Friday, September 30, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Khi Nào Ngày Bắt Đầu?

 Khi Nào Ngày Bắt Đầu?

Vị đạo sĩ hỏi người học trò:

- Đâu là lằn mức giữa đêm và ngày? Lúc nào ngày bắt đầu? Lúc nào đêm chấm dứt?

Người học trò suy nghĩ. Vị đạo sĩ bảo người học trò vẽ lằn mức mặt trời mọc đến đâu là ngày, chia ranh giới lúc nào là hết đêm.

Im lặng, nhíu thêm đôi mày. Thời gian trôi qua. Không ngờ câu trả lời khó vậy. Người thanh niên thầm nhủ: “Ta nhìn bình minh biết bao lần, thức dậy biết bao buổi sáng, mấy mươi năm trong đời chưa một lần phân biệt: Lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt?”

Sau một lúc suy nghĩ, người học trò không sao vẽ được lằn mức giữa ngày và đêm. Anh đánh bạo trả lời tôn sư:

- Thưa Thầy, lúc mặt trời cho con đủ ánh sáng phân biệt được con chó khác con mèo, đó là ngày.

Vị đạo sĩ lắc đầu, hỏi người học trò:

- Phân biệt con chó khác con mèo, nhưng đủ ánh sáng để phân biệt cành trúc khác cành tre không?

Người học trò im lặng chưa biết nói gì. Tôn sư anh ta lắc đầu nói tiếp:

- Đấy không phải tiêu chuẩn phân biệt ngày và đêm con ạ. Đủ ánh sáng phân biệt con chó với con mèo, nhưng bao nhiêu ánh sáng mới đủ phân biệt cây trúc với cây tre? Vả lại gần bao nhiêu thì rõ để gọi là chó, xa bao nhiêu là tối để có thể lẫn là mèo.

Sau cùng, người học trò tự thú:

- Thưa Thầy, từ lúc Thầy đặt câu hỏi con mới để ý khi mặt trời mọc. Con không vẽ ranh giới được lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm kết thúc. Con thức giấc mỗi sáng mà không biết lúc nào gọi là ngày, lúc nào hết đêm.

- Con ạ, cuộc đời nhân gian đêm nhiều hơn ánh sáng. Người ta không tỉnh thức nên sống trong đêm tối mà cứ ngỡ ban ngày. Người ta thức dậy mỗi ngày mà không biết ngày bắt đầu lúc nào, làm sao gọi là thức dậy?

Người học trò im lặng trong ý nghĩ riêng tư, hỏi nhà đạo sĩ:

- Thưa Thầy, người ta không quả quyết được lúc nào đêm chấm dứt. Có phải ý Thầy muốn nói, như thế, thức dậy cũng chưa chắc là hết bóng đêm không?

- Đúng thế, con ạ. Thầy muốn dạy con hai điều. Điều thứ nhất, con đã phí phạm biết bao bình minh, mấy mươi năm trong đời nhìn mặt trời mà không biết đâu là ngày, đâu là đêm. Điều thứ hai, ngày tháng còn lại của con, con phải trả lời câu hỏi của Thầy: Lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt?

Bao nhiêu năm thiền niệm trên ngọn núi này, ngày ngày Thầy nhìn mặt trời mọc trên biển tìm câu trả lời. Thầy thức giấc nửa đêm trăn trở vì câu hỏi ấy. Thầy ra ghềnh đá chờ ánh mặt trời, Thầy lấy hết tâm trí nhìn bóng tối lui dần mà không vẽ nổi lằn ranh biên giới lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt. Cho đến một ngày kia...

Nói đến đó nhà đạo sĩ im lặng. Mắt ông ngời sáng, nhìn xa xôi về phía chân trời. Người học trò lắng nghe.

Mặt trời chưa mọc mà hừng sáng, ta chưa gọi là ngày được, vẫn còn bóng tối, ta bảo đó là hừng đông. Hừng đông là đã có chút áng sáng nên cũng không thể gọi là đêm được nữa. Từ cái mềm mại như ngọn chuối non đến mầu xanh biếc của tàu chuối già, từ cái xanh nhẹ của ngọn mạ đến màu già dặn của lúa, đâu là lằn mức phân biệt? Mặt trời lên dần, vũ trụ ngái ngủ trở mình. Ta chưa gọi là ngày cho đến khi cái ngái ngủ kia thành thức tỉnh. Ánh sáng làm cho cái mềm ẻo của thời gian mơ hồ thành ngày. Nhưng đâu là biên cương giữa ngày và đêm?

Ta thấy trong cuộc đời dường như cũng thế. Đâu là tiếp nối giữa hạnh phúc và đổ vỡ? Bao nhiêu hạnh phúc hôn nhân lúc ban đầu đẹp vậy mà ít năm sau, ta nghe những chuyện buồn, ta ngỡ ngàng thở dài nghe bạn bè cho hay tin, họ ly dị rồi. Đời mỗi người cũng thế. Có khi mình đang đặt sai về những giá trị cuộc sống mà chẳng biết. Đến khi hối tiếc, đã quá muộn màng. Đâu là biên giới của sắp sa ngã và sa ngã?

Không phân biệt được lúc nào ngày bắt đầu, khi nào đêm chấm dứt, làm sao phân biệt được lúc nào ngày chấm dứt và đêm sắp bắt đầu? Thứ đêm và ngày trong ý nghĩa thiêng liêng. Làm sao phân biệt được khi nào hạnh phúc đang phai mờ và đổ vỡ đang đến? Làm sao phân biệt lúc nào giá trị thiêng liêng đang chấm dứt và giá trị trần thế đang lấn chiếm?

Có khi ngày đang hết, đêm xuống dần mà không hay. Ta chần chừ, tưởng đời mình còn dài, trước ngưỡng cửa hoàng hôn mà cứ gọi là ngày.

Có khi trước bóng đêm mà ta thản nhiên không phải ngày còn dài mà chỉ vì không phân được khi nào đêm bắt đầu.

Đường thiêng liêng của linh hồn hay những chuyện tình cũng thế thôi. Họ không biết lúc nào vào bóng đêm, vì không biết tâm tình mình đang đi về đâu. Hòang hôn mà ta cứ tưởng là ngày.

Đợi người học trò thật yên tĩnh, nhà đạo sĩ nói với môn sinh ông ta:

- Con ạ, thật sự không thể vẽ lằn mức được lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt!

Người học trò như ngạc nhiên, chăm chú lắng nghe. Tôn sư ôn tồn xác định lần nữa câu nói của ông bằng cách cắt nghĩa cho người học trò:

- Không thể phân biệt được biên giới giữa đêm và ngày cũng như không phân biệt được bao nhiêu của cải là hạnh phúc, thiếu bao nhiêu là chưa đủ!

Ngập ngừng đôi giây, vị đạo sĩ nói như lời tâm sự thân tình với học trò mình:

- Thách đố bởi câu hỏi khi nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt. Thầy mải mê đi tìm trong văn chương triết học, trong thần bí niệm tu, cho đến một ngày biết mình không còn sống bao lâu mà vẫn không tìm được câu trả lời. Lúc đó Thầy buồn khôn tả, biết mình nhỏ bé trước biển cả và mặt trời. Thầy cúi đầu xin Thượng Đế cho Thầy được chết bình an. Thầy xin Thượng Đế cất đi câu hỏi đã dằn vặt Thầy. Thầy không còn cách nào trả lời câu hỏi ấy. Trong văn chương triết học, Thầy đã thất vọng, trong thần bí niệm tu, Thầy đã ráng sức cả đời. Càng suy nghĩ càng thấy mình nhỏ bé, sau cùng, Thầy chỉ còn biết xin Thượng Đế thương xót, đừng hỏi nữa cho tâm hồn Thầy thảnh thơi.

Khi nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt?

Không trả lời được con ạ. Đâu ngờ, chính lúc Thầy xin Thượng Đế cất câu hỏi ấy đi, Ngài lại trả lời cho Thầy. Một ánh sáng êm dịu vô ngần nhẹ nhàng đậu xuống linh hồn Thầy, cho Thầy một trí hiểu đơn sơ, một niềm vui kín đáo, một năng lực sống trọn vẹn vì một khám phá: Đời quá đẹp.

Nói tới đó, nhà đạo sĩ như phiêu du vào một vùng trời rất đỗi bình an. Người học trò chăm chú kỹ hơn, lắng nghe. - Con ạ, Thượng Đế nói trong linh hồn Thầy rằng, lúc nào Thầy nhìn con, thấy bóng dáng Thượng Đế trong con, lúc nào Thầy nhìn ai cũng chỉ thấy là bạn hữu, đó là ngày! Lúc nào Thầy nhìn người tức giận, ghét bỏ, tham lam, thù hận đấy là đêm!

Ánh sáng phân biệt đêm và ngày là lòng từ ái nhân hậu.

Đi giữa ban ngày trong trái tim trĩu nặng, vẫn là đêm, con ạ. Ngày và đêm không thể phân biệt bằng ánh sáng vật lý, chỉ có lòng từ ái bao dung.

Ông nhìn người học trò rất đỗi nhân ái mến yêu. Từ từ nhắm mắt. Im lặng, linh thiêng và bình an, ông lặng lẽ xuôi hồn về thế giới bên kia.

Ông đã chết.

Ông về với ánh sáng, nơi chỉ có ngày, không còn đêm nữa. Ông ra đi, để lại cho người học trò câu trả lời lúc nào là đêm, lúc nào ngày bắt đầu. Người học trò vĩnh viễn xa tôn sư. Vị đạo sĩ chết bình an sau khi để lại cho người học trò ánh sáng mà ông đã kiếm tìm.

Ngày đó anh ta vui mừng vì được câu trả lời không phải vất vả tìm kiếm cả một đời như tôn sư anh. Xa Thầy, người học trò cắp sách vào đời. Chả bao lâu sau khi tôn sư chết, một chiều nọ nhìn mặt trời xuống biển, một sáng kia thấy mặt trời mọc trên đầu núi, nhìn lại câu trả lời của Thầy, anh bất giác nhận thấy đấy chỉ là tìm kiếm của riêng Thầy.

- Đâu là câu trả lời của riêng ta?

Anh tự hỏi vậy. Nếu lòng nhân ái bao dung là ánh sáng phân biệt đêm và ngày, ta có lòng nhân ái không? Câu chuyện hạnh phúc riêng linh hồn ta, ngày đang bắt đầu hay đêm đang bắt đầu?

Nhìn ánh bình minh sắp lên, trên triền núi đá sương đêm đang mờ mờ tan. Lúc nào ngày tâm linh bắt đầu, lúc nào đêm thiêng liêng chấm dứt?

Nghĩ đến câu trả lời của tôn sư: “Ánh sáng phân biệt đêm và ngày là lòng từ ái nhân hậu hay óan thù nhỏ nhen. Đi giữa ban ngày trong trái tim trĩu nặng, vẫn là đêm, con ạ. Ngày và đêm không thể phân biệt bằng ánh sáng vật lý, chỉ có lòng từ ái bao dung.” Anh ta phân vân hỏi lòng:

- Đó là câu trả lời của Thầy. Thầy đã đem một đời tìm câu trả lời ấy. Còn câu chuyện hạnh phúc riêng linh hồn ta, ngày đang bắt đầu hay đêm đang bắt đầu?

Anh tưởng rằng Thầy đã trả lời giùm. Không thể phân biệt được lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt bằng ánh mặt trời, mà bằng bao dung của con tim. Ngày ấy anh chợt vui vì câu trả lời không cần tìm kiếm. Nhưng nỗi nhẹ nhàng của tấm lòng lịm tắt ngay. Thầy hiểu thế trong trái tim và cuộc sống của Thầy. Còn chính ta, lòng ta có bao dung và ngày có bắt đầu? Câu trả lời của Thầy chỉ là gợi ý cho trí hiểu, còn chính ta, đời ta là ngày bắt đầu hay ngày đang chấm dứt? Ta phải tìm câu trả lời cho riêng ta.

Anh lại trăn trở, câu hỏi ấy không đơn giản, và biết mình sẽ phải đem theo cả đời để trả lời câu hỏi ấy.

Vị đạo sĩ đã bỏ những ngày thách đố chính mình ngồi nhìn hoàng hôn, bỏ những ngày dõi theo ánh bình minh. Ông quay về tìm ánh sáng trong cõi lòng. Tìm được rồi, ông bình an bỏ luôn cõi đời bước vào ngày ngàn thu vĩnh cửu. Nơi chỉ còn ánh sáng không còn đêm.

Bài sưu tầm


Cổ Học Tinh Hoa - Câu nói của người đánh cá

 Câu nói của người đánh cá

Vua Văn Công(1) nước Tấn(2) đi săn ham đuổi một con thú mải theo quá chân, thành lạc vào trong cái chầm(3) lớn không biết lối ra.

Vua gặp một người đánh cá, bèn bảo rằng:

- Ta là vua đây. Ta lạc đường, nhà ngươi chỉ lối cho ta, rồi ta hậu thưởng. Người đánh cá nói: “Bầy tôi muốn dâng nhà vua một câu”.

Vua bảo: “Cứ đưa ra khỏi chầm đã, rồi muốn nói gì hãy nói”. Khi người đánh cá đưa vua ra khỏi chầm, vua phán rằng:

- Nào câu gì nhà ngươi muốn nói với quả nhân(3) lúc nãy thì nói nghe đi.

Người đánh cá thưa: “Chim hồng(5), chim hộc(6) ở bờ sông, bờ bể, chắn sông bể mà vào đầm thời tất mắc phải dò bẫy. Thuồng luồng, ba ba ở đáy vực sâu, chán vực sâu mà ra chỗ bãi nóng, thời tất bị phải chài lưới. Nay nhà vua đi săn, sao quá chân vào đến tận đây như thế?”.

Vua Văn Công bảo: “Ngươi nói phải lắm”.

Đoạn, ngoảnh lại truyền quan hầu ghi tên người đánh cá để sau ban thưởng. Người đánh cá nói:

- Nhà vua bảo ghi tên bầy tôi làm gì. Xin nhà vua cứ tôn kính thiên địa, xã tắc(7), phòng giữ biên thuỳ, thương yêu muôn dân, đánh nhẹ thuế má, tự khắc là bầy tôi được dự hưởng ơn huệ của nhà vua rồi. Nếu nhà vua chẳng tôn kính thiên địa, xã tắc chẳng phòng giữ biên thuỳ, chẳng chăm công việc, bên ngoài không khéo xử với các nước, bên trong mất cả lòng muôn dân, để đến nước mất dân khổ, thì dù bầy tôi có được hậu thưởng, cũng không thể giữ mà hưởng một mình được.

Người đánh cá cố từ, xong rồi lại nói:

- Xin vua mau mau về nước, tôi đây cũng về chỗ kiếm cá của tôi.

Lời bàn:

Người đánh cá đây là người hiền có ý khuyên vua Văn Công hai điều là: không nên say mê chơi bời săn bắn quá độ mà có khi hại đến tính mình; hết đạo làm vua cho dân được nhờ và nước khỏi mất.

Còn người đánh cá từ chối không nhận thưởng nói cái nhẽ như thế cũng là lo xa nghĩ sâu và phải lắm vậy. Quả thế, khi tổ chim đã đổ thì không còn có cái trứng nào lành; nước đã bị phá tan hay xâm chiếm thì nhà toàn vẹn sao được để mình còn hòng riêng hưởng cuộc yên vui; đời được thái bình thì quí bằng bao nhiêu ân thưởng, tâm không phiền luỵ thì sung sướng bằng bao nhiêu công danh.

(1) Văn Công: Vua giỏi nước Tấn về đời Xuân Thu

(2) Tấn: Nước to đời Xuân Thu ở tỉnh Sơn Tây ngày nay. (3) chầm: một làn nước rộng xung quanh có nhiều cây cỏ

(4) quả nhân: người ít đức, tiếng vua dùng để tự xưng mình một cách khiêm tốn

(5) hồng: loài chim ở bờ song, bãi bể, lưng xám, cánh đen, bụi trắng, tính hùng dũng và nhanh nhẹn

(6) hộc: loài ngỗng trời, toàn thể sắc vàng, bay cao, tiếng kêu to

(7) xã tắc: xã: nền đất để tế Hậu Thổ (thần Đất), tắc: nơi tế thần Lúa. Xã tắc dùng có nghĩa như quốc gia.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 MUỐN HIỂU THỈ HIỂU TỨC THỜI

Đạo Ngộ có một đệ tử tên Sùng Tín. Khi Sùng Tín mới tập tễnh vào học, dĩ nhiên là anh ta chờ đợi thầy mình sẽ giảng những bài học Thiền như kiểu dành cho học trò ở nhà trường. Thế nhưng Đạo Ngộ lại không dạy cho anh bài học nào đúng đề tài, điều này làm cho Sùng Tín hết sức bất mãn và khốn khổ. Một hôm anh thưa với thày: “Con đã đến đây học thày được ít lâu rồi, sao thày chẳng có một lời nào cho con biết về nguyên lý của Thiền cả!” Đạo Ngộ trả lời: “Từ khi ngươi đến đây, ta đã bao lần dạy về yếu chỉ của Thiền rồi đấy chứ!”

– Đâu là những điều thày đã dạy con nào?

– Này nhé, khi ngươi cho ta tách trà mỗi sáng, ta nhận lấy. Khi ngươi mang cơm đến cho ta, ta cũng nhận lấy. Khi ngưới cúi đầu chào, ta lại gật đầu chào trả. Thế thì ngươi còn trông đợi được ta dạy cho ngươi cái gì về Thiền nữa chứ?”

Sùng Tín ôm đầu một lúc, suy nghĩ về lời lẽ rắc rối của thày mình nhưng Đạo Ngộ đã nói: “Nếu ngươi muốn hiểu thì hãy hiểu tức thời. Khi ngươi bắt đầu suy nghĩ là ngươi đã lệch hướng rồi!”.

Truyện cười trong ngày

 Ngoại tình chẳng hiệu quả gì đâu!

Ông nọ than thở với bạn:

– Cuộc hôn nhân của tôi giống như ao nước tù, chẳng có gì mới lạ.

Người bạn khuyên ông ta:

– Sao anh không cặp một cô bồ cho thêm hương vị?

– Nhưng bà ấy phát hiện thì sao?

– Bây giờ đã là thế kỷ 21 rồi, cứ nói thẳng với bà ấy, đừng sợ!

Thế là ông ta vội vã quay về bảo vợ:

– Này mình, anh cho rằng nếu anh có vài cuộc phiêu lưu tình ái, quan hệ chúng ta sẽ cải thiện.

Người vợ lắc đầu:

– Thôi bỏ đi, tôi cũng đã thử với vài người đàn ông khác rồi, chẳng hiệu quả gì đâu!

Thursday, September 29, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Hạc giấy

 Hạc giấy

Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao chân tình. Tôi biết một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì xán lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc nhưng rồi nỗi đau của chàng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.

Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà người yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.

Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.

Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, như thể thời gian không bao giờ làm đổi thay nụ cười ấy, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Vì vậy, nàng quyết định xa anh. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.


Cổ Học Tinh Hoa - Kéo lê đuôi mà đi

 Kéo lê đuôi mà đi

Trang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc(1). Vua Sở sai hai quan đại phu đến để ngỏ ý rằng ý vua muốn đem việc nước lại phiền.

Trang Tử không nhìn hai quan đại phu, cứ cầm cần câu cá mà nói rằng:

- Ta nghe nước Sở có con thần qui(2) chết đã ba nghìn năm mà vua còn quý, lấy khăn bọc cất vào hòm để trên miếu đường. Như con thần qui ấy chết mà để xương lại cho người ta quí hơn hay là sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường quí hơn?

Hai quan đại phu nói: “Thà rằng sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường còn hơn”.

Trang Tử nói: “Vậy xin mời hai ngài cứ về. Ta đây cũng sắp kéo lê đuôi mà đi ở giữa đường”.

Trang Tử

Lời bàn:

Hiền như Trang Tử đã đi câu trên sông Bộc là muốn an nhàn không còn để thân bó buộc vào trong vòng danh lợi nữa, Sở Vương không hay còn cho người đến cầu. Trang Tử hỏi chuyện con thần qui tức là để tỏ ý kiến rằng từ chối. Ôi! Bấy giờ nhân đời Chiến Quốc, người ta đã có câu: “Chiến Quốc chi sĩ tiện” nghĩa là kẻ sĩ đời Chiến Quốc hèn hạ, và đáng khinh bỉ, cho nên Trang Tử không chịu ra cũng có lẽ vậy. Lúc đời đang sôi nổi, đắm đuối về danh lợi, xâu xé tranh cướp nhau, xác người tuy còn, lòng người đã chết, thì ra đua vời chỉ ô uế đến thân. Có câu cao thượng bằng cầm cần câu trên sông Bộc làm lão ngư ông sống gần tạo hóa, xa đời ô trọc lại chả nhẹ nhàng cái thân ư! 

(1) Bộc: một nhánh của con sông chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam

(2) Thần qui: con rùa thiêng. Rùa sở dĩ cho là con vật thiêng, là vì xưa người ta dùng để bói.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 ĐỨC PHẬT KHÔNG LÀM ĐƯỌC

Có một đệ tử hỏi Phật rằng : “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?

Phật rằng : “Tôi tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là:

- Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.

- Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.

- Diệu pháp không thể diễn tả được, Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.

- Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước; Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.

Truyện cười trong ngày

 Thay thế

Em: Anh hai ơi ! Chú kia bảo nhà mình đóng tiền nước. Nhưng mẹ lấy tiền đi hết rồi, anh ra hẹn với người ta đi…

Anh: không có tiền thì em lấy nước cho người ta, thiếu gì!

Wednesday, September 28, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Giá trị của vỏ sò

 GIÁ TRỊ CỦA VỎ SÒ

Một cậu bé trạc 5, 6 tuổi dắt tay em gái dạo chơi dọc theo những kios bán hàng bên bờ biển. Bỗng nhiên, bé gái ghì tay anh trai chậm lại. Khi cậu quay lại, thì thấy em gái mình đang nhìn qua tủ kính của một tiệm đồ chơi. Cậu bé lại gần và thấy em mình đang say mê ngắm một con búp bê tóc vàng dễ thương trong tủ kính. Cậu bé hỏi: "Em thích con búp bê đó à?".

Bé gái quay lại cười thích thú: "Vâng, em thích lắm!"

Như cách của một người anh, cậu bé nắm tay em gái kéo tuột vào cửa tiệm. Cậu với tay lấy con búp bê trên kệ và đưa cho em gái mình. Cô bé nhảy cẫng lên ôm chặt con búp bê vào lòng vô cùng sung sướng.

Ông chủ tiệm nãy giờ vẫn nhìn 2 đứa trẻ từ lúc đầu, ông mỉm cười trước sự ngây ngô dễ thương của chúng.

Cậu bé mạnh dạn đến trước quầy tính tiền hỏi: "Con búp bê giá bao nhiêu vậy hở bác?"

Ông chủ tiệm cười hỏi lại cậu bé: "Vậy cháu mua được bao nhiêu?"

Cậu bé móc hết trong túi, và xòe 2 tay đưa ông tất cả những vỏ sò mà cậu và em gái đã nhặt được trên bãi cát sáng nay.

Ông chủ tiệm nhận đống vỏ sò, và ông bắt đầu cầm lên đếm như đang đếm tiền vậy. Một lúc sau, ông ngừng lại và nhìn cậu bé.

Cậu bé lo lắng hỏi ông: "Có phải không đủ phải không bác?"

Ông chủ tiệm cười vui vẻ nói: "Ô, không phải. Còn dư nữa là đàng khác. Để bác thối lại cho con nhé". Rồi ông lựa lấy 4 vỏ sò, còn bao nhiêu trả lại cho cậu bé.

Cậu bé vui mừng cười sung sướng, rồi nắm tay em gái bước ra cửa. Ông chủ nhìn theo 2 đứa trẻ với ánh mắt đong đầy yêu thương.

Người nhân viên quét dọn trong tiệm ngạc nhiên nhìn ông hỏi: "Sao ông lại đổi con búp bê xinh đẹp như vậy chỉ để lấy những vỏ sò?".

Ông chủ mỉm cười trả lời: "Đối với chúng ta, đây chỉ là những vỏ sò. Nhưng đối với 2 đứa bé khi nãy, chúng là cả một kho tàng. Bây giờ bọn trẻ chưa đủ nhận thức về tiền bạc, nhưng khi lớn lên chúng sẽ hiểu được điều đó."

Ông quay sang nói tiếp: "Rồi sẽ có một ngày, cậu bé sẽ nhớ là mình đã từng mua được con búp bê chỉ bằng những vỏ sò ở đây. Điều này sẽ khiến cậu bé cảm thấy thế giới này đầy những người tốt. Chúng ta chỉ mất một con búp bê, nhưng xã hội mai này sẽ có được một con người tốt bụng và tràn đầy lòng nhân ái. Để có được như vậy, một con búp bê vẫn là quá rẻ mà phải không?".

Bạn, những việc tốt hay xấu bạn làm rồi sẽ quay trở lại. Không phải như cách bạn muốn, cũng không phải theo cách bạn hiểu. Nhưng chắc chắn nó sẽ trở lại …


Cổ Học Tinh Hoa - Rửa tai

 Rửa tai

Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận cũng là lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho là chuyện bẩn, phải đi rửa tai lại lạ hơn. Không để cho trâu uống cái nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu lại càng lạ nữa.

Đời thượng cổ có ông Hứa Do(1) là một người sống ẩn dật ở trong chằm Bái Trạch(2).

Vua Nghiêu nghe tiếng là người giỏi, mời ra xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn tại núi Trung Nhạc phía Nam sông Dĩnh Thuỷ.

Sau, vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do ra làm tổng trưởng cả chín châu(3). Hứa Do thấy vậy, không muốn nghe chuyện nữa, ra bờ sông Dĩnh Thuỷ rửa tai. Ngay lúc bấy giờ, Sào Phủ(4) đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do hỏi:

-          Vì việc gì mà bác phải rửa tai như vậy?

Hứa Do thuật chuyện, Sào Phủ liền gò cổ trâu lại mà nói rằng:

-          Ta toan cho trâu uống nước đây, lại e bẩn cả miệng trâu.

Nói đến đoạn dắt trâu lên quãng sông trên cho trâu uống nước.

Cao Sĩ Truyện(5)

Lời bàn:

 Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận cũng là lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho là chuyện bẩn, phải đi rửa tai lại lạ hơn. Không để cho trâu uống cái nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu lại càng lạ nữa.

Ôi! đọc bài này, tưởng như Hứa Do với Sài Phủ là hai người, nếu chẳng ngông cuồng, thì cũng gàn dở. Nhưng vì Hứa do và Sào Phủ hiểu thấu danh lợi nó hãm hại người ta dễ làm cho mất hết liêm sỉ, cho nên hai ông không muốn để cái làm vui sướng, thì cũng là những bậc cao sĩ thờ một cái chủ nghĩa cao quý vậy. Chả bù cho những phường tham danh, trục lợi thường say mê danh lợi, thậm chí đến chết vẫn chưa tỉnh cho!

 ----------------------------------

(1) Hứa Do: bậc cao sĩ đời thượng cổ

(2) Bái Trạch: chỗ có cây mọc tùm lum gọi là bái, chỗ nước đọng nhiều gọi là trạch

(3) Chín châu: đời thượng cổ nước Tàu chia ra làm chín khu để cai trị (Duyên, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Ung, Lương)

(4) Sào Phủ: bậc cao sĩ đời thượng cổ, không ưa thế lợi, ẩn ở trong núi, lấy cây làm tổ nằm ở trên cho nên gọi là Sào Phủ (sào nghĩa là tổ)

(5) Cao Sĩ Truyện: sách của Hoàng Phủ Mật đời nhà Tấn soạn kể chuyện những bậc cao sĩ ẩn dật đời xưa bên Tàu.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 THIỀN GIẢ CHÂN CHÁNH

Triệu Châu nói:

- Từ khi ta làm chủ một ngôi chùa đến nay, chưa từng gặp một thiền giả chân chánh.

Khi ấy, có một học tăng đứng bên cạnh hỏi:

- Nếu gặp thiền giả chân chánh, thầy sẽ nghĩ thế nào?

Triệu Châu nói:

- Một cây cung to phải dùng cả ngàn sức mạnh, không vì một con chuột nhắt mà giương cung.

Truyện cười trong ngày

 

Nhanh Chân

Ông bố càu nhàu:

- Cái nhà hàng chết tiệt ấy chứ, miếng thịt rán thì bé tí, khoai tây thì ít, mà bồi bàn thì chậm chạp...

Cậu con trai tiếp lời:

- Và nếu không nhanh chân thì chúng ta đã phải trả tiền cho những thứ đó rồi, bố nhỉ!

Tuesday, September 27, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Viên Kim Cương Nứt!

 Viên Kim Cương Nứt!

Một doanh nhân đã mua một viên kim cương khổng lồ ở Nam Phi, kích thước của nó bằng lòng đỏ trứng gà. Người đàn ông rất buồn vì phát hiện ra một vết nứt bên trong viên đá quý này.

Ông ta đưa viên kim cương cho thợ kim hoàn xem với hy vọng được tư vấn sẽ làm gì với cái vết nứt đó. Ông thợ lắc đầu và nói:

- Viên kim cương này có thể chia ra làm 2 phần, và mỗi phần sẽ đắt hơn chính viên to này. Nhưng vấn đề là chỉ cần một nhát đập bất cẩn là ta có thể sẽ làm vỡ viên đá quý kỳ diệu của thiên nhiên, biến nó thành hai cục đá sứt mẻ. Những viên kim cương ta nhận được sẽ rẻ hơn viên to này rất nhiều, và có thể sẽ chẳng có giá trị gì. Tôi sẽ không liều mà nhận làm việc này đâu. Và những người thợ ở các nước khác nhau cũng kể cho ông những điều có thể xảy ra và cũng không dám giúp ông.

Sau đó ông được mọi người giới thiệu một ông thợ có bàn tay vàng ở Amsterdam. Và doanh nhân này ngay lập tức bay đến Amsterdam để tìm người thợ cao tuổi đó.

Ông thợ ngắm nghía viên đá quý qua kính lúp với vẻ mặt thích thú, và bắt đầu cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra. Ngắt lời ông thợ, doanh nhân nói rằng ông đã nghe về câu chuyện này quá nhiều rồi và đã thuộc nó làu làu.

Ông thợ đồng ý giúp và ra giá dịch vụ. Khi ông chủ viên kim cương đồng ý, người thợ gọi cậu học nghề trẻ tuổi đang ngồi ở phía sau chăm chú công việc của mình. Cầm viên kim cương, cậu dùng búa đập một nhát dứt khoát, chia viên đá quý ra làm đôi mà không chút rụt rè, rồi đưa cho ông thợ.

Doanh nhân quá đỗi bất ngờ hỏi:

- Cậu bé đó làm chỗ ông lâu chưa?

- Mới có 3 ngày. Nó vẫn chưa biết giá trị của viên đá quý này cho nên tay nó không run và rất dứt khoát.

Hãy coi tất cả những việc khó khăn trong cuộc sống đều có thể giải quyết được dễ dàng và đừng vẽ cho mình những chướng ngại vật làm bạn không thể vượt qua!


Cổ Học Tinh Hoa - Lá dó

 Lá dó

Bài này nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người được lâu dài.

Nước Tống có người lấy ngọc, tỉa làm một cái lá dó ba năm mới xong. Cái lá làm rất khéo, sống, cuống, cạnh sắc, lông tơ, màu mỡ giống như hệt, đem trộn với những lá dó thật, không ai phân biệt được nữa.

Người ấy đem cái lá dâng vua Tống. Vua khen là khéo, cấp lương bổng cho. Tử Liệt nghe thấy chuyện nói rằng:

- Giá như những cây cối trong khoảng trời đất ba năm mới mọc được một cái lá, thời dễ không có mấy cây có lá nữa!

Liệt Tử

Lời bàn:

Bài này nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người được lâu dài. Song tay người làm ra mà giống được như tạo hoá thì thật là khôn khéo. Mỹ thuật xưa nay thường lấy sự bắt chước hệt được như hoá công làm mục đích. Liệt Tử vốn là một nhà Lão học, thì lại cho cái cảnh tự nhiên là đẹp hơn cả, chỉ một cái cảnh ấy cũng làm cho con người được hưởng thụ vui sướng.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 TÌM MỘT CHỖ NGỒI

Một hôm, Thiền sư đăng đàn thuyết pháp, khi Tô Đông Pha đến thì đã hết chỗ ngồi. Thiền sư từ xa trông thấy Tô Đông Pha đến, bỗng nói lớn:

- Mọi người đã ngồi hết chỗ, ở đây không còn chỗ cho ông ngồi đâu.

Tô Đông Pha nói:

- Nếu không còn chỗ ngồi, vậy cho tôi mượn thân tứ đại ngũ uẩn của Thiền sư để làm chỗ ngồi.

- Ông quả quyết muốn lấy thân ta làm chỗ ngồi, nếu ngồi không được thì phải tháo ngọc đáy ngay thắc lưng để lại bổn tự.

Tô Đông Pha đồng ý, Thiền sư nói:

- Bốn đại của ta vốn không, năm uẩn chẳng có, vậy học sĩ ông muốn ngồi chỗ nào?

Tô Đông Pha tịch lời đành phải mở ngọc đái để lại rồi ra về.

Truyện cười trong ngày

 1 x 10 = 9

Giờ toán thầy hỏi:

– Thầy:Một cái bánh giá 1 hào, vậy 10 cái giá bao nhiêu, trò? 

– Trò: Thưa thầy khoảng chín hào ạ!

 – Thầy: Sao lại 9 hào, con tính lại đi! 

– Trò: Thưa thầy, tại vì mua nhiều…họ bớt tiền cho ạ!

Monday, September 26, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

                                                      Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ



Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.
Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".
Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?
Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.
- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.
Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.

Nhiều năm trôi qua, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến một trang trại rộng 200 mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, hai thầy trò đã gặp nhau. Cầm tay, thầy nói:
- Này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó.
Nghe thầy nói thế, cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:
- Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.

Cổ Học Tinh Hoa - Tu thân

 Tu Thân

Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.

Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi.

Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.

Cho nên người quân tử trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.

Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được.

Lời Bàn:

Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay, thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình" có như thế, thì mới tu thân được.


Tuân Tử: tên thật là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu, sinh ra sau Mạnh Tử độ 50 năm, thấy đời bấy giờ cứ loạn luôn mãi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành ạo. Quân tử: Người có tài đức hơn người.

Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.

Cầm thú: cầm: giống có hai chân và hai cánh; thú: giống có bốn chân, hai chữ chỉ loài chim và loài muông.

Chính trực: ngay thẳng.

Trung tín: hết lòng, thật bụng.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

                         Vốn đã tròn thành Phật, sao quay lại làm chúng sanh mê muội?


(Chánh Pháp Sơn Lục Tổ Truyện)

Để thử sức người tu hành, Vô Tướng Đại Sư Hòa Thượng Quan Sơn ( Kanzan 1277 -1360 ), vị tổ khai sơn Diệu Tâm Tự ( Myoshin-ji), thường hay nêu ra công án rằng :

" Vốn đã tròn thành Phật, sao quay lại làm chúng sanh mê muội? "

Có vị tăng hỏi Hòa Thượng Triệu Châu rằng:

- Nơi con chó có Phật tánh hay không?

- Có, Hòa Thượng đáp.

- Nếu ngài bảo có thì cớ sao lại chung vào bao da nầy mà làm súc sanh chứ? Vị tăng kia hỏi ngược lại.

- Ấy chính vì nó biết mà cố phạm phải thôi.

Từ "biết mà cố phạm" vốn có nhiều trong tông môn lắm.

Truyện cười trong ngày

 Phục vụ tận tình.

Cửa hàng nọ quảng cáo sẽ thỏa mãn vô điều kiện bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng. Một người đàn ông vào hỏi mua một đôi găng tay.

– Ngài thích loại màu nào ạ?

– Xin cho tôi loại màu đen.

– Loại găng tay mùa đông hay mùa thu ạ?

– Loại mùa thu.

– Loại dùng với áo khoác ngoài, áo bành tô hay áo bu-dông ạ?

– Với áo khoác ngoài! Thế bao giờ các anh mới bán cho tôi đấy – Người khách hỏi với vẻ bắt đầu bực dọc.

– Thưa ngài, chúng tôi e rằng ngài phải mang chiếc áo ấy đến đây cho chúng tôi xem. Cam đoan khi ấy ngài sẽ tìm được đôi găng tay đúng ý ngài nhất.


Sunday, September 25, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Chuyện về một chiếc chuông

 CHUYỆN VỀ MỘT CHIẾC CHUÔNG


Ông Pappy, chủ cửa đồ cũ đầu phố, có một nỗi buồn bí mật.

***

Một ngày nọ, khi đang lắp lại cái đèn lồng cũ để chuẩn bị giao cho khách, ông nghe thấy tiếng lanh canh của chiếc chuông treo ở cửa. Chiếc chuông đó có âm thanh rất hay, ông yêu nó nên treo lên cửa để chia sẻ tiếng nhạc với tất cả khách ra vào.
Ban đầu, ông không thấy ai. Vì mái tóc gợn sóng mềm mại của cô bé khách hàng chỉ chạm tới mặt quầy.
- Ông giúp gì được cháu nào? - Ông Pappy vui hẳn lên.
- Chào ông! - Cô bé ngước đôi mắt nâu nhìn ông Pappy - Cháu muốn mua một món quà, ông ạ, cho ông ngoại cháu!
Ông Pappy gợi ý:
- Ông ngoại cháu có thích đồng hồ bỏ túi không? Ông có một cái còn tốt lắm. Ông tự sửa nó đấy!
Cô bé không trả lời. Cô đi quanh phòng, rồi lại gần cửa và đặt bàn tay bé nhỏ lên tay nắm. Cô lắc nhẹ cái cửa để nghe tiếng nhạc kỳ lạ của chiếc chuông, và bỗng mỉm cười hào hứng.
- Chính là cái này đây - Cô bé reo lên - Mẹ cháu nói ông cháu yêu âm nhạc lắm!
Ông Pappy sững lại. Ông không muốn làm cô bé thất vọng, nhưng ông phải nói:
- Xin lỗi cháu! Chiếc chuông đó ông không bán. Có thể ông cháu sẽ thích một cái đài nhỏ chăng?
Cô bé ngắm cái đài, rồi thở dài:
- Không, chắc là không đâu ạ!
Cố gắng để cô bé hiểu, ông Pappy đã kể cho cô nghe rằng con gái ông từng chơi chiếc chuông đó, nên ông không muốn bán.
Cô bé hơi sụt sịt, và nói:
- Cháu hiểu rồi ông ạ. Cháu cảm ơn ông.
Bỗng nhiên, ông Pappy nghĩ đến gia đình mình. Vợ ông đã mất. Con gái ông thì sau một lần giận gia đình đã bỏ ra nước ngoài sống, và ông không liên lạc được với cô trong gần 10 năm rồi. Thế thì tại sao không để chiếc chuông cho một người khác - một người có thể chia sẻ nó với những người mà họ yêu thương?
- Chờ đã cháu! - Ông Pappy kêu lên khi cô bé mở cửa và tiếng chuông lại vang lên - Ông quyết định bán chiếc chuông. Khăn tay đây, cháu lau mũi đi nào.
Cô bé vui mừng vỗ tay:
- Ôi, cảm ơn ông!
- Được rồi! - Ông Pappy cũng thấy vui, dù biết rồi mình sẽ rất nhớ cái chuông - cháu phải hứa sẽ giữ cái chuông cẩn thận nhé, được không? - Rồi ông đặt chiếc chuông vào một chiếc túi giấy nâu.
- Cháu hứa - Cô bé nói. Bỗng cô nhìn ông Pappy với ánh mắt lo lắng:
- Chiếc chuông này giá bao nhiêu ạ?
- Vậy cháu có bao nhiêu tiền nào? - Ông Pappy hỏi với một nụ cười tinh nghịch.
Gia tài của cô bé là 2 đôla và 47 xu.
Ông Pappy nói như reo:
- Chà chà, cháu thật may mắn! Cái chuông đó giá vừa đúng 2 đôla 47 xu!
Đến tận khi chuẩn bị đóng cửa hàng, ông Pappy vẫn cứ ngẩn ngơ mãi vì nhớ chiếc chuông. Và bỗng ông lại nghe thấy tiếng chuông reo. Ông cho rằng mình tưởng tượng, nhưng khi quay ra cửa, ông nhìn thấy cô bé ban sáng. Cô bé đang cầm chiếc chuông lắc lắc và mỉm cười.
- Gì thế này? Cháu đổi ý rồi sao?
- Không ạ - Cô bé mỉm cười - Mẹ cháu nói chiếc chuông này là dành cho ông!
Trước khi ông Pappy kịp nói thêm lời nào thì mẹ cô bé bước vào. Đôi mắt cô long lanh ướt, và cô nhìn ông Pappy, nói:
- Con chào bố!
Còn cô bé thì kéo nhẹ gấu áo ông:
- Ông ơi, khăn tay đây, ông lau mắt đi nào!

Cổ Học Tinh Hoa - Thiện ác xuất từ một niệm

 Thiện ác xuất từ một niệm


Tế Công là nhà sư nổi tiếng của triều đại Nam Tống (1127-1279) ở Trung Quốc, còn được gọi là Tế Ðiên Hòa thượng. Trong điện ảnh Hoa ngữ cũng hay làm phim về ông dựa trên những truyền thuyết dân gian lưu truyền về những lần ông cứu nhân độ thế với năng lực thần thánh.

Chuyện kể rằng một ngày nọ, Tế Công đang đi khất thực như thường lệ thì thấy một người bán thịt chó đang bận “trút bầu tâm sự” trong nhà xí. Hai giỏ thịt cùng quang gánh thì nằm bên vệ đường. Thông qua thiên nhãn, Tế Công thấy được nhà xí sắp đổ sụp, người bán thịt chó rồi sẽ bị chôn thây trong đó.

Tế Công suy nghĩ: “Người này không thể chết, bởi lẽ anh ta là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, đáng để thế gian nhìn vào đó mà noi theo”.

Rồi ông đi đến nhặt lấy đòn gánh, quẩy hai giỏ thịt chạy đi, rồi hét tướng lên: “Có vẻ không ai muốn lấy hai giỏ thịt này! Thế thì ta sẽ đem về miếu của ta vậy!”.

Người bán thịt chó nghe có người rao như vậy, liền lập tức lao ra khỏi nhà xí, hai tay còn đang giữ quần. Anh ta la lên: “Này, ông thầy tu, đừng lấy giỏ thịt của tôi!”.
Mới chạy được vài bước, anh ta bỗng nghe thấy một tiếng “Ầm” lớn sau lưng. Quay đầu nhìn lại, anh sững sờ thấy nhà xí sụp đổ ngay trước mắt. Anh ta sợ đến toát mồ hôi lạnh, nghĩ thầm trong đầu: “Ôi trời ơi! Nhờ có ông sư này mà mình mới thoát nạn. Nếu không chắc mình đã bị đè bẹp dí chết mất rồi”. Sau đó, Tế Công cười khà khà và trả lại hai giỏ thịt.

Tế Công nói với người bán thịt chó: “Anh là đứa con trai ngoan ngoãn. Bán xong thịt thì về nhà nhé. Mẹ anh đang chờ anh ở nhà”.

Người bán thịt chó ấy tên là Tùng Bình, anh đã làm nghề này được nhiều năm. Anh sống cùng mẹ và vợ trên phố Tiền Đường. Tùng Bình tính tình rất rộng rãi khoáng đạt với thiên hạ, nhưng đối vợ mẹ ruột, anh không bao giờ có thái độ dễ chịu.

Hễ sáng sớm thức dậy, là anh cãi nhau với bà, có khi còn dùng thái độ vô cùng xấc xược thô lỗ nói chuyện. Còn người vợ lại rất nhu thuận, thường khuyên anh rằng: “Mẹ chàng đã già lắm rồi. Xin chàng đừng làm mẹ tức giận nữa”. Tùng Bình không nói gì, chỉ lặng lẽ làm tiếp công việc.

Một ngày nọ, Tùng Bình đang nấu thịt ở nhà và nhờ vợ trông chừng chỗ thịt để anh ra ngoài. Anh dẫn ra hai con chó – một chó mẹ và một chó con đực mà anh vừa mới mua ở chợ. Tùng Bình trói chó mẹ lại, xốc chó con lên vai. Anh để chúng ngoài sân và đi vào nhà lấy con dao lớn để làm thịt. Anh đặt con dao ngoài sân rồi trở vào nhà lấy cái chậu. Nhưng khi quay ra sân, anh không tìm thấy con dao ban nãy đâu hết. Anh hỏi vợ: “Nàng có lấy con dao không?”.
Cô trả lời: “Không, thiếp nào có lấy”.
Tìm một lúc, anh thấy con dao nằm dưới chỗ chó con nằm. Chú chó con thấy Tùng Bình sắp giết mẹ mình nên liền tha con dao qua chỗ nó nằm. Tùng Bình liền đá chó con ra một bên. Chó con không từ bỏ, chạy đến nằm trên cổ của mẹ nó. Nó nhe răng, vừa nhìn Tùng Bình chằm chằm vừa khóc, hai hàng nước mắt rơi xuống.

Cảnh tượng đó làm Tùng Bình sững sờ. Anh ném con dao đi, chạy vào phòng gọi lớn. Thấy chồng la lên, vợ anh cũng hốt hoảng. Tùng Bình dằn vặt: “Mình còn không bằng một con chó sao? Ngay cả một con chó cũng biết là phải nhớ đến cội nguồn của mình. Chẳng phải ta làm người cũng nên biết điều đó?”.

Sau đó, anh ra sân và nói với hai con chó: “Được rồi. Ta sẽ không giết chúng mày nữa. Chúng mày có thể ở lại đây. Ta sẽ cho chúng mày ăn uống đầy đủ. Còn nếu muốn đi thì chúng mày hãy đi đi”.

Sau đó, anh vào phòng của mẹ, quỳ xuống trước mặt bà, ăn năn: “Con xin lỗi, con đã không hiếu thuận với mẹ. Con thật là kẻ tội đồ”.
Vợ anh nói: “Từ giờ trở đi chỉ cần chàng đối xử tốt với mẹ thì gia đình ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều”.

Tùng Bình liền đáp: “Sau khi chúng ta bán nốt phần thịt chó trong nồi, anh sẽ đổi nghề để không phải giết súc vật nữa”.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 THIỀN CỦA JOSHU


Joshu bắt đầu học thiền khi ông sáu mươi tuổi và học tiếp tục khi ông tám mươi tuổi, khi ông nhận thức rõ về thiền.

Đến tuổi tám mươi ông dạy thiền cho đến lúc ông một trăm hai mươi tuổi.

Một thiền sinh một lần hỏi ông: "Nếu con không có gì trong tâm con, con sẽ làm gì?"

Joshu trả lời: "Ném nó ra ngoài."

"Nhưng nếu con không có gì hết, làm sao con có thể ném nó ra ngoài?" vị thiền sinh tiếp tục hỏi.

"Tốt," Joshu nói, "thì đưa nó ra ngoài."

Truyện cười trong ngày

 DÂN GIẦN QUAN..


Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngay, thấy quan đã ác lại hay ăn tiền, cứ có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi.

Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau, nói xấu quan. Một anh bảo:
- Ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem! 

Quan quán quạt chi quàn quan

Dân dấn dận chi dần dân Quan là quan, quan quàn dân

Dân là dân, dân giần quan.

Chẳng ngờ quan đi qua nghe được trợn mắt hỏi:

- Bay nói gì thế? 

Anh kia nói chữa:

- Bẩm quan, con bảo: “Quan quản dân, dân… cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân”.

Saturday, September 24, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Cổ Học Tinh Hoa - Lúc đi trắng, lúc về đen

 Lúc đi trắng, lúc về đen

Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.

Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua   đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh. Anh là Dương Chu chạy ra bảo:

"Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"

Lời Bàn:

Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó   thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm ru! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này.

Liệt Tử: sách của Liệt Ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh, hay Sung Hu chí đức chân kinh.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

                                                                      Một Khả Bả


(Bích Nham Lục)

Một khả bả, hay một ba tỷ nghĩa là không thể nắm bắt được, không có chỗ để nắm bắt. Thiền sư Sum Điền Ngộ Do ( Morita Goyu 1834 - 1915), bậc anh kiệt của Thiền môn thời Cận Đại, là đấng cao đức đã từng làm Quán Thủ của Vĩnh Bình Tự trong vòng 25 năm, thường ngày khi người ta hỏi gì ông cũng chỉ trả lời mấy tiếng "một khả bả" mà thôi. Việc này trở nên nổi tiếng, nên tương truyền người ta đã khổ tâm tìm biết bao cách làm cho Thiền Sư trả lời kiểu khác, nhưng kết cuộc cũng chỉ câu trả lời trên thôi.

Có một hôm nọ, Y Đằng Bác Văn ( 1841 - 1909 ), nhà chính trị gia có công lao lớn với chính phủ Minh Trị Duy Tân, thông qua sự giới thiệu của Tiến Sĩ Văn Học Tỉnh Thượng Triết Thứ Lang ( Inoue Tetsujiro, 1855 - 1944 ), đến viếng thăm Thiền Sư. Trong khi cả ba người đang ngồi nói chuyện chơi qua lại, Y Đằng bèn kể cho mọi người nghe chuyện bản thân ông trước thời Minh Trị Duy Tân đã thỉnh thoảng có mấy lần suýt chút nữa rơi vào tử địa, rồi nói rằng:

- Nghe người ta bảo trong Thiền Tông có câu " đứng trên đầu ngọn sanh tử mà vẫn được đại tự tại", tôi đây cũng thoát qua dưới lưỡi dao rồi. Dưới con mắt Thiền tăng như quý vị thì nghĩ như thế nào ?

Có nghĩa ông ta muốn nói rằng xưa nay với hình thức Thiền vấn đáp mà ngồi trên tấm bồ đoàn như các Thiền tăng như vậy thật ra chẳng ích lợi gì cả, Đang chú tâm lắng nghe câu chuyện của Y Đằng, khi ấy con mắt của Thiền Sư bổng sáng quắt lên. Ông buông liền một câu rằng:

- Người nào cũng vậy, cứ đem chuyện quá khứ của mình mà nói, thật không ra gì!

- Quả xin thua ngài ! Y Đằng cúi đầu bái phục đáp.

Đây là câu chuyện về "một khả bả" căn cứ trên diệu dụng vô tâm của vị Thiền Sư.

Truyện cười trong ngày

 Đồng đội

Đi ngân hàng rút tiền, dừng xe bên ngoài còn dặn thằng bạn là nếu có người đến phạt xe thì nhớ báo cho tôi biết một tiếng. Quả nhiên vừa vào được vài phút đã có cảnh sát giao thông đến. Thằng bạn kia xông vào trong ngân hàng gào ầm lên: Đại ca, cảnh sát đến, chạy mau!!! Mẹ nó chứ, cả một cái đại sảnh to mấy chục con người lập tức yên lặng không một tiếng động, sau đó cả đám đông ùn ùn chen nhau chạy ra khỏi ngân hàng như lũ quét. Tôi bị 5,6 nhân viên bảo vệ ấn xuống đất… Con mẹ nó oan chết đi được, đúng là không sợ đối thủ giỏi như thần, chỉ sợ đồng đội ngu như lợn

Friday, September 23, 2022

Suy Niệm Trong Ngày


 

Truyện ngắn - Chuyện để đời

                                                                        Chuyện để đời


Chuyện xảy ra trong buổi lễ tốt nghiệp cho các Bác sĩ ở Anh năm 1920, có sự tham dự của Thủ tướng Anh thời đó. Trong buổi lễ, như thông lệ, trưởng khoa đứng lên chia sẻ kinh nghiệm với những sinh viên mới ra trường. Lần này ông kể về một sự cố đã xảy ra với ông:

 "lần ấy đã quá nửa đêm, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa nhà mình. Khi mở ra tôi thấy một phụ nữ lớn tuổi đang hoảng hốt và bà nói với tôi: "Ôi bác sĩ ơi, con tôi đang bệnh rất nghiêm trọng, xin ông hãy cứu nó”!

Tôi vội chạy ra theo bà ta đến nhà họ mà không kịp nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra. Hôm đó là một đêm giông bão và rất lạnh, trời mưa như trút, lái xe rất nguy hiểm nhưng tôi không kịp lo cho mình nữa.
Nhà bà ta ở ngoại ô Luân Đôn, và sau một hành trình khó khăn, chúng tôi mới tìm đến nơi. Bà sống trong một căn phòng nhỏ với con trai. Khi bước vào phòng, tôi thấy cậu bé nằm trên giường kê ở góc phòng và đang rên rỉ vì đau đớn.

Sau khi tôi khám và kê đơn cho đứa trẻ người mẹ đưa cho tôi một ít tiền. Tôi từ chối và nhẹ nhàng nói với bà rằng tôi không thể nhận vì họ cần chúng hơn tôi nhưng tôi sẽ chăm sóc con bà cho đến khi cậu bé khỏe lại. Trưởng khoa kết thúc bài diễn văn bằng câu:

“Đây chính là cách hành nghề y thực sự vì trở thành Bác sĩ tức là đến gần nhất với Lòng Nhân Ái và là một trong những nghề nghiệp gần gũi nhất với Thiên Chúa"!

Ngay khi Bác sĩ trưởng kết thúc bài phát biểu của mình, Thủ tướng đã bước ra khỏi chỗ ngồi và tiến lên bục giảng.

Ông nói với Trưởng khoa: “Hãy cho phép tôi được hôn tay ông. Tôi đã tìm ông suốt hai mươi năm nay vì tôi chính là đứa trẻ mà ông đã cứu trong câu chuyện vừa rồi. Ôi, mẹ tôi sẽ hạnh phúc và yên lòng yên nghỉ. Trước khi lâm chung bà đã tha thiết yêu cầu tôi đi tìm ông để cảm tạ lòng tốt của ông với chúng tôi khi chúng tôi rơi vào cảnh nghèo khổ”. Đứa trẻ đáng thương ngày nào chính là Sir Lloyd George, người đã trở thành Thủ tướng Anh!

Cổ Học Tinh Hoa - Chuyện nồi cơm của Khổng Tử

 CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ


 Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử
Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …
Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

                                                       Đức Phật và đống phân bò


Một thi sĩ nổi tiếng tên là Su Tung-po (1036 - 100) trong triều đại Song đã viết rất nhiều bài thơ về triết lý Phật giáo, ông tự cho rằng mình là người mộ đạo.  Ông được chỉ định trong nhiệm vụ giám đốc của ngành văn học cho toà án của hoàng cung.

 Một ngày kia ông đến thăm một ngôi chùa và hành thiền với vị tu sĩ Buddhastamp.  Sau một ít lâu, thi sĩ Su hỏi vị Tăng:

 "Nhìn vào tôi.  Tôi đang ngồi đây để hành thiền.  Tôi giống cái gì?

Thiền sư Buddhastamp nhìn chăm chú vào thi sĩ một lúc và nói,

 "Thưa Ngài, ông rất trang nghiêm, khoẻ mạnh và hoà nhã.  Ông giống như một tượng Phật."

 Thi sĩ Su đã rất hài lòng với câu trả lời.

Một lúc sau, lần này thiền sư Buddhastamp hỏi thi sĩ Su.

 "Thưa Ngài, tôi cũng đang ngồi đây để hành thiền.  Tôi giống cái gì?

 Vị thi sĩ suy nghĩ, vị Tăng này luôn luôn lấy phần hơn mỗi khi chúng ta cuộc tranh luận về bất cứ đề tài nào.  Bây giờ, ta phải thừa cơ hội thắng lần này.  Và rồi, ông ta nói,:

 "Ông giống như một đống phân bò."

 Lần này, vị Tăng sĩ chỉ mỉm cười và đã không tranh luận với ông ta gì hết.

 Cứ nghĩ rằng ông ta đã thắng trong cuộc tranh luận kỳ này, thi sĩ Su đã đi nói với tất cả mọi người trong thị trấn về việc ông đã làm, cho tới khi người em gái của ông nghe được câu chuyện này.

 "Người anh yêu dấu của tôi ơi. Anh đã hoàn toàn thua trong cuộc tranh luận đó" người em gái nói như vậy."

 "Cái gì!? tôi chắc chắn rằng vị Tăng sĩ đã chết lặng đi.  Anh đã thua trong cuộc tranh luận đó như thế nào?

 "Anh ơi, vị Tăng sĩ với trái tim được đầy ấp với bản chất Đức Phật, bởi vậy ông đã nhìn thấy anh như là một vị Phật.  Nhưng trái tim anh thì chứa đầy những đống phân bò, và bởi vậy anh đã nhìn ông ta như là đống phân bò."