Nhớ Noel và Tết Ở Quê Xưa
Nguyễn Tân
Mỗi năm tết đến, người Việt hải ngoại có mấy ai náo nức đón xuân. Rất nhiều người ba ngày tết vẫn đi đến sở làm như thường lệ. Tuy trong nhà cũng có dưa hấu, kẹo mứt, bánh tét bánh chưng, đôi khi có cả cành anh đào hoa nở đỏ rực, nhưng không khí tưng bừng như những ngày xưa cũ bên nhà không co`n ti`m thấy.
Tôi rời xa đồn điền cao su Dầu Tiếng, Bi`nh Dương ngày co`n nhỏ quá, nhưng nỗi nhớ thương quê cũ luôn canh cánh bên lo`ng. Bởi thế, suốt tuổi thanh niên, vi` chiến tranh nên tôi phải ở miền Trung, chẳng có dịp nào về thăm quê xưa, nhưng từ ngày ra sinh sống nơi hải ngoại, mỗi lần có dịp về VN, là tôi lại đem cả gia đi`nh về nơi chôn nhao cắt rún. Nhưng hầu hết là trong dịp hè, khi các con tôi nghỉ học, chưa có lần nào được về ngay dịp tết, để thưởng thức lại hương vị chua chua dốt dốt của chùm me rốp, của trái gùi vàng và không khí nô nức vui tươi ở trong làng.
Hồi đó cứ mỗi lần mùa Nô-En đến, là rừng cao su bắt đầu thay lá, giơ cành khẳng khiu lên bầu trời đầy sương mù trắng đục. Cái lạnh căm căm của mùa đông làm cho điếu thuốc rê trên môi những người thợ cạo mủ lập loè, khói thuốc làm ấm lo`ng và xua đi đàn muỗi đói đang bay xà vào mặt. Mùa này vi` cây không co`n lá, nên lượng mủ cạo được rất ít. Bởi thế từ đây cho đến những ngày cận tết, người ta thay vi` cạo mủ, thi` đi nhổ những máng đã được đóng vào thân cây để hướng dẫn mủ nước chảy vào tô. Những máng này trông hơi giống cán của cái muỗng ăn phở. Sau một năm dài, những máng này đã bị mủ khô dính vào tèm lem, bây giờ phải nhổ đem về để làm sạch lại.
Trẻ con, người lớn đều làm được công việc này, họ bỏ máng vào một thùng lớn, nấu chung với nước xà bông, sau đó dùng bàn chải sắt chà cho sạch, rồi bó lại từng hai chục một. Chủ hãng trả tiền tính theo bó. Đây là số tiền bọn con nít thích nhất vi` chính tự tay mi`nh làm ra, và đến tết mới có chút tiền may áo mới hoặc mua quà.
Thời chế độ TT Ngô Đình Diệm, bài bạc bị cấm dữ lắm, nhưng ba ngày tết thi` lại được tự do, xả láng. Trong những làng lớn, đều có treo đèn kết hoa ngoài Nhà Thông Tin, quốc kỳ bay phấp phới trên cột cờ cao ngất.
Dân phu cạo bắt đầu nghỉ từ ngày hăm tám. Ngày làm cuối năm, họ mang sẵn quần áo sạch sẽ khi đi làm, đến trước khi về, thay bộ đồ dính đầy mủ cao su ra, vất ngay tại chỗ, để hy vọng bỏ hết mọi xui xẻo vất vả của năm cũ tuốt ngoài rừng. Người nào gốc gác ở Bến Súc, Thanh An, Thanh Tuyền, Cỏ Trách thi` lo thu xếp về xứ để ăn tết. Co`n dân làng thi` ai có nhiều tiền sẽ đi Thủ Dầu Một, đi Tây Ninh sắm tết; Người ít tiền thi` đua nhau đi ra chợ quận.
Những ngày này hàng hoá tràn ngập ngoài chợ, nhưng một thằng bé tám tuổi như tôi, chỉ ước mơ mấy cuốn tập, vài cây bút. Đồ chơi thi` một bọc dây thun, tay cầm chùm me chín, ngước mắt ngẩn ngơ nhi`n lên tấm phông quảng cáo của đoàn Bích Sơn Ngọc An diễn tuồng Lá Đào Rơi, với cây cười Ngọc Phu đẹp trai quá xá. Vi` là dịp tết nên anh tôi đặc biệt cho tôi đi theo vô coi, với giá phân nửa vé người lớn. Chúng tôi mua hạng cá kèo, nên phải ngồi ghế thật xa sân khấu, nhưng tôi vẫn nhận thấy rằng cô Bích Sơn xinh đẹp thật, đẹp co`n hơn nàng tiên trong truyện cổ tích.
Tuy là được nghỉ trước và sau tết cả tuần, nhưng ai cũng thấy ngày vui qua rất nhanh. Tiếng phèng la của đoàn Sơn Đông mãi võ mới rút qua làng khác, thi` lại đến tiếng trống múa lân thôi thúc bọn con nít áo đứt cúc banh rốn, miệng còn đang nhai cơm, nhưng chân chạy không bén đất ra coi, sợ tụi nó .. coi hết.
Chiếc xe bán thuốc của nhà thuốc Võ Văn Vân cũng thu hút không ít khán giả và khách hàng. Họ bán từ dầu cù là, thuốc bổ, phong ngứa mề đay, lác khô lác ướt, cho tới thuốc bổ thận, điều kinh và cả rượu ngâm cắc kè. Sau một hồi giới thiệu các món thuốc, Quảng Cáo Viên bèn hát tặng khán giả bằng bài hát:
-Anh lùn nào thấp, anh lùn nào cao? Hai anh bằng nhau..
-Thùng thau thiếc, thùng lủng thùng bể..
Hoặc:
- Kìa Na Tra với ông Tề đấu phép, phép Na Tra bị ông Tề thâu hết, thế là Na Tra phải thua ông Tề..
Đêm đến, ngoài nhà làng treo đèn măng sông sáng như ban ngày, có tổ chức nhảy bao bố lãnh quà, bịt mắt đập nồi, kế bên đó là xóc đĩa, bầu cua cá cọp.. ôi thôi vui không kể xiết.
Có nhiều khi đang cuộc vui, bỗng có tiếng kẻng từ trên chòi canh giữa làng báo động. Già trẻ lớn bé chạy về nhà vác chổi chà, bao tải ướt đi cứu hoả.
Ngày còn quân Pháp đóng tại làng, mỗi đồn bóp đều có một chòi canh cao vút. Đứng nơi đây có thể trông xa mấy cây số. Khi hết chiến tranh, hãng dùng chòi này làm chòi canh lửa. Đến mùa lá rụng dầy cả gang tay, mà rừng bị cháy thi` thiệt hại vô cùng, cây cao su sẽ bị mất sức và không co`n cho mủ nhiều được. Bởi thế nên khi có cháy , tất cả già trẻ lớn bé đều phải đi chữa lửa. Thầy Xu, ông Cai, ông Gạc, sẽ điểm danh những người đi dập tắt lửa, tuỳ theo lứa tuổi, đám cháy lớn hay nhỏ, lâu hay mau mà sẽ phát tiền nhiều hay ít.
Có thêm ít tiền tiêu tết nên ai nấy đều hỉ hả. Mãi sau này, mấy anh tôi nói lại là cháy vườn cao su chính là do đám thanh niên trong làng đốt chứ ai. Thứ nhứt là họ nhận thấy lương trả cho công nhân quá ít, chỉ riêng mủ chảy tràn ra đất, gọi là mủ đất đã dư trả rồi, còn mủ miệng, mủ chén, mủ nước đều là lợi nhuận chuyển về Pháp cho chủ nhân. Bởi thế mi`nh đốt vườn để kiếm thêm chút tiền tiêu tết cho cả làng là điều nên làm. Nếu bị bắt thi` chắc chắn là đi tù, nhưng sức mấy mà bắt được. Họ cột một vài cây diêm vào cây nhang hay điếu thuốc lá, kèm theo bình dầu hôi, canh cho đến lúc rời xa chỗ đó, hay về nhà một lúc lâu thi` cây diêm mới bén lửa mà cháy qua dầu. Lúc người gác lửa phát giác, đánh kẻng lên thi` đám cháy đã bùng to lên rồi.
Người anh lớn của tôi đã đi Sài Gòn học nghề sửa xe, nên có một năm, nhân dịp tết tôi được đi thăm anh. Ngày ấy tôi thấy đường xa diệu vợi. Từ trong làng ra chợ quận chừng bảy cây số, rồi lên xe đo` đi Thủ Dầu Một. Tới đây thi` tôi đã say xe ói ra mật xanh, má tôi mua một ít trái sa bô chê cho tôi ăn, nhưng sau đó lại ói ra hết. Từ đó cho tới bây giờ, tôi vẫn còn sợ khi ngửi thấy mùi loại trái cây này.
Đây là chuyến đi xa nhà đầu tiên, nhờ thế tôi mới nhi`n thấy Thủ Dầu Một với đường phố rộng rãi, có những hàng cây dầu cao lớn mọc hai bên lề đường, buông xuống những trái dầu quay tít vi` có hai cánh chuồn. Thành phố này có nhiều ngôi chùa nổi tiếng đẹp đẽ và một nhà thờ chính toà cổ kính trên ngọn đồi.
Những người bây giờ trên năm mươi tuổi, đã từng đi trên xe đo` Bi`nh Dương - Sài Gon, không biết có ai co`n nhớ giọng rao thê thiết của ông già mù:
- Ai, nem Lái Thiêu đây. Lái Thiêu đây?
Rừng cây cao su vùn vụt bỏ lại sau lưng, hết lau sậy lại tới rừng le dầy bịt, nhưng dọc đường cũng có vài loài hoa đang khoe sắc thắm với chúa xuân, từ mầu tím của hoa mua, hoa sim cho đến màu vàng của cây mai đang nở rộ.
Kỷ niệm những ngày tết thời thơ ấu đã dần dần lạt phai, nhưng hi`nh bóng cây mai nở ven rừng, rung rung trong cơn gió sớm chắc tôi co`n nhớ mãi .
Nguyễn Tân
No comments:
Post a Comment