tâm và bớt đi sự lo lắng. Tuy nhiên, tôi vẫn nhắm mắt định tâm và tiếp tục cầu nguyện: 

-" Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami - Con nương tựa với Phật, Con nương tựa với Pháp, Con nương tựa với Tăng. 

Và  cầu nguyện Chư Thiên: "Với tất cả phước báu con đã làm như làm phước, cúng dường, bố thí, trai tăng trong suốt thời gian qua con xin hồi hướng đến tất cả Chư Thiên ở trên trời, Chư Thiên chung quanh nhà con, Chư Thiên ở chung quanh bệnh viện này, và Chư Thiên ở ngay trong bệnh viện này. Cầu xin qúi Ngài tùy hỉ với tất cả phước báu đó. Nguyện xin Chư Thiên phù hộ cho con tai qua nạn khỏi và bệnh tật được tiêu trừ"

Đến 1:45 thì y tá đẩy tôi xuống phòng phẩu thuật để chuẩn bị cho việc phẩu thuật. Họ để tôi nằm trên bàn phẩu thuật. Bên tay phải của tôi là một màn hình lớn, nó giống như một cái màn ảnh của computer, phía đầu tôi là cái cần có gắn bộ phận của máy Bronchoscopy. Đầu tiên họ bơm vào 2 bên mũi và cổ họng tôi mỗi nơi 3 mũi thuốc tê, là loại thuốc nước làm tê cứng hai bên mũi và cổ họng tôi, tôi bắt đầu cảm thấy như muốn ngủ và sau đó thì tôi không còn biết gì nữa.

Tôi tỉnh giậy khi nghe tiếng gọi của vị bác sĩ:

- Mrs Nguyễn

Vị bác sĩ thấy tôi mở mắt nên nói tiếp: 

- Chúng tôi dùng máy bronchoscopy đưa vào lồng ngực của bà và đã thấy nơi máu phun ra nhưng vì máu phun ra nhiều quá và nó lại nằm sâu bên trong lồng phổi nên không thể hàn vết nứt được. Do vậy, tôi đã tạm thời chặn nơi đó lại. Bây giờ chúng tôi sẽ dùng thêm một phương pháp phẩu thuật khác để tìm vết nứt và hàn nó lại, phương pháp này gọi là Embolization hay còn gọi là Pulmonary angiography. 

Pulmonary angiography là một dụng cụ y học khác dùng để tìm kiếm các động mạnh trong phổi khi có dấu hiệu ra máu trong phổi. Dụng cụ này với x-rays và một loại thuốc nhuộm màu đặc biệt để có thể nhìn thấy bên trong động mạnh. 

Trên cơ thể của bệnh nhân, thường xuyên nhất là cánh tay hoặc ở háng. Trường hợp của tôi, bác sĩ dùng ống thông từ nơi háng cắt nhỏ trong một tĩnh mạch và chèn ống thông vào đó rồi đi xuyên qua các tĩnh mạch  và cẩn thận di chuyển lên và thông qua các buồng tim bên phải và vào động mạch phổi, dẫn đến phổi. Bác sĩ  nhìn thấy hình ảnh qua quang tuyến x-ray trực tiếp của buồng phổi trên một màn hình computer , và sử dụng chúng như một bản hướng dẫn.

Một khi ống thông đi qua, thuốc nhuộm được tiêm vào ống thông. Hình ảnh X-ray được thực hiện rõ ràng thuốc nhuộm di chuyển qua các động mạch của phổi. Các thuốc nhuộm giúp phát hiện nơi có dòng  máu bị đứt và ở đó bác sĩ sẽ hàn vết nứt đó lại, máu sẽ được ngăn lại không cho chảy ra nữa.
Cuộc phẩu thuật kéo dài 45 phút. Tôi được làm cho ngủ trong suốt thời gian phẩu thuật cho đến khi bác sĩ gọi tôi và cho tôi biết cuộc phẩu thuật xong với kết quả khả quan, tôi sẽ không còn bị ho ra máu nữa.

Vị bác sĩ Pulmonary angiography cho tôi biết vết mạch máu bị đứt nằm phía phổi bên trái của tôi, ngay dưới vú bên trái nằm ngay nơi cách nay 10 năm tôi bị breast cancer và là nơi tôi đã phải chịu hơn 30 lần radiation để diệt các mầm mống cancer nếu còn sót lại. Do vậy các mạch máu nơi đó bị yếu hơn các nơi khác trong thân thể của tôi. Và do tôi bị cao áp huyết mặc dù tôi uống thuốc tây về áp huyết  thường xuyên nhưng vì tôi dùng các loại herbs mà tôi không biết rõ phản ứng phụ của nó ra sao cho nên đã làm tăng áp huyết, một khi áp huyết bị tăng thì máu phải kiếm đường bung ra thì dĩ nhiên nơi nào mạch máu yếu nhất thì nơi đó bị bung ra. Đó là lý do bác sĩ cho tôi biết tôi bị đứt mạch máu ở phổi 

Tôi thật là xúc động và chân thành cảm ơn vị bác sĩ phổi bronchoscopy và bác sĩ phẩu thuật Pulmonary angiography cùng với các y tá trong hai ca phẩu thuật đã tận tình giúp và cứu mạng tôi thoát khỏi cơn nguy hiểm này.

Cũng như sự  lo lắng, chăm sóc tôi trong cơn hoạn nạn với đầy sự thương yêu của ông xã và 4 người con trai của tôi đã không ngại mệt nhọc mà ở cạnh tôi suốt thời gian tôi ở bệnh viện  quên ăn quên ngủ chỉ một lòng lo lắng cho tôi. Tôi vô cùng cảm kích họ. 

Cũng như sự hổ trợ của các vị Chư Thiên chung quanh tôi, chung quanh nhà tôi, ở trên trời, dưới đất, chung quanh bệnh viện và trong bệnh viện đã hổ trợ tôi thoát khỏi cơn nguy hiểm này. Tôi vô cùng nhớ ơn họ. Nguyện xin hồi hướng tất cả các phước báu mà tôi đã thực hành từ bấy lâu nay để các vị Chư Thiên tùy hỉ thọ dụng.

Câu niệm Phật luôn luôn trong đầu tôi mãi mãi và mãi mãi: 

- Buddham saranam gacchami, Dhammam saranam gacchami, Sangham saranam gacchami - Con nương tựa với Phật, Con nương tựa với Pháp, Con nương tựa với Tăng.

Cuối cùng tôi luôn nhớ lời các con tôi nói khi đón tôi về nhà:

Mom, no more herbs please!!!


 I. Xin cập nhập. (ngày 5 tháng 10, 2015)

Xin cập nhập về tình trạng  áp huyết sau thời gian ngưng không uống các dược thảo


Sau 3 tuần kể từ ngày rời bệnh viện, mỗi buổi sáng tôi đo áp huyết và nhận thấy áp huyết đã xuống rất rõ.


 Trước kia trong thời gian uống 5 loại trái cây, hoặc thời gian uống các dược thảo giảo cổ lam hay lá dứa thì con số đo luôn từ 164/93 hoặc 161/92 không bao giờ xuống dưới mức 160/90. 



Nhưng kể từ hôm rời bệnh viện về nhà ngoại trừ các thứ thuốc tây bác sĩ cho tôi hoàn toàn không uống thêm một thứ dược thảo nào khác và uống rất nhiều nước lạnh thì buổi sáng đo áp huyết xuống với chỉ số 115/82 hoặc 107/75 nên bác sĩ đã phải cắt lượng thuốc áp huyết xuống phân nửa, thay vì mỗi ngày uống 100 mg thì chỉ uống 50 mg thôi.