Wednesday, June 30, 2021
Truyện ngắn - Dục vọng
DỤC VỌNG
Cổ Học Tinh Hoa
HẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN
Vua Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, ,bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không?”
Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác nào cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác nào tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì còn được ích gì? Cứ như tôi đây mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng, một dạ với vua; dưới thì không a dua vào bè kết đảng với ai; những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng đựng. Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần.”
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Ở Thời Gian Ngắn
Một vị thiền sư nổi tiếng tiến đến trước cổng hoàng cung. Không người lính gác nào ngăn cản ông ta khi ông vào trong cung điện nơi vua đang ngồi trên ngai vàng.
"Thiền Sư muốn gì" Vua lên tiếng hỏi khi nhận ra vị khách.
"Tôi muốn có một nơi để ngủ trong quán trọ này," vị thiền sư trả lời.
"Nhưng đây không phải là quán trọ," Vua trả lời, "Đây là lâu đài của ta."
"Tôi có thể hỏi ai là người chủ toà lâu đài này trước Ngài?"
"Cha của ta. Ông đã chết rồi."
"Vậy ai là chủ trước cha của Ngài?"
"Ông nội của ta. Ông cũng chết rồi."
"Và nơi này là nơi người ta sống một thời gian ngắn rồi lại ra đi - Có phải Ngài đã nói rằng nó không phải là quán trọ?"
Thực sự dũng cảm
Bên hồ cá sấu, ba viên sĩ quan đang tranh cãi xem lính của ai dũng cảm hơn. Vị thứ nhất ra lệnh cho người lính của mình:
- Hãy bơi qua cái hồ này!
- Anh lính ái ngại tuân lệnh và bơi thật nhanh qua hồ, thoát hiểm. Chẳng mảy may ấn tượng, sĩ quan thứ hai hét lên với cấp dưới của mình: Nhảy xuống hồ và trụ lại đó 10 phút!
- Mặt dù rất sợ nhưng anh lính cũng miễn cưỡng làm theo lệnh trên. Sau 10 phút đánh nhau với đàn cá sấu, anh ta may mắn lên được bờ.
- Viên sĩ quan thứ ba lên tiếng với người lính của mình: Hãy nhảy xuống đi và chứng minh là anh dũng cảm hơn họ!
- Người lính này tiến lên dằn từng tiếng vào mặt đám sĩ quan: Tôi có thể xuống hồ và giết sạch lũ cá sấu, nhưng đó là một mệnh lệnh ngu ngốc, một sự hy sinh vô nghĩa. TÔI KHÔNG XUỐNG!
- Vị sĩ quan thứ ba mỉm cười trước sự ngạc nhiên của hai người kia: Tôi cho rằng anh ta mới thực sự là dũng cảm!
Tuesday, June 29, 2021
Truyện ngắn - Qủy thần bất trắc
QUỶ THẦN BẤT TRẮC
Mấy ông bầu gánh hát bội thường khoe khoang: -Ban đêm tôi không bao giờ sợ ăn trộm, đồ đạc cứ để bừa bãi sau khi vãn hát, sáng ra áo mão đều còn nguyên, nhất là khi hát ở đình làng. Nếu hỏi lý do thì mấy ổng trả lời vu vơ: -Ăn trộm với hát bội thờ chung một tổ! Tại sao chung một tổ? Theo suy luận của chúng tôi thì kẻ trộm và đào kép hát bội giống nhau ở điểm thay hình đổi dạng, nhất là trong trường hợp kẻ trộm thuộc vào loại “ăn trộm tài.” ở lẩn quẩn trong xóm. Hắn phải bôi lọ, vẽ râu để không có ai nhận được tung tích. Xưa kia, tại làng nọ có ngôi đình nhỏ, tất cả các món tứ khí (đồ thờ phượng) đều bằng vàng, bằng bạc. Nhiều kẻ động lòng tham, lẻn đến để đánh cắp nhưng hỡi ôi, sau khi thi hành thủ đoạn bất lương, chẳng ai ra khỏi sân được. Tay kẻ trộm như tê cóng, co rút lại. Hắn đành lê lết, kêu rú rồi bị bắt tại trận vào sáng hôm sau. Thần thánh linh thiêng, nhưng đôi khi vì bận rộn đi chầu Ngọc hoàng nên kẻ trộm vào đình, vơ vét vài món đồ rồi về nhà, bình yên vô sự. Dè đâu hôm sau khi trở về thì thần thánh làm điềm, khiến cho một đứa bé “lên xác.” điểm chỉ đúng danh thủ phạm. Bởi vậy, suốt mấy năm liền, trong đình không bao giờ mất mát. Đến năm nọ, như thường lệ vào dịp kỳ yên, các vị thân hào và bô lão rước gánh hát đến, hát liên tiếp mấy đêm. Đâu vào khoảng đầu canh tư, tuồng hát tạm chấm dứt, ai về nhà nấy, đào kép nằm xuống ngủ khò, sau khi thay xiêm y. Một tên trộm nghĩ ra sáng kiến kỳ diệu để lấy trộm những món quý giá trong đình. Hắn đến chỗ đào kép đang ngủ, lấy áo giáp mặt vào mình, lấy mão đội lên đầu. Hắn không quên đeo râu, lấy phấn son tô đầy mặt. Làm như thế mà hắn vẫn chưa yên tâm. Hắn xuống bờ sông, móc bùn đất dưới bãi mà trét vào chân tay. Đâu đó xong xuôi, hắn cười thầm: -Như vầy thì làm sao thần thánh nhận ra được! Lát sau, hắn tiến vào chính điện. Công việc đầu tiên là đạp đổ chiếc ngai. Chiếc ngai ngã sập xuống. Hắn nhủ thầm: -Thần linh phải chạy trốn, không còn chỗ ngồi. Rồi hắn thẳng tay vơ vét mấy chiếc ấm bằng vàng, mấy bộ chén bằng bạc để sẵn trên bàn thờ. Sau cùng, hắn ung dung ra khỏi sân đình vào lúc gà gáy rộ, báo hiệu canh năm. Trời vừa hừng sáng, viên chính tế bỗng thức dậy, đạp xô bàn ghế trong nhà khiến vợ con la hoảng: -Ông làm gì vậy? Đêm rồi uống rượu say mèm về đây ngủ một giấc mà chưa tỉnh hay sao? Viên chính tế chạy thẳng ra đường cái rồi đến chính điện của đình làng mà quát mắng: -Chúng bây tội nặng lắm. Tại sao không canh chừng, đồ đạc của ta mất hết rồi. Dân làng tụ họp lại, nghĩ rằng thần linh đã nhập vào xác viên chính tế. Họ kiểm soát lại thấy mất tất cả những món bằng vàng bạc, chiếc ngai thì gãy đổ. Chẳng một ai dám trả lời, cứ quỳ lại để nghe quở mắng. Hồi lâu, một vị bô lão thử lên tiếng: -Xin thần linh tha thứ cho, từ bao lâu rồi chẳng có đứa nào dám vào đình. Là người phàm mắt thịt, làm sao chúng con biết hình dáng kẻ trộm. Xin thần linh mách bảo, lập tức chúng con đánh nó mềm xác về tội phạm thượng chứ chúng con đâu dung túng. Thần linh cứ giậm chân mà trả lời: -Đêm rồi, bọn ngươi dâng rượu, dâng xôi thịt cho ta. Ta uống hơi nhiều, phần mệt vì xem hát nên không chú ý. Đứa bất lương hất ta ra khỏi ngai. Vị bô lão bèn nài nỉ: -Xin thần linh chỉ dạy sơ qua hình dáng đứa gian, mập hay ốm, cao hay thấp, nước da trắng hay đen để chúng con truy tìm. Thần linh đáp: -Hình dáng đứa ấy lạ lùng quá, đầu đội mão công chúa, mình mặc áo giáp tướng cướp, chân tay đen thui, miệng thì có râu như kẻ nịnh. Phải tìm kiếm, để trễ thì ta quở mắng. Nói xong thần linh “thăng.”khỏi xác. Dân làng theo dõi mãi nhưng dễ gì biết chính danh thủ phạm là ai. Đúng là kẻ bất lương đã vào đình, mặc áo mão của đào kép để thay hình đổi dạng. Rốt cuộc, họ đành góp tiền, mua sắm vài món khác rẻ tiền hơn để đền bù cho thần linh. Chuyện trên đây chứng tỏ rằng kẻ khôn ngoan có thể làm những chuyện bất ngờ mà thần thánh chẳng đoán trước được. Có người cho rằng kẻ trộm nếu muốn vào đình làng vẫn có thể dùng thủ đoạn khác, khó nhọc hơn: hắn bò ngược, day đầu ra ngoài sân, dùng hai chân mà quơ quào, thần thánh chỉ thấy chân chứ không thấy cái mặt của hắn trong bóng tối. |
Cổ Học Tinh Hoa
CON CÒ VÀ CON TRAI
Nước Triệu toan đánh nước Yên, Tô Tần, vì nước Yên, sang nói với vua nước Triệu là Huệ Vương rằng:
“Vừa rồi tôi đi qua bên bờ sông Dịch Thủy, tôi trông thấy con trai đang há miệng phơi mình trên bãi, có con cò đâu đến, mổ ngay vào thịt trai. Trai liền ngậm miệng, cắp chặt lấy mỏ cò.
Cò nói: “Hôm nay không mưa, ngày mai không mưa, thế nào trai cũng phải chết”. Trai nói: “Hôm nay không rút được mỏ, ngày mai không rút được mỏ, thế nào cò cũng phải chết”.
Hai bên găng nhau, chẳng ai chịu ai. Bỗng đâu có người đánh cá đi qua, trông thấy thộp được cả trai lẫn cò...
Nay mà nước Triệu đem quân sang đánh nước Yên, nước Yên tất phải chống lại. Hai bên đánh nhau lâu, hại người tốn của, chắc là suy yếu cả. Tôi e nước Tần thừa cơ ấy, đem quân chụp cả hai nước như người đánh cá chụp cả trai lẫn cò, thì lúc bấy giờ hối cũng không kịp. Dám xin vua thử nghĩ kỹ lại xem”.
Huệ Vương cho là nói phải, bèn đình việc đánh Yên.
Chiến Quốc Sách
GIẢI NGHĨA
Chiến Quốc sách: bộ sách này còn được gọi là Trường Đoản Như của Lưu Hướng đời Hán làm ghi chép những việc về đời Chiến Quốc.
Tô Tần: người thời Chiến Quốc, là một nhà du thuyết giỏi, có công đi liên hợp được sáu nước để chống lại nước Tần. Mạnh Thường Quân thấy Tô Tần đến, đột ngột đem chuyện quỷ thần hỏi, cố ý làm cho khó khăn Tôn Tần không nói ra làm sao được nữa. Không ngờ Tô Tần ứng biến lanh, lấy ngay chuyện quỷ thần làm thí dụ mà nói đến mình.
Mạnh Thường Quân: con vua nước Tề thời Chiến Quốc, họ Điền tên Văn làm Tướng Quốc nước Tề có tiếng là người hào hiệp, trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn người khách.
Triệu: tên một nước lớn thời Chiến Quốc, ở vào phía nam tỉnh Trực Lệ, phía bắc Tỉnh Sơn Tây bây giờ.
Yên: Một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên (Liêu Ninh),
Trực Lệ (Hà Bắc) và một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ). Dịch Thủy: tên một con sông qua Trực Lệ.
Tần: tên nước mạnh nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc (ở vào tỉnh Thiểm Tây bây giờ) đến đời Thủy Hoàng, nước Tần chiếm được cả sáu nước mà nhất thống thiên hạ.
LỜI BÀN
Trai, cò vì găng nhau mà cả hai con cùng bị hại trong tay người đánh cá. Cái bài: "Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi” này cũng như nhiều bài trong các sách tây: “Con cò và hai người tranh nhau”, “Con khỉ chia phó mát cho hai con mèo”...đều có ý khuyên người ta không nên tranh giành chọi lẫn nhau. Hai nước tranh nhau, thì hao người, tốn của tai hại đã đành. Hai người tranh nhau thì tất sinh kiện cáo. Mà “vô phúc đáo tụng đình”, thua được chưa biết thế nào, hãy biết có bao nhiêu thầy kiện, thầy cò, những phường tham nhũng ở giữa thời cơ dòm dỏ để cầu lợi, rất thiệt hại cho cả hai bên. Vậy ta chẳng nên găng nhau, chống nhau làm gì. Nhỏ thì tốn tiền. Lớn thì hại nhà, lớn nữa thì hại nước. Ta phải lấy câu “Dĩ hòa vi quý” mà cư xử nhún nhường nhau là hơn.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
TÁNH TÒ MÒ
Truyện cười trong ngày
Thân quen
Máy vi tính hỏi virus: "Cậu từ đâu đến đây thế?".
- Thế cậu ở đâu ra?
- Tớ đến từ USA.
- Vậy tớ là hàng xóm của cậu rồi. Tớ đến từ… USB.
Monday, June 28, 2021
Truyện ngắn - Được phép vấp ngã
Được phép vấp ngã
Cổ Học Tinh Hoa - Cách phục lòng người
CÁCH PHỤC LÒNG NGƯỜI
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Tim Tôi Bừng Cháy Như Lửa
Truyện cười trong ngày
Ấn tượng nhất
Thày giáo hỏi:
- Trong năm học vừa qua, nhân vật nào gây ấn tượng mạnh nhất đối với các em?
- Một học trò trả lời: Thưa thày, Napoleon ạ.
- Trò khác: Thưa thày, Lincoln ạ.
- Đến lượt John, cậu bé cứ ấp úng mãi: Thưa thày.... bố em ạ..., nhất là lúc bố xem điểm tổng kết cuối năm của em.
Sunday, June 27, 2021
Truyện ngắn - Lời hứa
Lời hứa
Cổ Học Tinh Hoa
KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU
Ví như bây giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau thì nhà vua nghĩ như thế nào?
Văn Quân nói:
Bao nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả. Vì tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau thì ta tất đem trị tội thật nặng.
Mặc Tử nói:
Bao nhiêu người trong thiên hạ đều là tôi con của trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua, nay nhà vua đem quân đánh Trịnh thì há tránh khỏi được vạ trời hay sao!
Văn Quân nói:
Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí của trời. Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh.
Mặc Tử nói:
Vua nước Trịnh ba đời giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh mà nói rằng :”Ta đánh Trịnh là thuận ý trời” thì là nghĩa thế nào? Vì như ngay đây có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng:”Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó”. Nói như thế có nghe được không?
Mặc Tử
Lỗ Dương: tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bây giờ.
Can: nói để ngăn ai đừng làm việc gì
Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường cứ hay viện lẽ nọ, cớ kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì cớ gì cũng vẫn không được chính đáng. Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thánh thần đấy.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Hà Tiện Lời Dạy
Truyện cười trong ngày
Tiết kiệm
- Thầy: Em hãy lấy ví dụ minh họa cho tiết kiệm
- Trò: Thưa thầy! Em có 1 chậu nước, đầu tiên em rửa mặt, sau đó vo gạo, rửa bát và sau đó em mang tưới cây ạ.
- Thầy: !!!
Saturday, June 26, 2021
Truyện ngắn - Thứ của mình người khác lấy mất, ông trời sẽ trả lại
THỨ CỦA MÌNH NGƯỜI KHÁC LẤY MẤT, ÔNG TRỜI SẼ TRẢ LẠI CHO
Cổ Học Tinh Hoa
Say, Tỉnh, Đục, Trong
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
LỄ BÁI
Ngày xưa ở Trung quốc, Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận, khi đã đạt đến tột đỉnh thành tựu tâm linh, vẫn chí thành lễ bái Phật. Một đệ tử nghi ngờ hỏi:
- Hoà thượng cầu Phật hay cầu Đạo?
Sư đáp:
- Phật, Đạo đều chẳng cầu.
Đệ tử lại hỏi:
- Tại sao hoà thượng lễ bái?
Sư đáp:
- Chỉ lễ bái thôi.
Lễ bái cao cả như vậy. Lễ bái trước một người hay một cái gì khác mà trong đầu che dấu động cơ nào đó thì chẳng là gì. Lễ bái khi gặp một người quen là vô nghĩa. Nhưng “chỉ lễ bái thôi,” ấy là thấy Đạo. Hành động dựa trên
cái thấy chân lý là hành động vĩ đại nhất.
(Bước Đầu Đọc Thiền)
Truyện cười trong ngày
CHÚA TỂ RỪNG XANH
Một con sư tử thức giấc vào một buổi sáng cảm thấy mất trật tự và kém cỏi. Nó đi ra ngoài và dồn một con khỉ nhỏ vào góc và gầm lên:
- ”Ai là người hùng mạnh nhất của muông thú rừng xanh?”
Con khỉ run rẩy nói:
- ”Ngài, thưa ngài sư tử vĩ đại !”
Sau đó, sư tử đụng đầu một con bò và rống lên mãnh liệt:
- ”Ai là người hùng mạnh nhất của muông thú rừng xanh?” Con bò hoảng sợ lắp bắp:
”Ồ thưa ngài sư tử vĩ đại, ngài là thú rừng vĩ đại nhất trong rừng !”
Tiếp theo, sư tử vênh váo đi tới một con voi và gầm lên:
- ”Ai là người hùng mạnh nhất của muông thú rừng xanh?”
Nhanh như chớp, con voi dùng vòi chộp con sư tữ, đập nó vào một thân cây nhiều lần.Sau đó con voi dậm lên con sư tử cho tới khi nó trông như một cái bánh bắp rồi bước đi.
Con sư tử bật ra một tiếng kêu đau đớn, nâng đầu lên một cách yếu ớt và kêu phía sau con voi:
- ”Chỉ bởi vì ông không biết câu trả lời, ông đừng có quá khó chịu về điều đó !”
Friday, June 25, 2021
Truyện ngắn - Câu chuyện về sự lựa chọn
CÂU CHUYỆN VỀ SỰ LỰA CHỌN