Đóng cửa sau 3 giây
Nhà tôi có một cái máy giặt, lúc xả nước ra, nghe thấy tiếng lách cách, rất ồn. Nhân viên bảo trì đến mở ra xem, thì ra là có một đồng tiền xu kẹt ở bên trong.
Lấy tiền xu ra xong, nhân viên bảo trì tiện tay vệ sinh máy giặt luôn, và nói rằng máy giặt sau một thời gian là phải làm vệ sinh, nếu không sẽ sinh ra vi khuẩn, vi khuẩn bám vào quần áo mặc vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
Sau khi máy giặt được sửa xong, người thợ này mang thùng đồ nghề đi ra khỏi cửa, chào tạm biệt tôi rồi đi về.
Tôi không đóng cửa ngay lập tức, mà đứng vịn vào đầu cầu thang chờ cho đến khi anh ấy đi xuống hết cầu thang, rồi mới nhẹ nhàng đóng cửa vào.
Tại sao lại như vây?
Đóng cửa sau 3 giây, sẽ tạo cho người khánh cảm nhận được sự tôn trọng. Bởi vì nếu người khách vừa bước ra, từ phía sau nghe thấy phập một tiếng thì một cảm giác hụt hẫng sẽ lập tức xuất hiện.
Thói quen đóng cửa sau 3 giây này là thói quen tôi học được từ một vị khách hàng 3 năm về trước.
Lần đó bởi vì công việc khá gấp, nên cuối tuần tôi vẫn phải đến nhà khách hàng lấy một số tài liệu.
Khi chân tôi vừa mới bước ra khỏi nhà khách hàng, ở phía sau liền nghe thấy tiếng đóng cửa “phập”!
Tiếng động đó làm tôi thấy hụt hẫng…
Tôi tin rằng không phải là khách hàng cố ý, nhưng, cho dù nghĩ như vậy, thì việc đóng ở đằng sau tôi trong chớp nhoáng vẫn khiến tôi cảm thấy một sự lạnh lẽo.
Tôi có cảm giác như mình không “được tôn trọng”.
Nhà văn người Nga Ivan Sergeyevich Turgenev, có một lần vào một buổi chiều mùa đông, ông đi tản bộ ở khu vực gần nhà mình.
Đột nhiên có một người ăn mày lớn tuổi quần áo tả tơi, quỳ rạp xuống đất, chìa bàn tay vừa dơ bẩn vừa hôi hám về phía ông, nói: “Thưa ngài, ngài có thể cho tôi xin một chút đồ ăn được không ạ?”.
Ivan Sergeyevich Turgenev nhìn người ăn mày thân thể gầy yếu, rồi lục túi quần túi áo của mình xem có còn chút bánh quy hoặc bánh mì nào để cho ông lão này không.
Một lúc, ông mới nhớ ra là không có mang theo đồ ăn. Lúc đó ông cảm thấy thật có lỗi, khuôn mặt đỏ bừng cả lên. Ông ngồi xổm xuống, nắm chặt bàn tay ông lão ăn mày, thành khẩn nói: “Ông bạn, thật xin lỗi, vì tôi không có chút đồ ăn nào để cho ông”.
Không ngờ, ông lão này liền lập tức đứng dậy, nắm lấy tay của Ivan Sergeyevich Turgenev, mặc dù nước mắt đã chảy trên tràn khắp khuôn mặt, nhưng ông vẫn mỉm cười trả lời: “Xin cảm ơn ngài, như vậy là đã đủ rồi”.
Từ trước đến giờ ông lão ăn mày này chưa bao giờ gặp được người nào tôn trọng ông như Ivan Sergeyevich Turgenev, không xa lánh ông, mà ai còn nắm tay ông gọi ông là “ông bạn”.
Vì thế, ông lão ăn mày nghĩ không có đồ ăn thì cũng không sao, thiện ý này với ông đã là đủ lắm rồi.
No comments:
Post a Comment