Quần sách quần lực
Câu thành ngữ này có nghĩa là mọi người cùng nghĩ cách, cùng gắng sức.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Pháp Ngôn-Trọng Lê".
Dương Hùng là nhà văn và nhà triết học nổi tiếng thời Tây Hán, ông giỏi về văn chương, nhất là về mặt từ vựng, được tất cả cả mọi người khen ngợi. Về sau, ông chuyển sang nghiên cứu triết học, cũng đạt được thành tích xuất sắc. ông đã mô phỏng hình thức "Luận ngữ" của Khổng Tử, viết ra quyển "Pháp Ngôn". Trong đó bài " Pháp Ngôn- Trọng Lê" đã thuật lại đoạn lịch sử nổi tiếng về cuộc giành giật giữa Hán vương Lưu Bang và Tây Sở bá vương Hạng Vũ.
Trong cuộc chiến tranh giữa Sở Hán, Tây Sở bá vương Hạng Vũ có binh lực tương đối hùng mạnh, nhưng lại bị Hán vương Lưu Bang có thực lực tương đối yếu bao vây tại Các Hạ. Hạng Vũ liều chết thoát khỏi vòng vây, khi chạy tới bờ sông Ô Giang, thì bên mình chỉ còn lại có 28 kỵ binh, mà phía sau là hàng nghìn hàng vạn quân Hán đang đuổi sát đến nơi. Hạng Vũ biết mình không thể nào chạy thoát, liền ngửa mặt than rằng: "Đây là ông trời muốn diệt ta", rồi rút kiếm tự sát.
Dương Hùng phản đối Hạng Vũ lấy nguyên nhân thất bại của mình đổ tội cho ông trời. Trong "Pháp Ngôn-Trọng Lê", ông đã bày tỏ quan điểm của mình như sau: "Hán vương Lưu Bang rất giỏi tiếp thu sách lược của mọi người, chính những sách lược này đã khiến lực lượng của ông thêm lớn mạnh. Còn Hạng vũ thì sao, ông ta không chịu tiếp thu ý kiến của người khác, chỉ biết dựa vào sự dũng mãnh thô mãng của mình. Ai giỏi tiếp thu kế sách của mọi người thì tất thắng lợi, còn nếu chỉ dựa vào sự dũng mãnh của cá nhân thôi thì tất bị thất bại. Đây không liên quan gì tới ông trời cả. Sự cảm thán của Hạng Vũ kỳ thực là một điều sai lầm".
No comments:
Post a Comment