Sunday, May 17, 2015

Bài sưu tầm - Nó không phải là cái thùng rác

Nó Không Phải Là Cái Thùng Rác
By Christine B. Whelan, The Washington Post, November 11, 2008

Nguyễn Văn Hòa chuyển ngữ: 


Hãy Hình dung việc này: Bạn đang nhìn chằm chằm vào cái thùng rác nhà bếp và cảm thấy một sự thất vọng trào lên. Bạn chỉ cần nhìn thấy người người vợ hoặc chồng của bạn bỏ thêm một cái rác vào thùng rác đã gần như tràn ra ngoài mà không đem đổ những thứ rác trong thùng đã đầy đó đi. Bạn sẵn sàng để nổi giận, bạn muốn nổ tung ra với những giận dữ buột tội người vợ hoặc chồng của bạn. Và rồi bạn dừng lại

Bạn đã được tham gia các lớp học về chánh niệm, vì vậy, bạn thở vào thật sâu và thở ra. Bạn nhận biết và nhận thức cảm xúc của bạn, và sau đó để cho chúng đi qua. Bạn tìm thấy nguồn gốc thực sự của sự thất vọng của bạn: Đây không phải là thùng rác, nó chỉ là bạn không cảm thấy hài lòng chỗ này chỗ nọ trong nhà. Thay vì phát ra lời giận dữ, bạn xem xét làm thế nào để giải quyết vấn đề rộng lớn hơn. 

Nghe ra thật quá mới mẽ, liệu nó có thực dụng trong nhà không? Thật ra cũng đáng để thử: Những nhà nghiên cứu tại các trường đại học lớn đang tìm hiểu những lợi ích của kỹ thuật chánh niệm trong Phật giáo để giúp những phần tử trong gia đình làm tăng cảm giác gần gủi nhau và làm giảm mối quan hệ căng thẳng - và kết quả thật đầy hứa hẹn. Cũng giống như nhân vật Incredible Hulk trong một bộ phim của Hollywood kiềm giữ sự tức giận cành hông của ông ta bằng cách tu luyện thiền định hàng ngày, và cũng vậy, một số người tập luyện cách điều hoà cảm xúc trong các mối giao thiệp của họ.

Trong thuật ngữ y học về tâm thần, chánh niệm là nhận thức xuất phát từ sự chú tâm vào hiện tại và khả năng nhận thức - nhưng không đánh giá - những cảm xúc của riêng bạn, nó giúp đở bạn lựa chọn những phản ứng hữu ích để đối phó với những tình huống khó khăn chớ không để bạn phản ứng theo thói quen . Trong khi tư tưởng phương Tây tách rời tôn giáo và khoa học, thì Phật giáo coi chánh niệm là cho cả hai sức mạnh, sức mạnh tinh thần (tôn giáo) và sức mạnh tâm lý (khoa học).

Chánh niệm không chỉ đơn giản làm lắng dịu xuống, và nó chắc chắn không phải là nhượng bộ. Đó là nhận thức rằng bạn đang mệt mỏi khi bạn về nhà trên một chuyến tàu Metro đông đúc, để khi một người nào đó đụng mạnh vào bạn, bạn nói, "Tôi xin lỗi! "thay vì đụng mạnh trở lại. Đó là việc lựa chọn đúng thay vì phản ứng giống như một cơn giận trẻ con.

Sự thành công trong việc chữa trị bịnh trầm cảm bằng chánh niệm đã được ghi nhận thật rỏ ràng: Người bị bịnh trầm cảm chỉ chú tâm vào các điểm tiêu cực, khóa mình trong những chu kỳ suy tư lụn bại làm cho bệnh trầm cảm càng nặng hơn. Việc luyện tập cho có chánh niệm sẽ giúp họ nhận thức được chu kỳ này và thoát ra khỏi nó.

Điều tương tự cũng đúng với các cặp vợ chồng sắp sửa gây gổ nhau vì một chuyện cải cọ cũ mèm, Ông Robyn Walser đã nói, Ông là một nhà tâm lý học và cũng là đồng tác giả của truyện "Cặp Vợ Chồng Tế Nhị" (sẽ được phát hành vào tháng Hai do nhà xuất bản New Harbinger). "Nếu bạn nhận thức được rằng cuộc sống là một quá trình, chớ không phải là một kết quả, thì bạn sẽ bỏ qua việc cải nhau."

Những kỹ thuật nhận thức này cũng chứng minh được là hữu ích cho trẻ em khó dạy, Bà Randye Semple nói, bà là giáo sư tâm thần học tại Ðại học Nam California. "Chúng tôi dạy cho các trẻ em tìm thấy những điểm lựa chọn," bà nói, chỉ cho các trẻ em thấy rằng "các em có thể từ từ thở và nhìn vào tình hình, và sau đó các em có thể chọn không nên giận dữ."

Bà Semple bắt đầu dạy dổ trẻ em từ 9 - đến 12 tuổi về chánh niệm bằng cách hướng dẫn họ chú ý thật cẩn thận vào những gì họ đang làm trong các việc làm thường xuyên như đánh răng: liên tục duy trì nhận thức về vị trí của bàn chải, về mùi vị của kem đánh răng, về các chuyển động của bàn tay. Sau khi hoàn thành chương trình 12 kỳ học của mình, bà Semple cho biết, các em báo cáo là đã giảm đi sự bồn chồn và các em ít phá phách hơn.

Bà Semple khuyến khích các bậc phụ huynh chứng minh những lựa chọn chu đáo: ". Trẻ em có cha mẹ quan tâm đến cũng sẽ quan tâm nhiều hơn" Các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch mở rộng việc đào tạo chánh niệm để giúp đở nhiều trẻ em khó dạy hơn, chẳng hạn như những trẻ em mắc chứng rối loạn thần kinh sau những chấn động tâm lý.

Ông Jim Carson, một nhà tâm lý học tại Oregon Health & Science University nói. Một số người có khiếu về những kỹ thuật tạo chánh niệm hơn những người khác, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng chánh niệm có thể được giảng dạy. Cũng giống như việc tập luyện cho có bắp thịt nở nang.

Ông nói, những cuộc tập luyện ngồi thiền ngắn hạn hàng ngày là cách tốt cho người mới bắt đầu, trong đó bạn học cách chú tâm vào giây phút hiện tại bằng cách tập trung vào cảm giác di chuyển của hơi thở trong cơ thể bạn. Sau đó, "bắt đầu chú ý đến những lần bạn chia sẻ với người tập chung với bạn khi bạn cảm thấy có sự thông hiểu - việc gì đang xảy ra trong thời điểm đó. Tập trung vào và học hỏi từ đó." Ông cũng gợi ý rằng thử tập ngược lại việc tập luyện đó để lưu ý đến nguồn gốc của sự căng thẳng trong sự giao thiệp của bạn và giữ lại những ghi chú ngắn gọn về những cảm xúc đó.

Loại quan sát này có thể giúp bạn tránh được một cuộc tranh cãi ngay từ đầu ở nơi đầu tiên. "Đây là một hệ thống báo động trước. Bạn có thể nhận thức trước được sự gia tăng của cơn nóng giận," ông Christopher Montone, Giám đốc Trung tâm Thiền Shambhala ở Cleveland Park cho biết như vậy.

Ông Kirk Warren Brown, một giáo sư xã hội tâm lý học tại Virginia Commonwealth University, người cùng phát triển ra hệ thống đo lường 15-điểm nhận thức về chánh niệm và đã sử dụng nó để kiểm tra mức độ tỉnh thức của sinh viên đại học trong các mối quan hệ trai gái. Ông đã thực hành hai việc nghiên cứu với kết luận rằng sự gia tăng chánh niệm đi đôi với niềm hạnh phúc trong mối quan hệ tổng quát.

Trong lần nghiên cứu đầu tiên, ông nhận thấy rằng cả nam giới lẫn nữ giới đều có khả năng lưu tâm như nhau, và nếu một trong hai người của một cặp vợ chồng có chánh niệm, thì cả hai đều có thể có lợi lạc.

Trong lần nghiên cứu thứ nhì, Ông Brown đã yêu cầu các cặp vợ chồng lâu năm thảo luận về một vấn đề bất đồng trong cuộc sống vợ chồng trong khi họ được quan sát trong lớp nghiên cứu của ông ta. Ông nhận thấy những người đạt được điểm cao trong thang điểm chánh niệm được ghi nhận là ít nóng nảy, ít gây gổ sau khi những điểm mâu thuẩn được tạo ra.

“Điểm đầu tiên là chánh niệm có khuynh hướng che chở cho con người để chống lại những suy nghỉ tiêu cực. Bạn đi vào một cuộc xung đột ít nóng nảy hơn và ít thù địch hơn, và chánh niệm dường như ngăn cản sự phát sinh của những triệu chứng đó,” Ông Brown nói.

Ông Carson nhận thấy rằng những cặp vợ chồng cùng nhau thực tập chánh niệm có thể đạt được lợi lạc không những từ những kỷ thuật chú tâm cá nhân mà còn là từ việc họ cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm mới. “Việc cùng nhau tu tập chánh niệm là một cách làm cho các cặp vợ chồng cảm thấy mối tương quan của họ được gắn bó hơn."

Ngay cả khi chỉ một trong hai người cố gắng, thì cả cặp vợ chồng vẫn tìm được lợi lạc, ông nói. “Nếu một trong hai người của đôi vợ chồng chấp nhận và sẳn lòng, thì khó mà người kia có thể cưỡng lại."
Đối với một người khách quan thì dường như trong cặp vợ chồng, người có chánh niệm sâu xa hơn sẽ dễ bị thua thiệt trong một cuộc tranh cải, nhưng ông Walser nói: “Chúng ta không cổ võ cho viêc có người sẽ trở thành tấm thảm dưới chân để bị chà đạp lên. Thật ra có sự khác biệt giữa việc chấp nhận cái mà bạn cảm thấy và nghỉ đến so với việc để mặc cho một người khác luôn luôn làm theo ý họ.” Ông Walser ghi nhận rằng việc đề cao cảnh giác này có thể giúp các đương sự thấy được khi nào mối quan hệ của họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Tôi không nghỉ rằng đó là phương thuốc chữa bá bịnh, nhưng chúng ta có thể tự tin nói rằng có những văn kiện chứng minh rằng chánh niệm có thể giúp con người điều chỉnh lại cơ thể và hành vi của họ,” Bà Ruth Quillian-Wolever nói, bà là giáo sư tâm lý học và cũng là Giám Đốc nghiên cứu Y Học Thực hành tại Viện Đại Học Duke. Bà đã hướng dẫn nhiều công trình nghiên cứu về sự thay đổi hành vi nhờ vào chánh niệm.

Mặc dù tư tưởng Phật Giáo đặt căn bản vào việc tu tập chánh niệm và thiền định, các nhà tâm lý học thường hay tách rời khía cạnh tôn giáo ra khỏi việc thực tập chánh niệm trong y học. “Chúng ta ghi nhận nguồn gốc của sự tập luyện này, nhưng đó không phải là dựa trên căn bản tôn giáo. Đó là những kỹ thuật tập luyện hiện diện trong mọi truyền thống trí tuệ và tinh thần,” 

No comments:

Post a Comment